Monday, August 31, 2009


Từ Buổi Chiều Trên Nghĩa Địa Hàng Dương
Trần Trung Đạo
.
Một ngày hè như thế này 29 năm trước, người anh cùng sở làm và cũng cùng quê Đà Nẵng ghé qua hỏi tôi có thích đi Côn Đảo một chuyến với anh. Không giống như khi được các anh chị khác rủ đi thăm miền bắc trong những lần họ nghỉ phép về thăm nhà mà tôi đã từ chối trước đây, Côn Đảo có một hấp lực cực mạnh khiến tôi gật đầu không chút gì ngần ngại. Chiếc ghe vượt biên anh đóng sắp hoàn tất và đã hứa dành cho tôi một chỗ. Nghĩ đến việc ra đi không hẹn ngày trở lại, thăm Côn Đảo là dịp hiếm hoi không thể bỏ qua. Côn Đảo là đất lịch sử của cách mạng Việt Nam, điểm hẹn của những tâm hồn yêu nước và cũng là nơi nhà cách mạng Phan Chu Trinh từng tả “Bốn mặt dày vò oai sóng gió / Một mình che chở tội non sông” trong bài thơ “Đập đá Côn Lôn” nổi tiếng của ông. Người anh cùng sở làm lo hết các phương tiện cần thiết, và như thế chúng tôi đi. Anh có vài việc phải đi, còn tôi chỉ đi theo cho biết chứ không làm gì cả.
.
Khi anh làm xong việc, thời gian còn lại anh em chúng tôi đi vài nơi trên đảo. Côn Đảo ngày chúng tôi đến còn rất hoang vắng. Những khu tù chính trị đã giải tán từ lâu. Tù chính trị mới không bị đưa ra đây mà vào Chí Hòa, Phan Đăng Lưu hay các trại tù miền Bắc. Các khu trại giam Côn Đảo đã trở thành một viện bảo tàng nhưng ít có người thăm. Bên cạnh những xà lim nơi các đảng viên Cộng sản cấp trung ương từng bị giam giữ, Côn Đảo còn có những khu nổi tiếng vì được báo chí phản chiến Mỹ và Việt khai thác tận tình như chuồng cọp, chuồng bò. Khu chuồng cọp được xây từ thời thực dân, cũ kỹ, kích thước rộng bằng những lớp học nối tiếp nhau. Đặc điểm của khu chuồng cọp là phòng giam không có mái che mà chỉ có những bờ tường dày và thanh sắt lớn. Chị coi sóc ở đây, vốn là một tù nhân Côn Đảo, cho biết trên bờ tường dựng sẵn nhiều thùng vôi bột, nếu tù nhân la ó, phản đối, trật tự tù sẽ đổ vôi xuống.
.
Trên đường ra về chúng tôi đi theo chị coi sóc nhà tù đến nghĩa địa Hàng Dương. Nắng đã dịu nhiều. Mặt trời đang xuống dần bên kia đỉnh núi. Được gọi là Hàng Dương có lẽ vì chung quanh nghĩa địa có rất nhiều dương liễu. Nghĩa địa có nhiều khu. Mỗi khu có vài trăm ngôi mộ. Chị trịnh trọng giới thiệu một ngôi mộ mà chị gọi là rất linh thiêng: mộ chị Võ Thị Sáu. Tôi không biết gì nhiều về chị Sáu ngoài bản nhạc bắt đầu với “Mùa lêkima nở, ở quê tôi miền đất đỏ” và đọc đâu đó chuyện chị bị xử bắn khi còn trong tuổi vị thành niên. Tấm bia trên mộ chị Sáu hướng về phía biển và nỗi bật lên vì ngày đó đã được xây cao hơn các ngôi mộ khác. Phía sau mộ chị Sáu có một cây dương liễu cụt ngọn, cằn cỗi, trên tàn cây có những chồi xanh nhú lên. Việc một cây bị chặt ngọn nên sinh ra những nhánh non là chuyện bình thường nhưng qua lời giải thích của chị hướng dẫn thì đó là một điều kỳ diệu, một dấu chứng linh thiêng, điềm báo của một cái cũ tàn đi nhưng những cái mới ra đời. Ngay cả một cây dương liễu cũng được giải thích bằng lý luận và niềm tin Cộng Sản.
.
Anh tôi không thích cảnh nghĩa trang buồn tẻ nên đã đi dạo nơi khác. Cả chị hướng dẫn cũng đi ra ngoài. Tôi ngồi một mình nhìn mấy trăm ngôi mộ, có tên và không tên, được đắp và không được đắp, cao thấp không đều. Bên cạnh một số mộ có bia, tên tuổi và vừa được chỉnh trang, hẳn là của các đảng viên Cộng sản cao cấp, rất nhiều ngôi mộ không có ngay cả tấm thẻ gỗ ghi tên, cỏ mọc đầy sau nhiều năm chưa được một lần chăm sóc. Phần lớn các ngôi mộ trong nghĩa địa Hàng Dương là dấu tích tàn ác của thực dân Pháp. Thời Việt Nam Cộng hòa, chuyện ở tù Côn Đảo cho đến chết là chuyện hiếm hoi. Hầu hết tù chính trị chỉ ở một thời gian ngắn trước khi được đưa ra Thạch Hản, T.
hiện Ngôn, Lộc Ninh, Bồng Sơn để trao trả về phía bên kia như đã ghi lại một cách chi tiết trong tác phẩm ký sự Tù binh và hòa bình của nhà văn Phan Nhật Nam.
.
Hôm qua, khi bắt đầu viết bài này tôi vào Google tìm mộ chị Võ Thị Sáu. Cây dương liễu đã chết và được thay vào đó bằng cây phượng đỏ. Ngôi mộ của chị cũng được xây bằng đá đen, cao hơn ngôi mộ cũ nhiều và không phải sơn màu vôi trắng như lần tôi đến. Nghĩa địa Hàng Dương bây giờ là một trung tâm du lịch, màu sắc lòe loẹt, không còn những mộ cỏ hoang vu, những con đường đất hẹp và những hàng dương cằn cỗi chung quanh. Tôi không cảm thấy chút nào xúc động khi nhìn lại cảnh nghĩa địa Hàng Dương mà chỉ tội nghiệp cho các em học sinh đang sắp hàng vào xem các di tích được gọi là cách mạng ở Côn Đảo. Các em đi xem kịch mà tưởng mình đang tìm về lịch sử cha ông.
.
Một trong những đặc điểm của chế độ Cộng sản là lừa dối. Không phải chỉ Việt Nam mà mọi quốc gia Cộng sản đều như thế. Khi chế độ Cộng sản Đông Đức sụp đổ, báo chí khám phá trong cơ sở dữ liệu của cơ quan an ninh Stasi một hệ thống lừa dối có tầm vóc quy mô ngoài giới hạn đạo đức của con người. Việc nghi kỵ, lừa dối không chỉ ở nằm trong hệ thống đảng, các cơ quan nhà nước, mà cả trong mỗi gia đình ruột thịt, máu mủ thân yêu. Anh lừa dối em. Vợ lừa dối chồng. Cha mẹ lừa dối con cái. Cháu chắt lừa dối ông bà. Lừa dối là phương tiện duy nhất để tồn tại trong xã hội Cộng Sản.
.
Tại Việt Nam cũng thế. Vở kịch tuyên truyền mà Đảng đã đóng suốt mấy chục năm qua làm thui chột nhận thức của nhiều thế hệ Việt Nam. Từ chuyện Lê Văn Tám lấy thân mình làm đuốc đến chuyện Tôn Đức Thắng kéo cờ Cộng sản trên Hắc Hải đều là những chuyện hoang đường nhưng nghe riết cũng quen tai, nghe riết nên tin là chuyện thật.
.
Có một thời không ít người dân miền bắc còn tin rằng những khẩu CKC, AK47 của mấy chị dân quân đã từng bắn hạ những F-4 Fantom, F-111 của Mỹ. Theo lời kể của cựu Trung Tướng Yevgeni Antonov, nguyên trưởng đoàn cố vấn quân sự của Liên Xô tại Việt Nam trong một bài báo trên tờ Pravda nhân dịp đánh dấu 30 năm cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, Liên Xô đã gởi nguyên một trung đoàn phòng không với đầy đủ vũ khí và trang bị sang Việt Nam tham chiến và 13 người lính phòng không Liên Xô đã chết trên đất bắc. Những chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, kể cả chiếc chiến đấu cơ F4 Fantom của Thượng Nghị Sĩ John McCain (đúng ra là A-4 Skyhawk theo tiểu sử của Thượng Nghị Sĩ John McCain), cũng từ hỏa tiễn của các đơn vị Hồng quân Liên Xô chứ không phải từ “Bộ đội phòng không anh hùng”, nói chi là các chị dân quân núp bên bờ ruộng như trong mấy bức ảnh tuyên truyền của đảng.
.
Cũng theo lời kể của cựu trung tướng Liên Xô Yevgeni Antonov, chỉ huy lực lượng phòng không Liên Xô tại Việt Nam từ 1969 đến 1970, Việt Nam chỉ là một phòng thí nghiệm cho vũ khí Liên Xô. Họ muốn đích thân xử dụng vũ khí để chuẩn bị cho việc máy bay Mỹ và NATO oanh tạc vào nội địa Liên Xô trong trường hợp có chiến tranh giữa hai khối sau này. Cuộc chiến đã tàn, chế độ cũng đã tan, ngọn đèn đời sắp tắt, những người lính già Nga chẳng bị áp lực nào để phải nói dối, để tuyên truyền, để bảo vệ cho đảng, hay cho cả chính mình. Họ chỉ còn kỷ niệm, và kỷ niệm của tuổi về .
.
Bên cạnh Liên-Xô, vào thời điểm 1967 ngoài hàng vạn tấn đạn dược, vũ khí, đã có 16 sư đoàn với 170 ngàn quân Trung Quốc tại miền Bắc Việt Nam để yểm trợ cho đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đồng thời để bảo vệ vòng đai an ninh của Trung Quốc. Tội ác của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với dân tộc Việt Nam, từ các tư tưởng độc hại đến võ khí giết người, từ cải cách ruộng đất đến đến Hoàng Sa, Trường Sa, từ chiến tranh biên giới đến trận chiến Lão Sơn, không thể viết hết trong một bài, trong một cuốn sách mà phải xây dựng một trung tâm dữ kiện.
.
Máu đổ, thây rơi, nhà tan, cửa nát ở Hà Nội, Hải Phòng là điều có thật. Những mất mát đau thương vô cùng to lớn của đồng bào miền Bắc đã chịu đựng dưới đạn bom Mỹ là điều có thật. Căm thù, phẫn uất vì thế là những phản ứng tự nhiên. Tuy nhiên không phải chỉ vì đế quốc Mỹ đã đơn phương xâm lược Việt Nam như các thế hệ sinh viên học sinh đã và đang được dạy. Hơn ba mươi năm là một thời gian đủ dài để đồng bào miền bắc, các thế hệ trẻ miền bắc có gia đình chịu đựng đau thương bất hạnh trong chiến tranh, nhìn lại cuộc chiến một cách khách quan và so sánh với thực tế đất nước để qua đó biết rõ những ai và học thuyết nào chính là nguyên nhân của chiến tranh, độc tài và chậm tiến hôm nay.
.
Đảng Cộng sản có thể tùy thích tạo ra hàng trăm đảng viên cỡ Lê Văn Tám, Tôn Đức Thắng. Đó là chuyện nội bộ của đảng nhưng họ không có quyền biến Côn Đảo thành tài sản riêng của đảng, không có quyền mê hoặc của các thế hệ trẻ Việt Nam bằng các mẫu chuyện hoang đường kiểu Lê Văn Tám như bộ máy tuyên truyền Liên Xô đã từng tô điểm lên một cậu bé nhà nông Pavlik Morozov bất hiếu trước đây. Côn Đảo cũng không phải là đất hương hỏa của Marx, Lenin để lại cho đảng Cộng sản Việt Nam mà là đất thiêng của cách mạng Việt Nam nơi nhiều thế hệ đã lấy xương thịt mình làm phân bón cho mầm xanh tương lai dân tộc.
.
Trong nghĩa địa Hàng Dương, bên chiếc cầu đá phía bên phải dinh chúa đảo, trước những xà lim chật hẹp, một ngày không xa, các thế hệ Việt Nam sẽ đến đó, không phải để nghe kể công, nghe tuyên truyền mà đến để im lặng cúi đầu tưởng niệm các anh hùng dân tộc.
Họ là ai? Họ là những đảng viên Việt Nam Quang Phục Hội, Phong trào Đông Du, Phong trào Duy Tân, Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt Quốc dân Đảng, Đại Việt Dân chính, Dân Xã Đảng, Đảng Lập hiến, Đại Việt Duy dân và nhiều tổ chức, phong trào không Cộng sản khác.
.
Họ là ai? Họ là tín đồ các tôn giáo, nhất là Cao Đài và Hòa Hảo, hai tôn giáo được ra đời tại miền Nam, có truyền thống kiên quyết chống cả thực dân lẫn Cộng sản.
.
Nếu họ đã từng là đảng viên Cộng sản thì sao? Không sao cả. Như tôi đã có dịp viết vài lần trên diễn đàn này, việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam, chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn chứ không phải vì tin vào chủ nghĩa Cộng Sản. Ngày đó, vì điều kiện giao thông khó khăn, núi non cách trở, sự phát triển của các đảng phái chống thực dân ít nhiều bị giới hạn bởi các đặc tính địa phương, bà con giòng họ, hoàn cảnh trưởng thành. Nếu họ sinh ra ở Quảng Nam họ sẽ gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, sinh ra ở Quảng Trị họ sẽ gia nhập Đại Việt, sinh ra ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang họ sẽ gia nhập Dân xã Đảng. Đó là trọng điểm của các đảng phái chống Pháp trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Ông bà chúng ta có súng dùng súng, có gậy dùng gậy, và trong nhiều trường hợp chỉ là những bàn tay không gầy yếu.
.
Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập. Những nông dân hiền hòa chất phác , nhưng công nhân đầu tắt mặt tối làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy cho cả dân tộc đến ngày nay.
.
Tôi tin, phần lớn những người yêu nước đã chết trong giấc mơ về một Việt Nam hòa bình, độc lập chứ không phải trong giấc mơ về một xã hội Cộng sản đại đồng. Người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. Lịch sử sẽ đánh giá, dân tộc sẽ ghi ơn họ một cách công bằng.
.
Tôi tin, cuộc chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến chính nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh đầy gian khổ nhưng anh hùng của một dân tộc bị nô lệ đã đứng lên chống lại một thực dân tàn bạo. Trong suốt gần một thế kỷ trong bóng tối thực dân, hàng vạn đồng bào thuộc nhiều thế hệ Việt Nam đã bị bắt, tra tấn và đã hy sinh trên Côn Đảo. Ngoài một Nguyễn An Ninh để lại thịt xương, một Trần Cao Vân, một Phan Chu Trinh để lại những bài thơ viết bằng máu và mồ hôi trong những ngày đập đá, còn có hàng ngàn, hàng vạn đồng bào đã chết trong âm thầm, không để lại họ tên.
Nhưng cho dù họ có để lại đủ họ tên đi nữa, các thế hệ Việt Nam sau 1975 cũng không có quyền biết đến họ, không có cơ hội để cám ơn họ, để thắp một nén hương, và phần mộ họ một mai có thể sẽ bị san bằng theo mưa nắng. Đảng Cộng sản không chỉ nhuộm đỏ miền Nam, nhuộm đỏ Việt Nam mà còn cố tình nhuộm đỏ cả lịch sử.
.
Côn Đảo ngày nay gắn liền với tên tuổi của các đảng viên Cộng sản trung ương Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Lê Quang Vịnh v.v. Các em học sinh đang sắp hàng chờ vào xem những xà lim kia làm sao biết được, với số đảng viên vỏn vẹn 5 ngàn vào mùa thu 1945, đảng Cộng Sản, dù bị bỏ tù và chết gấp mười lần trong hai cuộc chiến, cũng không thể bằng với con số khoảng 200 ngàn người Việt Nam yêu nước đã từng ở tù Côn Đảo theo nhiều nguồn ước lượng.
.
Các em cũng không biết rằng hàng trăm lãnh tụ cách mạng không Cộng sản mà đức độ và tài năng bao trùm nhiều lãnh vực như Đức Huỳnh Giáo Chủ, Trương Tử Anh, Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Thế Nghiệp v.v., đã không ở tù hay chết ngoài Côn Đảo chỉ vì họ bị Cộng sản thủ tiêu ngay tại đất liền.
.
Khác với đảng Cộng sản được thành lập từ nước ngoài theo chỉ thị của quốc tế Cộng sản và nhiều đảng viên được đưa sang Trung Quốc, Liên Xô huấn luyện một cách bài bản nhằm thực hiện các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của trung ương đảng đề ra, phần lớn đảng phái không Cộng sản đã sinh ra và lớn lên ngay trong lòng dân tộc với tất cả khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. Họ không chỉ bị chết dưới lưỡi đao phong kiến, máy chém thực dân mà còn chết trong bàn tay của .
Đọc lại diễn tiến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, quá trình thành lập các đảng phái không Cộng sản và lắng nghe các nhà cách mạng trải lòng qua thơ văn đẫm đầy máu lệ, mới cảm thấy lòng yêu nước của thế hệ cha ông thật vô bờ bến.
.
Bằng hành trang duy nhất trên vai là lòng yêu nước, các nhà cách mạng không Cộng sản dấn thân vào con đường giải phóng dân tộc trên chuyến xe chạy bằng máu của chính mình.
Chiều mùa hè năm đó, lần đầu tiên trong đời tôi xúc động đứng im lặng trước anh linh của những anh hùng đã ngã xuống cho độc lập tự do thật sự của dân tộc. Xương thịt của những người đã hy sinh từ phong trào kháng thuế miền Trung, Hà Thành đầu độc, khởi nghĩa Duy Tân, Thái Nguyên, Yên Bái hẳn đã hòa tan vào lòng đất mẹ nhưng anh linh họ vẫn là ngọn đuốc soi sáng giấc mơ Việt Nam độc lập, tự chủ của dân tộc.
.
Như tôi có lần đã viết. Giấc của họ là giấc mơ của những người để lưng trần, tóc cắt ngắn, đóng khố che thân, dắt bầy con, vượt bao nhiêu núi rừng ghềnh thác trong cuộc nam tiến đầy gian nan nhưng vô cùng hiển hách, từ dọc bờ Dương Tử di dân xuống lưu vực sông Hồng cách đây gần 50 thế kỷ. Trong lúc bao nhiêu bộ tộc Bách Việt khác đã hoàn toàn bị tiêu diệt hay đồng hóa vào những tỉnh, những huyện như Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến của Trung Quốc ngày nay, giòng giống Lạc Việt qua bao độ thăng trầm, vẫn tồn tại và trưởng thành như một nước Việt Nam.
.
Giấc mơ của họ là giấc mơ của những người đã tạo nên nền văn minh Việt Nam rất sớm. Nơi đó, từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, tổ tiên chúng ta đã biết trồng cây ăn trái, biết làm đồ gốm, biết đẽo đá thành những lưỡi cuốc nhọn, biết đắp đất ngăn bờ để đưa nước sông vào ruộng. Tổ tiên chúng ta đã biết xây dựng các cơ xấu xã hội, lấy thôn làng làm căn bản, lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế, lấy tình nghĩa đồng bào làm sức mạnh, lấy nguồn gốc tổ tiên (một mẹ trăm con, chung cùng bọc trứng) làm nơi nương tựa tinh thần. Những hình ảnh thân thương quen thuộc của cây đa, bến nước, sân đình gắn liền trong tâm thức của mỗi người Việt Nam. Những chiếc trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ được chạm trổ tinh vi đánh dấu một thời đại vàng son trong tiến trình phát triển văn minh nhân loại. Chính tinh thần văn hóa Hòa Bình, Đông Sơn đã hun đúc thành sức mạnh dân tộc, để các thế kỷ sau đó, đủ sức đối kháng với sự xâm lăng thô bạo của các nguồn văn hóa mang ý đồ đồng hóa phát xuất từ phương Bắc.
.
Giấc mơ của họ là giấc mơ của một dân tộc hơn một ngàn năm trong bóng đêm nô lệ nhà Hán, nhà Ngô, nhà Đường, nhà Minh qua bốn lần bắc thuộc với bao nhiêu cực hình đày đọa, sáng xuống bể tìm ngọc châu, chiều lên non săn ngà voi, trầm hương, châu báu, dân tộc Việt vẫn bảo vệ được tính độc lập, vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt trong sáng và thuần nhất.
.
Đất nước chúng ta đã hơn một lần bị mất đi và giành lại được nhưng chúng ta hãnh diện nói lớn rằng dân tộc Việt Nam chưa bao giờ bị mất gốc. Hình ảnh những chiếc búa, những chiếc rìu, những mũi thương, mũi đao, mũi tên bằng đồng đào được ở vùng Trung Châu, Bắc Việt, ở sông Bạch Đằng, dọc Ải Nam Quan không chỉ là những cổ vật mà còn là chứng tích của bao nhiêu trận mạc, bao nhiêu cuộc chiến đấu, bao nhiêu máu xương và nước mắt của tổ tiên đã đổ xuống trước các cuộc xâm lăng của các triều đại Bắc phương khác.
.
Lịch sử bao giờ cũng mang tính kế tục nhưng trước hết là lịch sử của thời đại. Mỗi thế hệ có một trách nhiệm để hoàn thành những trách nhiệm mà lịch sử giao phó cho thời đại của họ nhưng dù không hoàn thành, ngọn đuốc lịch sử vẫn phải được chuyển sang bàn tay thế hệ khác. Giấc mơ về Việt Nam tự do, dân chủ và giàu mạnh dù sớm hay muộn sẽ phải thành hiện thực.
.
Thời gian gần đây, tôi có dịp đọc nhiều bài viết từ những tấm lòng đang băn khoăn vì đất nước. Phần lớn bắt đầu bằng nhóm chữ “chưa bao giờ …như hôm nay”. Chưa bao giờ con người Việt Nam bị khinh thường như hôm nay. Chưa bao giờ lãnh thổ Việt Nam bị chiếm đoạt trắng trợn như hôm nay. Chưa bao giờ chủ quyền đất nước bị đe dọa như hôm nay. Chưa bao giờ tài nguyên thiên nhiên bị thất thoát như hôm nay. Tất cả đều đúng cả. Tôi chỉ muốn thêm vào một “chưa bao giờ” nữa, đó là, chưa bao giờ ranh giới giữa dân tộc và phản dân tộc rõ ràng như hôm nay. Biên giới đó rõ ràng đến mức một người Việt Nam có thể chọn lựa đứng về phía chính nghĩa, phía dân tộc mà không phải lo lầm lỡ về sau.
.
Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn một con đường riêng của họ. Con đường đảng chọn cũng rất rõ ràng: phát triển đất nước theo định hướng Trung Quốc và cùng lúc bằng mọi giá duy trì chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam.
.
Bộ chính trị trung ương đảng Cộng sản Việt Nam không phải là những người không biết suy nghĩ, không thấy đúng, thấy sai và thậm chí có rất nhiều cơ hội để sửa sai nhưng quyền lợi cá nhân, phe nhóm và đảng đã che khuất sự sống còn và tương lai đất nước.
.
Nhân dân Việt Nam chịu đựng quá nhiều rồi, nhượng bộ quá nhiều rồi, lùi bước quá nhiều rồi. Từ xâm lăng Hoàng Sa đến chiến tranh biên giới, các trận đánh khu vực Lão Sơn, lấn chiếm Trường Sa, bắn chết ngư dân Thanh Hóa và hôm nay Bauxite. Chỉ một thời gian ngắn thôi mà nhìn ra biển, nhìn lên núi, nhìn xuống phố, nhìn qua sông, đâu đâu cũng thấy hàng Trung Quốc, đất Trung Quốc, đảo Trung Quốc, người Trung Quốc, vài chục năm nữa đất nước sẽ ra sao?
.
Tại sao Trung Quốc không bắn thủng tàu, không ăn cướp tài sản, đất đai của Thái Lan, Philippines hay ngay cả của đàn em Bắc Hàn một cách công khai, lộ liễu như họ đã và đang làm đối với Việt Nam? Một người có ý thức nào cũng biết, đơn giản bởi vì giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc sống trong gan ruột của giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam những kẻ không còn một chọn lựa nào khác ngoài việc núp dưới chiếc dù Trung Quốc.
.
Như tôi có lần mách nước cho bà con ngư dân trong bài “Ai giết 9 ngư dân Thanh Hóa”, cách hay nhất để khỏi bị hải quân Trung Quốc bắn chết là khi tàu đánh cá vừa ra khỏi cửa biển thì xin các bác làm ơn hạ cái lá cờ gọi là “cờ tổ quốc” xuống giùm. Nếu phải treo thì treo đại một lá cờ Phi, cờ Thái Lan, cờ Nhật lên mũi tàu. Nói ra thì cho là phản động nhưng tin tôi đi, làm như thế bà con ngư dân mới hy vọng còn đường trở về với vợ con.
.
Thời điểm 1958, Pháp đã rút đi và Mỹ thì chưa đến mà Phạm Văn Đồng, còn có thể thay mặt cho 11 ủy viên bộ chính tri, hạ bút ký một văn kiện nhục nhã như thế thì với hoàn cảnh phe Cộng sản chỉ còn lại năm anh em trên một chiếc xe tang, trong đó có đến bốn em đang lâm cảnh hàn vi đói khát, thì chuyện gì mà họ không dám làm. Lê Khả Phiêu, trong giai đoạn tìm về chủ cũ năm 1991, cũng có thể đã ký những văn bản tương tự như văn bản của Phạm Văn Đồng, khác chăng, “đồng chí Phạm Văn Đồng bị lộ” và “đồng chí Lê Khả Phiêu chưa bị lộ” mà thôi.
.
Người Do Thái nguyền rủa Hitler, nhân loại kết án Hitler, nhưng nhân dân Đức trước khi có thái độ tương tự, họ phải biết trách các thế hệ Đức trong thập niên 30 của thế kỷ 20, bởi vì chính dân Đức thời đó bằng con đường bầu cử hợp pháp đã đồng ý đặt mình dưới sự lãnh đạo của Hitler và đảng Quốc Xã. Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ bầu đảng Cộng sản để lãnh đạo nhưng chắc chắn cũng sẽ phải trả lời cho các thế hệ mai sau về thái độ thờ ơ, thỏa hiệp, yếu hèn của các thế hệ hôm nay trước tình trạng băng hoại đạo đức, lạc hậu kinh tế, thất thoát tài nguyên, mất mát lãnh thổ và suy yếu chủ quyền đất nước.
.
Trần Trung Đạo
.


Hãy xem võ sĩ Lê Cung mang Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đánh võ sĩ Trung Cộng tơi bời hoa lá

Tác Giả : tldinh
Thứ Hai, 01 Tháng 12 Năm 2008 13:57
Dân Việt ta mang dòng máu anh hùng, ngàn đời không bao giờ chịu khuất phục trước bọn giặc Tàu tàn ác. Chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam mới hèn hạ bán đất dâng biển cho Trung Cộng, để trả món nợ xương máu cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam. Hãy xem võ sĩ Lê Cung đánh một võ sĩ Trung Cộng như để rửa một mối nhục thiên thu.

Friday, August 28, 2009


Góc chiến trường xưa: Những người vợ lính thời lửa binh


LTS: Trang CCB/NV nhận được bài viết này gửi đến nhưng tác giả lại không ghi tên nên rất mong tác giả khi đọc trang CCB kỳ này hãy liên lạc với email http://us.mc818.mail.yahoo.com/mc/compose?to=nghuy9@yahoo.com để bổ khuyết trong số báo tới.
.
Trong cuộc chiến tranh bảo quốc chống ngăn cơn sóng đỏ của Cộng Sản quốc tế với đạo quân tay sai tiền kích của chúng là binh đội Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam, khuôn mặt của những người vợ lính dường như đã rất mờ nhạt đằng sau chất muối trắng đẫm đầy trên lưng áo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng chiến tranh càng nặng độ thì hình ảnh những người chị vô danh ấy đã dần hiện rõ trong một ánh sáng diệu kỳ, mà chúng ta chỉ có thể cúi người thật sâu xuống để tôn vinh và ngợi ca. Ðó là những người lính không có vũ khí, không số quân, không tiền lương, không cả lương thực hành quân, nhưng là những người lính tỏa hào quang chói sáng nhất trong những hoàn cảnh nghiệt ngã thắt ngặt nhất, mà đã góp phần đem chiến thắng quyết định trên chiến trường. Ðó là ‘Những người vợ lính’, những người chị cao cả mà đã cùng chồng dấn mình trong cơn bão lửa của chiến tranh, cùng chia sẻ cái chết, có khi các chị hy sinh trước cả các anh. Những cái chết anh dũng trong âm thầm đó nào ai biết được. Không có Lá Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Ðỏ phủ trên chiếc quan tài được ghép thành từ những mảnh ván đơn sơ, không có chiếc huy chương Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, không cả tiếng kèn truy điệu ai oán.
.
Những người lính đóng đồn cùng vợ con của các anh cùng sống chui rúc trong những cái hầm tối tăm ngột ngạt, dưới những những cái hố nhỏ ngập đầy nước. Những người lính nghèo nàn, rách rưới và tội nghiệp co ro ôm súng gác giặc và đánh giặc trong cái lạnh xé thịt của đêm. Ăn uống thì đạm bạc đến không có gì đạm bạc hơn được nữa. Một cái nồi cơm méo mó, với vài con cá nhỏ kho trong chất nước mắm hạng bét mặn chát những muối, một dĩa rau muống ruộng hay rau đắng xơ xác, mà có thể tìm thấy mọc đầy khắp những vũng nước đọng trên những cánh đồng lầy. Cả gia đình người lính Ðịa Phương Quân hay Nghĩa Quân quây quần chung quanh mâm cơm đơn sơ đó chấp nhận sự thua thiệt của mình. Không than thở, không ta thán và vui lòng với niềm hạnh phúc mong manh của mình. Một năm 365 ngày, mười năm, hai mươi năm, cho đến ngày cuối cùng của cuộc chiến, hơn bảy ngàn đêm những người chị ấy chưa từng bao giờ biết ngủ yên giấc là gì. Chị thao thức đến nửa khuya, lắng nghe tiếng đại bác vọng ì ầm về thành phố từ phía mặt trận có anh ở đó, chị thổn thức nguyện cầu cho anh được bình yên, để anh có một ngày được về với chị và con, dù chỉ là những khoảnh khắc về phép thật quá hiếm hoi. Hay nếu chị cùng chồng trấn thủ lưu đồn, anh chiến đấu cơ cực như thế nào, anh ăn ngủ chập chờn ra sao, thì chị cũng cơ cực và chập chờn ngần ấy.
.
Chị Phạm Thị Thàng, nữ anh thư đất Gò Công
Người vợ lính ở tiền đồn cáng đáng cùng một lúc hai công việc, mà công việc nào cũng biểu hiện hình ảnh và đức tính cao quí của người phụ nữ Việt Nam. Thứ nhất, đức tính đảm đang tận tụy của người vợ, người đàn bà Việt Nam quán xuyến chuyện gia đình, trông nom dạy dỗ con cái và nấu nướng những bữa ăn.
.
Thứ hai, khi quân giặc đã thấy dẫy đầy ngoài những vòng rào kẽm gai, thì những người nữ chiến sĩ chưa từng một ngày được huấn luyện ở quân trường ấy đã chiến đấu như bất cứ người lính chuyên nghiệp nào. Chị cũng biết dùng máy truyền tin gọi Pháo Binh, chị biết sử dụng thành thạo mọi loại súng trong đồn có, chị ném lựu đạn ác liệt và chính xác, tấm thân nhỏ bé của chị oằn nặng dưới những thùng đạn tiếp tế. Và chị cũng sẵn sàng nằm gói thân thiên thu trong chiếc poncho, để tên chị vĩnh viễn đi vào lịch sử. Chúng ta có nhiều người chị như vậy lắm. Ở ngay tại đồng Giồng Ðình này thì ít nhất cũng có những chị Phạm Thị Thàng và Trần Thị Tâm.
.
Ðêm 2 Tháng Mười 1965, với âm mưu làm xáo trộn hệ thống tiếp viện của những đơn vị diện địa trong khu vực Tiền Giang để dễ dàng thanh toán mục tiêu chính nào đó, chỉ trong một đêm Việt Cộng đã tổ chức tấn công 11 vị trí của quân ta với quân số thật lớn. Ðồn Giồng Ðình thuộc tỉnh Gò Công cũng bị áp lực rất nặng của quân địch khi hứng chịu cuộc cường kích của 300 lính Cộng. Ðây là một lực lượng chính qui Việt Cộng với hỏa lực rất mạnh, chúng quyết tâm hủy diệt đồn Giồng Ðình nhỏ bé, mà chỉ có vỏn vẹn một Trung Ðội Nghĩa Quân 24 tay súng trấn giữ. Là những con ác quỷ hung tợn và thâm độc, lực lượng Cộng quân đã bố trí ở hướng có nhiều nhà dân chúng, vừa làm bia đỡ đạn cho chúng, vừa ngoác miệng tuyên truyền gây căm thù nếu quân ta bắn trả. Người dân, nhất là những ông bà lão già, đàn bà và trẻ con luôn luôn là những cái bia sống đỡ đạn cho bọn giặc hèn nhát gọi là những người “giải phóng”. Với quân số ấy, vũ khí hùng hậu ấy mà chúng cũng ngán ngại 24 chiến sĩ Nghĩa Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến nỗi phải cậy nhờ đến máu thịt của đồng bào để có cơ may thủ thắng, thì còn từ ngữ nào, hình dung từ tồi tệ nhất nào để diễn tả bộ mặt cùng hung cực ác rất đốn mạt của Cộng Sản nữa không.
.
Ðúng 2 giờ đêm, quân cộng dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thượng Úy Sáu Bích, đã mở cuộc tấn công từ hai mặt đánh vào Giồng Ðình, với sự tin tưởng điên rồ, rằng chúng sẽ thanh toán cái tiền đồn nhỏ xíu này trong một thời gian ngắn. Chiến thắng dường như là chắc chắn, vì với quân số mười lần hơn, mười đè một, dẫu chúng có thí chín tên thì cũng có thể hạ gục được một chiến sĩ Nghĩa Quân Giồng Ðình. Trên lý thuyết, thì giả thiết đó dường như đúng. Nhưng trên trận địa, người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn thể hiện những chuyện phi thường, mà rất hằng hiện hữu trên bất kỳ chiến trường nào, quả thật Cộng quân đã chọn lầm mục tiêu. Sau ba đợt tấn công hung bạo, tưởng gạch đá cũng phải nát thành tro, đã chiếm được 2 trong số 3 lô cốt trong đồn, Cộng quân vẫn phải rút trở ra. Cuộc tấn công lần thứ tư được hối hả tổ chức và thực hiện, với quyết tâm san bằng Giồng Ðình. Nhưng liệu 24 chiến sĩ Nghĩa Quân có cho phép điều đó không. Câu trả lời là không, không chỉ đến từ ý chí hừng hực tử thủ của các anh, mà còn là từ đôi bàn tay yếu mềm của những người vợ lính đang sống cùng với chồng con của các chị trong đồn. Phải, cuộc chiến thắng cuối cùng của Nghĩa Quân đồn Giồng Ðình sẽ không thể thực hiện được, nếu không có sự góp sức chiến đấu của những người chị này. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Không phải chỉ những người chị dũng cảm ấy không thôi, mà cả trẻ con cũng đánh.
.
Ðồn Giồng Ðình nằm ở một vùng thôn ấp hẻo lánh trong tỉnh Gò Công, do một Trung Ðội Nghĩa Quân trấn giữ, với thành phần chỉ huy gồm có anh Nguyễn Văn Thi, Ðồn Trưởng, anh Lê Văn Hùng, Ðồn Phó và anh Lê Văn Mẫn, âm thoại viên. Trấn thủ một vị trí hung hiểm như vậy, không chỉ có 24 tay súng mà đã đủ, nên tất cả những người vợ lính trong đồn đều đã được chồng huấn luyện sử dụng thành thạo những loại máy móc truyền tin và vũ khí. Như vậy số tay súng đã được nhân lên gấp đôi. Trong nhiều trường hợp, đến những giây phút tử sinh tuyệt vọng nhất, những em bé cũng tham chiến, khi các em gan dạ bò dưới lưới đạn của giặc để đem tiếp tế đến cho cha và mẹ. Không ai buộc những người vợ lính, con lính cầm súng đánh địch. Nhưng chính những người vợ lính, con lính ấy làm sao có thể ẩn náu tìm cái sống trong khi chồng và cha của họ sắp ngã gục ngoài chiến hào.
.
Khi chấm dứt đợt tấn công thứ ba, địch tạm rút để tái tổ chức tấn công, thì tình trạng bên trong đồn Giồng Ðình đã khá là bi đát. Ðã có đến 16 chiến sĩ Nghĩa Quân bị thương, chỉ còn 8 Nghĩa Quân còn chiến đấu được. Âm thoại viên Lê Văn Mẫn bị thương ở đầu trong lúc anh đang cố gắng gọi máy về Tiểu Khu.
Anh Mẫn gục xuống buông chiếc ống liên hợp. Chị Trần Thị Tâm, vợ anh Mẫn vội đặt con bên cạnh anh và chộp lấy ống liên hợp. Liên lạc được tiếp nối, chị Tâm nghiễm nhiên trở thành một âm thoại viên, và là cứu tinh của đồn Giồng Ðình. Ở một góc đồn, anh Lê Văn Hùng và chị Phạm Thị Thàng, vợ anh, và hai đứa con nhỏ đang phải đối đầu với một lực lượng quá đông của địch. Nhìn ra ngoài hàng rào kẽm gai, giặc đã đã tràn vào đen ngòm như những con quái vật hung hãn. Anh Hùng chỉ còn trong tay cây tiểu liên Thompson và 16 trái lựu đạn, chị Thàng có một khẩu Carbine. Thật tội nghiệp cho hai đứa nhỏ, sức ép của bộc phá và súng SKZ của Việt Cộng bắn vào quá gần, các em không còn khóc được nữa mà đã nằm bất động dưới chân hai vợ chồng anh Hùng. Chị Thàng thì thào:
.
- Chúng đang phá lô cốt chánh, để em bắn yểm trợ anh bò về giữ. Lô cốt mất là đồn mình mất, em nằm tại đây giữ mấy đứa nhỏ, nếu chúng tràn vào thì... thì... em ném lựu đạn ra, có thể cầm cự đến sáng được.
.
Anh Hùng ngần ngừ, anh rưng rưng nhìn vợ con, rồi nhìn về phía lô cốt. Tiếng súng từ lô cốt cuối cùng đã yếu ớt lắm, có lẽ mấy Nghĩa Quân cố thủ ở đó đã kiệt quệ quá rồi. Số phận của anh Thi Ðồn Trưởng thế nào. Anh Hùng lắc đầu không dám nghĩ đến chuyện xấu nhất đã xảy ra cho đồng đội. Nhưng nếu Việt Cộng chiếm được lô cốt ấy, thì coi như đánh dấu chấm hết cuộc kháng cự. Anh Hùng phải quyết định, dù quyết định đó quá đau xót, là bỏ lại vợ con, mà trong lúc quân giặc đã hò hét ngay sát bên rồi:
/
- Anh chạy theo giao thông hào, em bắn yểm trợ cho anh.
Anh Hùng nhìn chị Thàng và hai đứa nhỏ lần cuối cùng. Trong lòng anh quặn lên một nỗi bi thương. Trời ơi, vợ con mình. Hai đứa nhỏ chẳng biết còn sống hay đã chết. Anh phóng mình xuống hào chạy băng băng về hướng lô cốt. Cây Carbine trên tay chị Thàng run lên, những tràng đạn rải vào những cái bóng đen đã quá gần. Anh Hùng đã bò vào được lô cốt, giữa những tiếng đạn nổ rền trời. May quá, anh Thi trưởng đồn vẫn nguyên vẹn. Súng SKZ của địch thụt ầm ầm, nhưng anh Hùng vẫn có thể nghe được từng tiếng lựu đạn nổ từ phía công sự của chị Thàng. Nước mắt anh rơi lã chã trên nền đất. Anh đã đếm được đến con số 15, mà tiếng súng của địch vẫn nổ giòn giã ngay sát tuyến phòng thủ của chị Thàng. Anh biết giây phút định mệnh thảm thiết nhất cũng đã điểm. Chị Thàng sẽ làm gì với quả lựu đạn thứ 16. Anh Hùng đau đớn rên lên trong lòng: “Chỉ còn một trái lựu đạn nữa thôi, làm sao em cầm cự được đến sáng”. Chính anh cũng không có được một giây để nghĩ tiếp cái gì sẽ xảy đến cho vợ con mình, vì dưới chân lô cốt anh tử thủ đã đông nghẹt quân giặc. Ðủ mọi thứ loại súng nổ chát chúa khắp đồn, anh Hùng không biết chắc là mình đã nghe được tiếng nổ của trái lựu đạn thứ 16 chưa.
.
Cuộc chiến đấu đã kéo dài được một tiếng đồng hồ, quân địch đã phá được lớp kẽm gai cuối cùng và sắp tràn ngập đồn Giồng Ðình. Lúc đó là 3 giờ sáng rạng ngày 2 Tháng Mười 1965. Tình hình đã quá nguy ngập. Anh Nguyễn Văn Thi, Ðồn Trưởng, quyết định thà hy sinh còn hơn là để đồn lọt vào tay địch. Anh giật lấy ống liên hợp từ tay chị Tâm và thét lớn:
.
- Hãy bắn lên đầu chúng tôi! Bắn vào giữa đồn... Hai lô cốt thứ nhứt và thứ hai đã thất thủ. Tụi tui ở lô cốt thứ ba. Hãy bắn lên trên đầu chúng tôi, Việt Cộng đông lắm. Bắn đi... bắn...
Sau tiếng gọi thống thiết của người Ðồn Trưởng, Pháo Binh Tiểu Khu Gò Công lập tức bắn vào đồn với loại đầu nổ cao. Loại đạn đặc biệt này nổ khi cách mặt đất chừng 4, 5 thước, rất hữu hiệu tiêu diệt biển người địch, quân ta núp trong lô cốt vẫn có hy vọng sống sót. Những cái bóng đen nhập nhoạng dưới ánh sáng hỏa châu văng tung tóe, tiếng kêu giẫy chết của chúng như tiếng rú của quỷ. Hàng tràng đạn nổ cao vẫn dội ùng oàng xuống đồn. Chiếc lô cốt cuối cùng vẫn đứng vững, anh Thi cùng anh Hùng từ trong những lỗ châu mai bắn tỉa từng tên địch. Giữa tiếng súng nổ giòn, dường như người ta nghe âm thanh rì rì của máy bay. Không Quân Việt Nam đã tới. Những chiếc A1 khu trục cơ đã xuất kích. Ðến đây thì Thượng Úy Sáu Bích, tên chỉ huy trận đánh đã có thể nhận thấy rằng, cuộc tấn công đồn Giồng Ðình đã đánh dấu chấm hết, với phần thắng nghiêng về phía Nghĩa Quân Việt Nam Cộng Hòa. Lúc 4 giờ 30 sáng, chiến địa hoàn toàn im tiếng súng. Quân địch đã kéo .
Khi ánh hừng đông của một ngày mới đã lên, hai Ðại Ðội Ðịa Phương Quân do chính Trung Tá Tiểu Khu Trưởng Gò Công chỉ huy đã đến và tổ chức bung quân ra lục soát. Quân Cộng đã để lại trận địa 23 xác chết, ở giữa đồn có 6 xác khác nằm bên cạnh lô cốt thứ ba, nơi mà anh Ðồn Trưởng Thi, Ðồn Phó Hùng và chị Tâm giữ máy truyền tin đã kháng cự mãnh liệt, thà chết không hàng. Những tên Việt Cộng này mang trên mình rất nhiều lựu đạn và bộc phá, chắc là chúng quyết thí mạng để phá cho bằng được ổ kháng cự cuối cùng này. Anh Thi và anh Hùng đã bắn địch theo lối xâu chéo, nghĩa là bắn chéo góc với nhau tạo thành một xạ trường quét gọn tất cả những tên Cộng nào nằm trong đó. Ngày hôm sau, một người thường dân bị Việt Cộng bắt đi tải thương lén trốn về được đã cho biết số bị thương của chúng chở đầy sáu chiếc ghe tam bản. Một lính Cộng may mắn bị thương tên Dương Văn Thiều, 18 tuổi, sống sót và bị bắt làm tù binh. Tại sao may mắn? Vì nếu anh ta bị kéo đi theo vào bưng biền, nếu không bị chết vì nhiễm trùng, bị những quân y sĩ Việt Cộng cưa cắt bằng những loại cưa và đục của thợ mộc, thì cũng bị cấp chỉ huy ra lệnh mang anh đi thủ tiêu. Ðó là lý do giải thích tại sao sau ngày 30 Tháng Tư 1975, người dân Miền Nam hiếm thấy người thương phế binh Cộng Sản trên đường phố.
.
Nhưng đối với anh Hùng, thì tất cả những gì mà Việt Cộng đã trả giá cho cuộc tấn công không làm anh quan tâm. Ngay khi tiếng súng vừa chấm dứt, quân Cộng đã rút đi, thì anh đã như một người điên lao mình ra chỗ chiến hào mà chị Thàng đã một mình một súng trấn giữ ở đó, với một niềm hy vọng mỏng manh, rằng đừng bao giờ trái lựu đạn thứ 16 được rút chốt. Anh Hùng bò vào khúc hào mà anh đã nuốt nước mắt chạy đi. Chị Thàng cùng hai đứa con của anh nằm chết bên cạnh ba xác Việt Cộng. Anh Hùng gục xuống như thân cây chuối bị một nhát dao bén chém ngọt làm đôi. Anh biết, nếu trái lựu đạn thứ 16 nổ thì chị Thàng cũng đi vào cõi chết, vì chị Thàng sẽ không bao giờ cho phép giặc bắt chị hoặc đạn của chúng bắn vào người chị. Chị Thàng đã chọn một cái chết thật dũng cảm và cao cả. Ôm hai đứa con vào lòng, chị Thàng bình tĩnh chờ cho những tên Việt Cộng nhào vào, chị rút chốt. Tiếng nổ kinh thiên cùng với xác thịt và máu của người nữ chiến sĩ đó đã được đánh đổi với ba mạng giặc. Anh Hùng ôm xác vợ con vào lòng và gần như ngất xỉu. Nhưng khi nhìn ra ngoài, những xác giặc thù nằm ngổn ngang khắp nơi, trong nỗi đau khổ tột cùng của mình, anh Hùng thấy trong lòng dậy lên một niềm tự hào đến nghẹn ngào. Sự hy sinh của chị Thàng đã cứu sống được tất cả những thương binh Nghĩa Quân cùng vợ con các anh, nhưng trên hết cứu sống chính sinh mạng của người chồng mà chị yêu mến. Những viên đạn Carbine và 15 trái lựu đạn của chị đã đóng góp vào sự tồn tại kỳ diệu của đồn Giồng Ðình. Một người lính chuyên nghiệp và thiện chiến nhất cũng chỉ làm được đến ngần ấy. Nếu cái lô cốt thứ ba không đứng vững, thì chắc chắn tất cả sinh mạng mấy mươi người Nghĩa Quân và vợ con của đồng Giồng Ðình đều sẽ chết hết.
.
Anh Hùng ẵm chị Thàng ra ngoài, để trông thấy những người còn sống, những người vợ lính khác đã gục đầu khóc tiếc thương chị Thàng. Những nấm mộ đất được đắp vội với ba tấm bia tang tóc. Một của chị Phạm Thị Thàng, và hai kia của cháu Lê Văn Dũng và Lê Tấn Sỹ. Ôi, những người vợ của lính trong thời lửa binh. Chị Phạm Thị Thàng, chị Trần Thị Tâm, và nhiều người chị khác trên khắp nẻo chiến trường, chị Thạch Thị Ðịnh, chị Bùi Thị Xiếu, chị Am Reng. Người lính của chúng ta, những công dân xếp hạng chót nhất trong bậc thang xã hội, nhưng là những người hứng chịu oan nghiệt trước nhất, là bức tường chắn cho sự an toàn của hậu phương phồn thịnh và hạnh phúc. Trong đời của các anh không có được một thứ ưu tiên vật chất nào cả, ngoài cái ưu tiên phải hy sinh và chết. Có những người lính từ miền Tây ra tận miền hỏa tuyến hay trên vùng cao nguyên sương mù miền Trung, nhiều năm liền không có lấy được một ngày phép về thăm gia đình. Nếu anh may mắn, thật đau xót, quân thù bắn anh bị thương, thì anh mới có cái diễm phúc được nắm trong tay tờ giấy phép. Còn nếu sự gọi là may mắn đó đi xa hơn một bước, anh chết, thì anh được phép dài hạn trở về và vĩnh viễn được an nghỉ ở nơi đã sinh ra anh. Ðầu năm 1972, trong một trận đánh của Sư Ðoàn 3 Bộ Binh tại khu vực Cồn Tiên nằm sát phía Nam khu phi quân sự bên này bờ sông Bến Hải, một tiểu đoàn sau nhiều ngày cố gắng đã không thể chiếm được một cao điểm. Vị Tiểu Ðoàn Trưởng gọi bốn người lính gốc miền Tây lên hứa sẽ cấp mỗi anh mười ngày phép nếu các anh chiếm được ngọn đồi ấy. Bốn người tráng sĩ Kinh Kha đã nai nịt tề chỉnh, mang thật nhiều lựu đạn bò lên, mỗi người cầm một cây gậy ngắn dò đường. Ðêm tối như mực. Hễ chọt trúng cái lỗ nào là thảy lựu đạn vô cái lỗ đó, vì ở đó chính là cái miệng hầm chốt của địch. Ðến sáng, bốn người dũng tướng vô danh đó đã reo hò trương Cờ Vàng Việt Nam trên đỉnh cao điểm. Ôi, những ngày phép đã trở thành một ân huệ chứ không phải là một quyền lợi đương nhiên của những người lính trận.
.
Người vợ lính cùng chia sẻ với chồng những nỗi đắng cay thiệt thòi đó, bằng tất cả sự câm nín nhẫn nhục và vui lòng với những gì mình có. Một góc hầm tối tăm, một chiếc ghế bố cũ, vài cái nồi, chảo nhem nhuốc, những cái chén sành và những đôi đũa tre, cùng tiếng cười của lũ trẻ thơ cũng đủ làm nên thành niềm hạnh phúc vĩ đại của những người vợ lính. Chị Thàng đã chết đi, anh linh của chị cùng hai cháu bé đã thăng thiên lên cõi vĩnh hằng, nhưng những người còn sống cùng thời với chị, cho mãi đến tận bây giờ và ngàn đời sau, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên tên chị. “Người chị cao cả Phạm Thị Thàng”. Vì tên chị đã được trân trọng ghi chép vào những trang bi tráng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam chống Cộng Sản quốc tế và Hà Nội, một lũ hung đồ diệt chủng, diệt dân tộc gớm ghiếc nhất của thế kỷ thứ 20 và của lịch sử hình thành nhân con người.

Thursday, August 27, 2009

CHUYỆN VỀ MỘT GIỐNG NGƯỜI RẤT LẠ





Chuyện kể rằng ở một nơi trong Vũ Trụ bao la có một quần thể Ngân Hà nhỏ bé , trong quần thể Ngân Hà nhỏ bé đó có một Ngân Hà nhỏ hơn , trong Ngân Hà nhỏ hơn đó có một Hệ Mặt Trời nhỏ bé hơn nữa , trong Hệ Mặt Trời nhỏ bé hơn nữa đó có một Hành Tinh vô cùng nhỏ bé , và trên Hành Tinh vô cùng nhỏ bé đó có một loài sinh vật luôn tự cho rằng MÌNH LÀ LỚN NHẤT , MÌNH LÀ QUAN TRỌNG NHẤT ... Đó chính là CON NGƯỜI .
.

Nhưng trãi qua hàng ngàn hàng ngàn năm , khi máu và nước mắt của con người đã thấm ướt quả Địa Cầu này bởi những cuồng vọng ảo tưởng ngu si của một CÁI TÔI LỚN NHẤT thì giờ đây nhân loại nhận ra rằng :
.

VÌ PHẦN LỚN CON NGƯỜI TRÊN HÀNH TINH NÀY CÒN ĐANG Ở TRONG VÒNG VÔ MINH NÊN KHÔNG MỘT AI CÓ THỂ TỰ VỔ NGỰC CHO RẰNG LỜI NÓI CỦA TÔI LÀ ĐÚNG NHẤT , TƯ TƯỞNG CỦA TÔI LÀ VỸ ĐẠI NHẤT NÊN CHÍNH VÌ THẾ PHẢI CẦN CÓ TỰ DO NGÔN LUẬN , TỰ DO TÍN NGƯỠNG , và TỰ DO TƯ TƯỞNG , tất cả mọi chuyện của đời sống xã hội đều phải được đem ra thảo luận công khai để có thể tìm kiếm một giải pháp tốt nhất trong khả năng hạn hẹp của con người khi còn đang ngụp lặn trong bờ mê biển khổ .
.

Trong một căn nhà nhỏ bên bờ Thái Bình Dương có một nhóm người với bản tính hiền lành đang tụ họp để bàn về tương lai .
Một em bé nói :
.

- Sáng mai khi thức dậy em sẽ có một đôi cánh để bay khắp hành tinh ,em sẽ gặp gỡ những người lớn tuổi để nói cho họ biết rằng trẻ con cần được người lớn quan tâm và nhìn nhận mọi việc theo con mắt của trẻ. Người lớn luôn luôn căng thẳng trước những vấn đề dù là lớn hay nhỏ , họ luôn sầu não trước những chuyện quan trọng hay là giản đơn , nên em sẽ dạy cho người lớn cách sống hồn nhiên như một đứa trẻ để họ có thể đùa vui giữa phong ba của cuộc đời .
Một cô gái nói :
.

- Tôi sẽ làm đẹp cho mình bằng cách ban rãi tình yêu thương cho nhân loại , tôi sẽ đến những cô nhi viện nơi những đứa trẻ cần hơi ấm của một người mẹ , tôi sẽ đến các viện dưỡng lão nơi những cụ già cần sự ân cần chăm sóc của một người con , tôi sẽ đến các nhà tù để làm vơi bớt nổi buồn khổ cho những đứa em cần lòng cảm thông của một người chị , tôi sẽ ra nơi chiến trường để chăm sóc cho các thương binh đang cần bàn tay dịu dàng của một người em . Tôi sẽ không băn khoăn về khuôn mặt không được đẹp lắm của mình , vì tôi biết khuôn mặt của tất cả mọi người đều sẽ nhanh chóng già và nhăn nheo , chỉ có tình yêu cất giữ trong linh hồn mới thực sự là mỹ lệ và trường tồn .
Một chàng trai nói :
.

- Tôi sẽ trở thành người giàu nhất hành tinh, nhưng lý tưởng sống của tôi không phải là kiếm được nhiều tiền nhất mà là cho đi nhiều tiền nhất . Thay vì mong muốn nhận được cho mình thì tôi sẽ tìm mọi cách để giúp đở cho người . Tôi sẽ dùng hết tài sản của mình vào công việc từ thiện .
Một người nông dân nói :
.

Còn những cánh đồng của tôi vào mỗi mùa lúa chín là một màu vàng rực rỡ trãi dài đến tận chân trời , hương thơm ngào ngạt của đồng quê sẽ len lõi đến mọi nhà mọi miền , những giọt mồ hôi nay đổi lại là những hạt thóc vàng ươm và bát ngát tình người , sau mùa gặt lúa gạo chất cao thành núi , tôi chỉ lấy một phần đủ dùng cho gia đình còn lại sẽ dành cho tất cả mọi người xung quanh .
Một kiến trúc sư nói :
.

- Tôi sẽ thiết kế lại quan niệm của mọi người về không gian sống , tôi sẽ đánh thức họ, để họ nhận biết được họ đang sống trong một ngôi nhà tuyệt vời nhất mà Tạo Hóa đã dành cho chúng ta . Một ngôi nhà có những bức tường thành vững chắc và cao vời vợi như dãy Hy Mã Lạp Sơn , những vườn cây trái xanh tươi bao quanh như cánh rừng Amazon hùng vỹ , nguồn nước quanh năm là những dòng sông uốn khúc quanh co , hay là những cơn mưa lớn , tự nhiên còn ưu ái dành cho chúng ta một hồ bơi khổng lồ là đại dương bao la, và sân chơi là những vùng đồng bằng xa tít tắp , khi ngủ chúng ta sẽ ngả lưng trên những cánh đồng đầy hoa thơm cỏ dại , khi lạnh chúng ta đến sưởi ấm ở những vùng sa mạc nóng bỏng chỉ có cát và gió , khi nóng chúng ta quay về hai cực bắc nam để trầm mình trong tuyết lạnh , và khi tối tăm thì một ngày mới sẽ đến chan hòa trong ánh sáng mặt trời. Ai đã một lần cảm nhận được vẽ tráng lệ và uy nghi của ngôi nhà Tạo Hóa đó, thì họ sẽ không tàn phá thiên nhiên để đua nhau dựng lên những cái lồng bằng bê tông cốt thép nữa .
Một nghệ sỹ nói :
.

- Tôi sẽ vẽ những bức tranh , làm những vần thơ và viết nên những bản nhạc để biểu đạt tình yêu của muôn loài . Khi người nào đó ngắm nhìn bức tranh của tôi thì họ sẽ vui những niềm vui cao thượng , sẽ đau những nỗi đau của giống nòi ,sẽ biết chia sớt và cảm thông với muôn mặt đời sống của nhân loại . Còn những nốt nhạc sẽ làm cho bom đạn và các chiến xa tan chảy vào lòng đất rồi từ đó mọc lên những bông hoa, một cõi lòng ai đang tan nát đến tột cùng thì âm nhạc sẽ chữa lành những vết thương rướm máu . Một tên sát nhân vội vã buông đao khi nghe được bài thơ viết về mẹ , nột đôi tình nhân đang giận hờn vội vã xích lại gần để thủ thỉ cho nhau nghe bài thơ ca ngợi tình yêu lứa đôi. Thế giới sẽ yên bình ,vạn vật sẽ an lạc , loài người sẽ chìm đắm trong nhạc họa và thơ …
Một bác sỹ nói :
.

- Tôi sẽ làm hết sức mình để cứu cho loài người bớt đi nỗi đau về thể xác lẫn tâm hồn , tôi sẽ tìm được những phương thuốc để khi con người uống vào thì mọi bệnh tật sẽ tiêu tan , nhưng tôi biết mọi nguyên nhân đau khổ đều xuất phát từ nơi nghiệp quả của con người , muốn tránh bệnh tật trong thể xác hay tâm hồn thì phương thuốc hiệu nghiệm nhất là tránh gieo những mầm mống xấu xa trong lời nói , trong hành vi và trong tư tưởng .
Một thầy giáo nói :
.

- Tôi sẽ xem những học sinh của mình là những người anh em , vì có những em nhỏ nhưng linh hồn em không nhỏ, từ đó tôi sẽ còn học ở các em những bài học quý báu , những em khác yếu đuối hơn thì tôi sẽ dìu dắt ân cần . Những học sinh của tôi sẽ không cần bằng cấp , không cần học đại học và cũng không cần vùi đầu trong thư viện , bài học đầu tiên các em phải học là học cách yêu người khác như mẹ yêu chúng ta vậy , sau đó các em sẽ được học cách đi sâu vào nội tâm để tìm lại con người thật của mình, bởi con người là một vũ trụ nhỏ , ai biết được con người thật của mình thì người đó sẽ biết được mọi điều kỳ bí trong vũ trụ lớn .
Một tu sĩ nói :
.

- Tôi sẽ tự hoàn thiện mình hơn nữa để có thể xứng đáng với tôn giáo mà tôi đang rao giảng , tôi sẽ giúp cho mọi người tự giải thoát bản thân khỏi những gông cùm do những dục vọng thấp hèn tạo ra . Con người có thể tìm thấy hạnh phúc và an lạc ở nội tâm của mình mà không cần mưu cầu ở ngoại giới vì bản tính thật của con người là Thiêng Liêng . Tôi sẽ hy sinh mọi thứ kể cả tính mạng của mình để thực hành lòng từ bi với mọi sinh vật xung quanh nhằm xiển dương tình huynh đệ đại đồng . Vì dù cho chúng ta có địa vị khác nhau , có màu da khác nhau , có tiếng nói khác nhau , nhưng khi đói chúng ta đều đói như nhau, khi khát đều khát như nhau , máu chúng ta đều đỏ và nước mắt đều mặn vì chúng ta là anh em một nhà, là con của mẹ Trái Đất .
.

Và rất nhiều những người khác tiếp tục nói ...
.

Sau khi đã bàn luận và lắng nghe ý kiến của nhau xong , tất cả mọi người đều xúc động, niềm hạnh phúc ngập tràn trong mỗi trái tim , họ tự hào vì những người anh em xung quanh ai nấy cũng đều muốn sống một cuộc sống thật cao thượng và đầy tình yêu thương .
.

Bất chợt một tiếng nói vang lên từ phía góc xa của căn phòng , một người cụt cả hai tay hai chân với đôi mắt mù lòa chậm rãi nói :
.

- Tất cả đều thật tuyệt vời , nhưng chúng ta cần có một bản giao ước ngay từ bây giờ để sau này không một ai có thể vi phạm giao ước gây ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh . Cũng cần phải có một tên đầy tớ để phục vụ cho công việc của mỗi người được thuận lợi , không bị chồng chéo lên nhau , và còn phải phục vụ cho cả những người không có khả năng lao động như tôi được sống nữa chứ !
.

Mọi người đều gật đầu :
.

- Đúng đúng , cần phải có một giao ước và một tên đầy tớ để phục vụ cho tất cả chúng ta . Từ nay chúng ta sẽ đặt tên cho bản giao ước là HIẾN PHÁP và tên đầy tớ là NHÀ NƯỚC .
Pằng pằng pằng ...
Sau một loạt tiếng súng cánh cửa mở toang , mọi người chưa kịp hoàn hồn thì một tên lên tiếng :
"Các đồng chí khỏi cần tìm đâu cho xa , chúng tôi đã mang cho các đồng chí CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH đây , từ nay chúng ta không được sống ích kỷ cho cá nhân mà phải biết sống cho tập thể , phải ra sức rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân , toàn bộ tài sản nhà cửa ruộng vườn đất đai không được ích kỷ giử cho riêng mình mà phải là của chung tất cả mọi người . Chúng ta sẽ lấy của người giàu chia cho người nghèo sao cho tất cả đều bình đẳng .
.

Chúng ta không được có tư tưởng của riêng mình , vì tư tưởng chúng ta rất thấp kém và đạo đức chúng ta còn xấu xa , nên toàn dân phải ra sức rèn luyện học tập theo TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỸ ĐẠI.
.

Nãy giờ chúng tôi cũng đã lắng nghe ý kiến của tất cả các đồng chí , mọi mong muốn đóng góp của các đồng chí đều rất tốt đẹp nhưng mọi việc sẽ được tiến hành theo CƠ CHẾ XIN CHO và chúng tôi sẽ là NHÀ NƯỚC của các đồng chí , chúng tôi là ĐẦY TỚ của nhân dân , còn HIẾN PHÁP thì đề nghị các đồng chí hãy quán triệt nội dung của ĐIỀU 4 " .
.
Chỉ sau hơn 30 năm , bọn ĐẦY TỚ đã đục khoét tham nhũng vơ vét hết tất cả những gì có thể vơ vét , bán hết tất cả những gì có thể bán , từ con người , tài nguyên cho đến biển đảo đất đai và bán luôn cả linh hồn cả lương tâm của chúng nữa ...giờ đây một tương lai vô cùng đen tối đang bủa vây lấy căn nhà nhỏ bên bờ Thái Bình Dương.
.

Người trí thức bất bình trước cảnh bất công của xã hội nên họ cũng lên tiếng
phản biện , ngay lập tức họ bị côn đồ hành hung , bị đuổi việc , bị tông xe, và bị bỏ tù ... với tội danh PHẢN ĐỘNG , dám nói xấu ĐẦY TỚ , đòi đuổi việc ĐẦY TỚ .
Họ bị đem ra xử để làm gương răn đe những người khác , để từ nay khi phải đối mặt với biết bao nhiêu bất công trong xã hội thì trong một chừng mực nào đó con người có 3 cách lựa chọn :
- Một là đấu tranh dù phải chết .
- Hai là sống theo chủ nghĩa ba không "không nghe , không thấy, không nói" .
- Và ba là "tiến theo cờ Đảng sẽ thấy tương lai sáng tươi"

.
Thế là hầu hết mọi người chọn cách hai chấp nhận sống hèn sống nhục , một số bẩn thỉu đê tiện thì chọn cách ba , những người chọn cách một thì chỉ còn rất ít .
.

Và thời gian cứ thế qua đi , từ thế hệ này đến thế hệ khác đều sống hèn và quen thói nịnh bợ như thế , HỌ ĐÃ QUÊN HẾT NHỮNG ĐIỀU CAO THƯỢNG MÀ HỌ TỪNG MONG ƯỚC KHI XƯA , họ đã quên mất bản tính thiêng liêng trong con người họ, giờ đây cái họ tôn thờ không phải là tình yêu thương mà là đồng tiền , không phải là mong muốn sống cho người mà là thỏa mãn cho mình ... Chính vì lý tưởng sống lệch lạc đó nên nền tảng đạo đức xã hội ngày càng băng hoại .
Em bé bây giờ tin rằng tất cả mọi người đều là cháu của bác Hồ, còn nhà trường dạy cho em đọc khẩu hiệu không khác gì một con vẹt .
.

Cô gái và chàng trai thì chỉ quan tâm đến việc làm sao kiếm thật nhiều tiền để thỏa mãn các dục vọng cá nhân .
.

Người nông dân bị cướp hết ruộng đất nay đã đổi tên là Dân Oan.
Kiến trúc sư bất lực trước trước bài toán cải tạo không gian sống .
Người nghệ sỹ bị tước đi quyền tự do phản ánh bộ mặt thật của xã hội.
Lương y nay đã không còn là từ mẫu .
Cô giáo không còn là mẹ hiền
Tu sĩ thì lo nghĩ cho bản thân nhiều hơn là lo nghĩ cho nhân loại .
...
Con người trở nên ganh ghét lẫn nhau , giết hại nhau để sống , anh giết em , vợ giết chồng , mẹ giết con , đi ra đường nhìn mặt ghét là chém , thấy thích là hiếp , mời rượu mà không uống là đâm , đòi yêu không được là giết ...
.

Nếu chúng ta quan sát đời sống trong tự nhiên thì sẽ thấy con Cọp ,con Beo , con Chó Sói , con Cá sấu cũng không có kiểu hành xử với đồng loại tàn ác đến như vậy .
Và tưởng chừng như sau hàng trăm triệu năm tiến hóa , con người đã trở nên tương đối toàn thiện và văn minh , nhưng thật lạ lùng vì ngay ở thế kỷ 21 lại xuất hiện một sinh vật có hình hài giống con người , nói tiếng người , đi bằng hai chân nhưng lại có tập quán sống tệ hơn một con thú . .

"Giống người rất lạ" này có mặt trên khắp địa cầu nhưng chủ yếu tập trung nhiều ở Trung Quốc , Bắc Hàn , và Việt Nam .
.

27/8/2009
Lê Trung Thành




Suy Nghĩ Về Nhà Nước Việt Nam và Chính Sách

“Nhận Tội-Xin Khoan Hồng”



Việc Nhà nước Việt Nam liên tiếp bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến và

gây áp lực cho những tiếng nói bảo vệ lãnh thổ đất nước đã không còn là chuyện mới mẽ trong nhiều năm qua. Những phản biện và ý kiến chính trị trong một xã hội dân chủ văn minh luôn là cần thiết để phát triển con người và đất nước. Bày tỏ chính kiến là rất cần thiết và là QUYỀN của mỗi công dân trong một xã hội dân chủ mà bất kỳ thể chế nào, ở đâu cũng phải chấp nhận. Riêng cá nhân tôi đã từng bị giam giữ và nếm trải những thủ đoạn gian xảo của cơ quan an ninh để cuối cùng bị bắt ép quay những đoạn video theo ý họ. Tôi đã không lạ gì những mưu kế của cơ quan an ninh trong một nhà nước thiếu trung thực và sử dụng pháp luật tùy tiện. Việc cơ quan anh ninh trình chiếu những đoạn “video nhận tội” gần đây của luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, cựu trung tá Trần Anh Kim và doanh nhân Trần Hùynh Duy Thức thật ra chỉ nêu rõ thêm sự yếu kém, phản dân chủ và bất bình thường của một thể chế chính trị trong thời kỳ hội nhập thế kỷ 21.

Sự bất bình thường

Ngồi xem và suy ngẫm lại, khúc video đã bị cắt ghép nhiều đoạn đã không thuyết phục được tôi rằng các anh em dân chủ đã vi phạm luật pháp. Ngược lại, nó thể hiện ý chí đấu tranh cho tự do, dân chủ và công bằng của các anh em. Đoạn video chỉ nói lên được rằng các nhà dân chủ muốn góp phần với nhà nước để xây dựng xã hội công bằng dân chủ. Những hoạt động của anh em đơn thuần chỉ vì quyền lợi của dân tộc và lợi ích chung của tổ quốc Việt Nam. Vậy nếu họ bị bắt nhận tội, có chăng là tội trung thực vì không thông đồng với cái sâu mọt của nhà cầm quyền, và vì tội dũng cảm dám nói lên những điều mình muốn nói về một đất nước dân chủ. Tôi thấy rất bất thường khi một người phải nhận cái tội mà đối với anh em và thế giới, đó không phải là tội. Có ai họat động dân chủ cho đất nước một cách ôn hòa lại có tội bao giờ? Trong 147 điều của Hiến pháp Việt Nam chưa có điều lệ nào nói đến sinh hoạt chính trị là chống phá nhà nước. Nếu vậy thì mục tiêu “xã hội công bằng dân chủ văn minh” của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng rõ ràng vi phạm và chống phá nhà nước. Chúng ta cần phải hiểu rõ, làm đúng và nói thật.

Trong thời gian tại trại B34, tôi đã thấy rất rõ và không lạ lẫm với những cách hành xử của cơ quan an ninh điều tra để có được những đoạn video vừa qua. Bốn con người hoàn toàn khác nhau, bốn khối óc khác nhau và kinh nghiệm sống cũng trên lệch rất xa nhưng lại có một bản “nhận tôi, xin khoan hồng” rất giống nhau. Tôi chỉ có thể giải thích rằng cái “khuôn mẩu bản nhân tội” này là một sự cố ý trắng trợn có dàn dựng và có chủ trương, như cách họ đã làm với tôi cách đây chưa lâu. Nhìn lại thì tôi thấy chính mình trong những đoạn video ấy. Đoạn video mà chính các vị điều tra viên thuộc cơ quan an ninh điều tra cũng thừa biết rằng nhân vật chính đang bị ép phải đóng cho xong vai diễn của mình. Không những thế, chính các vị ấy biết rằng diễn viên chính không hề có tội. Đoạn video là thủ đoạn và mưu kế để tuyên truyền nhằm bào chữa hành vi sai trái của một chế độ và đánh lừa dư luận xã hội. Vì thực tế, Nhà nước và cơ quan an ninh điều tra vẫn không thể giải thích nổi thế nào là “hành vi chống phá nhà nước,” nếu không muốn nói thẳng đó là một quy định để bóp nghẽn sự thật và tiếng nói trung thực. Suy cho cùng, chỉ có sự dối trá và lừa bịp mới cần những biện pháp giải thích, điều chỉnh và đính chính. Chưa có một nhà nước pháp quyền nào dùng lời khai của phạm nhân đưa lên truyền hình để làm chứng cứ buộc tội. Vấn đề này không những không giải quyết và bảo vệ được thể diện của nhà nước, ngược lại, nó còn phơi bày sự sai trái của cả hệ thộng pháp lý. Vì muốn bị cho là có tội cần phải có những yếu tố cấu thành tội thể hiện qua nhân chứng và vật chứng. Và chỉ có môt đảng quyền mới cho phát hành những hồ sơ trong quá trình điều tra để bội nhọ và lăng nhục nhân phẩm của công dân nước mình. Bởi điều 72 Hiến pháp xác định rằng, “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.”

Việc cơ quan an ninh điều tra cô lập những người bị bắt giữ, không cho tiếp xúc và tư vấn pháp luật, cấm liên lạc với thế giới bên ngoài là hành động khủng bố tinh thần. Sự bất bình thường không phải từ những lời nhận tội của các chí hữu dân chủ, mà sự bất bình thường đến từ phía nhà nước. Nếu đầy đủ bằng chứng, nhân chứng thì việc tự nhận tội đã không cần thiết. Sự bất bình thường hiển nhiên nêu lên sự lúng túng, thiếu công bằng và bất lực trong hệ thống pháp quyền của Nhà nước Việt Nam. Nó cũng nói lên sự thiếu trung thực và thiếu trong sáng không riêng của cơ quan an ninh điều tra, mà của toàn đảng đầm quyền và Nhà nước. Cách hành xử trên trong một thời đại văn minh là quá lạc hậu và tối kỵ.

Thiếu trung thực và thiếu trong sáng

Tôi muốn khẳng định lại rằng sinh hoạt chính trị ôn hòa không thể bị coi là cái tội. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam cũng không có điều luật nào ngăn cấm người dân hoạt động chính trị. Có chăng chỉ là điều lệ riêng được hiểu ngầm của một nhóm người đưa ra nhằm giữ độc quyền chính trị, cấu kết quyền lực và ngăn chặn sự phát triển, tự do của đất nước. Điều này cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với Hiến pháp và quyền lợi chung của dân tộc, Tổ quốc. Tôi nhớ trong lúc hỏi cung tại trại B34, một vị điều tra viên đã nhiều lần kể công của Đảng Cộng sản về quá trình giành độc lập cho đất nước. Nhưng có một sai lầm mà vị này đã không nhìn thấy, hoặc đã phủ nhận, rằng công trạng giành độc lập là sức lực chung của toàn dân, và giành độc lập cho nhân dân Việt Nam chứ không phải công trạng hoặc chiến công của bất kỳ một cá nhân, bè nhóm hay đảng phái nào. Điều quan trọng nhất là điều hành đất nước ra sao sau khi có độc lập? Trần Độ, cựu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đã nói rằng, “tằm ăn lá dâu thì phải nhả tơ, nếu tằm ăn dâu mà nhả ra lá dâu thì sự tồn tại của tằm là vô ích.” Đảng Cộng sản Việt Nam có công giành độc lập như thế nào, lịch sử đã ghi nhận. Nhưng từ chủ nghĩa thực dân đến chủ nghĩa độc đảng toàn trị như hiện nay thì sự tồn tại của chế độ không khác gì lời nói của Trần Độ. Hơn 34 năm sau chiến tranh, người dân Việt Nam thật sự vẫn chưa được tự do, dân chủ, hạnh phúc và, đất nước vẫn chưa thoát khỏi cảnh nghèo khó. Hay chỉ có một thành phần lãnh đạo hưởng được những đặc quyền trên? Nhà nước Việt Nam đã không trung thực, không nhận thức sự yếu kém của mình và đã để cho số phận đất nước không mấy tốt đẹp trong các bản thống kê quốc tế.

Sự kiện vừa qua tôi cho rằng rõ ràng là sự đàn áp của một đảng này đối với một đảng khác. Đây không phải là cách hành xử của một nhà nước pháp quyền. Cụ thể hơn, một đảng viên Đảng Cộng sản không có quyền ép một đảng viên đảng khác từ bỏ đảng phái mình đang tham gia. Đây là ngoài thẩm quyền của cơ quan an ninh điều tra. Nhưng thực tế đó là những gì đã xảy ra vừa qua với tôi, với Nguyễn Tiếng Trung và các đảng viên khác trên đất nước Việt Nam.

Các cụ xưa thường nói “vàng thật không sợ lửa”. Nếu thật sự đất nước Việt Nam có dân chủ thì không cần phải “mở rộng dân chủ” như Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu đã lên tiếng. Thêm nữa, nếu đã là những ý kiến thì dù trên cơ sở nào cũng chỉ đóng góp để xây dựng và chỉ ra sai trái của các lãnh đạo, không thể quy là “chống phá nhà nước.” Nhưng có chắc là các lãnh đạo Việt Nam cũng không “chống phá Nhà nước?” Vậy các ý kiến của Võ Nguyên Giáp trong thời gian gần đây nêu lên những sai trái và vi phạm nghiệm trọng trong vụ Tổng cục 2 và bauxite là vô tội? Những hành động trên của nhà nước rõ ràng là một thủ đoạn để quy tội các anh em dân chủ, và một hình thức cố tình phá vỡ phong trào dân chủ đang ngày lan mạnh tại Việt Nam. Những mục tiêu hoạt động của các anh em dân chủ từ lâu nay cũng chính là mục tiêu “xã hội công bằng văn minh dân chủ” của Đảng Cộng sản và Nhà nước. Nhà nước Việt Nam không nên phủ nhận những điều trên mà nên tạo cơ hội để thực hiện mục tiêu đó.

Niềm tin vẫn sáng

Đã đến lúc chúng ta cần phải suy nghĩ lại cụm từ ‘chết vì đất nước hay sống vì đất nước’. Nếu chết để đất nước thật sự có dân chủ, có chủ quyền dân tộc thì các anh em dân chủ sẵn sàng không ngại. Nhưng ngược lại, chết để một nhóm người được tự do khuynh lóat xã hội, đục khóet đất nước để nhân dân vẫn nghèo đói và “thấp có bé miệng” thì, hãy sống và sống bằng mọi cách để tiếp tục tranh đấu chính nghĩa cho dân tộc. Đã đến lúc nhà nước cần phải ngừng sự hy sinh vô nghĩa cúa các công dân trong nước để một thiểu số quyền lực bên trên lạm quyền trục lợi.

Tôi luôn tin rằng việc các chí hữu dân chủ “nhận tội, xin khoan hồng” để tồn tại và tiếp tục niềm tin là điều rất bình thường trong tình cảnh xã hội như Việt Nam hiện nay. Những cách đối xử kém văn minh của nhà nước mới thật sự không bình thường và đáng lo ngại. Nhà nước Việt Nam không nên tiếp tục tình trạng thiếu minh bạch trong cơ chế nhà nước và hãy thật sự thực hiện nhà nước pháp quyền. Những thanh niên trẻ như chúng tôi luôn luôn ngưỡng mộ cơ chế chính quyền trong sạch, nhà nước điều hành xã hội bằng pháp luật. Vì có được như thế mới đẩy lùi quốc nạn tham nhũng và lạm quyền. Tuổi trẻ chúng tôi muốn một nhà nước trung thực, trong sáng và không lừa dối.

Những niềm tin và ước mơ này vẫn cháy và sẽ sáng hơn nữa trong những ngày sắp tới ..

Võ Tấn Huân
Tennessee, 23.08.2009




Wednesday, August 26, 2009

Cảm nhận của người trẻ nghĩ về Cộng sản Việt nam
Mưa Hoa Hồng
.

Sau khi trút một tràng những phẫn uất về tiêu cực này nọ của chính quyền, cô bé nhân viên của tôi kết luận “Thiệt, mấy ông đó, tối ngày cứ ra rả học tập theo tấm gương đạo đức HCM này nọ sao mà… Bác Hồ thì rất giỏi, rất tốt, nhưng mà mấy ổng thì… ” Tôi thầm cười buồn “Sao mà y chang suy nghĩ của tôi vài năm về trước thế nhỉ?!” rồi gửi cho cô bé ấy bộ phim “Sự thật về Hồ Chí Minh”.
.

Vài năm về trước, tôi cũng ngưỡng mộ “Bác Hồ kính yêu” vô cùng, khâm phục “đất nước anh em” Trung Quốc rất nhiều, và phản ứng có phần cực đoan trước làn sóng nhiều người tìm đủ mọi cách để “trốn ra” nước ngoài hay “rời bỏ quê hương”. Tôi đã từng tự lập luận rằng “Mắc chi cứ phải đi nước ngoài mới phát triển được? Tôi sẽ vẫn đường hoàng phát triển trên quê hương mình” Rằng thì là tôi muốn các con cháu tôi tận hưởng mọi hương vị của quê hương. Rằng thì là nếu có cơ hội du lịch nước ngoài, tôi sẽ đến Trung Quốc đầu tiên…Dù đã cùng kiệt sức chịu đựng khi phải gánh chịu những hậu quả từ “tài đức lãnh đạo” của chính quyền, khi nhiều lần chứng kiến những hành xử vô luân, gian dối của họ, tôi vẫn cứ tin chắc rằng Chủ nghĩa Cộng Sản là chân lý, Bác Hồ là một tấm gương mẫu mực, một nhân vật vĩ đại, xuất chúng, nhưng chẳng qua là những người thừa kế không thực hiện đúng, rồi sẽ khắc phục, rồi sẽ có những người tâm huyết thật sự, biết đâu… Và tôi vẫn cứ nuôi một niềm “hy vọng vào tương lai tươi sáng” như cô bé 8x kể trên.
.

Trong vài năm trở lại đây, liên tục rộ lên những thông tin nhiều người khá thành đạt và có chỗ đứng khá cao trong xã hội xuất cảnh khá nhiều, phần lớn là theo diện kết hôn. Tôi không có ý lên án hay bình luận gì về việc này, đó là duyên số và lựa chọn cá nhân. Nhưng hiện tượng này lại nảy sinh trong tôi nhiều thắc mắc và phải nhìn lại lòng “tự hào dân tộc” cực đoan của mình. Sao họ lại từ bỏ những gì đang có và có nhiều nữa là? Có cái gì đó hơn chăng? Có điều gì mà mình chưa thật sự biết tường tận hay không? Tiếp xúc thêm nhiều người nước ngoài mang cả gia đình sang VN sinh sống và làm việc, tôi thấy họ đâu tới nỗi có những suy nghĩ thái quá về lòng yêu quê hương và tinh thần dân tộc như tôi? Tìm hiểu thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tôi bàng hoàng suy sụp và giận dữ vì hóa ra mình đã bị “nhồi sọ” và lừa dối bấy lâu nay mà không hề hay biết!
Trước giờ, khi xem những tin tức thế giới về chiến tranh ở nước này, bạo lực, khủng bố biểu tình ở nước kia, tôi vênh mặt lên hạnh phúc “Thấy chưa? Không ở đâu sướng bằng Việt Nam, VN là an bình nhất” Còn những thông tin báo chí trong nước, cách này cách khác luôn ngầm chê bai những người tìm cách “rời bỏ VN”.
.

Khi “kẻ thù của cộng sản” mà các bác Lê Các Mao Hồ không thể ngờ tới - là Internet – xuất hiện, tôi mới dần nhận ra truyền thông trong nước đã được sàng lọc kỹ rồi. Họ chả thèm đăng những cái “được” ở nước người khiến cho dân trong nước có dịp so sánh đâu, mà chỉ liên tục đưa những tin tức vô bổ hay nghiêm trọng hóa những cái “hổng được” của người ta. Với những thông tin “được phép biết”, người dân sẽ ảo tưởng là mình còn sung sướng hơn khối dân nước khác khi được “hàm ơn” chính quyền, nên đừng có “bé xé ra to” mà làm chi!
.

Tôi từng quen một anh bạn trai. Qua người cô của anh ấy, tôi được biết bố mẹ anh ấy không phản đối tôi, chỉ yêu cầu tôi phải bỏ đạo công giáo nếu đến với anh ấy, vì ông bà cực kỳ ghét người công giáo. Họ là người miền bắc. Tôi cũng đã từng “rất ghét” mấy “người Bắc kỳ” vì cứ luôn công kích người công giáo. Nhưng giờ đây, tôi không thấy giận bố mẹ của anh bạn tôi chút nào, mà chỉ xót xa vì nhận ra cả hai bên cùng là nạn nhân của âm mưu thâm độc chia rẽ “khối đại đoàn kết dân tộc” mà họ vẫn luôn mồm rỉ rả.
.

Khi vụ Tòa Khâm Sứ đã một thời làm rôm rả dư luận, mấy chị em cùng công ty cũng bàn luận này nọ, dĩ nhiên là theo thông tin “lề phải” từ báo đài. Tôi bèn giải thích ngọn ngành những thông tin thực tế mà tôi biết. Họ chăm chú lắng nghe với khuôn mặt lộ vẻ lo sợ. Sau khi tôi nói xong, họ “vậy hả” nhỏ xíu, rồi “thôi, sợ lắm, không dính tới mấy vụ này đâu, tốt nhất cứ lo thân mình thôi”. Và họ lại lên mạng shoping túi xách, với giày dép, quần áo. Thông qua chủ trương nhồi sọ tinh vi là toàn bộ hệ thống giáo dục “không giống ai”, cộng sản đã rèn cho lớp trẻ lối sống xem vật chất là cùng đích, giàu có bằng mọi cách, miễn sao mình sung sướng tấm thân mà không cần quan tâm những chuyện xung quanh làm chi. Khi người ta thờ ơ, họ sẽ mặc sức mà tung hoành.
.

Cộng sản đã gieo vào mỗi người dân nỗi sợ hãi không dám can dự vào việc xảy ra xung quanh khi liên tục bắt bớ, trấn áp những người không cùng chính kiến, hay dám nói lên sự thật. Những người bạn của tôi đã đùa khi hết người này đến người kia bị bắt vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” được thông tin với cùng giọng điệu mà ai cũng thuộc làu. Rằng sao nhà nước mình không công bố một lần thôi, đây là “công thức” mẫu tin về những người phạm tội chống phá nhà nước. Những lần sau chỉ cần nêu tên “tội phạm” và bảo mọi người tự điền vào công thức cũ. Cho nó đỡ tốn giấy mực và diện tích báo!
.

Chính quyền gì mà luôn phải mưu ma chước quỷ, giăng bẫy trơ trẽn, lật lọng dối trá để hãm hại người dân thấp cổ bé miệng hay cả vú lấp miệng em những sai trái của mình? Đang khi vụ Tam Tòa được “lề phải” thông tin rằng “Giáo hội không đồng ý làm chứng tích chiến tranh” thì “vô tình” trên Tuoi Tre Online 30/07/09 đăng thông tin “những trưng bày trong khu du lịch (ở Quảng Bình) bị đốt cháy … và công an địa phương đã có manh mối kẻ phá hoại”!!! Hay khi người người đang phản đối chính quyền cõng rắn Tàu vào cắn gà nhà, thì trên Tuoi Tre Online 31/07/09 lại cũng “vô tình” đăng tin ông gì đó than thở số lao động TQ sang VN đã lên đến 35.000, và họ nhập cư chui rất khó kiểm soát…??? Tôi đoán đây chỉ là màn 2 cảnh 1 để dọn đường dư luận cho những dã tâm sắp tới. Cũng có thể là tôi đã “nhạy cảm” quá, nhưng chính cả một hệ thống báo đài “độc quyền” đã nhiều lần dựng lên những trò hề cười không nổi như vậy đã khiến tôi phải luôn cảnh giác cao độ và không tin bất cứ điều gì cộng sản nói hay làm nữa. Tôi cũng tin rằng đại đa số dân chúng đã thuộc lòng từng vở tuồng bỉ ổi của họ, nhưng chẳng qua dân đen lẻ tẻ thì không làm gì được họ mà thôi.
.

Cộng sản ra rả nhồi sọ và nuôi hy vọng hão huyền cho người dân “chỉ là vài con sâu làm rầu nồi canh thôi mà, chịu khó chút đi, vớt ra thì sẽ xong ngay thôi” Nhưng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, còn cộng sản VN thì chỉ càng ngày càng đưa đất nước đi xuống bần cùng mạt hạt đã chứng tỏ gì? Bản chất chủ nghĩa cộng sản ngay từ khi ra đời đã là một tác phẩm bệnh hoạn vì nó dựa trên sự tàn bạo, dối trá và mất nhân tính, chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích đê hèn của cá nhân một số ít người. Như vậy thì thực tế đây đúng là cả một nồi canh nấu bằng sâu giòi rồi còn gì? Cái nồi canh giòi bọ đó chỉ có một cách duy nhất là đổ bỏ hết, rửa nồi thật sạch, thậm chí bỏ luôn nồi rồi mua nồi mới về nấu canh, thì mới có thể ăn được. Còn cái đám sâu bọ kia, cũng chẳng cần giết hại chúng làm chi, cứ thả chúng về với đất, nơi đúng ra chúng phải sống ở đó, vì bản tính người VN luôn vị tha và rộng lượng. Cũng đừng hy vọng ảo rằng có thể lay động hay biến đổi những “con sâu” này thành bắp cải hay rau dền gì đấy. Vì chỉ mới là công dân hạng ruồi thôi mà tôi còn bị nhồi nhét thành công thế kia, huống chi là họ đã được sinh ra trong cái nôi và được nuôi lớn trong lồng kính “đào tạo bồi dưỡng chính trị” này nọ. Hãy cứ quan sát thử xem, những nhà lãnh đạo tư bản, tuy mỗi người một đường lối, cũng ưu khuyết điểm này nọ, nhưng khuôn mặt các vị đều toát ra một thần thái gì đó. Còn những ông này bà nọ cộng sản? Xin lỗi, nhưng nhìn cái mặt cứ u u đần đần làm sao ấy! Vì óc họ đã đặc cứng CNXH rồi, không thay đổi được gì đâu!
.

Đó là một số thay đổi trong suy nghĩ nhận định của tôi giữa khi còn bị nhồi sọ và khi đã “sáng mắt” ra. Cho nên, tôi rất tán đồng với quan điểm “phải đạp đổ thần tượng rởm Hồ Chí Minh” mà mọi người đang tiến hành. cộng sản VN đang cố bấu víu vào cái phao cuối cùng do họ tự vẽ vời nên để tiếp tục mê hoặc và lừa phỉnh nhiều thế hệ VN về cái CNXH thực sự đã sụp đổ từ cái gốc, mà bản thân tôi là một nạn nhân cụ thể. Mỗi người hãy góp một tay bằng cách chuyển tải những sự thật này đến nhiều người khác, nhất là những bạn trẻ. Nếu không, sẽ còn tiếp nối hàng hàng lớp lớp thế hệ trẻ ra sức phấn đấu để bảo vệ cái “chân lý XHCN” đã bị cả thế giới quăng vào sọt rác và cái “tư tưởng đạo đức HCM” mới bị ép sinh ra, với hy vọng rằng mình có thể là một thừa kế đúng nghĩa chăng?
.

Ngoài ra, tôi cũng muốn gửi những lời tha thiết từ tận đáy con tim mình:

* cho những bạn trẻ còn bàng quan trước thời cuộc: đừng nghĩ đó không phải là chuyện của mình. Dù chúng ta có giàu có hay thành đạt đến đâu, chúng ta cũng chỉ dừng ở mức là một tù nhân hạng sang trong song sắt cộng sản mà thôi. Chúng ta sẽ tự quyết định được bao nhiêu % cho hạnh phúc, tự do cho chính mình và các thế hệ con cháu trong một xã hội đầy rẫy những bất an, bất công và suy đồi? Còn với những ai vẫn còn đang vất vả gánh nặng mưu sinh, hãy một lần lắng đọng để tự trả lời câu hỏi “Vì sao tôi không thể sống đường hoàng bằng chính sức lao động và lương tri của mình trên đất nước này?”

* cho những thế hệ cha chú đang đấu tranh cho hạnh phúc thật sự của quê hương Việt Nam: Hãy yên tâm và vững lòng, vì dù có bị nhồi sọ, nhưng còn nhiều lớp trẻ vẫn tự nhận ra sự thật, và ngày đêm ủng hộ cho công cuộc đấu tranh này. Cách này hay cách khác, thế hệ trẻ chúng tôi vẫn biết cách khéo léo quân bình giữa lo toan sinh kế hay tương lai bản thân và gia đình, đồng thời góp sức vì công cuộc chung trong mọi khả năng có thể.

*cho những đồng bào thân yêu của tôi, không tôn giáo hay có tôn giáo: hãy luôn sáng suốt để vạch trần âm mưu chia rẽ độc ác của cộng sản. Dù có khác nhau đôi chút, nhưng chúng ta cùng giống nhau là có niềm tin mãnh liệt vào sự chân chính và ước mơ về một tự do hạnh phúc đích thực. Họ đang cố tách từng chiếc đũa ra để dễ bề mà bẻ gãy. Hãy cùng nhau tạo thành một bó đũa, sẽ không có một sức mạnh gian ác nào có thể tiêu diệt được!

http://nguoivietboston.com/?p=13981

TRỞ VỀ ĐÂU TRANG


Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (trở vê đâu trang)

Monday, August 24, 2009

Lê Phàm Nhân: Cũng Đã Có Ngày Tàn
ADD THIS PAGE TO FAVORITESTake2Tango BroadcastingTrang ChínhSổ TayTango’s
BlogRao VặtRSS[708727]
DIỄN ĐÀN - 8/24/2009 12:14:15 AM CŨNG ĐÃ CÓ NGÀY TÀN…

Lê Phàm Nhân
(Con Ong Việt gửi đến T2T)

Barrack Hussein lên ngôi, thấm thoát đã được nửa năm. Lời nói trong khi tranh cử, và việc làm sau khi nhậm chức, đã bắt đầu hiện ra rõ rệt trước mắt cử tri Hoa kỳ và con mắt quan sát khắp năm châu. Tóm tắt mà nói, có hai lãnh vực chính:
đối ngoại và đối nội.

Về đối ngoại, mới có trong vòng 6 tháng, Barrack Hussein đã đi gần khắp năm châu. Đi để làm hai việc. Một là, đưa đệ nhất phu nhân da đen đầu tiên của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đi du lịch, trình làng, kể cả việc ghé lại Ghana, Phi châu, để chơi trò “Thầy Carnot vềthăm làng cũ”, với chi phí khổng lồ do thuế má người dân đài thọ. Thứ hai, đi chu du chỉ nói chuyện “huề vốn”, chứ không hề
có thương lượng chiến lược đối ngoại, để củng cố vai trò của đại cường Hoa Kỳ trên chính trường toàn cầu, chuyện mà nhiều nước nhược tiểu bị áp bức đang để mắt ngóng trông. Gọi rằng “đi du lich”, là vì vậy. Tệ hơn là “nói chuyện huề vốn”, Barrack còn lên tiếng “xin lỗi” nhiều nước, mà giới truyền thông và dân chúng Mỹ lâu nay vẫn gọi là “bad guys”, như Iran, Bắc Hàn, Cuba, Venezuela...! Nói tóm lại, Barrack đã từ khước vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới, để vừa rảnh tay học việc, vừa để quay về chỉ lo chuyện đối nội.

Về đối nội, trọng tâm công tác của Barrack là củng cố quyền hành cho đảng Dân Chủ nói
chung, và chiếc ghế Tổng Thống cho mình nói riêng, mong sao ít lắm cũng à một nhiệm kỳ nữa. Phương thức không có chi là khó hiểu: Phân tách kỹ càng, nhận diện rõ mặt các khối cử tri chỉ chuyên đòi hỏi quyền lợi cho phe nhóm họ, đặt quyền lợi cá nhân và phe nhóm lên trên quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ. Rồi Barrack dùng quyền của hành pháp, dùng tài nguyên của quốc gia, thỏa mãn tối đa đòi hỏi của những khối cử tri này, để lấy lòng, để kiếm phiếu, bất chấp sự chống đối của công chúng và dư luận truyền thông. Ví dụ như chuyện “Tea Parties” âm ỷ kéo dài, chống tăng thuế. Ví dụ như chuyện “Health Care Reform”, gây phẫn nộ sâu rộng trong các “townhall meetings”, đang lan tràn khắp nước. Không ngần ngại dẫm lên dư luận, để lấy lòng các khối cử tri đó, miễn sao cho ngày bầu cử lần tới, góp chung lại được trên 50% tổng số phiếu, để tiếp tục cầm quyền, là hoàn thành được mục tiêu chính trị tối hậu.!

Đọc chuyện vạn lý trường chinh bên Tàu, nhớ lại ngày còn bôn ba đó đây, có lần Mao Trạch Đông dừng lại bên suối, uống rượu cùng đồng chí Chu Ân Lai. Mao vỗ bụng đắc chí, hề hà san sẻ với họ Chu giấc mộng chia ba thiên hạ: Âu, Mỹ và... Hoa! Nửa thế kỷ sau khi họ Mao nhắm mắt lìa đời, Mỹ châu đang lột xác. John F. Kennedy là Tổng Thống sau cùng thuộc đảng Dân Chủ Mỹ, được lịch sử Mỹ nhắc nhớ với câu nói: “Ask not what your country can do for you. Ask what you can do for your country”.

Ronald Reagan là Tổng Thống Cộng Hòa được lưỡng đảng Mỹ ca ngợi không tiếc lời, vì đã thắng cuộc chiến tranh lạnh trong thế kỷ thứ 20, xô ngã khối sắt máu khổng lồ Liên bang Sô Viết. Và Ronald Reagan được nhắc nhở với câu nói: “We all love freedom. But freedom is not free. We must be strong to defend freedom”. Đại để, tự do không phải là... tình cho không biếu không. Phải mạnh mới gìn giữ được tự do...

Ngược dòng lịch sử, nước Mỹ đã tượng hình với những di dân chạy trốn áp bức, từ khắp nơi đổ vào tân lục địa trong thế kỷ thứ 18. Văn minh tứ xứ góp lại, chan hòa lên tài nguyên mầu mỡ của vùng đất mới, cộng với ý chí chống bất công áp bức, đã biến tân lục địa trở thành một đại cường, trong một thời gian nhanh chóng kỷ lục, chỉ có ba thế kỷ. Và quốc gia trẻ trung này đã hãnh diện mang tên là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States of America), vì văn hóa và kỹ thuật từ bốn phương hợp về...

Lịch sử loài người là một chuỗi dài những lỉnh kỉnh cá lớn đớp cá bé. Khi bị áp bức, bị dồn vào chân tường, thì con người phải phản ứng, phấn đấu để tự tồn. Từ đó, đã nảy sanh ra nhân kiệt, đã tạo nên được địa linh. Sau đó, nhân kiệt truyền lại cho con cháu, xuống nhiều đời, thì lại trở thành ươn hèn hư đốn, lại sanh ra áp bức, bất mãn. Chu kỳ lẩn quẩn này đã tái diễn nhiều nghìn năm, qua lịch sử thăng trầm của nhiều triều đại vua chúa trong lịch sử Âu Á. Sang thế kỷ mới này, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng bắt đầu có dấu hiệu bị chi phối bởi cái vòng thăng trầm lẩn quẩn trên đây, bởi bản chất của con người.

Cuộc tranh cử tháng 11 năm 2008 tại Hoa Kỳ, đã cho thế giới có một dịp quan sát thật gần vào nền dân chủ ở Mỹ: kết quả đã mang lại một nguyên thủ quốc gia gốc Phi châu lần đầu tiên. Bên ngoài nhìn vào, kết quả bầu cử đó rất ngoạn mục, cho dầu có bị ít nhiều hoen ố bởi câu chuyện “Acorn”! Dù có bị tai tiếng, nhưng cũng phải nhìn nhận là, kết quả bầu cử có phần phản ảnh... lòng dân, qua lá phiếu của cử tri, chứ không đến nỗi như ở Bắc Hàn, ở Libya, ở Cuba, ở Trung cộng, hay ở Việt Nam.

Lòng dân của cử tri Hoa Kỳ bây giờ, không còn là lòng dân trong tinh thần hy sinh cho quốc gia, như qua câu nói trên đây của John Kennedy nữa. Lòng dân Hoa Kỳ bây giờ, cũng không phản ảnh ý thức giá trị của Tự Do, như trong câu nói của Ronald Reagan nữa. Lòng dân Hoa Kỳ bây giờ, là lòng của các cậu ấm cô chiêu, hậu duệ nhiều đời của các nhân kiệt dựng quốc truyền xuống. Đặc biệt, “lòng dân” trong tâm tưởng của giới cử tri đã vào được tân lục địa, không phải vì chối bỏ áp bức, mà vì mạo hiểm mọi cách để vào được đất hứa, để cải thiện đời sống. Trong lòng dân Hoa Kỳ bây giờ, nước Mỹ đã thừa mạnh để tự tồn, việc gì phải bận tâm chuyện tự do của người khác ở đâu đâu, như kiểu ông Reagan. Trong lòng dân Hoa Kỳ bây giờ, câu nói của Ông Kennedy, đã trở thành... quân tử tầu! Đừng đòi hỏi ta đóng góp cho đất nước. Đất nước này đã thừa mạnh, thừa giàu rồi. Đã đến phiên ta hỏi: Phần của ta đâu, chia chác cho ta hưởng tí... Trợ cấp xã hội, quyền lợi y-tế tài chính, tự do phá thai, đồng tính, tránh nghĩa vụ quân sự v.v... Một mặt, người ta không thể nói tất cả dân chúng Hoa Kỳ bây giờ đều như vậy. Nhưng mặt khác, sang thế kỷ mới này, rõ ràng là con số đó đã lớn lên, đến một tỉ lệ quá bán. Đủ để đánh bại một ứng viên John McCain với thành tích suốt đời xương máu phục vụ quốc gia, quân đội trên chiến trường, và dày dạn kinh nghiệm đấu tranh trên chính trường. Và lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, đủ để nghiêng phần thắng lợi về tay một “con ma nhà họ hứa”, ngoài “nghề hứa” ra, chưa hề có mảy may kinh nghiệm lãnh đạo.

Barrack đã nắm được yếu tố nhân tâm này. Barrack đã hứa thỏa mãn đòi hỏi của cử tri trong khi tranh cử. Nhờ đó, Barrack đã thắng cử. Và Barrack đang làm tiếp mọi việc trong quyền hạn, để tiếp tục thỏa mãn họ, để bắt bù-loong vào chân chiếc ghế hành pháp trong cuộc bầu cử tới. Barrack quả là một tài năng chính trị mới, nhưng không phải là loại chánh khách có lý tưởng quốc gia như Kennedy, hay có lý tưởng tự do như Reagan. Mà Barrack là thiên tài vô địch, trong thủ đoạn chính trị thực tế trần truồng: lấy phiếu để cầm quyền. Quyền hành là tất cả. Hoàn cảnh và kỹ thuật chi tiết ở mỗi quốc gia tuy có khác, nhưng nói chung, thì các thể-chế đang cầm quyền ở Libya, ở Bắc Hàn, ở Iran, ở Trung cộng, ở Nga, ở Hà Nội, cũng rất sở trường về thủ đoạn chính trị bám cứng lấy quyền bính này.

Dưới chánh sách của Barrack, Chú Sam đang bịt mắt che tai với thế sự bên ngoài. Đây là cơ hội bằng vàng, từ thế chiến thứ nhất cho đến nay, mới có một lần, để cho Nga Tàu hoàn toàn rảnh tay “dàn dựng” mọi việc cần thiết, để xây đắp con đường tiến tới hoàn tấtgiấc mộng lớn của họ: giấc mộng chia nhau quyền bá chủ thiên hạ. Thay vì thiên hạ chia làm ba chân vạc Âu, Mỹ và Hoa, như họ Mao mơ ước trước đây, thì từ đầu tân thế kỷ này, cuộc cờ thế giới đang dần dần thiên về thế... tứ cực: Âu, Mỹ, Nga, Hoa: Liên Hiệp Âu-châu bên trời Âu. Mỹ và Canada bên tân lục địa. Liên Bang Nga ở Tây Á, Bắc Á và Đông Âu. Và cuối cùng là Tàu cộng, hùng cứ Đông Nam Á.

Tòa Nhà Trắng, với chủ nhân ông Barrack Obama, với chính sách bịt tai che mắt với thế giới bên ngoài, là một cơ hội bằng vàng, một dịp hi hữu hiếm có cho Nga Tầu. Cho nênmột mặt, Nga và Tàu cộng đang rất là thân thiện với Mỹ, cầu chúc cho Obama “phúc như Đông Hải, thọ tựa Nam Sơn”... Mặt khác, họ biết rằng cơ hội bằng vàng này, không dễ có lần thứ hai. Cho nên, nói theo kiểu Việt cộng, cả Nga lẫn Trung cộng đều đang “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”!

Obama vừa tuyên thệ, là Vladimir Putin siết ngay gọng kềm ở Bắc Á với các tiểu quốc như Chechnia, Georgia... vừa trước đây vẫn trông cậy vào sự giúp đỡ của George W. Bush để hy vọng giữ được độc lập của họ. Bên đông âu, Nga cũng đã hung hăng ngay trở lại với Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi... về vụ màn chắn hỏa tiễn, vụ ống dẫn khí đốt thiên nhiên v.v... mặc dù các nước này, nay đã là hội viên của Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong Liên Hiệp Âu châu. Còn nhớ, liền ngay sau khi Liên Bang Sô Viết tan rã năm 1991, Tổng Thống thứ 41 của Mỹ Georges Herbert Bush đã đưa ngoại biên của Hoa Kỳ sang mãi tận Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, với lá cờ hoa bay phất phới đó đây. Bây giờ, không chắc Obama có biết những xứ này ở đâu trên bản đồ thế giới... Xin mạn phép tạm dừng chuyện dài của Liên bang Nga ở vùng tây bắc Á và đông âu lại nơi đây, để nhìn sang vùng Đông Nam Á, nơi có giải đất hình chữ S của chúng ta.

Ở đông nam Á châu, có hai nước lớn, với dân số đông nhất nhì thế giới. Đó là Ấn độ và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, vẫn được gọi ngắn gọn là Trung Hoa Cộng sản, hay Trung Cộng. Ấn độ hiện đang có bang giao tốt đẹp với Pháp Đức, Anh Mỹ... Ấn độ có vũ khí hạt nhân và hàng không mẫu hạm. Ấn độ ngày nay không còn là miếng mồi hấp dẫn, mà Trung cộng dám chủ quan nhắm đến, như Hiro Hito của quân phiệt Nhật đã một lần chơi bạo trong thế chiến thứù hai giữa thế kỷ trước. Câu chuyện “Colonel Saito” ở Cầu Sông Kwai vẫn còn được nhắc nhở...

Nhiệm kỳ “che tai bịt mắt” với thế sự bên ngoài của đảng dân Chủ Mỹ hiện nay, có lâu lắm cũng chỉ là vài năm, chứ không mãi mãi. Biết vậy, Trung cộng đang thực tế, làm nhanh làm bạo tất cả những gì có thể làm được, để mở rộng biên cương trên đất trên biển, cố thực thi giấc mộng Đại Hán của Mao Xếnh Xáng và di huấn của Đặng Tiểu Bình... Từ Hoa Lục nhìn ra biển đông, tầm mắt của giới lãnh đạo Tầu cộng bị vướng víu bởi các “chốt” Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, vừa đã có khả năng tự vệ hữu hiệu, lại vừa có cái dù che của “Uncle Sam”. Chú Sam này, từ nửa thế kỷ trở lại đây, lúc nào cũng rất lật lọng vì quyền lợi nhất thời và giai đoạn, vì không có sách lược đường dài... Chú Sam cho thuê chiếc dù che ở bờ biển đông, để giữ cho dầu-sôi lửa-bỏng càng xa biên cương Hạ Uy Di càng tốt, chứ cũng chẳng tử tế gì. Chú Sam chưa quên bài học Pearl Harbor tháng chạp năm 1941.

Người Việt chúng ta cũng không thể nào quên chuyện Henry Kissinger đã bán đứng Nam Việt Nam cho Trung cộng tháng giêng năm 1973 tại Hoà Đàm Ba-Lê, để kéo Tầu cộng vào làm đồng minh, hầu chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh. Và ngay năm sau, 1974, Trung cộng đã đưa chiến hạm ra tấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa trên thềm biển đôngcủa Việt Nam, khi mà biển đông lúc bấy giờ đang lúc nhúc tàu bè của hạm đội số 7 Hoa Kỳ! Khốn nạn thật... Mẹ Việt Nam quằn quại niềm đau thân phận nhược tiểu. Chỉ có con người cộng sản Việt đã xem diễn biến đó là một bước tiến thắng lợi, vì đã đẩy đưa chúng đến gần quyền hành hơn. Quyền bính là tất cả, dù có dâng đất nước của ông cha cho ngoại nhân!

Dưới mắt Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, hướng tiến thuận lợi nhất trong thời gian Barrack bịt mắt che tai này, không còn hướng nào tốt hơn là hướng nam và đông nam. Về hướng đông nam, họ đưa tàu bè binh lính đến củng cố Hoàng Sa Trường Sa, xây phi đạo, lập khu tiếp liệu, cắm tiêu mốc ngang ngược trên biển đông sát hải phận Đà Nẵng, bắt bớ ngư thuyền người Việt, giam cầm đánh đập, tịch thu thuyền bè dụng cụ. Về hướng nam, từ trên đi xuống, trước hết là linh đình làm lễ khánh thành địa điểm biên giới mới, có Bộ Trưởng Ung Văn Khiêm của Bắc Bộ Phủ tham dự, đẩy lùi hình ảnh Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc vào ký ức đau thương...

Tiếp tục đi xa hơn về hướng nam, Trung cộng đã xử dụng xa lộ Trường Sơn, đưa đông đảo “công nhân thợ thuyền”(!), máy móc trang cụ xuống mãi cao nguyên Trung Phần, có bộ-đội nhân-dân của cộng sản Bắc Việt an ninh lộ trình, để khai thác quặng nhôm “beauxite” tại công trường Đak-Nông.



Ngang ngược bấy nhiêu chưa đủ, Trung cộng còn cho tàu hải quân xuống cấm tiêu
mốc mang bốn chữ chệt “Thổ Địa Giới Tiêu” mãi tận hải phận đảo Côn Sơn, ngoài
khơi hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu của Nam Việt... Chuyện ngang ngược kiểu này,
chỉ xảy ra lâu lắm rồi, khi các chiến thuyền Vikings dở trò bạo ngược man rợ ở Bắc Âu. Sang đầu thế kỷ thứ 21, chuyện bạo ngược man rợ lại tái diễn ở hải phận Côn Đảo ngoài khơi Bạc Liêu, khi mà chiếc bóng cao khều đen ngòm của Barrack Hussein Obama vừa che khuất ánh lửa bập bùng cầm trên tay của Nữ Thần Tự Do trên
hải cảng Nữu Ước.

Người Việt hải ngoại và sinh viên học sinh trong quốc nội mạnh mẽ lên tiếng phản đối. Nguyễn minh Triết và Nguyễn tấn Dũng đến nay vẫn câm như hến. Chẳng những vậy, còn thừa lệnh quan thầy phương bắc, phụ giúp một tay để “hợp thức hóa” vụ lấn đất chiếm biển này, qua trò Hà Nội đệ trình Liên Hiệp Quốc hai hồ sơ “Xin mở rộng thềm lục địa cho Việt Nam” vào hai ngày 6 và 7 tháng 5 năm 2009, mà thực chất là, tự mình thưa-ông con-ở bụi-này, tự mình trình làng những ranh giới mới mà Lê công Phụng đã thừa lệnh nhượng bộ, khi tên này làm trưởng Phái Đoàn thương thuyết với Trung cộng hai năm trước đây. Sau khi hoàn tất đại công tác bán nước, Phụng đã được tưởng thưởng chức vụ “Đại sứ Toàn Quyền” của Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Mỹ, ngay khi Barrack Obama vừa mới được Đại Hội đảng Dân Chủ Hoa Kỳ chọn làm ứng cử viên chạy đuavào Tòa Nhà Trắng mùa thu năm 2008. Ánh sáng hy vọng ở cuối đường hầm, của những nhóm lửa đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền ở các nước nhỏ Chechnia, Georgia, Tây Tạng, Nepal, Sikkim, Bhoutan, Miến Điện và Việt Nam, ngày càng hắt hiu leo lét...

Từ ngày Obama nhậm chức cho đến nay, truyền thông chỉ ghi nhận được hai “hoạt động ngoại giao” của hành pháp Mỹ. Chuyện thứ nhất, là lời “tuyên bố để đời” của thủ lãnh đại cường Barrack Obama tại Ankara Thổ Nhĩ Kỳ. Ba tháng sau ngày nhậm chức, Obama và đoàn tùy tùng hùng hậu, bay sang Roma họp thượng đỉnh. Trên đường trở về, có ghé qua thủ đô Ankara để thăm viếng quốc gia Hồi giáo Turkey. Đúng ngay vào ngày dừng chân đó, Bắc Hàn đã bất thần phóng thử nghiệm một hỏa tiễn tầm xa ra biển đông, qua đầu Nhật Bản. Nam Hàn và Nhật phản đối quyết liệt. Obama đang họp báo ở Ankara, bỗng nổi hứng phát ngôn với lời lẽ và giọng điệu khàn khàn chát chúa quen thuộc như khi tranh cử ở Chicago Illinois trong năm trước: “Đó là một vi phạm trầm trọng thỏa ước an ninh của Liên Hiệp Quốc. Vi phạm cần phải được trừng trị. Và lời nói phải có giá trị của nó” (Violation must be punished. And words must mean something!). Các quốc gia ở Trung đông lúc này đang khó chịu vì nỗ lực của Iran cố thực hiện vũ khí nguyên tử, nên lời tuyên bố xanh rờn của Obama được tán thưởng nhiệt liệt.

Ở Bình Nhưỡng, lãnh tụ Kim Jong Il nổi khùng, đuổi hết kiểm soát viên Liên Hiệp Quốc ra về, hăm dọa tàu bè hải quân Mỹ đừng tiến gần hải phận Bắc Hàn, và ngang nhiên đe dọa sẽ trả đũa đích đáng nếu Hoa Kỳ có “hành động khiêu khích”. Cả tỉ con mắt khắp nơi nhìn vào Hoa Thịnh Đốn, mong đợi một phản ứng ngoạn mục, tương xứng với lời tuyên bố xanh dờn của Obama ở Ankara. Hillary Clinton được Obama gửi đến trụ sở LHQ ở New York, để cùng Susan Rice (Đại sứ của Obama tại LHQ) cố vận động Hội đồng Bảo An LHQ ra một nghị quyết để cảnh cáo Bắc Hàn. Nhưng hoàn toàn công cốc. Bắc Hàn phây phây. Kim Jong Il thừa thắng xông lên, noi gương anh dũng của Tổng Thống râu xồm Ahmadinejad của Iran, hăm dọa sẽ xóa sổ Mỹ trên bản đồ, nếu Hoa Kỳ kiếm chuyện! Washington vẫn êm ru. Thế giới thấy rõ, “Obama’s words mean nothing”. Từ đó, Obama cụt hứng chuyện đối ngoại, quay lại với các mánh mung kiếm phiếu, hợp với sở trường của chàng hơn. Được báo chí phỏng vấn, Tổng trưởng Ngoại giao Hillary Clinton vớt vát chữa thẹn: “Họ (Bắc hàn) cũng giống như đứa trẻ con bướng bỉnh, lúc nào cũng muốn người ta chú ý đến mình”.
Nhân viên ngoại giao cấp thấp của Bình Nhưỡng trả đũa: “Bà già lẩm cẩm này, sao không về đi shopping đi, còn nói năng láp giáp làm gì...”

Trong bối cảnh thiếu vệ sinh của màn trao đổi chữ nghĩa ngoại giao trật chìa đó, bỗng cựu Tổng Thống Bill Clinton, chồng của Hillary, bay sang Bình Nhưỡng. Bill bắt tay bắt chân, chụp hình với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Il, vừa mới lóp ngóp ngóc dậy từ giường bệnh. Và Kim cho Bill dắt hai nữ nhân viên của Al Gore về Mỹ. Hai nữ nhân viên này vừa bị tòa án Bắc Hàn kết tội 12 năm khổ sai vì tội “hoạt động gián điệp”, mới hai tháng trước đó. Barrack không bình luận một lời, vì còn chưa hết ngượng với lời tuyên bố tuyên cha ở Ankara. Riêng Hillary, thì câng câng tự đắc, coi đó như là thắng lợi lớn nhất trong sự nghiệp ngoại giao của mình! Ở bề trái, người ta không rõ phú-ông Bill Clinton có đấm mõm nắm xôi nào vào mồm “thằng bờm” Kim Jong Il hay không. Người ta chỉ biết rằng hai nhân vật này đồng-bệnh tương-lân, đồng-khí tương-cầu. Kim rất hâm mộ Bill, vì thành tích chơi “thổi kèn” của Bill trong thư viện của White House khả kính, vào một buổi chiều năm xưa. Ngược lại, Bill lại rất nể nang, trầm trồ thú tiêu khiển kiểu đế vương của Kim: quanh năm chỉ Hennessy X.O., từng “trung đội” gái luân phiên, luôn luôn thay đổi hương sắc, tam cá nguyệt này thì tóc bạch kim bắc âu, lục cá nguyệt kia, thì màu rám nắng mặn mà chắc nịch của quần đảo Carribean...

Câu chuyện về Barrack, và Hillary vừa kể trên đây, là ví dụ một cái nhìn, về những sinh hoạt mới đây, có thật, của hành pháp và ngoại giao của Mỹ, trong 6 tháng đầu của nhiệm kỳ Obama. Barrack Obama có những dự án chi tiêu khổng lồ, không phải bạc tỉ hay chục tỉ, mà là trăm tỉ, ngàn tỉ (trillions of dollars), hứa hẹn là để... kích động kinh tế. Ngân sách Chú Sam đang thâm hụt. Chú Sam đang nợ như chúa chổm. Nợ riêng Trung cộng trên dưới 700 tỉ đô la. Cho nên Chú sam há miệng mắc quai, khi Trung cộng tung hoành tác quái ở biển đông. Nhưng không phải Trung cộng muốn làm mưa làm gió thế nào cũng được. Trong tháng 7 năm 2009, di dân người Hán đã đụng độ xung đột với thổ dân địa phương theo đạo Hồi, ở thủ phủ Urumqi, vùng sa mạc Tân Cương ở phía tây. Bắc Kinh cho điều động bộ đội đến đàn áp. Thổ dân người Hồi phản ứng mãnh liệt. Thương tích và tử vong của riêng người Hồi tại đây đã lên đến trên một nghìn sáu trăm người. Tổng thống Trung cộng Hồ cẩm Đào đã phải bỏ ngang hội nghị thượng đỉnh ở Âu châu, trở về
Bắc Kinh theo sát diễn tiến.

Theo báo “The Christian Science Monitor”, thì phản ứng mạnh mẽ nhất không đến từ người Hồi ở vùng Urumqi, mà đến từ thủ đô Ankara và nội các chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng trưởng Bộ Kỹ Nghệ và Thương Mại Turkey trong tuần qua, đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung cộng. Đương kiêm Thủ Tướng Turkey, ông Erdogan đã tuyên bố trên hệ thống truyền hình quốc gia rằng “Nói một cách giản dị nhất, việc đàn áp dã man những người anh em Uighurs của chúng ta ở Urumqi, là tương đương với sự diệt chủng, không còn cách diễn dịch nào khác hơn được nữa”. Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Abdullah Gul, vừa chính thức thăm viếng thủ phủ Urumqi của Tân Cương chỉ một thời gian ngắn trước khi cuộc xung đột xảy ra vào ngày 5 tháng 7 vừa rồi.

Sau mỗi lần có thiên tai như lũ lụt, động đất, phong ba bão táp, Trung cộng thường làm một công đôi ba việc: cưỡng bách di dân đến các vùng xa xôi như Tây Tạng, Tân cương, hay vùng cao nguyên dọc biên giới Ấn độ, để vừa giải quyết thiên tai, vừa nhân tiện trấn chiếm lãnh thổ. Trước đây, đã có những cuộc nổi dậy đẫm máu của người Tây Tạng chống di dân gốc Hán hống hách trong vùng thung lũng quanh thủ đô Lhassa. Bắc Kinh đã đàn áp thẳng tay, gây nên làn sóng phẫn nộ khắp hoàn vũ. Và bây giờ, trầm trọng hơn nhiều, là cuộc đổ máu đang tiếp diễn vì xung đột giữa người Hán và người Hồi ở Urumqi. Lá quốc kỳ mầu máu của Trung cộng, có 5 ngôi sao vàng, tượng trưng cho 5 sắc dân Hán Mãn Mông Tạng và Hồi. Ngôi sao sau cùng đó, bắt đầu rạn nứt ở Tân Cương...

Không phải đi đâu, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng chỉ gặp có Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, hay Barrack và Hillary! Đi đêm thường, thế nào cũng gặp ma. Và bóng ma lần này, là bóng ma... Hồi giáo! Bóng ma đã gây kinh hoàng ở Hoa Kỳ, ở Pháp, ở Anh, ở Tây ban Nha, ở Nam Dương, Phi Luật Tân, ở Iraq, ở Pakistan, ở Afghanistan... To lớn như Phát Xít Đức, hùng mạnh như Quân Phiệt Nhật, khổng lồ tàn bạo như Liên Bang Sô Viết, cũng đã có ngày tàn. Chuyện Tây Tạng, chuyện Việt Nam, đang thật là đen tối, nhưng không phải đã là hoàn toàn vô vọng...

Lê Phàm Nhân