Thursday, May 21, 2009



TÌM NƠI NÀO CHIẾC LÁ DIÊU BÔNG
Giáo Sư Hoàng Công Duyên
Úc Châu.
.
“Em ôm ấp mối tình không dám ngỏ
Chưa gặp Diêu Bông chị đã theo chồng.
Đặng Nguyệt Anh
.
Đa số độc giả yêu mến văn chương đều biết Hoàng Cầm là một thi sĩ đa tài , đa tìinh, lãng mạn rất sớm. Theo dược tánh Đông Y, Hoàng Cầm cũng là tên một vị thuốc bắc rất đắng . Cái tên như là một thứ tiền định gán gjhép cho thân phận, nên cuộc đời và nghiệp thơ của Hoàntg Cầm oan trái, hắt hiu, chìm nổi.
Hoàntg Cầm tên thật là Bùi Tăng Việt, sinh năm 1922, tại thôn,Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đỗ tú tài Pháp năm 1940 tại Hà Nội, nhờ sự chắc chiu nuôi dưỡng của mẹ buôn nghề hang xén. Cha dạy học, làm thầy lang, có lần bị Pháp bắt giam tù tại thị xã Phú Lạng Thương, vì hoat động Việt Nam Quốc Dân Đảng. nhơ có khiếu bẩm sinh yêu thơ và thụ bẩm đặc biệt dòng máu Quan Họ của mẹ được mệnh danh môt thời là bà chúa Quan Họ Bắc Ninh. Hoàng Cầm lúc còn bé đã sớm có giọng hát va ngâm thơ hấp dẫn người nghe.
Theo tập thơ “Về Kinh Bắc” viết xong năm 1940, một chiều thứ bảy đi học về, Hoàng Cầm thấy một cô gái láng giềng đang cúi xuống mua gì trong bồ hàng xén của mẹ khi ngẩng đầu lên thì cô ta là cả một thế giới lộng lẫy, mê say của Hoàng Cầm, làm cho chàng phải ngẩn ngơ, choáng váng mặt mày ! Mặc dầu lúc đó chỉ là một thằng bé nhí tám tuổi. Hoàng Cầm đã biết làm một bài thơ tình lục bát , nắn nót để em gởi chị Vinh của em” và từ phút tình si sét đánh đó ( coup de foudre), chị đi đâu em đi đấy, mãi mãi “lẽo đẽo bụi hồng”, lúc nào cũng cách chị ba bước như hình với bóng.
.
Khi vào vuờn ổi
Chị xoạc cành ngang, em gốc ôi
Lúc đánh bài tam cúc :
Chị gọi đôi cây, trầu cay má đỏ,
Kết xe hồng đưa chị tới quê em
Ghé coi bài, tìm hơi tóc ấm…
.
Tình yêu đơn phương lúc nào cũng nóng bỏng, réo gọi mãi trong tim cậu bé si tình suốt mấy năm sau.

Một chiều mùa giáng sinh năm 1934, chi thoăn thoắt chạy ra cánh đồng làng Như Thiết đã gặt xong, còn trơ những rạ. Đương nhiên thằng em chạy theo sau ngay. Chị mặc váy “mốt” Đình Bảng”, áo cánh lục mở gà, áo cánh sen xanh nhạt, ngoài chiếc “ghi lê” màu tím bó chẽn, thắt lưng hoa đào, quả thật kiêu sa, lộng lẫy như một nàng tiên ! Chị cuối xuống , loay hoay tìm…, tìm gì trong búi cỏ, lùm cây, từ bờ ruộng này sang bờ đê khác . Em trống ngực đánh thùm thụp, mê say theo dõi. Bóng hoàng hôn đã sẩm tím trên cánh đồng chiều.Chị vẫn tìm, tìm mãi. Em đánh bạo hỏi : “ Chị Vinh ơi ! Chị tìm gì thế “? Chi đứng lên tươi cười, đôi mắt llúng liếng thật tình tứ nhìn Hoàng Cầm, như vừa triểu cợt, vừa thách đố :” Ừ chị đi tìm cái lá…ấy đấy. Đưá nào tìm được cái lá….ấy, ta sẽ gọi là chồng !” chao ôi lúc ấy tim em đập mạnh như muốn vỡ toang lồng ngực, người nóng rưng rức giữa cánh đồng hiu hắc buốt lạnh.
.

Rồi một buổi chiều khác đi học từ thị xã Phú Lạng Thương vê muộn, nhìn chênh chếch bên kia đường, thấy ngôi nhà chị Vinh đóng kín cửa líp khác với thường lệ, Hoàng Cầm chạy vội vào nhà, chưa kịp hỏi thì bà mẹ nghẹn ngào nói :”Nó đi lấy chồng rồi con ạ!”.Trái tim như bị một cơn địa chấn mạnh, Hoàng Cầm bật khóc, gục đầu vào mẹ, choáng váng xây xẩm mặt mày… Từ đó, tình yêu đầu đời không đến bến này đã làm héo hon trái tim Hoàng Cầm, khi rộn rực thê thiết, khi nhẹ nhàng “Nhớ thương lãng đãng như trần hương bay”(Nguyên Thùy” ám ảnh tội nghiệp cuộc đời Hoàng Cầm. Mãi đến Thu 1959, trong một đêm đông lạnh buốt , Hoàng Cầm cứ trăn trở, thao thức, không chợp mắt ngủ được , thì bổng nhiên có một giọng nữ đọc thì thầm bên tai Hoàng Cầm bài thơ lá Diêu Bông mà Hoàng Cầm ghi lại như viết chánh tả :
.
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thờ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ.
Chị bảo
Đứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em tìm thấy lá
Chi chau mày
Đâu phải lá Diêu Bông
Mùa đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
Trông nắng vẫn bên song
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tim thấy lá
Xoè tay phủ mặt chị không nhìn.
.
Bao nhiêu lần em thấy lá, chị chau mày, chị lắc đầu, chị mỉm cười, chị không nhìn, hết thẩy chị đều không chấp nhận là thật chiếc lá em cầm trên tay, “chưa gặp Diêu Bông, chị đã theo chồng” (Đặng Nguyệt Ánh”. Đi tìm Diêu Bông như dã tràng xe cát. Chiếc lá và người chi vương vấn mãi, thấm đậm sâu vào tận tiềm thức, vô thức sốt cuộc đời.
.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời…
…Ới Diêu Bông…!
.
Bài thơ lá Diêu Bông ra dời là như thế ấy , chứ kỳ thực Hoàng Cầm không thấy, không hiểu ,không biết lá Diêu Bông là gì ở trên cõi đòi này ?! Phải chăng đó là bí-tích của ngôn ngữ thi ca.
Những năm 1980, hai vai đã gánh nặng tuồi đời, Hoàng Cầm vẫn còn nhớ chị với tấm lòng tha thiết của đứa em như mười hai tuổi dạo nọ. Nhiều đêm chị hiện ra trong giấc mơ, giơ tay vẫy gọi , mê mẫn Hoàng cầm :
.
…Ước sao chị lim dim hát
Tay gió đàn
Lơi
Yếm trắng tinh
Ví chăng em cứ bơ vơ nhớ
Nắng lợn cồn mây
Lá hiện hình
(Ước Nguiyện. HC.19/84)
.
Năm 1991, một thiếu phụ Sài Gòn, tên Đặng Nguyệt Anh “lụy “ thơ Hoàng Cầm, mở quán đạt tên lá Diêu Bông, tỏ tình ời Hoàng Cầm từ miền Bắc vào Sài Gòn để bày tỏ niềm thương cảm

.…Quán nghèo em gọi Diêu Bông
Cũng là như có như không vậy mà…
Hoàng Cầm anh ở nơi xa
Em nhớ anh Quýnh bắc qua nhịp cầu
Gặp anh bày tỏ trước sau
Diêu Bông hư thực biết đâu mà tìm ?
.
Quán Diêu Bông ở trên đường Hồng Thập Tự, mé sau Dinh Độc Lập, Sài Gòn. Mấy vần thơ nhận được như liều thuốc bổ tăng sức cho Hoàng Cầm vốn đã sẳn ốm yếu do vừa mới đau dậy, nhà thơ vội vã lên đường từ Hà Nội vào Sài Gòn theo tiếng gọi lá Diêu Bông. Hai bên đã hội ngộ,, đối thoại, trao đổi những vần thơ hết sức xúc động trong mấy buổi họp mặt các bạn yêu thơ nhạc Sài Gòn (nhạc sĩ Trịnh Tiến, Trịnh Công Sơn, nhà thơ Bùi Chí Vinh, Phạm Thiên Thư…) Hoàng Cầm làm bài thơ “giọt mưa phương Nam” đọc tặng Nguyệt Anh
.
“…Mưa đi về anh
Mưa thành nước mắt
Rung rinh ôm sao…
Giọt mưa phương Nam
Lệ nhoà qua mi.
.
Nhịp thơ khi đọc, như trận mưa rào tình cảm đổ xuống. Tiếng vỗ tay của thính giả không ngớt khi Đặng Nguyệt Anh đối ứng một bài thơ khác cũng lấy đầu đề “Giọt mưa phương Nam” đối tặng Hoàng Cầm :
.
“…Nghe chiếc lá rơi trên đường thanh vắng
Sông Đuống ơi ! Sông gợn nao lòng
Trời mưa phương Nam mây hồng nắng ấm
Biết tìm noi nào chiếc lá Diêu Bông
….Em người phương Nam chưa làn ra Kinh Bắc
Khắc khoải trong long khi đọc lá Diêu Bông
Diêu Bông hời hỡi Diêu Bông !
(Đặng Nguyệt Anh, 1991)
.
Sau nửa tháng có mặt tại Sài Gòn ra mắt các bạn yêu thơ và cùng với nữ sĩ Nguyệt Ánh đối tặng nhau nhiều bài thơ giá trị về mặt nghệ thuật, Hoàng Cầm phải ra đi cùng với những trắc trở như trong quá khứ mà định mệnh đắng cay đã dành cho ông. Đìèu thật lạ lung khó luận giả là khôn mặt nữ sĩ giống in người chị như hai giọt nước, va cũng mang tên la Nguyệt Anh trùng tên với Tịnh Nguyệt Anh nương bút hiệu của Tuyết Khanh9vợ cũ của Hoàng Cầm và là mẹ của Kiều Loan) hiện tu thiền ở Mỹ, đã làm những bài thơ đượm màu đạo vị :
.
Từ Âu qua Mỹ Chẳng nề
Giấc hương quan gởi mộng về Việt Nam
Bóng chiều mờ mịt sương lam
Vườn hồng rạng rỡ thiền am độ đời
(Tịnh Nguyệt Anh)
.
Hoàng Cầm nói, “Ôi thôi, nếu có sự trùng lập cái tên Nguyệt Anh trong câu chuyện thì ngẫm cho cùng, nó cũng là một thứ dịnh mệnh, cái duyên số tạo hóa dành cho cuộc đời mình này mất rồi” (Bút ký”Vài chuyện làng văn Hà Nội” của Lý Kiệt Luân. Nhóm Ngàn Lan xuất bản tại San Jose, Hoa kỳ 1994).
Nói về thơ Hoàng Cầm là vấn đề khá dài dòng , khó nói vơi hết được trong mất trang của Đặc San. Điều phải nói đến là thơ ông dấy động, lên đường, kháng chiến rất sớm. “ Nhiều người tham gia kháng chiến, đến nay, vẫn còn nhớ mãi cái cảm giác hừng hừng say sưa những đêm đọc thơ Hoàng Cầm trrong các chiến khu thâm thẩm giữa núi rừng Việt Bắc” (Văn học Việt Nam dưới chế độ CS, Nguyễn Hưng Quốc, Văn Nghệ xuất bản,CA – Hoa kỳ 1991). Ông là trưởng đoàn văn công quân đội khu Việt Bắc. Bài thơ ca tụng chiến thắng song Lô đánh pháp được ngưòi dân yêu mến trong thời gian trai trẽ cả nước lên đường.
.
Sông Lô chảy xuống sông Hồng
Sông Hồng trôi xuống biển Đông xa vời
Biển Đông dội song vang trời
Nhắc đi bốn bể những lời sông Lô…
(Trường ca sông Lô)
.
Một người có tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng, luôn theo tiếng gọi của mộng mơ, của hồn thơ, không thể ngồi chung chiếu với Cộng sản được. Hoàng Cầm được gọi là con “ngựa chiến” trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Ông viết nghững bài thơ bút chiến vói cán bộ Cộng sản và cùng với người bạn tâm đắc la Trần Dần quyết liệt đòi văn nghệ phải được độc lập với chính trị. Hoàng Cầm có hai câu thơ tiêu biểu nhất được coi như là tuyên ngôn của phong trào :
.
Dù sợi tóc còn cứa vào nhân phẩm
Tôi còn thét to dù khan tiếng khàn hơi.
(Sách đã dẫn - Nguyện Hưng Quốc)
.
Ông là kiện tướng kich thơ một thời. Đặc biệt ông viết bài thơ “Em bé lên sáu tuổi”trong thời ky cải cách ruộng đất để tố cáo sự man rợ độc ác tận cùng của Cộng Sản…Ông bẻ bị bẻ bút bao vây kinh tế, phải bán rượu lậu bên vĩa hè để mưu sống.
Năm 1980. ông bị bắt giam tù ba năm về tội muốn chuyển tập thơ “Về Kinh Bắc” sang Canada in cho dược nhanh chóng ra đời. Công an đến nhà ttịch thu tất cả sách vở, bản nháp thơ chưa phổ biến. Tiếp đến là vợ tên Lê Hoàng Yến và con gai cũng đều nghệ sĩ”bị chết tức tưỏi cách nhau không xa ngày, cái chết rất mờ ám không được điều tra nguyên nhân” Ông mất vợ, mất con mất sách, mất thời gian ba năm trong nhà đá. Nhưng có một cái tồn tại lớn nhất đối với ông là THƠ. Thơ ông đã đi vào long người và củng như người bạn thơ nào tho nào đó, ông cũng đã nhiều lần vịn vào thơ mà đứng dậy.
.
Trở lại bài thơ LÁ DIÊU BÔNG, bài thơ chứa nhiều ẩn dụ, nên có thể được hiểu dưới nhiều góc cạnh khác nhau tùy theo tầm mắt nhận định của mỗi người yêu thơ. Người chị trong Lá Diêu Bông có thể hiểu là lý tưởng mà Hoàng Cầm đeo đuiổi suốt cuộc đời, đi đầu non cuối bể, theo tiếng gọi vi vút của hồn quê vá chứa chan niềm tim tưởng một ngày mai sang tươi rực rỡ, tự do – thanh bình – no ấm sẽ trở lại thực sự trên đất Mẹ dấu yêu.
.
SÁCH THAM KHẢO :
1-Về Kinh Bắc, Thơ Hoàng Cầm,NXB Văn Học Hà Nội 1994
2-Men đá vàng, Truyện và thơ Hoàng Cầm,NXB Trẽ, Quận 1. Sàigon 1989
3-Hợp Lưu số 6,1992(Hoàng Cầm Ca, Phạm Duy, tr105-118)\
4-Thi Ca Việt Nam hiện đại(Quyển I, Trần Tuấn Kiệt,NXB Đại Nam,Hoa Kỳ)
5-Van học Việt Nam,dưới chế độ Công Sản(Nguyễn Hưng Quốc, NXB Văn Nghê.CA 1991.)
6-Trăm hoa đua nở trên đất Bắc(Hoàng Văn Chi,NXB Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá, Sài gòn 1959)
7-Vài chuyện Làng Văn Hà Nội (Bút ký Văn học của Lý Kiệt Luân, NXB Nhóm Ngàn Lau, San Jose, CA 1984) ./.

TRỞ LẠI ĐẦU TRANG

No comments:

Post a Comment