Tuesday, June 30, 2009

TÂM THƯ CỦA
NGƯỜI HÀNH KHẤT ĐI ĐÒI CÔNG L Ý.
Tôi sinh ra và lớn lên trong thời kỳ nước nhà bị nội chiến phân tranh và trưởng thành trong hoà bình độc lập. Dù trong chiến tranh không mất mát gì nhưng tôi vẫn hiểu rằng không riêng ai, mà tất cả người dân Việt Nam đều khát vọng hoà bình. Vì hoà bình rồi thì không còn cảnh chết chóc đau thương, không còn chiến trường chiến trận, không còn cảnh đạn xé bom rơi, không còn cảnh Mẹ xa con, vợ xa chồng. Và hoà bình rồi, thì dân chúng sẽ được sống độc lập, tự do, hạnh phúc.
.
Thế nhưng hoà bình đã hơn 30 năm rồi, mà chỉ có một dân tồn tại. Đó là dân tộc độc lập, còn dân quyền thì bị cướp đi tự do, và dân sinh thì bị cướp đi hạnh phúc. Một số chuyện cướp bóc xảy ra có thể là do một số quan chức nhà nước CSVN sử dụng luật rừng, dùng cường quyền đứng trên pháp luật, tự cho mình có cái quyền như thế. Nhưng nhà nước cớ sao lại làm ngơ cho những loại luật rừng này tồn tại. Phải chăng có những mắt xích với nhau mà không thể phơi bày trừng trị? Cái quyền được đập nhà, cướp đất của dân đẩy người dân đến chốn đường cùng, đẩy người dân đến con đường khiếu kiện; đẩy người dân từ cái có đến cái không, từ người có nhà cao cửa rộng cuộc sống ổn định trở thành người lang thang đầu đường xó chợ; đẩy người từng có ruộng đất cò bay thẳng cánh trở thành người không còn một tấc đất cắm dùi; để rồi đổi lại là những tên cướp có lắm nhà lầu biệt thự ..
.
Cái quyền này từ đâu mà có, do nhà nước nào ban phát? Cán bộ dốt mà chễm chệ lên ngồi ghế quan to, mới có bằng lớp 9, tức gọi là có bằng Trung Học cơ sở đã lên ngồi ghế Chủ tịch Tỉnh, tức là Tỉnh trưởng. Chưa học hết lớp Sáu thì đã có chức vụ là Quận trưởng. Thực tế là thế, mà khi hỏi đến thì bằng Đại học này, học Đại nọ, Anh Văn bằng B, Vi tính bằng B.
Anh văn bằng B mà chỉ biết có hai chữ dollar. Khi ngồi trên chiếc ghế quan to thì mặc tình thao túng quyền lực. Dân bị cướp nhà cửa đất đai đi khiếu kiện để đòi lại thì bị những quan to ban phát những văn bản quyết định trịch thượng nghịch đời vô lý, như cướp đất của dân mà nói rằng dân tự giao nhà, giao đất.
.
Nhà nước CSVN thành lập sau năm 1975, còn nguồn gốc của dân có giấy tờ hợp pháp trước năm 1930, mà chóp bu cho là đất bất hợp pháp nên có quyền cướp bóc rồi chia chác cho họ hàng. Thế là những người dân bị cướp tài sản phải khăn gói đội những văn bản của kẻ cướp ban phát để lao vào cuộc trường chinh khiếu kiện như những con thiêu thân.
.
Họ đi từ quận tới tỉnh, từ tỉnh lên tới trung ương, đi từ Sàigon ra tới Hà Nội. Họ lang thang như những hành khất đại kiện, hành khất đi tìm công lý. Và để cho tinh thần đấu tranh được trường tồn họ phải mưu sinh bằng nhiều nghề tự phát như bán vé số, giặt giũ lau nhà, rửa chén bát ở các hàng quán, lượm bọc ni lông, v.v… Trong khi đó kẻ cướp càng ngày càng được thăng quan tiến chức, có kẻ hầu người hạ, lực lượng bảo vệ. Bước ra đường xa thì có máy bay, gần thì có xe hơi đời mới, ăn nhà hàng, ở khách sạn, ngủ nhà Tây, tối được phục vụ gái ôm.
.
Còn người bị cướp là dân oan thì lang thang, sống cảnh màn trời chiếu đất, ngủ công viên, ăn thức ăn thừa từ những công việc rửa chén bát ở hàng quán người ta cho về ăn, uống nước thì lấy lon sữa bò quơ củi nấu uống. Đó là những hình ảnh dân oan tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, như chị Phụng ở Sàigon, chị Trần thị Sách ở Quảng Ngãi, chị Trần thị Vui ở Sóc Trăng, chị Nguyện thị Kỷ ở Thái Bình và còn nhiều bà con khác nữa. Chị Sanh là thương binh loại 2/4 của cộng sản, chị Vui là gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng”, v.v… Các chị này đã ở vườn hoa Mai Xuận Thưởng suốt ba, bốn năm liền không về nhà.
.
Cuộc đời thật trái khuấy, trong khi kẻ cướp thì ăn trên ngồi tróc, xây nhà villa biệt thự ở những khu nghỉ mát, cất mấy lô cũng có, còn người dân oan đi khiếu kiện đòi lại nhà đất thì phải đứng trước những trụ sở tiếp dân, che lều bạt bằng ni lông làm nhà, lấy những tấm carton để che mưa tránh nắng, lót làm nền, thế mà chẳng được yên, cũng bị công an giựt sập, tháo bỏ. Dân trú ngụ ở nhà trọ trả tiền cũng không cho, ra nằm đỡ ngoài bến xe, bệnh viện cũng bị đánh hơi tìm đến xô đuổi đàn áp. Chùa chiền có tâm từ bi, nấu cơm chay cho dân đến ăn cũng bị công an đến cấm đoán, không cho phép Chùa cho dân oan ăn cơm. Dân oan không hiểu nổi, không hiểu sao họ lại tàn ác dã man và đầy thú tính đến thế. Chính quyền mà coi dân còn hơn là kẻ thù ngoại bang. Trong khi đó trong số dân oan có nhiều người là gia đình liệt sĩ, từng có chồng, con đã hy sinh trong hàng ngũ cộng sản, những người được nhà nước CSVN chứng nhận là “Mẹ Việt nam anh hùng”, hay đã từng nuôi giấu, che chở cho những cán bộ lão thành cho sự việc xâm lăng miền Nam. Thử hỏi nếu không có sự đóng góp hy sinh của những con người này thì bọn chúng có được quyền cao chức trọng, có được sự nghiệp bề thế hôm nay hay không? Rõ là qua cầu rút ván, ăn cháo đá bát…
Giờ đây những người này đã biết hối hận, nên thốt lên rằng:”Tao mà biết bây giờ tụi mày như vậy, thì hồi đó tụi mày ở dưới hầm, tao nấu nước sôi đổ xuống cho tụi mày chết cả lũ, chứ ở đó mà tao nuôi cơm cho ăn, lo thuốc cho uống”.
.
Chính vì cướp nhiều quá, ăn nhiều quá, nhũng nhiễu dân nhiều quá nên bọn cướp này bị người dân gọi là quân tham nhũng. Rồi cũng chính bọn chúng bày ra chuyện kêu gọi phòng chống tham nhũng, mà càng chống chừng nào thì cái bụng của quan tham càng to, càng chống thì chúng càng cấu kết bè phái với nhau để đỡ đạn. Chúng càng thù oán dân hơn và trù dập đàn áp khủng bố dân tố cáo tham những khôn xiết. Một chính sách gì không hiểu nổi? Thủ tướng nhà nước thì kêu gọi dân tiếp tay tố cáo tham nhũng, mà hễ ai tố cáo thì bị quy chụp ngay là lợi dụng quyền tự do dân chủ để gây rối trật tự nơi công cộng, thế là bắt bớ, còng trói, tù đày, thấy mà phát ớn.
.
Nhà nước Việt Nam có tự do dân chủ không? Có dân chủ sao dân oan đi ngủ, đi tiểu tiện cũng bị theo dõi rình rập, thậm chí còn can thiệp vô duyên đến tình cảm riêng tư của người dân oan. Hễ người nào mà đem tiền đến giúp cho dân oan có cơm để ăn, có áo để mặc, thì bị hô hoán cho là kẻ xấu rồi đi cướp lại những chai nước, những thùng mì giúp dân đó, thì là người tốt sao? Những kẻ cướp đội lớp cán bộ đó chữ nghĩa thì lọng cọng, nhưng xưng hùng xưng bá với những người dưới lớp áo dân oan là những người đã từng là thầy giáo, cô giáo, những người là sĩ quan dưới chế độ VNCH, có trình độ dân trí tốt, nhân cách tốt lành. Còn tuổi thì có cả những trẻ em chỉ mười hai ngày tuổi đến các cụ trên thất thập cổ lai hy. Cháu bé 12 ngày tuổi đó là con của anh Quý, chị Giang ở Đồng Nai. Anh Chị bồng con còn đỏ hỏn trên tay hoà nhập vào dòng người đi khiếu kiện kêu oan. Đáng quan tâm hơn hết là các em nhỏ còn ở độ tuổi cấp sách đến trường thuộc huyện Tân Hương, tỉnh Tiền Giang, các cháu ở An Giang và ở Bình Thạnh (Saigon) đành phải xa Thầy, xa bạn để theo cha mẹ khoát trên người chiếc áo dân oan với dòng chữ: “Đả đảo tham nhũng, đả đảo kẻ cướp nhà cướp đất của dân nghèo”. Hãy trả lại tuổi thơ cho cháu”.
.
Nhân chi sơ tính bản thiện. Tại sao nhà nước lại thấm đen vào những tờ giấy trắng tinh như thế, sao lại làm héo đi những chồi non đang xanh tươi trong bầu trời tương lai của đất nước? Vậy mà cứ rêu rao tuyên truyền là học theo tư tưởng HCM, làm cho dân có cơm ăn, làm cho dân có áo mặc, làm cho dân được đi học, được có nhà ở, thật là trơ trẽn bịp bợm. Đối với dân oan của mình thì sừng cồ hà hiếp, còn đối với ngoại bang xâm lược thì rụt rè rút cổ. Khi bọn Bắc Kinh bành trướng xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, sinh viên Việt Nam đã đứng lên đấu tranh đòi lại toàn vẹn lãnh thổ để thể hiện niềm bất khuất của dân tộc, dũng khí của thanh niên trong trách nhiệm bảo vệ tổ quốc thì chính quyền cộng sản xua công an ra ngăn chận bắt bớ. Như vậy là sao, không lẽ CSVN đang quay trở lại thời vua Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả Tổ.
.
Gần đây có 2 thiếu tá và 1 thiếu tá công an CSVN hướng dẫn người dân oan đi khiếu kiện, thì bị cho là xúi giục dân đi khiếu kiện, cũng bị bắt luôn. Thực tình là không hiểu nổi nhà nước này?
Tuy nhiên một bàn tay không che kín được mặt trời, cái thúng không lùa úp được miệng voi, đừng tưởng là một chế độ đàn áp dân, lừa trong dối ngoài là thế giới không biết, đừng tưởng là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, là thành viên thứ 120 của thương mại quốc tế WTO là khẳng định được uy tín trên chính trường và thương trường quốc tế đâu. Các người đang bị ru ngủ đó, đang bị lừa đưa vào vòng cấm địa rồi phải chịu đá phạt đền đó.
.
Dân là gốc, mà cứ đàn áp dân thì ngày tàn của chế độ cũng gần kề. Xin những tấm lòng người Việt xa gần nói riêng và tấm lòng từ tâm của những nước dân chủ tự do trên thế giới xin hãy cứu lấy dân oan vẫn là thông điệp của những người tan nhà nát cửa, tán gia bại sản, bị bắt bớ tù đày, bị khủng bố đe doạ. Từ đầu làng đến cuối tỉnh đang chờ đợi những vòng tay cưu mang, những tấm lòng nhân ái từ phía cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc ở hải ngoại, các lãnh tụ đang đồng là thành viên với Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, quý Ngài trong tổ chức nhân quyền quốc tế, người còn lương tâm, lương tri, v.v…. hãy cứu giúp và tiếp sức cho dân oan giữ vững được tay lái, ghì chặt tay chèo để giữ vững con thuyền chống lại bất công gian ác, đòi lại tài sản và nhân quyền của con người./.
.
Dân Oan Dự Toàn Ân (VN)

Thursday, June 25, 2009


HAI TÁC PHẨM ĐỂ ĐỜI
Nguyễn Ngọc Hạnh
.
Tiếc Thương



Khoảng năm 1965, Việt Cộng tấn công vào một đồn lính ở Củ Chi, ngoại thành Sài Gòn. Chúng tôi đến giải vây. Khi Việt Cộng rút đi, họ để lại 6 xác chết không đầu của những người Nhân Dân Tự Vệ. Chúng tôi đến chỗ để xác thì thấy một cô gái khóc lóc thảm thương, đang lần mò tìm xác chồng. Tôi giúp cô tìm thẻ bài để nhận diện, sau đó cho cuốn xác tất cả lại đem về. Hôm sau tôi đến nhà cô gái mong có thể chụp một tấm hình của cô nhưng cô vẫn khóc lóc thảm thương quá nên không thực hiện được. Khi về dưỡng quân ở rừng cao su Ngã Ba Ông Tạ, tôi nhờ con gái tôi, lúc đó 11 tuổi tìm giúp một người bạn gái nào đó có một hoàn cảnh tương tự như cô gái ở Củ Chi để dựng tấm hình ‘Tiếc thương". Cô Tâm là người con gái mà con tôi tìm được. Hiện nay cô đang sống tại thành phố Oklahoma. Lúc đó cô mới 19 tuổi, ý trung nhân của cô trong một chuyến bay nhảy toán ngoài Bắc bị Bắc Việt bắn rơi máy bay và bị bắt làm tù binh. Tôi đến gặp gia đình cô và xin phép được mời cô đi chụp hình với tôi. Gia đình cô đồng ý. Chỗ chụp hình là một quán bia ở xa lộ Biên Hoà. Tôi nhờ một anh bạn biết thổi sáo và nói anh ta ngồi phòng bên cạnh chơi những bản nhạc chiêu hồn như chương trình đài Saigon. Con tôi cũng ở đó, đọc những lá thư của ý trung nhân cô Tâm viết cho cô. Tôi chải tóc cho cô như trong hình, đưa tấm thẻ bài cho cô cầm, tấm thẻ bài này tôi mua chợ đen, một tấm thẻ bài được làm từ thời Pháp. Trong không khí u buồn, và bị tác động bởi tiếng sáo não lòng cùng với những lời lẽ trong bức thư của ý trung nhân, cô ta khóc nấc lên. Những giọt nước mắt lăn trên má, rớt xuống tay là những giọt nước mắt thật. Hai giọt nước mắt trên tấm thẻ bài là do tôi tạo ra. Chụp được 6 tấm thì cô tỉnh lại, không khóc nữa. Ðây là tấm hình lúc cao điểm nhất khi cô ấy nấc lên...
Tôi quen với anh chị Hải Bằng, chị bằng lòng làm người mẫu cho tôi chụp bức hình ‘Vá cờ" này. Tôi mua một cái nón sắt ở chợ trời, mượn cây súng trường của anh bạn Bùi Ðức Lạc là cả một chuyện khó khăn. Tôi dùng hai thứ đó làm hậu cảnh. Lá cờ được tôi đốt lỗ chỗ để chị ấy vá. Chị cứ ngồi vá cờ và tôi cứ chụp. Ðến động tác như trong hình thì tôi nói chị giữ nguyên động tác đó, tôi mở hé cửa sổ chỉ cho một phần ánh sáng rọi vào lá cờ, rọi vào nón sắt. Tuyệt vời. Bức hình chỉ có một ý nghĩa duy nhất: Chúng ta hãy vá lại những mảnh đời, những mảnh tình, những đơn vị chia rẽ, vá lại tình đoàn kết... Nguyễn Ngọc Hạnh (Nhiếp ảnh gia)


Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh



Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh trong cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật của ông cùng hai nhiếp ảnh gia Nguyễn Khải và Phạm Hiếu, tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt. (Hình: Vũ Ðình Trọng/Người Việt) Những ai đã từng lớn lên thời chiến tranh chắc không thể không biết nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh với những bức hình nói về cuộc chiến tại Việt Nam đầy tính nhân bản. Trong những năm phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, có một biến cố khiến ông trở thành một nhiếp ảnh gia nổi tiếng sau này. Trong một cuộc giao tranh ở Bồng Sơn, Quảng Nam, ông từ chối ra lệnh cho binh sĩ ném lựu đạn xuống hầm để tiêu diệt Việt Cộng. Lý do rất đơn giản, Việt Cộng đã bắt cả gia đình người dân xuống hầm chung với chúng, giết chúng là giết thêm 5, 6 thường dân vô tội. “Ðành rằng là một quân nhân phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, nhưng lệnh của trái tim tôi không cho phép tôi làm chuyện đó nữa sau khi đã chứng kiến mười mấy căn hầm như vậy. Tôi xin chấp nhận hình phạt.” Trở về Bộ Tổng Tham Mưu nhận hình phạt thì được Tướng Thanh, Phòng I nhìn ra khả năng nhiếp ảnh của ông do ông đã có 4 năm học bên Pháp nên cho phép ông phục chức và điều ra mặt trận làm phóng viên chiến trường. Thế là ông đi từ chiến trường này đến chiến trường kia. Những bức hình của ông đã giới thiệu cho thế giới biết cuộc chiến tranh Việt Nam như thế nào, và người lính Việt Nam Cộng Hòa nhân bản ra sao. Trong thời gian này, ông viết cuốn sánh “Việt Nam Khói Lửa” và xuất bản được một cuốn sách hình, lưu lại những hình ảnh sống động của cuộc chiến. Những bức hình ông chụp được mọi người ngưỡng mộ không phải là những hình thời sự. Ông chỉ là người tái tạo lại những câu chuyện đã xảy ra qua góc nhìn của một người lính cầm máy hình. Tất cả hầu như đều được dàn dựng công phu, tỉ mỉ để nói lên sự thật, mà theo ông “Lịch sử phải được dựng lại với tất cả lòng kính trọng.” Trong khuôn khổ trang Người Việt Trẻ, chúng tôi giới thiệu đôi nét về ông và một số tác phẩm với từng hoàn cảnh ra đời của nó, qua lời kể của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh.
.


Dựng cờ

“Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, Việt Cộng đã chiếm được Ðại Nội, họ chuẩn bị sẵn một lá cờ rất lớn treo lên cột cờ tại đây. Chúng ta phản kích và lấy lại được khu đất này. Trong khi vẫn còn những ụ súng phản kháng của Việt Cộng thì một trung sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa trèo lên cột cờ, xé tan lá cờ Việt Cộng và treo lá cờ của mình lên. Khi vừa leo xuống đến khoang đứng trên cùng thì anh bị Việt Cộng hạ sát, té rớt xuống đất. Lúc đó tôi còn bên kia sông Hương, cầu Tràng Tiền đã bị gãy, và tôi phải tìm cách vượt qua sông để vào Ðại Nội. Sau 45 phút dưới làn đạn địch, cuối cùng tôi cũng đến được nơi đó. Tôi được thuật lại rằng: khi người trung sĩ hy sinh, bà vợ của ông ta từ trại gia binh gần đó chạy ra, khóc lóc thảm thiết. Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 81 Hắc Báo 81 bọc lá cờ Việt Nam Cộng Hòa cho người trung sĩ và chuyển anh ta về tuyến sau. Sau đó Tiểu Ðoàn 81 Hắc Báo truy lùng tàn quân Việt Cộng và dẹp sạch số còn lại ẩn nấp gần đó. Hôm sau tôi quay lại đúng lúc đơn vị Hắc Báo chuẩn bị rút khỏi Ðại Nội, tôi xin thiếu tá tiểu đoàn trưởng cho chụp một bức hình ghi nhận công lao của đơn vị. Ðược sự đồng ý của ông, tôi mới sắp xếp chỗ đứng cho các đơn vị chung quanh cột cờ. Sau đó tôi đề nghị mọi người giơ súng reo hò "Việt Nam Cộng Hòa Vạn Tuế! Việt Nam Cộng Hòa Vạn Tuế!...", "Bức hình được chụp trong hoàn cảnh đó.”



Tấn công

“Tại mặt trận Bồng Sơn, Quảng Nam khoảng năm 1965-1966, tôi dẫn một đại đội +, tức là khoảng gần 100 binh sĩ chiếm cứ một ngọn đồi trong vùng. Việt Cộng cũng chiếm một ngọn đồi khác, cao hơn gần đó. Ban ngày hai bên đều thấy rõ những hoạt động của nhau như di chuyển, đào hầm hố... Tôi nhận định là tụi nó sẽ tấn công chúng tôi vào ban đêm nên cho anh em chuẩn bị hầm hố cẩn thận và yêu cầu hậu cứ tiếp tế lựu đạn. Hôm sau, trời vừa nhá nhem tối thì họ tấn công. Tôi lệnh cho binh sĩ dùng lựu đạn để đẩy lui bọn chúng, súng chỉ được dùng trong lúc đánh xáp lá cà. Ðánh bằng lựu đạn rất hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì chúng tôi phải ước lượng được từ nơi đóng quân đến chỗ Việt Cộng la xung phong để sau khi rút chốt phải đếm giây trước khi ném. Nếu đếm sai, nhất là bị chậm, sẽ dẫn đến tử thương. Tôi vừa chỉ huy vừa quan sát cách rút chốt lựu đạn của binh sĩ, và thấy được những khuôn mặt căng thẳng và quyết tâm của binh sĩ. Năm giờ sáng hôm sau thì Việt Cộng rút, để lại một số xác. Hôm đó tôi kêu một anh lính người gốc Miên, mua cho anh một xị rượu cho anh uống, rồi dẫn anh ta xuống chân đồi cùng 2 két lựu đạn bảo anh ta quăng thật. Thế giới biết đến tôi nhiều cũng qua tấm hình này.”
.
Hạnh phúc trong tầm tay


Năm 1973, tôi nghe rằng ở Bạc Liêu có một người như trong hình, tức là bị cụt tay chân nên đến đó nhờ ông tỉnh trưởng dẫn tới nhà chụp hình. Ðây là một anh Nhân Dân Tự Vệ trong thôn có nhiệm vụ mở đường mỗi sáng. Một buổi sáng anh xâm được quả mìn Việt Cộng gài đêm trước, sắp đưa được nó lên thì quả mìn phát nổ. Anh bị cụt một tay và một chân trái. Tới nhà anh, một ngôi nhà lá đơn sơ, chỉ có hai cha con ở nhà, người vợ đi bán buôn ở chợ. Anh nấu cơm, cho gà ăn, giặt quần áo, và làm tất cả mọi việc có thể làm để giúp vợ. Ðến khi anh ru con anh ngủ thì tôi biết rằng mình đã gặp một tuyệt tác phẩm. Anh quên hẳn mình là người tàn tật đùa với đứa con trai nằm trên võng, thằng bé cũng đùa với bố một cách vô tư và hạnh phúc.”
.
Mầm măng non
“Ðây là hai đứa con tôi. Hương và Tuấn. Và hậu cảnh là một đồn canh tại Bình Chánh trước năm 1968. Ðây là một đồn canh rất mong manh, trong đó có 15 anh Nhân Dân Tự Vệ bảo vệ. Một đêm, khoảng một đại đội Việt Cộng tràn vào và 9 anh đã hy sinh trong khi chiến đấu. Trận chiến tuy nhỏ nhưng ác liệt vì các anh đã hết sức chống lại sự xâm nhập của Việt Cộng dù chỉ được trang bị vũ khí không bằng địch. Khi chúng tôi đến giải vây thì đồn canh tan hoang vì đạn pháo, xác các anh nằm la liệt trong đồn. Tôi cho binh sĩ mai táng cho các anh, dọn dẹp đồn canh cho sạch. Chúng tôi đóng quân lại và chuẩn bị mọi thứ ‘đón tiếp’ nếu địch quay lại và lên kế hoạch hành quân tìm địch. Hai tháng sau, nhớ con quá nên tôi cho đem hai đứa con tôi lên đơn vị chơi. Mua cho hai cháu 2 bộ quần áo mới màu đỏ và vàng để tạo màu lá cờ và để cho hai cháu chơi trong đồn canh đó. Tôi muốn nói với mọi người rằng những mầm măng non của đất nước sẽ lớn lên trên đống hoang tàn của chiến tranh nhờ sự hy sinh của người lính Việt Nam Cộng Hòa.”
Hai cha con

Gia đình anh bạn trong hình ở San Jose. Tôi đến nhà một cô học trò và gặp anh đang sửa chữa nhà cho chị ấy. Nhà anh cũng ở cạnh và con anh, đứa bé trong hình hay chạy qua trò chuyện với anh. Tôi thấy hình ảnh hai cha con đẹp quá nên mới đề nghị được chụp hình hai cha con. Chủ đề tôi muốn là một buổi gặp gỡ hai cha con khi người cha từ chiến trận trở về. Tôi nói với anh hãy cố tạo những câu chuyện kể cho cậu bé nghe và để cho bé đặt những câu hỏi. Hai cha con thật tự nhiên trò chuyện, thằng bé đặt nhiều câu hỏi cho cha mình và cười thật tươi. Một tấm hình thật đẹp, thật yên bình.
Chân dung người lính

.

Tôi có một người bạn học tên Tuấn học chung tại trường Tarbert, Sài Gòn. Chúng tôi cùng đi lính, và sau này về chung một đơn vị. Tôi là tiểu đoàn phó Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, anh là đại đội trưởng Ðại Ðội 2. Hôm đụng trận ở Ðất Cuốc, Củ Chi, đơn vị anh đổ bộ xuống cánh đồng trống thì bị phục, ngay đợt đầu tiên chúng tôi đã bị thương vong. Từ trong những bó rơm lớn, Việt Cộng núp trong đó bắn ra đội hình chúng tôi. Trong trận đánh này, anh Tuấn hy sinh. Sau này tôi hay mơ thấy anh về đứng bên giường tôi với đôi mắt như trong bức hình này. Anh cứ đứng nhìn tôi một cách buồn thảm rồi biến mất. Khi qua Mỹ chỉ được 2, 3 ngày thôi anh lại về với tôi trong giấc mơ, cũng nhìn tôi với đôi mắt như thế này. Giật mình tỉnh dậy, tôi nghĩ là anh theo tôi qua tới đây. Cố gắng ngủ lại, tôi lại thấy anh, anh như muốn nói với tôi rằng ‘Bây giờ niên trưởng tới đất Mỹ bình an, nhưng đừng quên những phút tác chiến bên nhau. Xin đừng quên những ngày gian khổ.’ Tôi cầu nguyện cho anh và hứa với lòng sẽ cầu nguyện cho anh suốt đời, và có ý định tìm người mẫu để tái tạo lại cái nhìn của anh Tuấn. Nhờ ơn trên, tôi gặp được anh Dư trong một buổi sinh hoạt Gia Ðình Mũ Ðỏ. Tôi kể cho anh Dư nghe câu chuyện của anh Tuấn, anh đồng ý giúp tôi. Lúc chụp hình tôi mở cho anh nghe những bài nhạc hành quân oai hùng. Khi bài nhạc đang ở cao trào, tôi xin anh đứng lên và chào cờ theo nghi lễ quân cách. Anh đứng lên chào và nhìn thẳng vào lá cờ tôi treo sau máy hình. Tấm hình được thực hiện như thế, còn kỹ thuật rửa hình là phần của tôi để tạo được tác phẩm này. Bức hình đã tái tạo lại được cái nhìn của một chiến sĩ đã hy sinh, như đang nói giùm những người đã nằm xuống rằng "Em thì đã đành rồi, người trưởng thượng thì vẫn còn sống. Thế thì nhiệm vụ của các anh chưa hết đâu, các anh phải tiếp tục phục vụ đất nước".” .
*Người yêu ảnh nghệ thuật có thể liên lạc với nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh tại địa chỉ 1295 McLaughlin Ave. # 141, San Jose, California 95122, phone 408-287-3249
http://trunghocduytan.com/viewtopic.php?t=5573#ixzz0JRhQr4JS&D
.
TRỞ VÊ ĐÂU TRANG

Wednesday, June 24, 2009

Một tài liệu mới giải mật xác nhận Richard Nixon bội ước với đồng minh Nam Việt Nam
Tú Anh,RFI
Bài đăng ngày 24/06/2009
Cập nhật lần cuối ngày 24/06/2009 15:59 TU
Ảnh tư liệu về cuộc tiếp xúc giữa hai ông
Nguyễn Văn Thiệu (T) và Richard Nixon (P) tại Midway Island
ngày 08/06/1969(Nguồn : Nixonlibrary. gov)

Một tài liệu mật gồm những cuốn băng dài hơn 150 giờ ghi âm liên quan đến cố tổng thống Mỹ Richard Nixon vừa được Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ công bố. Theo AFP, những đoạn băng này dường như xác nhận những lời uất hận của cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, tố cáo Mỹ không tôn trọng cam kết bảo vệ Sài Gòn khi thủ đô miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay lực lượng Cộng sản ngày 30 tháng 4 năm 1975.
In bài
Gửi bài
Bình luận bài
Mặc dù cam kết là sẽ bảo vệ miền Nam Việt Nam, nhưng tổng thống Nixon gây sức ép buộc đồng minh phải ký Hiệp định Paris để Mỹ có thể rút quân. Ông còn đưa ra những lời dọa cắt viện trợ và trong những cuộc trao đổi riêng với ngoại trưởng Henri Kissinger, ông Nixon còn sử dụng cả những từ ngữ thô bạo như « cắt đầu » nếu ông Thiệu không ký Hiệp định Paris.
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần tường thuật :
Nhà báo Phạm Trần tại Washington

Nixon ép Sài Gòn ký hòa đàm 1973
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090624_nixon_tapes_vn.shtml


Tổng thống Richard Nixon đã phải rời Tòa Bạch Ốc sau vụ bê bối Watergate
Các cuốn băng ghi âm từ năm 1973 được giải mật cho thấy Tổng thống Nixon đã muốn đạt được thỏa thuận tại Hòa đàm Paris với Hà Nội bằng mọi giá và gây sức ép rất lớn đối với Sài Gòn.
Một đoạn băng trong số 150 giờ thu âm và 30 nghìn trang tài liệu được Thư viện Nixon công bố hôm thứ Ba vừa qua có lời của Tổng thống Nixon nói với Cố vấn An ninh Henry A. Kissinger về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Nixon nói để bắt Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ký vào hòa đàm, ông sẵn sàng "cắt đầu y nếu cần thiết" (cut off his head if necessary).
Bài của Shaun Tandon trên AFP hôm 23/06 thì mô tả ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa rằng Quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu Sài Gòn không đồng ý với kết quả hòa đàm.
Nhưng có vẻ như ông Nixon sẵn sàng làm mạnh hơn nếu lời đe dọa cắt viện trợ không đạt mục đích.
Các đoạn băng cũng cho thấy một thứ ngôn ngữ rất 'Kissinger' mà Cố vấn An ninh của Tổng thống Hoa Kỳ dùng để nói về đồng minh.
Ông Kissinger nói với Tổng thống về Ngoại trưởng Trần Văn Lắm của Nam Việt Nam, người có mặt khi đó tại Paris để dự họp.
Dùng từ tục để gọi ông Lắm là 'an ass', ông Kissinger nói " Y cũng chẳng làm được gì cả đâu".
Cũng chỉ tháng trước, ông Nixon đã tiếp Ngoại trưởng Nam Việt Nam và hứa sẽ "làm tất cả để giúp Nam Việt Nam" và "nền độc lập" của nước này.
Ông Nixon còn nói: "Điều chính yếu là cần phải nhớ: chúng tôi biết ai là những người bạn thực thụ".
"Tôi không rõ đe dọa đó có đủ hay không, nhưng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu của y nếu cần thiết".
Tổng thống Nixon đe dọa Tổng thống Thiệu
Nhà nghiên cứu về Nixon, ông Ken Hughes từ đại học Virginia nói ông bị chấn động khi nghe đoạn ghi âm mà ông Nixon nói về ông Thiệu.
Báo New York Times 23/06/2009 trích lời ông Hughes, người nghiên cứu các băng ghi âm của nhiều tổng thống Mỹ, nói cuộc đàm thoại trên càng làm ông tin tưởng vào quan điểm rằng cả ông Nixon, ông Thiệu và ông Kissinger đều biết trước rằng cuộc ngưng bắn không thể duy trì nổi.
Đó cũng chẳng phải là "hòa bình trong danh dự" như ông Nixon mô tả, mà chẳng qua chỉ là cách để Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến mà "không mất mặt".
Vẫn các báo Mỹ trích lời Ken Hughes tin rằng các nhân vật trong cuộc biết rằng Bắc Việt Nam sẽ vi phạm thỏa thuận ngưng bắn và tiến chiếm miền Nam.
Quan điểm Nixon
Các đoạn băng cũng cho thấy một nhân vật Nixon tiếp tục tạo ra các tranh cãi.
Giới quan sát chú ý cả quan điểm của Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy về sắc tộc, về người Do Thái và tất nhiên là về vụ Watergate.
Ông Nixon, qua lời thu âm và tài liệu nay được đưa ra ánh sáng dư luận, có quan điểm rằng phá thai là cần thiết nếu quan hệ nam nữ là khác chủng tộc hay thai nhi là hậu quả của hiếp dâm.



Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) trong hình bên phải, đã chịu sức ép rất lớn từ Washington trong năm 1973
Ông nói:
"Có những khi phá thai là cần thiết. Tôi biết. Như khi có quan hệ giữa một người đen và một người da trắng. Hay là trong trường hợp hiếp dâm".
Còn về người Do Thái tại Mỹ, ông cũng chia sẻ phần nào quan điểm của một số giới bảo thủ Hoa Kỳ.
Trong cuộc điện đàm tháng 2/1973 giữa ông và nhà truyền giáo Billy Graham, người ta nay nghe được lời ông Graham than phiền về các lãnh đạo Mỹ gốc Do Thái "chống lại nỗ lực truyền đạo của Cơ đốc giáo".
Hai người đã đồng ý với nhau rằng các nhân vật Do Thái "có nguy cơ làm khuấy động thái độ bài Do Thái".
Tổng thống Nixon còn nói, "Ông cũng biết rằng đã có vấn đề với những người bạn Do Thái của chúng ta từ hàng thế kỷ nay".
Các đoạn băng được ghi bằng các microphone mật đặt trong Phòng Bầu Dục từ tháng 1 đến tháng 2/1973.
Theo New York Times, các cuốn băng rọi thêm ánh sáng vào một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Mỹ, gồm cả lễ đăng quang lần thứ nhì của Tổng thống Nixon, cuộc ngưng bắn tại Việt Nam, vụ xử bảy người đột nhập vào trụ sở đảng Dân chủ tại khu nhà Watergate.
Đoạn băng Nixon

Cựu TT Nixon từng dọa sẵn sàng 'cắt đầu' lãnh đạo VNCH
24/06/2009http://www.voanews.com/vietnamese/2009-06-24-voa14.cfm
Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Kissinger, hình ngày 25/11/1972 Một số đoạn băng ghi lại các cuộc đối thoại của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon mới được Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ công bố cho thấy mặc dù cam kết bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên vị cựu tổng thống Hoa Kỳ này lại hứa trong những cuộc nói chuyện riêng rằng ông sẵn sàng 'cắt đầu' cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nếu ông Thiệu không chịu ủng hộ hiệp định hòa bình với phe Cộng sản Miền Bắc. Những đoạn băng này dường như xác nhận cáo buộc của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa sẽ bảo vệ Sài Gòn khi Sài Gòn thất thủ vào năm 1975. Hôm thứ Ba, Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố băng ghi âm ghi lại hơn 150 giờ các cuộc đối thoại của cựu Tổng thống Nixon, người thường ghi lại các cuộc nói chuyện của mình, trong đó có thể nghe thấy vị cựu Tổng thống chỉ trích giới truyền thông và Quốc hội Hoa Kỳ đã hủy hoại những nỗ lực cứu vãn cuộc chiến tranh ở Việt Nam.Bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP cho hay vài giờ trước lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai vào tháng Một năm 1973, Nixon đã điện đàm với trợ lý hàng đầu của ông là ông Henry Kissinger và yêu cầu ông này gây áp lực buộc Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu phải ủng hộ Hiệp định hòa bình Paris, vốn chấm dứt hầu hết sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam.Ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với phía miền nam Việt Nam rằng quốc hội Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ cho chính quyền Sài Gòn nếu họ không ủng hộ các thoả thuận hòa bình.Đoạn băng ghi lại lời ông Nixon nói rằng: "Tôi không biết liệu lời đe doạ đó sẽ có đủ mạnh hay không nhưng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì, kể cả cắt đầu ông ta nếu cần thiết”.Ông Kissinger thì cho rằng sẽ dễ dàng hơn khi 'mạnh tay' với Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm, người đang có mặt tại thủ đô Pháp để tham gia thương lượng. Cũng theo lời ông Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia của ông Nixon, người đã kí hiệp định hoà bình ở Paris 3 ngày sau đó với các giới chức ngoại giao hàng đầu của cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam, thì ông Lắm là một người 'đần độn' và sẽ 'chẳng làm được điều gì'. Tuy nhiên, theo một đoạn băng khác thì ông Nixon đã gặp Ngoại trưởng Lắm sau đó trong tháng tại Toà Bạch Ốc và hứa sẽ 'làm mọi thứ có thể' để hỗ trợ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông Nixon nói rằng điều quan trọng cần phải nhớ là 'chúng tôi biết ai là những người bạn'.Ông Ken Hughes, một chuyên gia nghiên cứu về ông Nixon tại Đại học Virginia nói rằng các đoạn băng cho thấy ông Nixon là người 'ăn ở hai lòng' với Miền Nam Việt Nam. Ông Hughes cho rằng ông Nixon tin là phe cộng sản sẽ thắng tuy nhiên ông đã không thể chấm dứt cuộc chiến trước khi tái tranh cử và thậm chí sau đó ông đã muốn Nam Việt Nam khí Hiệp định Hoà Bình Paris. Cũng theo ông Hughes thì ông Nixon muốn đạt được thoả thuận này vì nó sẽ cho ông thêm thời gian 1 hoặc năm giữa thời điểm ông rút quân hoàn toàn và thời điểm thắng lợi của phe cộng sản. Và điều này sẽ khiến cho người ta cảm thấy rằng việc sụp đổ của Miền Nam chính là do lỗi của chính họ.Hãng thông tấn AP trích lời nhà sử học Luke A. Nichter nói rằng hoàn cảnh xung quanh việc ông Nixon chấp nhận thoả thuận hoà bình này có thể sẽ là điều mà các học giả ghi nhận nhiều nhất trong số những tư liệu mới được công bố này. Ông Nixon mất năm 1994 và ông Thiệu qua đời năm 2001 trong thời gian sống lưu vong ở Boston, Hoa Kỳ.


Cựu TT Nixon từng dọa sẵn sàng 'cắt đầu' lãnh đạo VNCH
24/06/2009



Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Kissinger, hình ngày 25/11/1972

Một số đoạn băng ghi lại các cuộc đối thoại của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon mới được Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ công bố cho thấy mặc dù cam kết bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên vị cựu tổng thống Hoa Kỳ này lại hứa trong những cuộc nói chuyện riêng rằng ông sẵn sàng 'cắt đầu' cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nếu ông Thiệu không chịu ủng hộ hiệp định hòa bình với phe Cộng sản Miền Bắc. Những đoạn băng này dường như xác nhận cáo buộc của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa sẽ bảo vệ Sài Gòn khi Sài Gòn thất thủ vào năm 1975. Hôm thứ Ba, Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố băng ghi âm ghi lại hơn 150 giờ các cuộc đối thoại của cựu Tổng thống Nixon, người thường ghi lại các cuộc nói chuyện của mình, trong đó có thể nghe thấy vị cựu Tổng thống chỉ trích giới truyền thông và Quốc hội Hoa Kỳ đã hủy hoại những nỗ lực cứu vãn cuộc chiến tranh ở Việt Nam.Bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP cho hay vài giờ trước lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai vào tháng Một năm 1973, Nixon đã điện đàm với trợ lý hàng đầu của ông là ông Henry Kissinger và yêu cầu ông này gây áp lực buộc Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu phải ủng hộ Hiệp định hòa bình Paris, vốn chấm dứt hầu hết sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam.Ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với phía miền nam Việt Nam rằng quốc hội Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ cho chính quyền Sài Gòn nếu họ không ủng hộ các thoả thuận hòa bình.Đoạn băng ghi lại lời ông Nixon nói rằng: "Tôi không biết liệu lời đe doạ đó sẽ có đủ mạnh hay không nhưng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì, kể cả cắt đầu ông ta nếu cần thiết”.Ông Kissinger thì cho rằng sẽ dễ dàng hơn khi 'mạnh tay' với Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm, người đang có mặt tại thủ đô Pháp để tham gia thương lượng. Cũng theo lời ông Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia của ông Nixon, người đã kí hiệp định hoà bình ở Paris 3 ngày sau đó với các giới chức ngoại giao hàng đầu của cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam, thì ông Lắm là một người 'đần độn' và sẽ 'chẳng làm được điều gì'. Tuy nhiên, theo một đoạn băng khác thì ông Nixon đã gặp Ngoại trưởng Lắm sau đó trong tháng tại Toà Bạch Ốc và hứa sẽ 'làm mọi thứ có thể' để hỗ trợ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông Nixon nói rằng điều quan trọng cần phải nhớ là 'chúng tôi biết ai là những người bạn'.Ông Ken Hughes, một chuyên gia nghiên cứu về ông Nixon tại Đại học Virginia nói rằng các đoạn băng cho thấy ông Nixon là người 'ăn ở hai lòng' với Miền Nam Việt Nam. Ông Hughes cho rằng ông Nixon tin là phe cộng sản sẽ thắng tuy nhiên ông đã không thể chấm dứt cuộc chiến trước khi tái tranh cử và thậm chí sau đó ông đã muốn Nam Việt Nam khí Hiệp định Hoà Bình Paris. Cũng theo ông Hughes thì ông Nixon muốn đạt được thoả thuận này vì nó sẽ cho ông thêm thời gian 1 hoặc năm giữa thời điểm ông rút quân hoàn toàn và thời điểm thắng lợi của phe cộng sản. Và điều này sẽ khiến cho người ta cảm thấy rằng việc sụp đổ của Miền Nam chính là do lỗi của chính họ.Hãng thông tấn AP trích lời nhà sử học Luke A. Nichter nói rằng hoàn cảnh xung quanh việc ông Nixon chấp nhận thoả thuận hoà bình này có thể sẽ là điều mà các học giả ghi nhận nhiều nhất trong số những tư liệu mới được công bố này. Ông Nixon mất năm 1994 và ông Thiệu qua đời năm 2001 trong thời gian sống lưu vong ở Boston, Hoa Kỳ.

Tuesday, June 23, 2009

Người Đàn Ông Cân Đo Tội Ác Và Thời Gian.

Người vợ sắp cưới của tôi bị nằm liệt giường từ ngày hôm qua cho đến bây giờ trong khách sạn mà không sao nhấc nổi cái đầu lên được chỉ đã vì bị nhiễm khói xe và bụi bặm, nàng và tôi không ngờ khí hậu tháng Sáu ở Sàigòn vẫn còn nóng như thiêu như đốt đến cháy cả da thịt.
.
Cũng chỉ vì chìu lòng nàng mà giờ đây cuộc du lịch của hai đứa đã mất đi nhiều thú vị.Hai đứa chúng tôi dự định chỉ đi đến Thái Lan và sau đó đến xứ chùa tháp rồi quay về lại Hoa Kỳ, nhưng khi đến Campuchia và thấy cũng gần sát với nước Việt Nam, hơn nữa người hướng dẫn viên du lịch nói sẽ lo mọi thủ tục chỉ trong có vài ba tiếng đồng hồ là xong nên nàng muốn ghé qua đây dăm ba ngày cho biết Sàigòn. Tôi thì sao cũng được miễn là người tôi yêu vui là được rồi. Tuy chưa chính thức lấy nhau nhưng chúng tôi ăn ở cũng như đôi vợ chồng mới cưới và đang hưởng tuần trăng mật.
.
Tôi hơn nàng đến hai mươi ba tuổi, nàng mười tám tôi bốn mươi mốt vì vậy mà tôi chìu nàng tối đa,nàng muốn tức... trời muốn!Nếu không nhờ tiếng tăm của mẹ tôi, nữ văn sĩ Lữ Túy Phượng đã và đang nổi tiếng với những tác phẩm sưu tầm công phu viết về đời tư và những hoạt động của những lãnh tụ các đảng cộng sản Việt Nam và thế giới đã và đang gây ra bao tội ác với chính đồng bào trong nước và, nếu không nhờ ba và hai anh trai của nàng cũng rất thích những tác phẩm của mẹ tôi thì khó mà tôi được gia đình của nàng chấp nhận, đơn thuần chỉ là vì tuổi tác mà thôi.Khắp cùng nước Mỹ và những nước khác trên thế giới thì gần như không một người đàn ông Việt Nam nào, và có cả phái nữ nữa, lại không một lần nghe qua tên của mẹ tôi. Tuy mẹ sắp bước qua tuổi lục tuần nhưng mẹ vẫn còn đẹp lại sang trọng quý phái nữa mà tôi vẫn nghĩ có lẽ chỉ vì từ ngày rời khỏi quê hương cho đến nay mẹ vẫn ¨phòng không gối chiếc.¨Sàigòn chật chội vì có quá đông người mà gần như ai ai cũng sử dụng phương tiện xe gắn máy nên cảnh kẹt xe xem ra rất thường xuyên. Ngày xưa, ngày mà tôi rời khỏi nơi đây khi chiến tranh đã vào những ngày cuối cùng và ngày đó tôi chỉ mới lên bảy tuổi nên trí nhớ về một vùng quê hương quả là quá nghèo nàn.
.
Người vợ sắp cưới của tôi cho phép tôi đi dạo xem thành phố,xem người và xem các tiệm buôn vì ngày mai hai đứa chúng tôi phải rời khỏi nơi đây,người tôi yêu không muốn thấy tôi cũng nằm liệt một chỗ như nàng.Một vật mà tôi thấy phía trước mặt làm tôi phải chú ý đến, đó là cái cân thật cũ kỹ để cân người đặt trên vỉa hè nơi có người bộ hành qua lại thật đông đúc. Bên cạnh cái cân có một tấm giấy carton với hàng chữ thật lớn ¨ cân sức khỏe 2000 đồng ¨ viết bằng bút lông màu đỏ nét chữ rất lớn như muốn để cho người qua lại phải chú ý đến, vậy mà không một người qua lại nào trên hè phố để mắt đến.Người đàn ông chủ của cái cân đó vào khoảng trên sáu mươi tuổi và gương mặt tuy có vẻ khắc khổ nhưng thật trí thức. Bộ đồ mà ông đang mặc, đôi dép mà ông đang mang cho tôi biết cuộc sống của ông không lấy gì được đầy đủ lắm nếu không muốn nói là túng thiếu. Ông ngồi đó,sau cái cân và bên phía tay phải của ông, bên cạnh một cây cột bằng xi măng có dựng một cái thước cây cao mà tôi nghĩ là để đo chiều cao của người. Công việc kinh doanh với chỉ một cái cân và cây thước, đây là lần đầu tiên tôi thấy trong đời.
.
Người đàn ông ngồi đó đang nhìn người qua lại trên hè phố với vẻ dửng dưng như không hề chờ đợi sẽ có người đến đứng lên cái cân.¨Hai ngàn đồng Việt Nam¨, tôi nhẩm tính với hối suất mà tôi mới vừa đổi trong khách sạn thì nó chỉ vào khoảng mười một mười hai xen đô la Mỹ mà thôi. Cũng vì gương mặt của ông và thái độ như bất cần đời của ông nên tôi cứ đứng từ xa, từ khoảng chưa đến chục thước và hết đưa máy lên làm như chụp hình rồi lại để xuống ngắm nghía mà mục đích là chỉ để chờ xem có ai đến đứng lên cái cân không.Hai mươi lăm phút trôi qua rồi mà vẫn không có một người qua lại nào nhìn đến cái cân nên tôi tự hỏi như vậy một ngày ông ta sẽ kiếm được bao nhiêu tiền để sinh sống và có lẽ vì vậy mà quần áo và đôi dép của ông...
.
Tôi bước đến cái cân rồi đứng lên. Vẫn với thái độ như dửng dưng nhưng ông cũng nhìn vào cái bàn cân. Cây kim chỉ vào con số bảy mươi ba rưỡi, tôi vừa định bước xuống thì ông chỉ tay vào chỗ để cây thước đo chiều cao nhưng tôi đã lắc đầu rồi rút từ trong túi áo trên ra tờ giấy mười ngàn đồng đưa cho ông, ông ra dấu tôi chờ một chút để ông đổi tiền, tôi khoát tay đồng thời nói ông không cần trả lại số tiền dư. Ông nhìn tôi nở nhẹ một nụ cười và gật đầu nhưng ông vẫn không nói một câu nào nhưng đôi con mắt của ông nhìn tôi đầy thiện cảm.Ánh mắt nhìn của ông thật kỳ lạ và làm như có một ma lực nào đó thu hút khiến cho tôi phải muốn làm quen với ông. Ánh mắt đó,con người đó, cho tôi cái linh cảm ông là người trí thức đang bị thất thế và bất mãn với cuộc đời. Chắc chắn một con người như ông mà nếu tôi có cơ duyên được ông tiếp chuyện thì ông sẽ thố lộ những điều bí ẩn lý thú nào đó mà ông biết, hoặc có thể ông cũng là chứng nhân của một sự biến chuyển trong một đất nước có quá nhiều điều kỳ lạ này và... biết đâu rồi mẹ tôi sẽ có thêm tài liệu để viết sách. Tôi quyết định làm quen với ông.*
.
- Khi cuộc tổng tấn công của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Mậu Thân trên khắp miền Nam đang có dấu hiệu thất bại thì tôi được người của mặt trận đưa vào khu hoạt động và, thật đúng lúc, tôi đã thoát khỏi sự truy bắt của an ninh Việt Nam Cộng Hòa chỉ trong tích tắc. Thời gian này tôi đang là sinh viên năm cuối ở đại học Khoa Học Sàigòn. Tôi được người của mặt trận đưa lên Tây Ninh để rồi từ đây có khoảng một tiểu đội hộ tống tôi vào khu. Một năm sau trong một buổi tiệc tối tôi đã được gặp đủ mặt những người trí thức và những vị tu hành từ khắp nơi ở miền Nam được đưa vào bưng bằng đủ mọi phương tiện và qua mọi ngã.Người của mặt trận đối xử với chúng tôi hết sức trọng đãi và chúng tôi cũng được gặp mặt đầy đủ những người lãnh đạo của mặt trận như Nguyễn Hũu Thọ, Trần Bạch Đằng, Huỳnh Tấn Phát, Trần Hữu Trang. Phía nữ có Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Thị Định, nhưng đặc biệt hơn cả là được gặp ¨anh Sáu Dân¨, tức Võ Văn Kiệt.
.
Tôi nói đặc biệt là vì từ buổi gặp gỡ đầu tiên trong bữa tiệc tối hôm đó tôi đã được đi theo sát bên nhân vật này cho đến sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải... hoàn toàn bị nhuộm đỏ.Tôi không làm sao quên được buổi gặp gỡ đầu tiên vào tối hôm đó vì chính ¨ anh Sáu Dân¨ khi đứng lên phát biểu đã nói:- Ngụy quyền Thiệu Kỳ Khiêm tuyên truyền trong nhân dân với khẩu hiệu là đừng nghe những gì chúng ta nói mà hãy nhìn những gì chúng ta làm. Chúng ta sẽ làm và làm tất cả với ý chí thật cao để thể hiện cho nhân dân miền Nam này và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới thấy quân đội nhân dân của chúng ta là quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội nhân dân của chúng ta sẽ không bao giờ tơ hào đến cả một cây kim hoặc một sợi chỉ nào của nhân dân như những tên lính Ngụy của bọn chúng. Chúng ta sẽ chứng minh cho bọn Ngụy quyền Sàigòn và thế giới thấy rằng Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam và quân đội nhân dân của chúng ta sẽ thực thi một xã hội công bằng, một xã hội không có người bóc lột người.
.
Lãnh đạo mặt trận đã công bố nghị quyết thực thi chính sách hòa hợp dân tộc để thể hiện lòng nhân đạo truyền thống của dân tộc ta vì vậy sẽ không có việc trả thù những người vì chưa hiểu vì thiếu thông tin mà hiểu sai lạc về mặt trận và quân đội của chúng ta. Chúng ta sẽ giang rộng cánh tay ra đón chào những ai quay về với mặt trận với nhân dân, chúng ta chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không bao giờ đánh kẻ chạy lại.¨Anh Sáu Dân ¨ Võ Văn Kiệt còn nói nhiều lắm nhưng điều làm cho tôi tở mở trong lòng hơn cả là những lời ông đã nói như trên. Tôi được người của mặt trận tuyên truyền móc nối để tham gia đấu tranh cũng chỉ vì mục đích như ¨anh Sáu Dân¨ đã nói chứ... chứ tôi đâu có ngờ rằng lời tuyên tuyền với khẩu hiệu của ¨Ngụy quyền Thiệu Kỳ Khiêm¨ đã chứng minh sự tiên đoán của họ là hoàn toàn đúng sau này về những hành động dã man về những việc làm tồi tệ và lời nói xảo trá không bao giờ đi đôi với việc làm của người cộng sản.
.
Tôi không bao giờ quên được cái cảm giác bàng hoàng và thất vọng tột cùng khi trong một buổi họp của những người lãnh đạo đảng cộng sản miền Bắc trong đó có sự tham dự của ¨ anh Sáu Dân ¨, khi bàn về số phận của những người lính thua trận miền Nam thì chính Lê Duẩn rồi Trường Chinh rồi Phạm Văn Đồng đều biểu quyết là phải giết hết những người có trách nhiệm và những người chỉ huy suốt cuộc chiến.
.
Tôi lại càng bàng hoàng và thất vọng hơn nữa khi ¨anh Sáu Dân¨ đứng lên nói:
- Tại sao chúng ta phải tốn đạn để giết đi một lực lượng lao động lớn lao đó làm gì để bị mang tiếng với thế giới. Sao chúng ta không nhốt bọn chúng lại cho đến chết và bắt bọn chúng lao động cực lực ngày đêm để tạo ra của cải cho chúng ta dùng và chúng ta sẽ chỉ cho bọn chúng ăn uống cầm chừng thôi. Chúng ta không để cho bọn chúng bị chết vì đói mà chỉ đói vì chúng ta cho bọn chúng ăn không đủ no nhưng phải bắt bọn chúng lao động thật nhiều thì từ từ bọn chúng sẽ kiệt sức và rồi sẽ biến mất dần trên mảnh đất này mà chúng ta không bị tốn một viên đạn nào và cũng không bị mang tiếng ác với thế giới.Có lẽ vì thấy ¨sáng kiến¨ của ¨anh Sáu Dân¨ sáng suốt quá và sẽ được chấp thuận nên Nguyễn Hộ sau đó đã tuyên bố như để tiếp lời ¨anh Sáu Dân¨:
- Chúng ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam rồi thì vợ của bọn chúng chúng ta lấy, nhà cửa của bọn chúng chúng ta vào ở, con của bọn chúng chúng ta bắt làm nô lệ. Chúng ta sẽ tạo cho bọn người miền Nam, gái thì làm đĩ trai thì chúng ta bắt phải đi khai mương khai rạch khai phá những khu đất, những khu rừng hoang và các bãi mìn.Một bầu trời mà tôi đang đứng dưới bỗng như đen tối dần, một ước vọng tương lai tốt đẹp xán lạn cho quê hương cũng đang từ từ tan nát trong tim tôi chỉ trong một buổi họp ngày hôm đó và,bốn năm sau của cái ngày gọi là giải phóng tôi đã phải ra ngồi ngay tại chỗ này.
.
Tôi ngồi đây suốt từ ba mươi năm qua không bỏ sót một ngày nào. Ai muốn hỏi muốn biết rõ chuyện tôi cũng đều kể lại và kể đúng như tôi vừa kể cho chú em nghe. Tôi không sợ bọn chúng giết tôi bởi vì tôi đã tự xem như tôi cũng đã chết rồi kể từ ngày quê hương miền Nam bị bức tử và vì tôi cũng là trái chanh đã bị khô héo sau khi đã bị vắt cạn kiệt sức lực và trí óc... nhưng bọn chúng lại không muốn hoặc không dám giết tôi nên tôi vẫn còn ngồi đây. Trước đây tôi kiếm sống cũng tạm được nhưng từ ngày mỗi nhà đã có khả năng mua được cân và thước rồi thì tôi... có khi cả tuần hoặc có khi cả tháng không có một người khách nào đến đứng trên cái cân đó, nhưng đó cũng không còn gì là quan trọng nữa vì tôi vẫn ngồi đây với mục đích khác đó là tôi muốn cân tội ác của cộng sản xem nó nặng đến bao nhiêu khi mà mỗi ngày bọn chúng mỗi lún sâu vào tội ác mà tội nặng nhất là đã nhượng đất bán biển cho kẻ thù phương Bắc là bọn Tàu dã man đã từng đô hộ đất nước mình cả một ngàn năm và luôn tìm cơ hội để thôn tính, vậy mà nay bọn chúng lại còn giang tay đón rước kẻ thù vào khai thác tài nguyên của đất nước mà hậu quả làm thiệt hại cho quê hương sẽ không sao có thể lường trước được.
.
Tôi vẫn sẽ ngồi đây cho đến khi nào còn có thể để đo thời gian xem bọn cộng sản Việt Nam còn sống được đến bao lâu và khi nào bọn chúng bị đồng bào nổi lên tiêu diệt. Chú em đừng thắc mắc là rồi tôi đã và đang sống ra làm sao. Miếng ăn đối với tôi bây giờ không còn gì là quan trọng cả,chỉ cần mỗi ngày hay đôi ba ngày bỏ vào miệng một thứ gì đó cho cái dạ dày nó yên là tôi cũng yên tâm lắm rồi.
- Thế...thế gia đình của bác đâu?Người đàn ông có vẻ lập dị khi ông nói ông ngồi đây là vì muốn cân đo thời gian và tội ác của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bỗng mất đi vẻ hăng say lúc kể lại câu chuyện tham gia mặt trận, ông đang hướng ánh mắt mệt mỏi nhìn vào đám đông người qua lại trước mặt mà hình như ông không nhìn thấy một ai bởi vì tôi thấy hai con mắt của ông như mơ màng, như nhớ về dĩ vãng và rồi từ trong hai con mắt đó tôi thấy có hai giọt nước đang chảy ra và đọng lại bên khóe. Không buồn bận tâm đến những người chung quanh và những người qua lại trên hè phố, ông vẫn để hai giọt nước tự động lăn dài xuống hai bên má, ông nói:
- Tôi có vợ, hay nói cho đúng hơn là tôi có người yêu và người đó yêu tôi vì chúng tôi chưa cưới chưa ăn ở với nhau công khai. Người tôi yêu và yêu tôi vừa tốt nghiệp tú tài và đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học Văn Khoa nhưng rồi tôi đã bỏ đi vào trong bưng không một lời từ giã và tôi đã không hề biết rằng người tôi yêu đang mang giọt máu của tôi trong người. Tôi là tên đàn ông đốn mạt không trách nhiệm. Tôi là tên đàn ông ngu muội và ác độc khi đã đưa cả hai tay và bộ óc vào công việc làm cho cả bao nhiêu triệu người miền Nam này đau khổ và ly tan.
.
Ngày tôi trở về lại thành phố và tìm đến nhà người tôi yêu thì mới biết rằng nàng đã bỏ nước ra đi vào hai ngày sau chót của cuộc nội chiến cùng với đứa con trai đã bảy tuổi, đó là đứa con của tôi với nàng...Người cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam khóc nấc lên như đau khổ. Hai hàng nước mắt chảy dài ra trên khuôn mặt khắc khổ của ông mà ông cũng không màng lau nó. Tôi cố gợi chuyện để ông trút bớt ra những uẩn ức những dằn vặt đau khổ đã hành hạ ông trong suốt bao nhiêu năm trời qua còn chất chứa trong lòng hầu vơi bớt nỗi sầu muộn:- Ông... ông không gặp lại hai người... thân đó lần nào sao
.
Tôi không xứng đáng gặp lại hai người đó chú em à. Gặp lại hai người thân yêu đó là ý nguyện của tôi từ bao lâu nay nhưng vì tôi đã bỏ cả hai người ra đi không một lời giải thích thì giờ đây làm sao tôi còn mặt mũi nào dám gặp lại hai người đó, nhưng... nhưng tôi vẫn thường xuyên nhìn thấy người tôi yêu trên mạng, trên internet, chỉ vậy thôi là tôi đã mãn nguyện lắm rồi nhưng tôi chưa gặp được mặt người con trai của tôi và nếu một ngày nào đó tôi được diễm phúc gặp mặt người con trai của tôi rồi thì dù tôi có nhắm mắt tôi cũng mãn nguyện lắm, đó là mơ ước lớn nhất trong đời tôi sau khi mơ ước lớn lao kia đã bị bọn người quỷ quyệt, bọn người xảo trá,bọn người man rợ mà tôi đã hết tâm hết lòng phục vụ nhưng đã phản bội lại tôi.- Bà... người ông yêu bây giờ ở đâu và làm gì mà lại xuất hiện trên internet? Tôi có thể giúp ông được việc gì không?
- Cám ơn chú em nhiều lắm, tôi không cần chú em giúp tôi việc gì cả. Những việc tôi đã gây ra thì tôi vui vẻ đón nhận nó vì đó là lẽ công bằng của trời đất, là lẽ công bằng của Thượng Đế và nếu Thượng Đế thấy sự trừng phạt của Ngài trong mấy chục năm qua là đã đủ thì Ngài sẽ cho tôi gặp lại cả hai hoặc một trong hai người. Chú em hỏi người tôi yêu bây giờ ở đâu và làm gì à. Người tôi yêu bây giờ đang sinh sống ở trong một xứ sở văn minh nhất hành tinh này, giàu nhất hành tinh này, nhân đạo nhất hành tinh này và, người tôi yêu đang rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở trong xứ sở đó cũng như ở các xứ khắp năm châu bốn biển của trái đất này chỗ nào có người Việt tị nạn sinh sống.
.
Người tôi yêu là nữ văn sĩ lừng danh tên Lữ Túy Phượng, hình của nàng mà tôi lấy từ trên mạng xuống tôi cũng có đem theo đây để tôi đưa cho chú em xem nhé.Trong khi người đàn ông muốn cân đo thời gian và tội ác của cộng sản quay người ra phía sau để lấy cuốn tập thì tôi như người vừa bị trúng một cơn gió độc.Tôi cũng đang bàng hoàng xúc động, đầu của tôi đang như bị quay cuồng và hai con mắt của tôi bị hoa lên và rồi tôi cứ nhìn trừng trừng vào người trước mặt để tự hỏi người mà tôi cho là lập dị vì muốn cân đo thời gian và tội ác của cộng sản là cha của tôi đây sao. Nhìn tấm hình mà ông đưa cho tôi xem thì đúng đó là hình của mẹ tôi và như vậy ông đúng là cha của tôi rồi.
.
Tôi ôm đầu khổ sở nhìn lên trời cao và than sao Thượng Đế lại nỡ thử thách tôi như thế này để làm gì. Tôi không có đủ can đảm để gọi ông tiếng cha, tôi không có đủ can đảm để ôm ông. Tôi phải đối xử phải hành động như thế nào đây hỡi ông trời trên cao kia. Sao ông nỡ để quê hương tôi cứ chìm mãi trong đau thương trong thù hận, sao ông nỡ gây ra chi những thảm cảnh đau thương như thảm cảnh ngày cha con gặp lại nhau mà tôi là con lại không đủ can đảm để nhận người đã tạo ra tôi tuy ông chưa có một ngày nào nuôi dưỡng tôi, chưa có một lần ẵm bồng tôi.Tôi đứng lên quay lưng và bước đi thẳng về khách sạn mà không có một lời nào với người cha mà tôi mới vừa được biết.
.
Tôi thoáng thấy sự ngạc nhiên hiện ra trên gương mặt khắc khổ của ông và, hình như ông có nói hay hỏi câu gì đó nhưng nào tôi có còn nghe được gì nữa đâu.Tôi mặc kệ những người qua lại trên đường phố đang trố mắt nhìn tôi. Có nhiều, có rất nhiều cô thiếu nữ đưa tay lên che miệng lại khi nhìn thấy tôi bước đi với khuôn mặt đầy nước mắt.*
- Chuyện gì đã xảy ra với anh vậy?Người vợ sắp cưới của tôi tròn xoe đôi con mắt nhìn tôi hỏi nhưng tôi không trả lời và vẫn để nguyên bộ quần áo đang mặc trên người tôi lao mình nằm dài ra trên giường mặt úp xuống gối và tiếp tục khóc.Một khoảng thời gian không lâu sau,một ý nghĩ thoáng qua và tôi ngồi lên cầm điện thoại phôn về cho mẹ tôi. May mắn hay xui xẻo đây mà mẹ tôi đã không có ở nhà để bắt máy. Tôi để điện thoại xuống rồi quay qua người vợ sắp cưới và kể lại cho nàng nghe từng chi tiết về câu chuyện đã làm cho tôi xúc động mạnh.Sáng nay người vợ sắp cưới của tôi khuyên tôi phải đến gặp cha tôi vì nàng cho đây là một sự trùng hợp mà có lẽ định mệnh đã sắp đặt khiến xui cho tôi gặp lại cha vào tháng này, tháng có ngày lễ của cha, nàng khuyên tôi là dù có như thế nào thì tôi cũng không thể nhẫn tâm chối bỏ người đã tạo ra tôi vì dù sao ông cũng đã quá hối hận, quá đau khổ về những gì ông đã làm trong quá khứ.Tội nghiệp người vợ sắp cưới của tôi, nàng cố ngồi dậy trang điểm cho thật đẹp để đến ra mắt cha tôi. Nàng đi cùng tôi ra tiệm bán bông hoa, nàng chọn mua một bó hoa thật lớn và thật đẹp rồi cùng tôi đi đến chỗ có người đàn ông muốn cân đo thời gian và tội ác của cộng sản. Tôi bước những bước dài và thật nhanh về phía trước trong khi người tôi yêu đang bước từng bước chậm chạp lẽo đẽo theo phía sau.Cái cân cũ kỹ và cây thước cùng người đàn ông cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam không có mặt ở đây ngày hôm nay.
.
Trong khi đang bối rối chưa biết tính làm sao thì chị bán nước ngọt và cà phê trên cái xe nhỏ đẩy tay lên tiếng hỏi:- Ông muốn tìm gì?- Tôi muốn tìm ông thường ngày ngồi ở đây, cái ông...- À, ông cân đo thời gian và tội ác của... ừ há, sao hôm nay không thấy ổng đến chứ từ nào đến giờ ổng luôn luôn có mặt rất đúng giờ, không biết hôm nay có chuyện gì không vậy cà.Anh thanh niên vừa dựng chiếc xe gắn máy bên cạnh xe cà phê. ¨ Có lẽ anh ta chạy xe ôm ¨ tôi nghĩ vậy, và anh cũng vừa nghe chị bán cà phê nói nên anh nhìn tôi nói:- Xe cứu thương đưa ổng vào bệnh viện Sàigòn hồi sáng sớm nay rồi, có lẽ... kỳ này không qua khỏi quá. Ăn ít quá thì sức đâu mà chống lại bệnh tật chứ.
- Bệnh viện Sàigòn ở đâu vậy anh?Chỉ tay về phía xa xa anh nói:- Phía đó đó, đi bộ một chút cũng phía bên này là gặp liền à, gần cuối đường mà phía bên kia là chợ Sàigòn đó.*Tôi đặt bó hoa thật tươi và thật đẹp lên cái xác của người đàn ông cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam và cũng là người cha của tôi.Cả hai đứa chúng tôi cùng đứng trước cái xác mà khóc và khóc thật nhiều. Tôi hối hận và đau đớn quá. Ngực tôi cứ đau quặn lên từng cơn và luôn có câu hỏi trong đầu là vì sao hôm qua tôi lại nhẫn tâm bỏ đi không một lời nói nào với cha, vì sao hôm qua tôi lại không có can đảm để ôm ông và kêu lên tiếng cha thân yêu, vì sao... nếu biết trước sự thể như thế này thì... .
.
Tôi cũng là tên đàn ông thật tệ hại. Tôi là đứa con bất hiếu vì dù sao ông cũng là cha của tôi dù ông chưa có một ngày nào nuôi dưỡng. Tôi bỗng chợt nhớ đến lời mẹ tôi từng dạy dỗ từ lúc đến Mỹ là luôn phải thương yêu mọi người như thương chính bản thân mình bởi chúng ta khác người cộng sản ở chỗ trái tim của chúng ta là trái tim của con người.Tôi cúi xuống hôn lên trán và lên má của cha tôi để từ giã,người vợ sắp cưới của tôi cũng làm theo tôi không một chút đắn đo suy nghĩ. Tôi thì thầm lời từ giã cha và tôi hứa với cha là khi về đến Mỹ tôi cũng sẽ đặt một cái cân và cây thước trước cửa nhà.Tôi sẽ tiếp nối công việc của cha, tôi cũng sẽ là người cân đo thời gian và tội ác của cộng sản Việt Nam.
(Tác giả : Không rõ)
.
Tố Cáo Tội Ác Cộng sản miềnTrung
tạp chí Reader’s Digest số tháng 11-1968
February 16, 1913(1913-02-16) – March 26, 1989 (aged 76)

General Lew Walt, USMC


.February 16, 1913(1913-02-16) – March 26, 1989 (aged 76)
General Lew Walt, USMC
Lewis William Walt


(February 16, 1913 – March 26, 1989), also known as Lew Walt, was a United States Marine Corps officer who served in World War II, the Korean War, and the Vietnam War. His decorations included two Navy Crosses and two Distinguished Service Medals. He retired with the rank of four-star general.

.
Bài trình bày dưới đây đã được Hubbell viết và đăng trên tạp chí Reader’s Digest số tháng 11-1968 cùng với lời giới thiệu của Trung Tướng TQLC Lewis W. Walt, Quân Đoàn 1, Nam Việt Nam (1966-1967)
.
Trung Tướng Walt viết :
”bài tường thuật nầy đã diển tả một cách trung thực bản cht thực sự của kẻ thù tại Nam Việt Nam . Tôi đã chứng kiến cảnh một em bé trai hai tay bị chặt đứt. Tôi đã nhìn những chiếc đầu người bị bêu trên đầu cọc và những thân hình bụng bị mổ toang ra . Trong 2 năm phục vụ tại Nam Việt Nam, cùng sát ca’nh chiến đấu và làm việc với lực lượng của miền Nam, tôi học hỏi được rằng các sự khủng bố của cộng sản trong bài nầy không phải là các biến cố tai nạn chiến tranh lẻ tẻ mà là do một chương trình tàn sát có chủ định sẵn, và đó là lý do khiến chúng tôi đã đáp ứng lại lời kêu gọi trợ giúp của Nam Việt Nam mà chúng tôi tin những nổ lực cứu giúp quốc gia nầy của chu’ng tôi rất đáng giá, cần thiết, và chủ yếu”.
.
Viên xã trưởng cùng với bà vợ như người điên cuồng, một trong các đứa con của hai người, một bé trai mới 7 tuổi, đã bị mất tích từ bốn ngày, họ tìm đến Trung Tướng Lewis W. Walt để cầu cứu vì tin rằng đứa bé đã bị Việt Cộng bắt cóc, rồi thì đột nhiên, thằng bé thoát ra khỏi rừng, chạy băng qua các đồng lúa để trở về làng. Thằng bé vừa chạy vừa khóc. Mẹ nó chạy vội ra, ôm lấy nó vào lòng. Cả hai bàn tay đứa nhỏ bị chặt đứt và trên cổ có đeo một cái bảng có ghi những dòng chữ cảnh cáo cho cha nó. Nếu ông ta hay bất kỳ người nào trong làng cả gan đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử tới sẻ chịu những điều tệ hại hơn nữa cho các đứa con còn lại của ông ta.
.
Tại một xã khác không cách xa Đà Nẳng là bao, Việt Cọng cũng đưa ra lời cảnh cáo tương tự. Tất cả những người dân được tập trung lại trước nhà viên Xã trưởng, kể cả người vợ của ông ta đang bụng mang dạ chửa và bốn đứa con để chứng kiến cảnh khủng bố dả man của bọn chúng . Lưởi ông Xã trưởng bị cắt , và hạ bộ cũa ông ta cũng bị thiê’n rời ra, đem nhe’t vào trong mồm trầy trụa máu rồi khâu lại.Trong khi ông ta chết, bọn VC xoay ra hành hạ bà vợ bằng cách dùng dao rạch bụng bà ta ra. Đứa trẻ 9 tuổi bị chúng dùng một que nhọn xuyên qua từ tai bên nầy sang tai bên kia. Hai đứa kia cũng bị giết chết một cách tương tự. Chỉ còn đứa bé gái 5 tuổi được bọn chúng cho thoát chết, rồi nó chỉ còn biết cầm tay người mẹ đã chết mà gào khóc.
.
Trung Tướng Walt đã đến trụ sở một quận lỵ, một ngày sau khi quận này bị VC và bộ đội miền Bắc tràn ngập. Một số binh sĩ VNCH không bị chết trên chiến trường đã bị bắt. Chúng trói những binh sĩ này lại rồi bắn vào mồm hay vào sau gáy họ. Vợ con của họ và trẻ em mới 2 hay 3 tuổi, bị bọn chúng đưa đi diểu hành trên đường phố trần truồng trước khi bị chúng đưa ra hành quyết. Có người cổ họng bị cắt đứt, có người bị chặt đầu hay bị mổ bụng, xác họ được đem bêu trên các hàng rào kèm theo với những tấm bảng cảnh cáo dân làng, nếu tiếp tục ủng hộ chính quyền Sàigon, cũng sẽ bị chung một số phận tương tự. Những hành động khủng bố như vậy không phải là những hành động lẻ tẻ mà là do một chính sách có chủ định sẵn cũa chúng.
.
Trong khi đó, có những người thơ ngây và chống đối Hoa Kỳ trên khắp thê’ giới, vì bị mê hoặc bởi những luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản , nên đã đánh trống khua chiêng, rêu rao chống lại cái họ gọi là tính chất vô luân của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Nam Việt Nam như oanh tạc bằng không quân hay xử dụng tới bom Napalm (thực ra rất hạn chế cho những truờng hợp thật cần thiết mà thôi) gây ra nhiều thiệt hại cho dân chúng, ngày cũng như đêm, trong nhiều năm chinh chiến. Cộng Sản đã chỉ nêu nhiều hành động mà chúng cho là tàn bạo, dã man của miền Nam Việt Nam nhưng đã quên rằng chính chúng đã phạm vào những tội ác kinh tởm ghê gớm . Tính tới cuối năm 1967, chúng đã phạm vào khoảng 100,000 trường hợp khủng bố, chống lại người dân miền Nam Việt Nam qua những chuổi dài hành động bạo tàn vô tận như tra tấn, sát hại chẳng khác gì dươ’i thời đại của Đức Quốc Xã .
.
Những hành động khủng bố được bắt đầu từ khi lãnh tụ độc tài Hồ Chí Minh củng cố được quyền lực tại miền Bắc, trước ngày lịch sử 1954 chiến thắng Pháp tại Điện Biên Phủ , Hồ đã cho thi hành một chiến dịch tàn bạo đối với chính nhân dân của ỵ
.
Hầu hết tại các làng mạc miền Bắc, những đoàn cán bộ võ trang điều động dân chúng tới để chứng kiến những vụ tự thú của các địa chủ mà chúng cho là cường hào ác bá. Rồi thì tới lượt các nhà trí thức, các giáo viên, nói tóm lại tất cả những ai co’ thể là nguồn chống đối mai sau này, cũng được chúng gom lại để làm bản tự thú về những tư tưỡng lầm lẩn trong quá khứ.
Tiếp theo là những tòa án nhân dân được thiết lập để xét xử họ. Có nhiều trường hợp các nạn nhân đã bị hành quyết, bị chặt đầu hay bị hành hạ, trói tay, trói chân thẩy xuống các hố tập thể và vùi đất, đá lên cho tới chết.
.
Hồ lại còn tái diễn những hành động khủng bố này từng định kỳ một. Có khoảng từ 50,000 và 100,000 người được coi như đã bị giết chết một cách tàn nhẫn trong các cuộc tắm máu như vừa kể trên. Trong thập niên 1950, Hồ cũng đã dẹp tan những cuộc nổi dậy tại Bắc Việt Nam, đặc biệt nhất là vụ nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tháng 11 năm 1956, và ngay cả tại Nam Ðàn là nơi sinh quán của họ Hồ. Vì dân chúng nổi lên chống lại sưu cao thuế nặng, nên Hồ phải đưa quân đội tới đàn áp. Khoảng 6,000 nông dân, không vỏ trang, đã bị tàn sát.

. Sau khi đã củng cố được Miền Bắc rồi, Trung Ương đảng Bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam họp tại Hà nội ngày 13 tháng Ba năm 1959 đưa ra quyết định phải có hành động chống lại Miền Nam Việt Nam, hợp lực với những cán binh nằm vùng đã ở lại Miền Nam sau khi Phàp thất trận năm 1954. Nhiệm vụ loại bỏ các nhà lãnh đạo tại Miền Nam, thanh toán tất cả những ai có thân nhân phục vụ, trong quân lực VNCH, ca’c nhân viên dân chính, cảnh sát, hoặc tất cả những ai không chịu đóng thuế cho chúng.
.
Một du kích quân VC bị bắt đã cho biết các hoạt động của nhóm 8 người của y tại các làng mạc miền Nam như sau : Lần đầu tiên chúng tôi vào làng này, chúng tôi đã hạ sát 4 người đàn ông mà huyện uỷ của chúng tôi nói họ là những phần tử phản động rất nguy hiểm đối với chúng tôi.Môt người đã theo Pháp, tham gia vào trận chiến chống lại chúng tôi và rồi bây giờ lại ủng hộ chính quyền miền Nam. Một người khác đã có cảm tình với quân đội chính phủ và 2 người khác là địa chủ và họ đã bị chặt đầu.
.
Trung Tướng Walt cũng cho biết về chính sách cách mạng của Việt Cộng khi chúng vào hai ngôi làng khác. Trong một trường hợp, một em bé gái 15 tuổi đã cung cấp tin tức của Việt Cộng cho toán TQLC của Tướng Walt, em đó sau này bị VC bắt cóc đem vào rừng, hành hạ, tra tấn trước khi chặt đầu em, như để cảnh cáo cho những người khác trong làng. Những kẻ sát nhân kia không ai khác là người anh ruột của em bé gái nạn nhân, cùng với 2 đồng chí của ỵ

.
In July 1960, Colonel Walt began a one-year assignment as Marine Corps Representative on the Joint Advanced Study Group of the
Joint Chiefs of Staff. Upon completing this assignment, he was promoted to brigadier general and reported for duty at Camp Lejeune as Assistant Division Commander, 2nd Marine Division. In September 1962, General Walt returned to Marine Corps Schools, Quantico, serving as Director of the Marine Corps Landing Force Development Center there until May 1965.
.
Vietnam War
That same month, he was promoted to major general, and in June 1965 assumed command of III Marine Amphibious Force and
3rd Marine Division in Vietnam. He was also Chief of Naval Forces, Vietnam and Senior Advisor, I Corps and I Corps Coordinator, Republic of Vietnam.
Ten months later, General Walt was nominated for lieutenant general by President
Lyndon B. Johnson, and his promotion was approved by the Senate on March 7, 1966. He continued in Vietnam as Commanding General, III Marine Amphibious Force, and Senior Advisor, I Corps and I Corps Coordinator, Republic of Vietnam. During this period, General Walt was awarded his first Distinguished Service Medal. In addition, the Vietnamese government awarded General Walt the Vietnamese National Order, 3rd Class; the Vietnamese National Order, 4th Class; the Gallantry Cross with Palm; the Chuong My Medal, and the Vietnamese Armed Forces Meritorious Unit Citation of Gallantry Cross with Palm. He was also awarded the senior Ulchi Medal by the Government of South Korea.
As a testament to his vital role in Vietnam,
Life magazine featured General Walt in a May 1967 cover story. The article noted the success of an innovative program initiated by General Walt in August 1965 called Combined Action Company (CAC). This program sent squads of Marine volunteers into the countryside to assist local part-time militia men known as Popular Forces. As Life noted, "His CAC units all had the same orders: help protect the villages, get to know the people, find the local Communist infrastructure and put it out of business." General Walt stressed the importance of using CAC to win the confidence of average, ordinary Vietnamese citizens. The magazine observed, "If these people could be located and won over, Walt argued, the Communists would be hit where it hurts." Because of his CAC program, the number of "secure" villages under General Walt's protection rose between 1965 and 1967 from 87 to 197, while the number of Vietnamese living in "secure" areas in general rose from 413,000 to 1.1 million.[2]
.

Monday, June 22, 2009


Sau 30/4/1975,
Người miền Nam nghĩ gì ?

Câu hỏi đã được giải đáp:.
Câu trả lời hay nhất - Do người đặt câu hỏi bình chọn :
Gửi Những Người Cộng Sản
Nhân ngày 30 Tháng 4
Tiết Liêu. .
.
Tôi viết những hàng này
Gửi đến những đồng chi
Hoặc hậu duệ của những người Cộng Sản như Nguyễn Hộ, Vũ Đình Huỳnh
Là những người biết hành sử như những con người
Đáng để được đối thoại
Tôi trân trọng những mất mát
Mà các ông đã bỏ ra cho ảo tưởng
Tôi trân trọng sự khí khái
Trước sự thật, công lý và lương tri
Các ông đã thể hiện
Làm đuốc cho thế hệ trẻ chúng tôi
Trong mịt mùng bóng đêm lịch sử
Ngày 30 tháng Tư đã qua đi
Tầu thống nhất đã khởi hành 34 năm ròng rã
Nhưng những câu hỏi vẫn còn cho đến hôm nay
.30 tháng Tư 2009
Việt Nam Độc Lập???
Vẹn toàn lãnh thổ???
Trả lời sao vể Bản Dốc, Nam Quan?
Trả lời sao về Hoàng, Trường Sa đảo?
Trả lời sao về Tây Nguyên Bui đỏ?
Nước kiệt nguồn?
34 năm dài đã đủ chưa
Để Việt Nam vẫn còn là quốc gia nghèo đói nhất?
Đề con gái Việt vẫn bị lột trần truồng
Đứng xếp hàng
Cho lũ người phế thải, ngoai nhân
Xem mông, dòm ngực bắt về phục vụ dục tình!
Tệ hại hơn con sen con ở
Nhục nhằn hơn nô lệ thuở hồng hoang!.
Tổ tiên ta
5000 năm dựng nước
Chưa bao giờ phài bán sức lao động của dân
Cho bất cứ loại người nào trên hoàn vũ
Thế mà nay
Nhờ những người Cộng sản
Dân tộc này phải đi ở đợ
Cho Mã, Đại, Phi, Đài (1)
Những dân tộc chưa hề tự xưngcó
5000 năm văn hiến
Ô nhục thay5000 năm dựng nước
Vẫn còn xách bị ăn xin
Bị làm nhục đủ đường
Thằng Tầu sai gì làm đấy
Thằng Nhật xỉ vả cũng nín khe!
Ôi Việt Nam đất mẹ
Bao nhiêu trẻ nhỏ đã bị bán sang Kampuchia
Bao nhiêu cô dâu bị đầy đi tức tưởi
Hãy trả lời đi
Hỡi những người Cộng Sản còn chút lương tri!
30 tháng 4 năm nay2009
15 người Cộng SảnTừ Bắc Bộ Phủ
Quì mọp dâng Tây nguyên
Bằng cả hai tay
Cho quan thầy Trung Quốc.
30 tháng 4 2009
Người dân Việt vẫn bị bịt mồm, khóa miệng
Đâu là tự do
Như đã ghi trong hiến pháp
Đâu là nhân quyền
Như đã đặt bút ký với lương tâm
30 tháng 4 2009
Xin gửi đến vong linh những người như Nguyễn Văn Trấn
Cùng đồng chí và những hậu duệ của ông
Rằng:
Người Việt NamCó thể nghèo
Có thể khổ
Nhưng không nỡ bán con, đợ vợ, lừa chồng
Không thể làm điếm thập phương
Càng không thể quì mọp để được ban ân sủng.
;
Xin hiểu cho rằng:
Sự nhẫn nhụcĐã đến mức tận cùng
Của một dân tộc vốn có
5000 năm bất khuất!.
.
Tiết Liêu
Nhân ngày 30/04/2009.

CÂU CHUYỆN CHIẾN THẮNG..
.
Em trót sinh ra sau ngày "giải phóng"
Và lớn lên khi đất nước "thanh bình"
Nhưng cuộc đời sao vất vả điêu linh
Mẹ buôn gánh bán bưng nuôi con dại
Em đi học, qua đồng khô cỏ cháy
Trời quê hương bàng bạc áng mây buồn
Đường chiều về leo lét ánh tà buông:
- "Con đói quá, mẹ ơi trời sắp tối !"
Sáng đi học bụng em còn thấy đó
iCô dạy em phải yêu kính "bác" Hồ Em hỏi :
- " 'bác' là ai vậy, hở Cô ?"
Cô bảo:-"Nhờ 'bác', đảng ta 'CHIẾN THẮNG ' !
" Em không hiểu, nhưng cúi đầu im lặng
Mà trong lòng thắc mắc mãi không thôi
"CHIẾN THẮNG" gì ?
Sao khổ qúa đời tôi,
Nhà, họ lấy, phải đi vùng kinh tế! ............ ......... .
Ba mươi năm, lớn lên đời vẫn thế :
Trời quê hương còn đó áng mây buồn
Vẫn từng ngày, vẫn kiếp sống đau thương
Em thay mẹ : Đời bán bưng buôn gánh !
Em tự hỏi nếu đảng không "CHIẾN THẮNG"
Nước Việt Nam có chậm tiến thế nầy ?
Người dân hiền đâu ngậm đắng nuốt cay
Bị "xuất khẩu" sang xứ người lao dịch !
Em thầm hỏi :
"Ai đây là kẻ địch?" "Mỹ, Ngụy", "bác" Hồ, hay cộng đảng ta ?
"Ngụy" bây giờ là "khúc ruột phương xa"
Mỹ là thầy, là ân nhân kinh tế !
Nước Việt thụt lùi bao thế hệ
Từ môi sinh cho đến đạo làm người:
Chính phủ chỉ là một lũ đười ươi
Bọn ích kỷ, phường buôn dân bán nước!
Xã hội xuống dốc nhanh không tưởng được
Quan bạo tàn, tham nhũng đến vô lương
Chuyên hối lộ, cướp nhà, chiếm hết ruộng nương
Dân thấp cổ kêu trời cao chẳng thấu !
Đảng của "bác" biến nước ta lạc hậu
]Dân Việt Nam nghèo nhất cõi năm châu
Những huy hoàng ngày cũ nay còn đâu
Phụ nữ Việt bán thân ngoài muôn dặm !
Ôi tổ quốc, ôi quê hương nhung gấm
Hỡi địa linh, nhân kiệt hãy vùng lên !
Giành TỰ DO, DÂN CHỦ với NHÂN QUYỀN
Quyết đập đổ NỘI THÙ: phường cộng sản
Hết cộng nô, trời Việt Nam lại sáng
Đàn con Hồng cháu Lạc đứng cao lên
Xây đấp non sông, bờ cõi vững bền
Đó là lúc toàn dân ta CHIẾN THẮNG ! .
.
Hương Sai-Gòn(nguồn)
.http://vn.answers.yahoo.com/.
.
Trở lại đâu trang

Friday, June 19, 2009

NGƯỜI CHA TRONG TRÍ NHỚ
Trung Đạo .

Đã lâu tôi muốn viết một bài về Ba, nhưng cứ mỗi lần đặt bút xuống, lại thẩn thờ, bồi hồi, ngại ngùng không có can đảm. Chỉ nghĩ về Ba thôi là một cái gì đã dâng lên cổ nghẹn ngào, hai giọt nước mắt trào ra nóng hổi, bất cứ là đang ở đâu,lúc nào, và làm gì, lái xe, đọc sách, hay đang nói phone...
.
Ba mất năm tôi mới 20 tuổi, sinh viên Đại học sư phạm mới năm thứ nhì ở Huế,chưa kịp làm ra đồng nào để đền ơn báo đáp Ba, cho Ba được nghỉ ngơi , an nhàn sung sướng một ngày nào. Trong khi bên này nhiều người cha tuổi thọ bảy tám mươi tuổi, có con cái làm bác sĩ, nha sĩ ân cần đón đưa trên những chiếc xe Lexus lộng lẫy, ở trong những ngôi nhà lầu cao ngói đỏ nguy nga đồ sộ, phụng dưỡng ăn uống miếng ngon vật lạ,đi du lịch đó đây, Ba chưa hề có may mắn đó. Ba chết quá sớm, mới 46 tuổi, để lại Má và một bày con 9 đứa mà tôi là chim đầu đàn ở xa, không có mặt khi ba hấp hối. Suốt đời ba chỉ là một nhà giáo nghèo, tận tụy với học sinh bao nhiêu năm, mở trường trung học tư để đào tạo mầm non tương lai cho đất nước, mơ ước trúng số nâng cao mức sống gia đình, nhưng chẳng bao giờ trúng, bỏ vốn hùn với chủ dất trồng hành tây, nhưng củ chưa kịp lớn đã chết thảm trong một tai nạn xe, trong sự thương tiếc của bao nhiêu là bạn bè, người quen trong tỉnh.
.
Kỷ niệm lâu đời nhất ký ức tôi còn giữ được về ba là đứa bé 3 tuổi được Má bồng trên tay đi thăm ba ở tù quân Pháp nhốt vì tình nghi hoạt động cho Việt minh. Má kể Ba vì thương vợ con phải ở lại, không theo chú Châu tập kết ra Bắc chống Pháp, chỉ hoạt động lén lút trong nhóm của ông Ngô khắc Tỉnh ở Ninh thuận. Rồi ba được thả ra, hùn hạp làm ăn với bác Sáu mở tiệm bán thực phẩm cho Tây. Khi em Chung ra đời năm 1948, sau tôi 4 năm, má suốt ngày bận rộn với em, ba lại không có anh em ruột, nên hai cha con hú hí chơi với nhau. Ba giáo dục tôi từ thuở ấu thơ, mua sách Pháp kể chuyện cổ tích, chuyện đời xưa của Pháp, dạy hát các bài Thằng cuội, Chuột ăn cắp trứng, nhờ người chụp hình hai cha con đứng ngồi bên nhau khắp mọi nơi, nhất là hay dẫn tôi vào Saigon chơi bằng xe lửa. Thời kỳ đó chiến tranh Việt Pháp,có lần đường rày bị Việt minh phá hoại, hành khách phải treo võng ngủ trong rừng ba bốn ngày,vào nhà dân xin tắm rửa,mua thức ăn.
.
Trong rừng cây xanh ven đường, Ba dạy tôi hát bài “Hoa lư ca”, vinh danh anh hùng Đinh bộ Lĩnh lúc bé chăn trâu,bẻ lau làm cờ bày trò đánh giặc mà sau lên làm vua. Có lần cha con đang ngồi ăn trong toa xe thình lình hai bên Pháp và Viêt Minh đụng trận ,bom nổ đùng đùng, đạn bay chí chóe, lật đật ba ôm chặt tôi vào mình, cùng đám hành khách từ trên cao nhảy xuống nằm mọp dưới sàn im thin thít. Vào Saigon, ba hay ghé thăm nhà bà con ngoài Bắc vào, nhẹ nhàng cắt nghĩa liên hệ bà con cho tôi nghe, hãnh diện giới thiệu con trai đầu lòng, thấy ai có vẻ cũng quí ba. Nhớ những lần lẽo đẽo theo ba trên các con đường thành phố Saigon,tay cầm nguyên cái bánh dẻo Trung thu hạt sen ba mua cho, cắn nhai ngon lành thơm phức. Những lần bị đánh thức dậy bốn năm giờ khuya, trời còn tối đen, đèn bật sáng choang, mắt nhắm mắt mở chuẩn bị theo ba lên xe tải đi Đalạt mua khoai tây cà rốt, đồ”lê ghim”, gà vịt về bán. Những chuyến đi với ba hồi đó diễn ra liên miên đến khi tôi 10 tuổi mới chấm dứt, vì bấy giờ ba đã chuyển qua làm thày giáo, không còn đi buôn nữa. Em Chung và những đứa em sau không bao giờ có may mắn được theo ba trong những chuyến du lịch ngoạn mục như vậy. Hồi tưởng những kỉ niệm ấu thơ đó mà chảy nước mắt, biết ba thương mình đến đâu, xa con vài ngày cũng thấy nhớ, đi đâu cũng phải mang theo con cho vui, dồn hết tình thương vào đứa con đầu, cho nó được mở mang kiến thức, biết đó biết đây.
.
Năm tôi lên lớp Nhì,ba hợp tác với ông Kỹ sư Thành thuê một ngôi nhá lầu mở trường Lê Lợi, trung học tư thục đầu tiên ở Phanrang, từ đệ thất đến đệ tứ. Buôn bán chỉ là mưu sinh tạm thời, dạy học mới chính là mơ ước của ba. Đó là chí hướng của ba, muốn làm một cái gì ích lợi cho đất nước, cho dân tộc. Ba dạy Toán, Pháp văn,và Sử địa. Những buổi họp mặt của ba và các thầy khác, cười nói vui vẻ hòa hợp, hầu như đều có tôi . Ba dẫn tôi theo những buổi cắm trại trường tổ chức hai ba ngày liền ở các biển Hải chữ, Ninh chữ, Cà ná mát mẻ… cho tôi chơi với các anh chị học sinh trung học của ba, các anh chị vui vẻ tử tế, lễ phép kính mến ba, săn sóc miếng ăn chỗ ngủ cho tôi thật chu đáo. Ba thương học trò lắm, có lần anh học sinh đệ tứ Ngô văn Luôn(sau này là giáo sư Triết, rồi đắc cử dân biểu Ninh thuận) dại dột viết khẩu hiệu chống Pháp dán ngoài cổng trường bị công an bắt ở tù, ba hết lòng chạy chọt vận động cho anh ròng rã cả năm mới được thả ra đi học lại. Nhà nghèo, mẹ đau chết, không đủ tiền ma chay chôn cất,anh đem cuốn sách tự điển dày lãnh thưởng đáng vài trăm bạc lên bán cho ba, ba cho anh một ngàn đồng đem về lo cho mẹ,sau này anh nhớ ơn, đi đâu xa về cũng ghé thăm thầy,coi như gia đình thứ hai.Tết năm 54, trường ba tổ chức một đêm ca nhạc kịch bán vé, khán giả rất đông,thấy anh Luôn cao lớn đẹp trai đóng vai Kinh Kha,chị Nhụy vai cô gái nước Tần,hóa trang diễn kịch “Chiến sĩ Kinh Kha”oai nghi hùng tráng trên sân khấu rạp Việt tiến, nói lên lòng yêu nước của thanh niên thời chinh chiến.
.
Tôi say mê nghe chị Tố Hà não nùng hát bài “Ru con” của Phạm Duy, thấy hết cái hay lãng mạn của lịch sử, cuộc sống loạn ly thời chiến, cha xa con chồng xa vợ trên sân khấu học trò. Năm lên lớp Nhất, tôi giỏi nhất lớp môn luận văn, thỉnh thoảng lại được ba gà bài làm cho hay hơn. Như tả con trâu, ba dí dỏm bảo tôi viết so sánh bụng nó to tròn như thùng rượu vang “toneau”, làm thày giáo cho 8 điểm,khen nức nở giữa lớp vì quá chính xác gợi hình. Năm học đệ thất ham chơi, làm toán sai be bét bị ba nổi nóng đánh cho một trận đòn sưng đít, khóc đỏ cả mắt, nhớ mãi không bao giờ quên. Sau trận đó ba bắt đầu bỏ thì giờ kèm tôi học một ngày mấy tiếng, mua sách cho tôi đọc, ra toán hình học đại số làm ớ nhà, giảng giải kèm cặp hai ba năm liền. Ba có cái tủ sách khổng lồ cao hơn 2 thước,chứa đầy sách quí,tôi tha hồ leo trèo đọc đủ các loại sách.
.
Cuối năm đệ ngũ, ba đưa tôi vào Saigon chơi 1 tuần, ở nhà lầu villa của cô Năm,con ông bác Vi, có chồng làm luật sư giàu lắm đường Trần quí Cáp, nhà có tài xế lái xe,có người chăm lo vườn tược,có hai ba người nấu ăn hầu hạ. Tôi đi theo ba ngoài phố, thấy có người bà con nghèo gấy hốc hác tới lí nhí xin tiền, ba ái ngại cho một trăm. Khi họ đi rồi, ba kể người đó ngày xưa nhà khá giả,chỉ vì lười biếng không chịu học hành làm ăn gì cả mà lớn lên phải lây lất đi xin như vậy,con phải lấy đó làm gương mà chăm chỉ học hành. Tôi so sánh cuộc sống vinh hoa phú quí của ông dượng luật sư và người bà con khép nép xin tiền, nhớ mãi lời ba ân cần dạy, tâm niệm luôn cố gắng học. Lên đệ tứ, tôi bắt đều lớn vọt lên, trổ mã, xuất sắc nhiều môn,đứng nhứt lớp và đỗ thủ khoa kỳ thi thử trung học đệ nhứt cấp tổ chức cho cả hai trường công và bán công trong tỉnh,ai cũng khen “con thầy giáo có khác”.
.
Lúc đó trường Lê Lợi đóng cửa, ba được ủy nhiệm làm hiệu trưởng trường bán công Nguyễn công Trứ và dạy Sử địa cả bên công lập Duy Tân. Ba nổi tiếng về dạy môn Sử địa, học sinh nào cũng thích. Năm đệ tam, tóc tôi ra dày quá, phủ cả xuống trán, ba đưa tôi tới tiệm hớt tóc nổi tiếng nhất trong tỉnh, yêu cầu cắt xấy ép tóc cho gọn và mỹ thuật.. Ba hãnh diện thấy con trai đầu cao lớn,đẹp trai, học giỏi. Cả nhà đi chụp ảnh, ba cứ cầm tấm ảnh 3 anh em trai chụp chung, tấm tắc khen tôi đẹp trai nhất nhà,treo tấm hình trên bàn làm việc. Tôi giỏi văn chương sinh ngữ, không chịu học ban A và B vạn vật và toán, đòi vào Saigon học ban C. Má không chịu, sợ đi xa không có cha mẹ một bên, dễ hư hỏng, tôi giận Má mấy tháng không nói chuyện. Ba thấy tội, cho vào Saigon học hè Pháp văn hai tháng,rồi sau đó không hiểu thuyết phục Má cách nào mà mang tôi vào gửi ở trọ nhà ông bác họ ớ quận Một, học lớp Nhị C trung học tư thục Nguyễn văn Khuê. Ban C chỉ có lớp đêm, lại là tư thục, toàn người lớn học, cả năm chả có trả bài hay thi cử gì cả nên tôi làm biếng hay “cúp cua” tối thứ bảy để chưng diện áo quần,tóc tai, đi phòng trà nghe hát,hay đi xi nê với bạn bè, bà cô, ông bác trong nhà,hơn tôi có bốn năm tuổi. Khi tôi đậu phần viết tú tài Một, Ba mừng rỡ vào Saigon hớn hở đãi cả nhà đi ăn một chầu thịnh soạn.
.
Đến khi tôi hỏng cả hai kỳ vấn đáp, lủi thủi ở Saigon về,đứng ngoài cửa sau thật lâu không dám gõ cửa,ba cũng không la mắng gì,chỉ thất vọng dơ hai tay lên trời than với má một câu rồi không bao giờ nhắc tới nữa. Chẳng thà ba nổi trận lôi đình, đánh một trận đòn chí tử như ngày còn bé còn làm tôi sung sướng hơn. Ba chỉ buồn buồn, yên lặng. Dáng ba cao lớn, nhưng gầy gò, hiền lành, chịu đựng. Sự bao dung và yên lặng của ba chỉ làm tim gan tôi thêm xót xa tủi hổ, ăn năn hối hận. Tôi đã không xứng đáng với sự nuông chìu, lòng tin cậy mong đợi của ba, đã nuôi bầy em đông còn nhỏ dại, lại còn hy sinh tiền của cho tôi vào Saigon ăn học mà tôi lại phụ lòng ba. Mười bảy tuổi, tôi đã hiểu thế nào là tình thương vô bờ cha mẹ dành cho con, bổn phận con cái phải làm sao cho xứng đáng với lòng hy sinh ấy.
.
.Ra Nhatrang học lại đệ nhị C trường công Võ tánh, muốn chuộc lại lỗi lầm, tôi đạp xe đi kèm trẻ ban đêm không cho ba má hay để kiếm tiền phụ bớt tiền trọ học ba má gửi hàng tháng. Nhưng ba hay được, không cho, nói “ba má còn đủ sức lo được,con cứ lo học cho giỏi”,chỉ sợ tôi lại thi rớt lần nữa. Thế là tôi đậu tú tài một, rồi qua năm sau, đậu luôn tú tài 2 với cả 2 kỳ vấn đáp một cách dễ dàng. Cuốn báo Xuân trường Võ tánh có đang bài tôi viết cùng với các bài các giáo sư khác đem về khoe ba, ba chăm chú đọc, tủm tỉm cười không nói gì.Tôi biết tôi đang lấy lại lòng tin của ba. Ba đang chấm thi ngoài Nhatrang, hãnh diện dẫn tôi đi ăn chung với các thày cô giáo đồng nghiệp ba, vui cười hể hả..Hồi ấy nhiều thày cô là học sinh Lê lợi cũ ngày xưa của ba, cũng chỉ có bằng tú tài hay dự bị văn khoa đã đi dạy được. Rồi tôi chọn ngành sư phạm. Ba đưa tôi lên Dalat thi Đại học sư phạm ban Pháp văn, qua hôm sau lại đưa tôi ra phi trường Liên Khương bay ra Huế thi tiếp Đại học sư phạm Huế. Tôi lo lắng chưa bao giờ tới Huế, ba dạy câu “Đường đi ở miệng” mà tôi nhớ đời. Ba đưa một lá thư tôi cầm tới người chủ trọ, do một đồng nghiệp ba viết giới thiệu. Ba nói “không có chi phải lo sợ, hỏi thì thế nào cũng tìm ra chỗ, trước lạ sau quen”. Tôi bước lên máy bay, ngoái cổ nhìn theo dáng ba gầy gầy nghiêng ngiêng trên đường về.
.
Kết quả tôi đậu Đại hoc Sư phạm Huế 4 năm,sắp hạng 20 trên 30, có học bổng 1000$ 1 tháng,vừa đủ trả tiền ăn ở nhà trọ. Ba tươi cười rạng rỡ. Ba tâm sự ngày xưa ba mới có 9 tuổi đã mồ côi mẹ,17 tuổi đã mồ côi cha, 27 tết năm đó ba đi học ở Hànội về quê, thấy ông nội nằm liệt giường hấp hối, trong nhà túng quẫn, hoàn cảnh rất là bi thảm. Trong bóng tối lờ mờ của căn phòng ba làm việc, tôi lờ mờ hình dung ra cảnh tượng thê lương lạnh lẽo ấy trong đầu, nghe ba tâm sự sau đó được ông cậu nuôi đi học, mỗi chén cơm ăn chỉ được một miếng đậu hủ rán chấm tương chan nước rau luộc mà thấy thương ba vô cùng.
/
Tôi may mắn hơn ba nhiều, lớn lên ở miền Nam sung túc, ăn uống thoải mái, có cha mẹ lo cho học lên đại học. Báo Xuân trường DHSP Huế đem về Tết đó tôi lại dem khoe ba,vì có truyện ngắn tôi viết trong đó, Ba đưa tôi lên trường ba chơi, thư ký nhân viên văn phòng ai cũng kêu tôi bằng “thầy” và kêu ba bằng “cụ”. Có một lần ba đau nặng luôn mười ngày, tôi và má quanh quẩn hầu hạ thuốc men, tôi cứ lo sợ ba chết,tôi làm sao với một bầy em đông đảo. Sau đó ba khỏi bệnh, bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào. Ba đối xử tôi như người lớn, những lúc cha con ngồi bên nhau không có ai, ba khuyên khoan sớm có bạn gái,chờ ra đi làm phụ ba lo cho các em một thời gian đã. Tôi hiểu tâm sự của ba, nghĩ đến bầy em đông ngày càng lớn mà ba còm cõi đi dạy hoài không biết bao giờ mới được nghỉ ngơi.
.
Ngày xưa ba hay đi đánh tennis sau giờ dạy ở trường về, rồi khám bài vở homework tôi làm ở nhà, bây giờ lớn tuổi tối tối ba hay trầm ngâm nghe đài BBC theo dõi tin tức chính trị, chủ nhật ba xoay ra đánh bài tổ tôm để tiêu khiển với mấy người bạn thân, lười xem xét bài vở học hành mấy đứa em tôi. Má mắc ra tiệm bán hàng, tôi thay ba má coi sóc việc học các em. Có lần được nghỉ lễ mấy ngày, ba dẫn tôi ra Trại Cá ở Cam ranh chơi mấy ngày để ăn cá hấp và hưởng thú thiên nhiên nhàn nhã. Tôi ở được có một ngày một đêm thì buồn chán quá. Tuổi trẻ thích ồn ào vui nhộn, tôi nhớ thành phố, bạn bè, đòi về, bỏ ba một mình trong mấy cái chòi tranh vắng ngắt trên mặt nước, ra đường cái đón xe về lại Phanrang.
.
Nhiếu năm về sau, qua Mỹ, đêm khuya thức chờ cửa con trai lớn hay đi chơi đêm với bạn bè gần sáng mới về, buồn thấy con thích gần bạn bè hơn cha mẹ, tôi mới hiểu thấu tâm trạng cô đơn của ba, cần sự có mặt của đứa con lớn bên mình để an ủi lúc bấy giờ, nhớ tới ngày bỏ ba lủi thủi ở lại cái nhà sàn trên bờ biển Ba Ngòi đìu hiu năm nào, mà hối hận khóc chảy nước mắt. Lúc đó nhìn theo tôi lên xe bỏ về, chắc ba buồn lắm mà tôi nào có biết. Có làm cha, thương con, mới hiểu hết lòng cha mẹ. Bây giờ ba còn đâu nữa mà chuộc lại lỗi lầm xưa, muốn sống lại thời gian ấy, ở lại chốn quạnh hiu ấy làm bạn với ba mười ngày nửa tháng đi nữa cũng không thể nào được..
.
Ngày 26 tháng 10 năm 1963 lễ Quốc khánh VNCH, tôi đang ở trọ học Huế thì ba tranh thủ mấy ngày nghỉ từ Phanrang lặn lội đi xe đò ra Huế thăm tôi. Trời mưa tầm tã, thấy ba ngồi xích lô ọp ẹp đi vô ngõ hẽm ướt lầy lội nơi tôi ở mà thương. Tháng trước, đọc thư tôi than ở trọ ăn uống kham khổ,ba nhẹ nhàng viết trả lời”ngoài Huế,đâu phải gia đình nào cũng có mức sống đầy đủ như nhà mình ở trong Nam,con phải cố gắng chịu đựng,nếu đói thì ra phố ăn thêm tô phở, bát mì cho có sức học”, rồi bây giờ nóng ruột ba lặn lội ra thăm coi tôi ăn ở ra sao, đóng tiền cơm cho chủ nhà, cho tôi tiền bỏ túi,đưa tôi đi ăn bồi dưỡng. Ba thường ra Huế chấm thi, nên biết khá nhiều về Huế. Ba đưa lên Gia hội ăn bùn bò, xuống cầu Đông ba ăn bánh khoái, dạo phố Trần hưng Đạo, dẫn tôi xuống đò qua sông Hương đi bộ về Cầu Nam Giao. Mặt nước sông trong xanh, êm đềm, có năm bảy người khách,cô lái đò mặc áo dài tím cất tiếng hát, hát sao mà thê lương ão não suốt đời tôi không bao giờ quên. Ba ăn trưa ăn tối với ông bà chủ trọ, ngủ lại hai đêm. Nhớ buổi chiều hai cha con ra bờ sông trước nhà, ngồi trên cỏ,dưới mấy gốc phi lao, nhìn xuống dòng nước chảy về phía cấu Ga. Ba hỏi han chuyện học, chuyện nhà trọ,thày giáo, bạn bè, thi cử…Ba kể chuyện gia đình, bà ngoại,má, các em…
.
Rồi ba về. Mấy ngày sau thì nghe tin ở Saigon Cách mạng đảo chánh, lật đổ tổng thống Ngô đình Diệm, giết chết cả hai anh em. Dân chúng Huế vui mừng,đại học Huế sinh hoạt bình thường như không có chuyện gì. Hè năm đó tôi đậu sư phạm lên lớp đứng hạng nhì, đậu cả Dự bị văn khoa hạng bình thứ. Lớp sư phạm 18 người mà chỉ có 6 đậu chính thức, về sau nhà trường phải vớt thêm 4 người có bằng Dự bị văn khoa lên thành 10. Tôi đi chơi ở Saigon với mẹ tôi về, thấy ba hớn hở cầm tờ điện tín bạn tôi báo kết quả đánh từ Huế về, dơ cao khoe với má, cưới reo lên sung sướng:
-Coi này, thắng trận vẻ vang !!!
.
Ba ít khi khen tôi trước mặt ai,vậy mà lần đó ông không dấu được nỗi sung sướng hãnh diện trong lòng, phải bộc lộ ra ngoài làm Má cũng vui lây, tươi cười âu yếm nhìn tôi. Bà ngoại đang ốm cũng khều khào hai tay ôm lấy đầu tôi khen ngợi mãi. Mùa hè năm đó chưa bao giờ gia đình tôi được sống những ngày hạnh phúc như vậy. Chung qui là do cái kết quả đỗ đạt rực rỡ của tôi mà ra. Từ đây ba có quyền yên tâm về tương lai đưa con lớn,vài năm nữa sẽ ra đi làm công chức lương cao phụ giúp ba nuôi các em.
.
Tháng 9 năm đó ba má đưa tôi ra Nhatrang đón xe ra Huế đi học lại. Ba má ghé chơi nhà thầy Tuân hiệu trưởng cũ tôi thời trung học,cũng là bạn thân của ba. Ba trông khỏe ra,mập mạnh, cười nói huyên thuyên. Có ai ngờ đó là lần cuối cùng tôi thấy ba. Một tháng sau, từ Huế,tôi nhận cái điện tín của má “Ba hấp hối. Về gấp”. Điện tín không đánh dấu, hoang mang không biết “bà” hay “ba”. Mấy giờ sau,một cái điện thứ hai tới,rõ ràng hơn: “Ba bị tai nạn xe chở ra bệnh viện Nhatrang,về gấp”.Thôi rồi, không phải bà ngoại, mà là Ba. Ba lái xe scooter đi làm mỗi ngày.Tôi vội vàng thu xếp quần áo bỏ vô túi xách chạy ra bến xe vô Đànẵng. Phải ngủ lại đêm ở Đà nẵng, vì tình hình an ninh. Sáng ra lên xe về Nhatrang,dọc đường có chỗ phải”đăng bo”,đi bộ cả cây số. Đến Vạn giả cách Nhatrang 30 cây số thì trời sụp tối, xe lại bị chận, không cho vào thành phố,nôn nao trong lòng, phải ngủ đêm trên xe. Đêm ấy rằm rạng 16 tháng 9 âm lịch, ngồi trên xe thức, ngắm mặt trăng sáng to vành vạnh lạnh lẽo trên mặt nước ruộng mà trong lòng ngổn ngang trăm mối,không biết có còn kịp gặp ba không. Bảy giờ sáng hôm sau, hối hả chạy vào nhà thương Nhatrang, gặp cô y tá thương hại chỉ xuống nhà xác:
-Em ở Huế vô phải không? Ba chết tối qua rồi em. Ba được chuyển xuống nhà xác hồi 2 giờ khuya .
.
Nước mắt tôi bỗng ràn rụa chảy. Thôi rồi ba ơi…Ba ơi là ba…Bước xuống nhà xác tôi đờ đẫn như kẻ mất hồn. Ba nằm đó, đắp khăn trắng che từ cổ xuống chân. Đầu ba quấn khăn trắng lốm đốm vết máu đỏ,hai mắt nhắm nghiền. Em Chung hốc hác ngồi bên ba, đứng dậy nói:
-Má về hồi sớm để đưa hết mấy đứa nhỏ ra nhìn mặt ba lần cuối cùng. Trưa nay liệm vô hòm rối chiều đưa về Phanrang.
.
Tôi thấy một con mắt ba tím bầm,con kia he hé mở,thương cảm đưa mấy ngón tay nhè nhẹ vuốt mắt ba cho nhắm lại. Tôi nắm hai bàn tay ba,da ba lạnh ngắt. “Con về đây, ba ơi!” tôi đau đớn úp mặt vào tay ba, nói thầm. Chung kể:
.
-Đêm kia, có một lúc Chung nghe ba nói mê ú ớ “Gọi Chương về, gọi Chương về”. Ai cũng mừng chạy tới, tưởng ba tỉnh lại, nhưng rồi sau đó ba lại im, chìm trong hôn mê…
./
Tôi lấy máy hình cũ ba cho tôi ra, chụp em Chung đứng cạnh đầu giường ba,nhờ Chung chụp lại tôi cúi xuống trên mặt ba mấy cái. Hai anh em yên lặng ngồi bên nhau,không biết nói gì trước biến cố đột ngột, mơ hồ cảm thấy một tai họa to lớn đang chụp xuống cả gia đình và tương lai trước mắt đầy bóng tối. Rồi má dẫn một bầy em lôi thôi lốc thốc bước vô. Thấy tôi, má òa ra khóc. Tôi nghẹn ngào mếu máo, nước mắt rưng rưng,không biết nói gì. Má kể ngày chủ nhật, bà ngoại trở bệnh nặng hấp hối nên má cho người đi gọi ba lái xe vào Sông Mao kêu bác Hoàn(chị cùng mẹ khác cha với má) ra gặp bà lần chót,ai dè ba bị xe đò tung rồi bỏ chạy,hay ba né tránh mà ngã đầu đập vào đường nhựa bất tỉnh,máu ra lỗ tai,không ai biết rõ đích xác thế nào. Ông quận trưởng được dân cấp báo,lái xe chở xác ba về tận nhà Phanrang giao cho má. Má hỏi ba đau ở đâu, ba còn nghe hiểu,đập vào cánh tay nói”đau ở đây”,rồi nói ”Gọi Chương về”,sau đó là mê luôn cho tới khi chở ra Nhatrang và chết ở đây.
.
Cô Sáu và Má đi mua quan tài,rước quí thầy ở chùa tới liệm và tụng kinh cầu siêu cho ba. Cô Trúc, cô Hường tôi ở Phanrang ra thăm ba, nhìn mặt ba khóc đầm đìa nước mắt. Thày Tuân hay tin dữ, đạp xe tới thăm, đứng lặng âu sầu nhìn xác ba hàng mấy tiếng đồng hồ. Xe chở quan tài về giữa đường thì xe bác Sáu từ Saigon chạy ra, bác tắp lên xe chở quan tài ba, ngồi chung với ba và anh em tôi, hai tay ôm đầu cúi xuống buồn bã. Tôi chìm đắm trong tiếng mỏ, tiếng niệm A di đà Phật đều đều của vị sư, miên man trong những tư tưởng lo buồn lẫn lộn.Các em còn nhỏ quá,út Trang mới có 2 tuổi.Chung mới học đệ nhị,má mới 37 tuổi. Tôi có học bổng,dạy kèm thêm đủ sức lo được thân,nhưng một bầy em 8 đứa,mất ba rồi,với tiệm buôn quần áo nhỏ hẹp của má,biết có đủ sống cho cả nhà không .
.
Đám ma ba được vô số bà con,bạn bè,đồng nghiệp,phụ huynh,học trò lớn nhỏ xúm lại lo chu đáo,phúng điếu,đi tiễn đưa dài gần hai cây số,bao nhiêu là xích lô chở vòng hoa cườm,hoa tươi,bao nhiêu là học sinh, hướng đạo,đoàn thể,kẻ khiêng vòng hoa, người cầm liễn ,ăn mặc đồng phục kính cẩn nghiêm trang đi yên lặng ra nghĩa trang trong ánh nắng cuối thu. Tôi trưởng nam, bơ phờ đội mũ rơm chống gậy đi đầu, chốc chốc ngoái cổ lại nhìn đám rước dài hun hút không thấy đuôi. Ba ơi,còn đâu những ngày vui hai cha con ở bên nhau,bao nhiêu là kỉ niệm…bao nhiêu người quí mến thương tiếc ba đưa ba đền nơi yên nghỉ cuối cùng ,ba có thấy không…
.
Rồi thì tôi trở ra Huế đi học lại với vành khăn đen đeo trên áo,không cười không nói, mặt buồn đăm đăm. Một tháng sau, bà ngoại mất. Má dấu không cho tôi biết, sợ tôi bỏ học về chịu tang, gián đoạn việc học, hai tuần sau tang lễ mới viết gửi ra một lá thư báo tin dài tỉ mỉ, chi tiết.. . Tôi ra bờ sông nước chảy lững lờ, đọc đi đọc lại lá thư, nước mắt ràn rụa ướt đẫm hai má. Hơn một tháng sau, lại nghe tin bão lụt, đập Đa nhim ở Sông Pha vỡ, cả thành phố Phanrang chìm ngập trong biển nước. Tôi mất liên lạc với gia đình ba tuần lễ vì đường dây điện đứt, hai tỉnh Quảng nam, Quảng ngãi cũng ngập lụt lênh láng cả tháng liền. Tôi như ngồi trên lửa, đêm đêm khấn thầm cầu nguyện chư Phật phù hộ cho gia đình tai qua nạn khỏi, có khi nửa khuya tỉnh giấc, khóc ướt gối vì nhớ thương ba, thương bà,thương má,thương 8 đứa em thơ,tức tưởi không có mặt bên cạnh để đỡ đần giúp gì được cho gia đình. Sau này Má gửi thư ra cho biết cả nhà kéo nhau tản cư lội nước qua nhà lầu bà con trú ngụ, may mắn bình yên, nhưng tiệm quần áo giày dép Má tiêu ma vì nước ngập hơn 2 thước suốt một ngày đêm.
/
Mới 20 tuổi đầu, tang tóc dồn dập và thảm họa nước lụt làm tôi lao đao xuống tinh thần nguyên một năm học. Thi lên lớp, tôi đứng gần chót. Qua năm sau,sinh viên Huế bị Việt Cọng giựt dây biểu tình,bãi khóa chống Mỹ và chánh quyền quân nhân Thiệu Kỳ liên miên. Tôi thi lên lớp nhích lên được hạng năm. Má tôi thấy vậy, nhờ bác Hiệp làm thứ trưởng Bô Giáo dục cho chuyển tôi vào DHSP Saigon học và tôi ra trường dạy ở Sóc trăng năm 67. Được mấy tháng thì biến cốTết Mậu thân xảy ra. Cảnh bi thương ở Huế làm tôi bàng hoàng choáng váng, nhớ lại thời kỳ ngắn ngủi ba và tôi chung sống ở thành phố êm đềm cổ kính đó, thương khóc cho người dân Huế nghèo khổ tôi đã từng mấy năm sống chung bị giết oan chôn sống và thành phố cổ kính bị bắn phá tan nát. Như nhiều công chức khác, tôi làm đơn tình nguyện ra Huế cứu trợ, được Bộ Giáo dục chấp thuận,nhưng rồi bên Quân đội gửi lệnh nhập ngũ về cùng lúc, bắt tôi vào trường huấn luyện Quang Trung cùng với 5 đồng nghiệp cùng trường. Tôi từ đó cuốn hút vào cuộc chiến, ra trận gần hai năm, được biệt phái về đi dạy, đổi về Phanrang ờ gần má và các em,lấy vợ sinh con,vào tù cải tạo năm 75,lao động nhọc nhằn ở Phanrang nhiếu năm cho đến khi vượt biên qua Mỹ năm 84.
.
Năm 92, tôi bảo trợ vợ chồng cô em gái theo diện H.O.qua Mỹ. Em đưa tôi bức hình lộng kính của ba tươi cười hiền hòa vẫn để thờ ở nhà trước đây, hình chụp 1 năm trước khi ba mất.
-Má nói anh là trưởng nam, hãy giữ bức hình này thờ ba.
.
Tôi để hình ba và Bát Nhã, con trai đầu chết lúc mới 2 tuổi, lên bàn thờ trên lầu,cạnh bàn Phật. Mỗi lần cắm hoa,thắp hương,nhìn nét mặt nhân từ,hai con mắt buồn phảng phất của ba,tôi lại chạnh lòng hồi tưởng lại cả một quá khứ 20 năm sống dưới gối ba,bao nhiêu là kỉ niệm ấp ủ tình thương vô bờ ba dành cho tôi từ nhỏ tới khi chết. Ba chưa hưởng được gì, chưa thấy các con thành đạt ra sao mà đã chết mất. Ngày xưa ba cho con cuốn tự điển bỏ túi Anh văn, ba còn nhớ không. Ba mong cho con khá tiếng Anh, ba có biết sau bao nhiêu biến cố đât nước tang thương dồn dập sau khi ba mất, giờ đây con đã qua Mỹ, giỏi tiếng Anh hơn ba mong ước nhiều, tay trắng tạo nên sự nghiệp nhà cửa,nuôi các con con ăn học thành đạt rồi không. Con không còn dạy tiếng Pháp học ở Đại học Huế nữa, mà làm thày giáo trường Mỹ,dạy tiếng Anh cho học sinh Mỹ,lái xe Mỹ,nhập quốc tịch Mỹ,chơi với bạn Mỹ,đi du lịch chiêm ngưỡng nhiều nơi trên thế giới mà ngày xưa ba dạy Địa lý thường hay nhắc đến. Hồi đó ba mong con muộn lấy vợ, phụ ba nuôi các em nên người,bây giờ hầu hết các em đã ra nước ngoài sinh sống,có nhà cửa công ăn việc làm đầy đủ. Con cái chúng nó học giỏi, thông thái,kiến thức rộng rãi hơn cha con mình ngày xưa nữa . Ba không cần phải lo lắng gì. Càng lớn tuổi, các cháu ở xa, con càng thấy cô đơn, càng thấy nhớ ba hơn bao giờ hết.
.
Ba là người cha yêu quí theo sát dạy dỗ,gầy dựng tương lai cho con,cho con cái vốn kiến thức đầy đủ làm nền cho con tái tạo cuộc đời dễ dàng mau chóng trên đất người xa lạ. Ba là người bạn tri kỷ, hiểu con và thương con, không ai có thể thay thế được. Ba chết,để lại một chỗ trống lớn trong lòng con,không tình thương nào có thể bù lấp được. Ước gì có ba sống lại,ở đây với con cho con ngày đêm phụng dưỡng,rót nước đem thuốc cho ba khi ba đau ốm,dìu ba khi chân ba đau, lái xe chở ba đi chơi đây đó,đưa ba đi du lịch khắp nơi trên thế giới, kể lể với ba chuyện này chuyện kia, tâm sự với ba..Thế giới bây giờ văn minh lắm ba biết không,freeways uốn lượn trên trời, cell phone, computer, email gửi tin trong nháy mắt, quay phim, chụp hình digital…Ở đất nước này, ba muốn thứ gì cũng có, con thừa sức mua được cho ba... Con ung dung trong cảnh quê người văn minh, muôn màu muôn vẻ, nhưng để làm gì khi mà những ngày xưa êm đềm hai cha con sống thanh bần đạm bạc bên nhau không còn nữa, không bao giờ còn...
.
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Con bây giờ như thày Tử Lộ xưa kia,làm quan lớn mà không thích,ngồi xe đẹp mà không ham,ăn miếng ngon mà không khoái,chỉ muốn trở lại được nghèo nàn nắng mưa vất vã đội gạo nuôi cha mẹ sớm hôm như thời niên thiếu mà trong lòng vui vẻ, sung sướng, mà ước mơ nhỏ đó cũng không sao thực hiện được. Chỉ biết rưng rưng hai hàng nước mắt nhạt nhòe nhìn hình ảnh ba, nhìn về mặt trời khuất bóng sau dãy núi xanh mờ xa xa mà trong lòng sầu thảm đớn đau không bút nào tả xiết.
.
.… Trung Dao.