Thursday, April 28, 2011

Còn Khí Phách Nào Hơn?Tôn Nữ Hoàng Hoa


Hôm nay, không biết từ một cảm hứng nào tôi vào paltalk dạo chơi mà đã từ lâu tôi hầu như không còn nghĩ đến।
Tôi dừng lại room Cờ Vàng Và Chính Nghĩa Quốc Gia của nick Áo Nhà Binh và người điều khiển room là nick Ninh Bình।
AoNhaBinh hay Tuấn đã quen với tôi gần 8 năm। Áo có tinh thần chống Cộng rất cao và đang là cư dân ở Thụy Sĩ. Áo thỉnh thoảng gởi thư thăm tôi bằng bưu điện, do đó hai chị em không những gặp nhau nhiều trên paltalk mà lại còn giao thiệp cả ngoài đời.
Lâu lắm gặp lại Áo। Room sinh hoạt dưới sự điều khiển của anh Ninh Bình. Tôi không rõ tên thật của anh Ninh Bình nhưng qua giọng nói và lối trình bày tôi biết anh là một Sĩ Quan của Quân Lực VNCH. Tuy anh khiêm nhường và không thích nhắc lại thời vàng son quá khứ nhưng trong âm hưởng của từng lời nói, anh Ninh Bình cho thấy một thiện chí mê say trên công cuộc kêu gọi giãi thể chế độ Cộng Sản tại Việt Nam . Tiếng nói trên ước mơ thực tế vang vọng trong room Cờ Vàng và Chính Nghĩa Quốc Gia đã làm huyên náo lòng người tham dự trong thế trận lưu vong .

Tiếng nói của op Ninh Bình vẫn tiếp tục từ khung trời Âu। Mic rất rõ ràng không mơ hồ hay mang nhiều echo. Trong tiếng nói dõng dạc của người quân nhân Quân Lực VNCH đã trở về sau mùa tàn chinh chiến và sau thời gian bị đoạ đày trong những lao tù của Việt Cộng.

Chiến tranh VN đã qua trên thời gian của 36 năm, nhưng nhìn cách sinh hoạt trong room Cờ Vàng và Chính Nghĩa Quốc Gia người tham dự vẫn có cảm nghĩ chiến tranh chống Việt gian CS vẫn chưa tàn phai trong lòng người chiến binh cũ। Và, niềm tin giãi phóng đất nước VN ra khỏi ách độc tài CS vẫn còn mới tinh.
Tôi bâng khuâng tự hỏi trong chúng ta còn có ai giữ lại niềm tin ấy hay là họ đã đánh mất trên dọc đường trở lại quê hương qua chiêu bài lừa bịp Đổi Mới của VGCS, để hôm nay họ trở thành những bóng dáng thờ ơ bên vệ đường của dòng xe nhiều traffic, nghe chuyện đất nước mình như ngồi nghe tin thời sự 6 giờ sáng, 11 giờ khuya।

Hôm nay anh Ninh Bình nói đến thời gian bị tù đày trong lao tù CS sau khi chính phủ Saigon bị bức tử। Anh kể đến những đoạn đường gian khổ uất nhục mà quân nhân Quân Lực VNCH phải cam chịu dưới sự cai quản của bọn cai tù VC.


Những người chiến binh cũ năm nào giờ đang chuyển mình trong những cây sậy biết suy tư, nương theo ánh nắng của trời cao để vươn lên bên bờ lau lách hẫm hiu।

Anh Ninh Bình nói: Xin quí vị đừng tưởng vì bị lao tù mà chúng tôi sợ hãi không dám lý luận với bọn VC। Anh kể đến nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong cùng trại tù với anh và tỏ lòng ngưỡng mộ trên cái khí khái của nhà thơ.

Anh nhắc lại những kỹ niệm với thi sĩ Hà Thượng Nhân bằng âm hưởng xót xa chua chát। Anh còn cho biết từ khi ra hải ngoại, gặp lại những bạn tù xưa lòng anh vô cùng rộn rã. Nhưng khi anh gọi đến thăm, nhắc lại đoạn đường tủi nhục năm nào thì anh ngỡ ngàng trên trạng huống com-lê-cà-ra-vát-cuối-tuần-và-gịong-nói-diễn-văn-của-bà-Nữ-Oa-đội-đá-vá-trời đã làm lòng người chiến binh cũ chùng xuống.

Giọng nói không buồn, không chán nãn của một người chiến binh già trên đất nước lưu vong về một trạng huống sinh hoạt không mấy gì làm phấn khởi của Tập Thể Người Việt Tỵ nạn CS tại hải ngoại đã thật sự làm xúc động người nghe và cùng ngậm ngùi cho một giai đoạn vàng thau lẫn lộn.
Rồi giọng anh trở nên cảm xúc khi nhắc đến một người tù ở trại tù Hóc Môn năm nào।


Anh Ninh Bình cho biết khoảng năm 1982 khi anh bị giam ở trại tù Z30K2 (Hàm Tân) thì hình ảnh đau thương của một vị Đại Tá Quân Lực VNCH không những anh mà bất cứ ai bị giam ở trại tù Hóc Môn hay Hàm Tân đều nghe tiếng ông Đại Tá Lê văn Tưng।

Đại tá Tưng tuy bị lao tù đày đoạ, nhưng Đại tá Tưng vẫn luôn luôn "đào mồ cuốc mã" bọn VGCS। Ông chửi chúng từ sáng đến tồi . Cứ đêm đêm cả trại tù nghe tiếng đả đảo bọn CS độc tài khát máu và đả đảo Hồ Chí Minh lẫn trong âm thanh đánh đập dã man của bọn VC. Tiếng phản kháng căm phẫn càng to khi tiếng thọi, tiếng đấm đá càng nặng kí, sau cùng lịm dần khi máu từ miệng từ mũi phọt ra trên tấm thân nhầy nhụa và bê bết máu.

Tuy bị giam trong connex loại thùng sắt khoảng 2 mét dùng để chứa đồ vật vận chuyển, nhưng Đại Tá Tưng vẫn ngày đêm la mắng chửi bới bọn Việt Cộng। Chịu không nỗi cảnh bị chửi mắng của Đại tá Tưng bọn cai tù VC bèn dàn dựng một cuộc thãm sát. Tối hôm đó khi nghe tiếng đạn AK bắn dữ dội vào connex ngoài trại, những người tù cứ tưởng là có tù vượt ngục và họ thầm cầu nguyện cho những người vượt ngục được bình an.

Sáng hôm sau thức dậy, họ mới biết bọn cai tù VC đã nhã AK47 vào connex giam đại tá Tưng। Chúng hí hửng tưởng rằng khi mở connex ra thì Đại Tá Tưng chỉ còn là một cái xác không hồn. Nhưng bọn chúng đã lầm, Đại tá Tưng chỉ bị thương nặng trong khi cái connex be bét những viên đạn thù của AK47 mà bọn VC đã bắn vào.

Khi chúng giả nhân giả nghĩa cho người băng bó vết thương cho Đại tá Tưng thì bị ông ta chửi te tua vào mặt chúng। Cả trại tù âm thầm thương xót Đại tá Tưng. Họ gom góp hết thuốc trụ sinh trong trại và hễ cứ mỗi lần đem thức ăn cho Đại Tá Tưng thì họ bỏ thuốc trụ sinh vào canh cho Đại tá dùng. Gọi là canh nhưng thật ra chỉ là nước với muối. Cũng nhờ tấm lòng của những người đồng cảnh ngộ qua sự gom góp những viên trụ sinh mà Đại tá Tưng chóng khoẻ lai.

Nói về Đại tá Lê văn Tưng thật là kỳ diệu। Người ta bị nhốt vào connex khoảng 30 ngày khi ra khỏi connex thì đi không nỗi. Connex chỉ cao khoảng 2 mét và bọn VC chỉ khoét một lổ như lổ chó để đẩy tù nhân vào. Nếu vào mùa lạnh thì con người sẽ không chịu nỗi với cái giá rét căm và nếu đến mủa nóng thì nóng chịu không nỗi. Ây thế , khi ĐT Tưng bị nhốt vào connex trên 30 ngày. Lúc thả ra, ông vẫn đi đứng chững chạc. Còn một giai thoại rất khí phách của Đại tá Tưng là khi bọn cai quản VC gọi đại tá bằng tên này tên kia thì Đại tá Tưng trả lời:

-" Tôi gọi anh là cán bộ thì anh phải gọi lại tôi là Đại tá chứ không thể gọi tên này hay tên kia. Hiểu chưa?"
Sau này anh Ninh Bình cho biết là không còn gặp lại Đại Tá Lê văn Tưng nữa và cũng không biết ông còn sống hay đã mất।

Năm 1982 chúng tôi cư ngụ tại Richmond Virginia ,có chủ trương một chương trình phát thanh bằng Việt và Anh ngữ. Trong khoảng thời gian này, chúng tôi cũng có nghe một trường hợp tương tự như của Đại Tá Lê văn Tưng. Đó là trường hợp của Đại Uý Nguyễn văn Út bị giam cầm và đánh đập dã man tại Hàm Tân bởi anh cương quyết đã đảo bọn VC tham tàn và tên tội đồ Hồ Chí Minh.
Bài viết về Đại úy Nguyễn văn Út đã được chuyển tãi trong chương trình phát thanh Tiếng Nói từ Quê Hương Bỏ Lại trên đài 1360 AM đã thật sự làm xúc động dân địa phương। Từ đó họ là những người mạnh mẽ hổ trợ cho nghị quyết nhân đạo định cư các tù nhân chính trị vào các quốc gia tự do.

Sau đó chúng tôi được biết các anh em tù nhân chính trị nghe trộm đài phát thanh của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và từ đó họ nắm được tin tức được chấp nhận cho đi định cư tại nước ngoài.
Tiếng của op Ninh Bình chấm dứt nhưng âm vang vừa đau xót, vừa căm thù bọn VGCS hừng hực trong room।

Trong câu chuyện, op Ninh Bình cho biết khi kẽ thắng hành hạ kẽ thua là chuyện bình thường।Nhưng cái không bình thường đó chính là sự cư xử tàn bạo phi nhân còn hơn loài dã thú của bọn cộng sản VN mà chắc chắn trong lịch sử tù đày của nhân loại không có một nước nào tra tấn tù nhân một cách man rợ như bọn Việt gian cộng sản .

30 tháng 4 lại trở về trên nỗi buồn tha hương uất nghẹn hờn căm. Chúng tôi chưa bao giờ nghi vấn về chiến tranh VN vì một điều rõ như ban ngày là chính Hồ Chi Minh vì mộng bá chủ xâm lăng của Nga sô mà đưa dân tộc VN vào một cuộc chiến tranh bằng những thủ đoạn gian manh và bịp bợm.
Cuộc chiến đã tàn và một số các anh quân nhân của Quân Lực VNCH đã hiên ngang nằm xuống। Các anh đã từ lòng dân tộc bước ra để chiến đấu cho quê hương xứ sở mà không nhân danh một chủ nghĩa nào. một cá nhân hay đảng phái nào. Nay, xương thịt của các anh đã hoà tan trong lòng đất mẹ tạo nên hồn thiêng sông núi VN.

Hôm nay trên những giòng hồi tưởng đến những quân nhân của Quân Lực VNCH đã bỏ mình trong những trại tù của csVn đã làm chúng tôi bồi hồi xúc động। Tên tuổi của các anh cho dù người dân không nhớ hết nhưng sự an cư lạc nghiệp của họ ở hậu phương năm nào chắc chắn họ sẽ đời đời nhớ đến các anh.
Sau tiếng nói của anh Ninh Bình, room tưởng chừng như chìm trong những tiếng kèn đồng tiễn đưa người quá cố। Âm thanh vang vọng của tiếng kèn đồng nghe não nuột như réo rắc ngày tháng cũ.Trong phút chốc hoài niệm nghe chừng như tiếng trống quân hành. Từng tiếng trống bập bùng trong một thoáng những âm thanh rào rào cho ký ức bật mở trong buổi diễn hành trọn vẹn hình ảnh oai hung của Quân Nhân Quân Lực VNCH năm nào.

Xin hồn thiêng của các anh linh tử sĩ VNCH hãy phù hộ cho dân tộc VN thoát khỏi ách hung tàn của bọn VGCS। Các anh đã làm một cuộc lên đường để qui hồi nhập quốc mà trong đó thịt, xương, máu và nước mắt của các anh là những ngọn suối nguồn đang chảy vào nhịp sống của những người tha hương đang ước ao trở về quê cũ trên quyết tâm đấu tranh giãi thể chế độ cộng sản tại Việt Nam.

Trong ngày Quốc Hận hôm nay, trước khói nhang vọng tưởng của hàng hàng lớp lớp thế hệ trước và sau. Chúng tôi xin thắp lên một nén hương tưởng niệm. Trước làn khói lung linh mờ xám...Chúng tôi kính cẩn ghi nhớ công ơn của các anh hùng Quân Nhân Quân Lực VNCH đã Vị Quốc Vong Thân và xin cầu nguyện cho các anh được yên nghĩ bình an trên cõi vĩnh hằng….
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Mùa Quốc hận 30/4/२०११

Sunday, April 24, 2011

Anh Bằng - Dòng nhạc lưu vong - Asia thực hiện

Tuesday, April 19, 2011

३६ NĂन BỎ NƯ
36 NĂM BỎ NƯỚC RA ĐI, CHÚNG TA NHẬN BIẾT BAO HỒNG ÂN THƯỢNG ĐẾ BAN CHO : TỰ DO, BÌNH AN ,HẠNH PHÚC

NHUNG HINH ANH DAY KHICH LE VA THAT CAM DONG.
XIN CUỐI ĐẦU BÁI PHỤC NEW ZELAND.
XIN CẦU NGUYỆN CHO VN TỰ DO, THANH BÌNH, ĐẦY PHƯỚC HẠNH.
AMEN.
FROM SUGAR LAND WITH LOVE.
QUI/TRINH

GO NEWZEALAND.....BRAVO....




Mot niem tu hao cho nguoi Viet Quoc Gia yeu chuong TU DO, DAN CHU da duoc The gioi quan tam va ho tro.
Co Vang 3 Soc Do luon la dau an trong long nguoi dan Nuoc Viet.




Tân Tây Lan, Rugby Union và Cờ Vàng





Lá cờ thiêng sông núi

Phải có một cảm mến nào mà đội Rugby Union của Tân Tây Lan mới chọn lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa để làm màu áo cho đội họ !
Lá cờ Vàng Yêu Thương mang Hồn Nước VN vẫn ngạo nghễ tung bay khắp nơi trên thế giới.



--------------------------------------------------------------------------------

Tây Tây Lan, Rugby Union và Cờ Vàng
















Monday, April 18, 2011

Trung Tá Nguyễn Văn Long: Bảo Quốc công thần

Kính mời quý vị xem bài của Duyên Anh: Máu Trung Tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ

Tôi không hiểu, trong Dinh Độc Lập, Dương văn Minh và bọn hàng thần lơ láo đến mức độ nào trước ống kính xấc xược của bọn phóng viên cộng sản và trước những câu hạch hỏi hỗn láo của bộ đội giải phóng cấp tá। Họ có nghe những tiếng súng danh dự, trách nhiệm, tổ quốc của lính văn nghệ diệt T-54 ở cầu Thị Nghè, của lính nhẩy dù cách cổng Dinh Độc Lập chẳng bao xa?

Chúng tôi vào trung tâm thành phố। Dân chúng đang bu kín công viên dựng hai người chiến sĩ thủy quân lục chiến Việt Nam họng súng nhắm thằng vào Hạ Viện. Những chiếc loa gắn trên cây cao đã oang oang giọng nói mới chào mừng giải phóng miền Nam. Bài hát Tiến vào Sài gòn ta quét sạch giặc thù muốn rung chuyển thành phố. Nhưng trời vẫn thiếu nắng. Cộng sản đã tiếp thu Đài phát thanh, Bưu điện... Giọng nói cầy cáo của Lý Quý Chung và ca khúc Nối vòng tay lớn không còn nữa.Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá. ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lởi hoan hô bộ đội giải phóng.

Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng trấn Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Đô trưởng Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trạng lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhởn sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của trung tá Cảnh sát tên Long. Cộng sản đã chẳng ngu dại phong anh hùng, liệt sĩ cho quốc gia. Họ độc quyền anh hùng, liệt sĩ. Ở những cuộc đấu thầu anh hùng, liệt sĩ quốc gia tại hải ngoại, chưa thấy một nén tâm hương tưởng mộ trung tá Long. Có lẽ, liệt sĩ đích thật không lãi lớn bằng liệt sĩ giả vờ thế thì thời đại chúng ta đang sống là cái thời đại gì nhỉ? Nó không chịu, không thích vinh tôn cái thật, đã đành, nó còn nhởn chìm cái thật và vấy bẩn lên cái thật một cách thô bạo, ẩn ý và lạnh lùng. Khi cái thật bị nhận chìm, bị vấy bẩn, cái giả nổi bật, sáng giá và chói lọi, thơm tho. Như vậy, mọi giá trị về tinh thần, về đạo nghĩa bị nhởn chìm theo. Rốt cuộc, bọn giả hình sống với cái giả của chúng, huyễn hoặc mọi người bằng cái giả với bạo lực của quyền uy hợp pháp và cả quyền uy ảo tưởng hậu thuẫn. Và người công chính thụ động, buông xuôi. Cuối cùng, con cháu chúng ta sẽ chỉ biết liệt sĩ đất sét, anh hùng gian dối, vĩ nhân phường tuồng.Tôi muốn biểu dương trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài gòn. ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc.

Tôi không mấy hy vọng cái chết của trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc.

- Tôi chứng kiến tự phút đầu.- Ông nói sao?- Tôi nhìn rõ ông ta rút súng bắn vào thái dương mình.- Thật chứ?- Đáng lẽ tôi phải nói dối.- Tại sao?- Vì nói thật lúc này không có lợi.Tôi nghe hai người Sài gòn nói chuyện. Và tôi được nghe "Huyền sử một người mang tên Long" do một trong hai người kể. Truyện như vầy: 10 giờ 30, Dương văn Minh đọc lệnh đầu hàng, quân đội và cảnh sát tuân lệnh Tổng thống, lột quần áo, giầy vớ, nón mũ, vất súng đạn bỏ chạy về nhà mình hay nhà thân nhân của mình. Một mình trung tá Long không lột chiến bào, không phi tang tích huân chương, không liệng súng đạn.

Trung tá Long từ nơi nào đến, chẳng ai rõ. ông xuất hiện ở công viên trước Hạ Viện hồi 12 giờ. Ngồi trên ghế đá, ông ta trầm ngâm hút thuốc. Rồi ông ta nhìn trước, nhìn sau, ngó ngang, ngó dọc. Rồi ông ta đưa tay ôm lấy đầu, cúi thấp. Khi ấy, Sài gòn đã ồn ào tiếng hoan hô cộng sản giải phóng. Bất chợt, ông ta đứng dậy, chậm rãi bước gần chân tượng đài. Trung tá Long đứng thẳng. ông ta ngẩng mặt. Thản nhiên, ông ta rút khẩu Colt, kê họng súng vào thái dương mình bóp cò. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đổ rạp.- Đó, diễn tiến cái chết của Trung Tá Long.- Ông có mặt ở đây trước lúc trung tá Long xuất hiện?- Phải. Tôi tuyệt vọng, không thiết về nhà nữa.- Rồi sao?

- Dân chúng bu quanh xác trung tá Long. Cộng sản chưa có thì giờ kéo xác ông ta đi. Phóng viên truyền hình Pháp thu cảnh này kỹ lắm. Chỉ tiếc họ đã không thu được cái oai phong lẫm liệt của trung tá Long. Họ đến quá chậm và họ chỉ quay phim một xác chết. ông hãy nhìn cho kỹ. Trung Tá Long tuẫn tiết cùng chiến bào, cùng cấp bậc, cùng tên mình.Tôi đã nhìn kỹ. Lịch sử của chúng ta đã có những vị anh hùng chỉ có tên mà không có họ. Như Đô đốc Tuyết, Đô đốc Long... Hôm nay, chúng ta có thêm trung tá Long. Những ai sẽ viết lịch sử? Và liệu sử gia đời sau có soi tỏ niềm u ẩn của Trung tá Long chảy máu mắt nhìn quê hương lạc vào tay quân thù mà bất lực cứu quê hương, mà chỉ còn biết đem cái chết tạ tội quê hương, dân tộc. Đã hàng tỉ tỉ chữ viết về những chuyện khốn nạn, viết về những tên khốn kiếp, viết về những sự việc khốn cùng. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Người ta đã viết cả pho sách dày cộm để nguyền rủa xác chết. Người ta cũng đã viết cả pho sách dầy cộm để suy tôn xác sống. Người ta ồn ào. Người ta vo ve. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Ai đã làm công việc sưu tầm lý lịch đầy đủ của vị liệt sĩ đích thực này? Than ôi, lịch sử đã hóa thành huyền sử. Cho nên người ta nhìn quốc kỳ mà không cảm giác linh hồn tổ quốc phấp phới bay. Chúng ta đang bị sống trong cái thời đại của những ông tướng đào ngũ, của những ông tổng trưởng đào nhiệm không hề biết xấu hổ. Thời đại của chúng ta còn đòi đoạn ở chỗ, kẻ sĩ và kẻ vô lại đồng hóa trong "lý tưởng" nguyền rủa xác chết và suy tôn xác sống.Xưa, Hàm Nghi 8 tuổi, hỏi cận thần:- Tay bẩn lấy gì rửa? Cận thần đáp:- Nước.Hàm Nghi hỏi thêm:- Nước bẩn lấy gì rửa?





Cận thần ngơ ngác:- Tâu bệ hạ, thần không hiểu.Hàm Nghi nói:- Nước bẩn lấy máu mà rửa!Trung tá Long đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính nhẩy dù đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính văn nghệ đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Những kẻ tạo ra ô nhục 30-4 lấy gì nhỉ? Họ đang cầm ca, cầm đĩa xếp hàng ngửa tay lấy cơm, lấy nước ở đảo Guam. Biết đâu chẳng xẩy ra tranh cơm như tranh quyền bính. Và biết đâu chẳng bị ông quân cảnh Mỹ đen tặng một vài cái tát xiếc! Những kẻ này vẫn thừa thãi vô liêm sỉ để họp bàn, hiến kết cứu nước.

Lịch sử lại thêm vài phụ trang chó đẻ.Giải phóng quân đã đổ đầy trước thềm Hạ Viện. Cỏ đuôi chó hoan hô tưng bừng. Dân chúng chiêm ngưỡng Trung Tá Long tản mạn. Trung Tá Long nằm nguyên chỗ ông ngã rạp cho máu rửa nhục Sài gòn. Giã từ liệt sĩ! Vĩnh quyết liệt sĩ. Xin hãy phù hộ tôi kéo dài cuộc sống hèn để có ngày được viết vài dòng về Trung Tá.BBT: Qua nhiều bài viết về Trung Tá Nguyễn Văn Long mà chúng tôi có dịp đọc trước đây, chúng tôi vẫn cảm thấy có điều gì đó còn thiếu sót, nếu không muốn nói là chưa thỏa mãn được những gì mà chúng ta muốn biết về Trung Tá Long. Người mà chúng tôi nghĩ đến có thể bổ túc cho những thiếu sót đó không ai khác hơn là cựu Trung Tá Nguyễn An Vinh, nguyên Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc gia Đà Nẳng, người đã có thời gian dài được gần gũi với Trung Tá Long, trong phạm vi Bộ Chỉ Huy Khu I, cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Kính mời quý vị xem bài của cựu Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Nguyễn An Vinh

Sau chính biến 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ nền Ðệ nhất Cộng Hòa, Quốc Gia trải qua một thời kỳ hỗn lọan. Tại miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên Huế, họat động ngành an ninh trật tự hoàn toàn tê liệt. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm mà đã thay đổi sáu Giám-Ðốc Nha Công An. Có ông chỉ tại chức 32 ngày. Hai Trưởng Ty Công An Thừa Thiên và Cảnh Sát Huế đều là cơ sở nòng cốt Cộng Sản, một vài tay chân của nhóm Phật Giáo Ấn Quang tranh đấu ly khai xuống đường phá rối. An ninh trật tự hoàn toàn suy sụp.Ðể đối phó với tình hình rối ren của vùng I, tháng 6 năm 1966 Trung Ương quyết-định bổ nhiệm Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, và ngay lập tức, ông cho chấn chỉnh lại những hoạt động của Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại địa phương đầy biến động này, đồng thời bổ nhiệm Quận Trưởng Cảnh-Sát Võ Lương giữ chức Giám-Ðốc Cảnh Sát Quốc-Gia Vùng.

Quận Trưởng Cảnh Sát Võ Lương là Giám-Ðốc thứ bảy kể từ năm 1963 và là người đầu tiên giữ vững đựơc kỷ cương trật tự sau một thời gian hỗn loạn quá dài. Ðể mau chóng ổn định nhân-sự cũng như họat động, Ông cho lệnh di chuyển Nha CSQG từ Huế vào Ðà-Nẳng. Ông cho tất cả nhân viên dễ dàng trong một tháng để thu xếp gia-đình.Trong vòng một tháng đó, phần đông nhân-viên đã có đủ thì giờ để ổn định việc nhà cửa và chuyện con cái học hành. Chỉ riêng Trung Tá Long, lúc ấy vừa được bổ nhiệm chức Chủ-Sự Phòng An Ninh Nội Bộ kiêm Thanh Tra, là còn loay hoay chưa kiếm ra nơi tá túc cho gia-đình. Hết hạn 1 tháng, Ông không thèm xoay sở nữa mà đã sáng kiến thực hiện một việc cổ kim không giống ai:Thấy có một khoảng đất công trống trên đường Duy Tân, giữa lòng Thành Phố, Ông dựng lên một cái chái lợp tôn, dựa lưng vào bức tường thành của một Công Sở.

Ðó là nơi gia đình ông đang cư trú, không điện không nước.Có hai nhân viên thuộc quyền ghé thăm thấy cả nhà ban đêm thắp hai ngọn đèn dầu lù mù, họ rủ nhau hùn tiền mua đến cho ông một cái đèn Manchon. Ông từ chối nhất định không lấy, nói thế nào ông cũng không chịu, bắt họ đem đi trả lại.Câu chuyện nhà ông Long thắp đèn dầu được nhiều người kể đi kể lại ở sở. Một hôm nhân có dịp ngồi chung xe với ông Giám Ðốc lên họp Quân Ðoàn, tôi kể Ông nghe câu chuyện về cái đèn Manchon. Ông Giám Đốc lắc đầu nói: “...tính của Long là vậy, tôi biết chả từ lâu, từ hồi còn làm bên Công An Liên Bang. Ðó là một người rất tốt, thanh liêm và cương trực, đông con nhà nghèo...”. Từ lúc đó cho đến khi vào họp Ông không nói thêm lời nào. Ông lặng lẽ, dường như có điều tính toán suy nghĩ, ngó mông lung ra ngoài đường. Tuần lễ sau, tôi ghé nhà Long thăm đã thấy có điện nước. Hỏi ra thì biết trong lúc Ông Long đi làm, có 2 người tới bắt cho 2 bóng đèn và 2 lỗ cắm điện, một vòi nước. Họ không lấy tiền cũng không cho biết ai sai tới.

Tôi biết ngay là do sự can thiệp kín đáo của Ông Giám đốc. Biết Ông không ra mặt tôi cũng làm thinh luôn.Liền sau đó, trong một phiên họp khoáng đại, ông Giám Ðốc hỏi nhỏ tôi, nhà Long có điện chưa. Tôi trả lời có rồi, có cả nước nữa. Ông gật đầu, mỉn cười nhìn về phía Long, nét mặt hiền lành khoan dung. Ông vui vì đã giúp được thuộc cấp một việc tuy nhỏ nhưng rất cấp bách cần thiết. Tính Ông quảng đại, kín đáo và chi-tiết. Nhiều khi làm ơn từ việc nhỏ đến việc lớn, không cần cho ai biết.Dạo ấy, vì cơ sở mới dọn từ Huế vào, phòng ốc chưa đủ, Ông Giám-đốc cũng không có tư dinh phải ở tạm một phòng trong khách sạn Grand Hotel trên đường Bạch Ðằng. Trong khách sạn có sẵn Restaurant. Ông thường dùng bữa vớí nhiều viên chức khác ngành, vừa ăn vừa luận bàn công việc. Những lúc không mời ai, Ông gọi tôi tới ăn cơm chung. Nhờ có chút khả năng giao-thiệp, quen biết nhiều người và luôn sẵn những chuyện tếu vô hại, Ông thường ngồi nhiều giờ với tôi, bàn về đủ mọi thứ, phần lớn là những việc trên trời dưới đất, không dính dấp gì tới công vụ. Nhân một lúc vui vẻ, cởi mở, tôi nhắc lại chuyện Trung Tá Long và hỏi Ông lý do không cho Long biết việc Ông can thiệp bắt điện nước vào nhà. Ông cườì rồi từ từ kể. Sau đây là những gì Ông Giám đốc Võ Lương nói về Trung Tá Nguyễn văn Long:“...

Tôi biết Long từ những thập niên 1940, khi Giả ( tiếng thông dụng miền Trung có nghĩa là Anh ấy, Ông ấy ) mới gia-nhập Ngành An ninh thời Tây. Giả nổi tiếng1à siêng năng cần mẫn, kỷ-luật và trong sạch. Lương bổng không đến nỗi tệ nhưng gia-đình đông con lại suốt đời không tơ hào những bổng lộc phi nghĩa nên thời nào cũng nghèo. Cả đời ở nhà mướn. Ðúng ra, trước năm 1963 Giả cũng có một căn nhà tương đối được, ở đường Phạm Hồng Thái, Thành Phố Huế. Nhà này có từ nhiều năm trước, có thể do cha mẹ để lạị.

Trước đảo chánh Ông Diệm, Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung do Phan Quang Ðông điều tra khai thác. Trong thời gian bị ngưng chức không lương tiền hàng tháng, bà vợ đã phải bán căn nhà này để đong gạo cho gia đình......Giả sống rất chừng mực, lương thiện, không có khả năng xoay xở, lại càng không muốn xoay xở bậy bạ. Nhũng lúc gặp khó khăn thì cắn răng chịu đựng, không hề muốn nhờ vả ai. Giả rất khó chịu khi phải chịu ơn người khác. Ðiều này giải thích được tại sao tôi không trực tiếp cho biết đã nhờ người bắt điện nước cho gia đình Giả. Chuyện nhỏ không muốn Giả có mặc cảm mang ơn....... Là viên chức kỳ cựu, phuc vụ trong ngành đã hơn 20 năm, Long có khá nhiều cơ hội để khá hơn, nhưng cơ hội nào Giả cũng bỏ qua, có khi còn quyết liệt từ chối thẳng tay, nên đến bây giờ vẫn sống chật hẹp với đồng lương của một công chức.... Giả bị bắt giam trong vụ Gián Ðiệp Miền Trung năm 1962 nên sau khi Chính Phủ Ngô Ðình Diệm bị lật đổ, Long được cử ngay làm Trưởng Ban Công Tác Ðặc nhiệm điều tra tội ác và tài sản chế độ cũ cũng như của nhóm Cần Lao. Nhiều người cứ tưởng dịp này Long tha hồ ân oán giang hồ.

Nhưng trái với mọi suy đoán, Long hành xử trách nhiệm hoàn toàn vô tư, không nghe lời xúc xiểm, không thành kiến, cũng như không bới lông tìm vết. Ðể tránh mấy tay môi giới chạy chọt xin xỏ đút lót lôi thôi, Long cắm trại luôn trong sở, thật khuya mớí lạch cạch đạp xe về nhà. Dạo ấy cả gia-đình đã theo đạo Công Giáo, nhà thuê ngay kế bên Dòng Chúa Cứu Thế Huế.. Nhà Long cữa đóng then cài. Long không tiếp bất cứ ai....Năm 1965, Long đưọc bổ nhiệm làm Trưởng Ty Công an Ðặc Biệt Bến Hải, đóng dọc theo Nam Vĩ Tuyến 17 thuộc Quận Trung Lương, Tỉnh Quảng Trị. Nhận việc chưa bao lâu thì Phòng Lương Bổng, Vật Liệu , Kế Toán đưa cho Giả một phong bì đầy tiền. Long hỏi cái gì thì họ cho biết, như thông lệ từ trước, đây là số tiền bán bớt xăng nhớt và văn phòng phẩm nạp cho Trưởng Ty làm mật phí giao tế. Giả đỏ mặt, trợn mắt đòi bỏ tù cả đám. Từ đó hết ai dám léng phéng chuyện tiền nong lem nhem với Long...”Kể đến đây Ông Giám Ðốc cườì thành tiếng và nói đùa: “...

Nếu Long chịu nhận vàì ba mớ phong bì như thế thì đâu đến nỗi bây giờ phải cắm dùi đường Duy Tân. Nên nhớ Long đang là chức Trưởng Ty khi được lệnh di chuyển từ Quảng Trị vào Ðà-Nẵng. Một Ông Tưởng Ty mà ngày trước ngày sau phải ở bụi ở đường thì thế gian chỉ có một Nguyễn văn Long mà thôi, không có người thứ hai. Bổ nhiệm Long vào chức An Ninh Nội Bộ và Thanh Tra, tôi yên tâm nhưng cũng có nhiều anh khó chịu không vui đấy...”Khi tôi hỏi về Vụ Gián Ðiệp Miền Trung , Ông cho biết vụ ấy không hẳn là có thật mà chỉ do Pháp cố ý dựng chuyện lên để phá thối. Công việc của Phan Quang Ðông là huấn luyện và tung mạng lưới tình báo gián điệp ra Bắc hoạt động vùng Thanh Nghệ Tĩnh mà thôi. Ðông không dính líu gì đến vấn đề nội chính và an ninh quốc nội. Ðông bị xử tử hình để bịt miệng, do áp lực từ Cộng Sản trong nhóm tranh đấu, gây rối Mìền Trung. Không có vụ gián điệp thì Ðông cũng bị giết.Hình như Long biết sự kiện này cho nên ngày xử bắn Phan Quang Ðông tại Sân Vận Ðộng Chi Lăng, mấy người bạn cùng vụ rủ Long đi coi, Long từ chối. Long nói:

“...chuyện Ðông có những điều chưa minh bạch, xét xử vội vàng và có quá nhiều áp lực. Ðông đâu đáng tội chết! Vả lại oán thù nên cởi, không nên buộc... Ông Giám Ðốc kết luận:...Long khắt khe sắt thép với chính mình nhưng khoan dung nhân hậu, công bằng và rộng lượng với kẻ khác, cả với kẻ vừa mới giam giữ mình...”Năm 1970 , tôi bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng cho Thiếu Tá Trần Hàng để ra Ðà-Nẵng. Vừa nhận việc chưa được bao lâu thì Thành Phố chịu một cơn bão lụt Sóng Thần khủng khiếp chưa từng thấy trong cả trăm năm. Mưa như trút nước. Sóng biển gầm thét dữ dội.

Một phần đường trong thành phố ngập nước quá đầu gối. Giáp ranh phía Bắc Thành Phố là Bãi Thanh Bình thành một vùng nước mênh mông. Nhưng ngặt nghèo và nguy hiểm nhất là khu tạm cư Ngọc Quang. Khu này là một giải cát bồi thoai thoảỉ nằm dài giửa Bãi Thanh Bình và biển cả, không một bóng cây. Từ tầm xa nhìn tới , toàn khu hoàn toàn biến mất, chỉ còn thấy lác đác ít nóc nhà nhấp nhô theo sóng dữ. Gió rất mạnh, thổi giật từng cơn.

Bộ Chỉ Huy Cành Sát Quốc Gia huy động toàn bộ lực lượng cơ hữu như Giang Ðoàn và trưng dụng thêm một số ghe thuyền tư nhân trong nỗ lực di tản dân chúng vào khu an toàn, lúc ấy là sân Trường Kỹ Thuật ở đường Cao Thắng và chung quanh 2 Thánh Ðường Họ Giáo Ngọc Quang và Giáo Xứ Thanh Ðức.Qua máy truyền tin, Giang Ðoàn cho tôi biết gia-đình Trung Tá Long ở vào một khu nguy hiểm nhất. Nhà có thể bị cuốn trôi ra biển bất cứ lúc nào. Cả gia-đình đã lên được đất liền nhưng Trung Tá Long đang ngồi trên một cái chõng tre, tay cầm chai rượu thuốc, nói là để ở lại giữ nhà, không chịu đi đâu hết. Tôi nghe mà lạnh người.

Cũng lại cái “Ông Trời sợ” này nữa. Tôi không thể quên vụ Ông cắm dùi ở đường Duy Tân năm nào và việc Ông Giám Ðốc Võ Lương kín đáo giúp đỡ bắt điện nước cho Long.Tôi nhờ Giang Ðoàn ra tận nơi, đưa máy truyền tin cho tôi nói chuyện với Long. Nghe tiếng tôi, Ông nói ngay: Chào Ông Chỉ Huy Trưởng, tôi không sao đâu. Sau một hồi giải thích gần như năn nỉ, cuối cùng phải viện dẫn lý do an ninh cũng như xin Ông hợp tác để làm gương cho đồng bào. Cuối cùng Ông mới chịu vào bờ.Dọn dẹp bão lụt xong, dân chúng lo sửa sang những thứ đỗ nát. Tôi điện thoại cho Ông hỏi thăm nhà cửa hư hại ra sao.

Ông trả lời tỉnh bơ: Nhà chỉ có mấy tấm ván, xẹp xuống rồi dựng lại lên, có chi mà hư hại. Tuần này tôi xin nghỉ mấy ngày phép và mất một mớ đinh là xong ngay.Tôi bái phục cái thái độ bình tâm giản dị gần như bất cần của Ông, nhưng quyết định phải ra tận nơi coi cho biết. Tôi mặc thường phục cùng với mấy tay bài trừ du đãng đi Honda, luồn lách ra Ngọc Quang. Tới nhà Ông Long, tôi hết hồn.Căn nhà của Ông chỉ là một tác phẩm chắp nối vội vàng và lỏng lẻo gồm mọi thứ tạp nhạp không đáng gọi là vật liệu, góp nhặt từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhà nằm lọt vào khu vực tạm cư hỗn độn gồm các gia đình đổ về từ những vùng quê Quảng Nam mất an ninh. Giây điện và giây phơi áo quần chằng chịt. Rất mau, tôi vụt nhớ đến một bản báo cáo của Cảnh Sát Ðặc Biệt về việc Cộng Sản cài người vào dân tị nạn và vụ xe ông Trưởng Phòng Ðặc Biệt Nha tên Diệp đi mua vật liệu bên Quận Ba bị đặt Plastic chết banh xác trên gần Chợ Cồn năm nào. Thương Ông, tôi nhất định phải đưa Ông vào thành phố.Ngay ngày hôm sau tôi nhờ các Phường Quận tìm dùm một miếng đất cho Ông Long cất nhà. Các nơi tìm được khá nhiều nhưng tôi chọn ra 4 chỗ. Tôi lái xe đưa Ông đi xem. Cả 4 chỗ Ông không chê nhưng ngần ngại không quyết định, viện dẫn nhiều lý do nghe cũng được. Chuyện không thể chậm trễ, tôi nói ngay: hay là Ông vô ở chung với tôi. Ông cười khẩy, tưởng tôi bực mình nói lời mỉa mai. Sự thực khi nói câu đó, tôi nghĩ đến khu đất trống sau tư dinh dành cho gia đình Chỉ Huy Trưởng số 37 Nguyễn Thị Giang, ngay trung tâm thành phố, sát tường rào Trường Nam Tiểu Học, có thể mở lối đi riêng. Tôi chỉ cho Ông. Ông chịu liền nhưng còn bán tín bán nghi.

Ðể xác nhận không phải chuyện bông đùa, tôi đưa Ông tới một trại cây đường Phan đình Phùng, nói với bà chủ chọn cho Ông một số cây ván thứ tốt, hoá đơn gởi cho tôi. Tới đây Ông mới tin là chuyện thật và bắt tay tôi vui vẻ, nói lời cám ơn.Không chờ đợi lâu, Ông cho tháo căn nhà từ Ngọc Quang, cha con chồng vợ cả gần chục người hớn hở dựng căn nhà mới. Chỉ trong vòng chừng 2 tuần là xong, điện nước từ nhà tôi câu qua. Gia đình Ông Long vui vẻ đã đành, phần tôi cũng vui không ít.Những ngày tiếp theo, tôi chờ hoài không thấy trại gỗ đưa hóa đơn tới, hỏi ra mới biết: thấy tôi tận tâm, nể mất lòng, Ông chỉ lấy một ít ván gắn vào mặt tiền coi cho được còn bao nhiêu Ông mua các thứ tạp nhạp từ một bãi phế thải ở đường Ông Ích Khiêm chở mấy xe Ba Gác về, đóng phía trong phía ngoài khá tươm tất. Một lần nữa tôi cảm phục tính lương thiện và sòng phẳng của Ông. Dọn vào nhà mới xong, ít lâu sau Ông thăng Trung Tá và được bổ nhiệm Chánh Sở Tư Pháp, tiếp tục phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Vùng. Từ đây Ông yên tâm ở bên cạnh nhà tôi và tôi cũng có cơ hội làm một chút quan sát:Nhà Ông rất đông con. Một vợ một chồng, sinh 12 lần, nuôi 13 đứa, có cả cặp sinh đôi sau cùng, một trai một gái. Ông còn cưu mang thêm một đứa cháu mồ côi, anh nó đi lính tận trên Pleiku, giao luôn cho Ông giữ. Chưa hết. Nhà còn có thêm một con heo con. Bà Long nói phải nuôi thêm con heo làm lợi, cho đứa cháu mồ côi thêm tiền ăn học.

Chuyện nhà Ông Long nuôi heo nhiều người không tin, đòi đến coi. Làm gì giữa thành phố, ngay cạnh tư dinh Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát mà lai có người dám nuôi heo. Ai nói gì thì nói, hiểu rõ hoàn cảnh gia-đình, cùng cái lý do chân thật và tội nghiệp đối với Bà Long, tôi không phản đối. Mấy đứa con nhỏ của tôi cũng rất ưa thích con heo. Ði học về, tụi nhỏ chạy sang xem, cho heo ăn, trầm trồ khen heo sạch sẽ và mau lớn. Thấy các con ưa thích, tôi cũng vui. Bà Long lại càng vui hơn.Ông Long dạy con rất nghiêm nhưng không hề ồn ào to tiếng.

Ông ưa nói chuyện gương trung liệt người xưa và lấy chuyện sách đèn của các con làm trọng. Ông thường dặn con: dù hoàn cảnh nào cũng ráng kiếm cho được ba mớ chữ. Câu Ông thưòng nhắc đi nhắc lại với các con là: Khi nào cái đầu cũng ở trên. Cái đầu phải có kiến-thức để điều khiển toàn thân làm những việc khá hơn là việc tay chân lao động.Những lúc rảnh rỗi nhà tôi hay sang chơi, khen mấy cháu học giỏi và thường dấm dúi cho các em chút đỉnh tiền để khi thì mua cái cặp sách, khi thì mua bộ áo quần. Ðặc biệt đứa cháu mồ côi là nhà tôi thương nhất. Ông Long có mấy con đã trưởng thành. Hai anh đi không quân, một thiết giáp, ba Cảnh Sát. Đứa đầu lòng tên Phụng, Sĩ Quan Biệt Ðộng Quân, tử trận. Thỉnh thoảng các cháu về phép, nhà tôi thường dặn dò phải cận thận giữ mình, đôi khi còn có chút ít tiền cho các cháu cà phê. Những cử chỉ thương yêu nhẹ nhàng kín đáo như thế chỉ có các con và Bà Long biết, Ông Long thì không. Qua tôi, nhà tôi đã hiểu tính Ông Long rất tự ái và không ưa nhờ vả ai, dù là từ những người thân.Trong năm năm sống cạnh nhau, Ông Long chỉ sang nhà tôi có một lần, đi chung với Ông Võ Hoàng, anh Ông Giám Ðốc Võ Lương. Lúc ấy tôi vừa cho thêm một người bạn khác, Ông Huỳnh Giáo cựu Trưởng Ty Công-An Quảng Tín làm căn nhà đằng sau , phía bên phải. Nhà Ông Long bên trái. Ông Võ Hoàng là một nhà phong thủy cho biết hai căn nhà phía sau Tư dinh là một phối trí phong thủy tuyệt hảo, che chắn hết mọi bất trắc, rủi ro, không sợ đao kiếm cùng kẻ xấu chém lén sau lưng. Ông Chỉ Huy Trưởng sẽ yên vị tại chức lâu dài.

Tôi không biết nhiều về phong thủy, cũng không hẳn tin. Tôi chỉ muốn làm một việc tử tế khi có cơ hội để giúp cho hai người bạn mà tôi rất thương yêu và mến phục.Sống bên nhà tôi lâu như thế mà gia-đình Ông Long không bao giờ xin ân huệ cho mình cũng như cho bất cứ ai. Họ sống lặng lẽ, âm thầm gần như cam chịu. Bà Long thường nói đây là căn nhà vừa ý nhất từ trước đến nay và ao ước được ở đây mãi mãi.. Niềm ao ước bình thường giản dị ấy không được bao lâu thì Ðà-Nẵng thất thủ, cuối tháng ba 75. Tai trời ách nước đổ sập xuống, chúng tôi tan tác mỗi người một nơi.Tôi thoát đi được trong gang tấc, theo một tàu Mỹ vào Cam Ranh. Tại đây dùng tàu đò dân-sự vào Vũng Tàu. Khi vừa mới từ bờ ra lại biển khơi, tôi gặp Ông Long đi trên một ghe đánh cá từ Ðà-Nẵng vào. Tôi đổi tàu cùng Ông xuôi Nam. Về đến Saì-Gòn chia tay mỗi người một ngã. Tôi tìm cách cùng gia đình thoát thân lần nữa.

Qua tới Guam được mấy ngày thì được tin Long tự sát. Tôi bàng hoàng xúc động, thương Ông suốt một đời lận đận và kết thúc tức tưởi thế kia. Từ đó tôi bị thúc bách và tự cho như có bổn phận phải tìm thêm tin tức của Long:Ở Mỹ, tôi theo dõi các báo lớn ngoại quốc có đăng trang bìa hình Long tự sát trước tượng đài Thủy Quân Lục Chiến khu tiền đình Trụ Sở Quốc Hội, sắc phục và cấp bậc Sĩ Quan Cảnh Sát ngay ngắn đàng hoàng, nhưng không có báo nào nói xác Long ai đem đi đâu. Tôi cứ nghĩ thi thể vô thừa nhận đã bị vùi dập ở một xó xỉnh nào.Nhưng không.

Khoảng hơn hai tuần sau, Bà Long nhận đươc giấy báo vào nhà thương Grall nhận xác. Nguyên do là khi tuẫn tiết, trong túi áo Long có thẻ căn cước địa chỉ 37 Nguyễn Thị Giang, Ðà-Nẵng. Nhà thương cứ theo địa chỉ đó mà báo tin. Tôi nhớ là cái căn cước bọc nhựa ấy tôi đổi lại cho Long khi vừa mới dọn vào ở chung, đặc biệt có chữ ký của tôi làm kỷ niệm, không phải chữ ký của Thiếu Tá Chỉ Huy Phó như những căn cước khác. Tự nhiên tôi có chút suy nghĩ sao mà cái việc nhỏ nhặt như việc đổi cái thẻ căn cước bọc nhựa năm xưa lại đưa đến một sự việc quá quan trọng như thế. Cái căn cước có chữ ký của tôi đó không phải vì nhu-cầu mà chỉ vì chút cảm tình, nhưng lại chính nhờ nó mà gia-đình nhận đươc xác của Long. Ðây có phải chỉ là một diễn tiến tình cờ hay là một tính toán cẩn thận của Long.

Giả thuyết thứ hai hợp lý hơn.Ðà-nẵng mất mau quá, Long chưa kịp lãnh lương tháng ba nên nhà không có tiền vào Sàigon. Tội nghiệp chỉ có cô Tâm, con thứ ba vào nhận xác. Tới SàiGòn ngày 17 tháng 5 cô Tâm cùng với một người chị thứ hai tên Ðào và người em gái tên Thuận đang làm việc ở Sai-Gòn tới nhà thương Grall. Tại dây nhân viên Bệnh Viện, như có được lệnh của Ban Giám Ðốc, đã dành mọi dễ dàng, chỉ vẽ tận tâm chu đáo và tỏ ra có thiện cảm đặc biệt với người chết. Họ tắm rửa, thoa thuốc, uốn nắn và chăm sóc thi thể nhẹ nhàng tử tế đến độ làm các con cảm-động và ngạc nhiên.

Ngày chôn cất có ban hậu sự Nhà Thương sắc phục và xe tang đàng hoàng, khoan thai đưa tiễn tới Nghĩa Trang. Tất cả đều hoàn toàn miễn phí. Thi hài được mai táng tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Công Giáo Bà Quẹo với đầy đủ lễ nghi tôn giáo. Có Linh-Mục đến làm phép xác. Rõ ràng là cái chết công khai và lẩm liệt của một Anh Hùng vị Quốc vong thân, ngay lập tức đã có người trân trọng. Ít năm sau gia đình cải táng. Lần này thì khăn tang trắng một vùng, đầy đủ vợ và các con, các cháu, xác được hỏa thiêu. Tro ký thác tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài-Gòn, đường Kỳ Ðồng.

* * *Ngày mất nước 30 tháng 4 năm 75, khi biết mọi sự đã hỏng hết, nhiều Tướng Lãnh, Sĩ Quan, Binh Lính, Cảnh Sát và cả nhân- viên Dân Chính đã tự sát tại nhiều nơi và bằng nhiều cách, cách nào cũng nói lên chí khí bất khuất không đầu hàng, không để cho thân rơi vào tay giặc. Nhưng cái chết của Trung Tá Nguyễn văn Long mới được cả thế giới biết đến mau nhất, gây xúc động mạnh nhất. Long đã chọn cách thế, giờ giấc cho cái chết có mục đích tại một địa điểm không thể có nơi nào thích hợp hơn. Trước Tòa Nhà Quốc Hội, dưới chân Tượng Ðài Chiến Sĩ là nơi biểu tương Trái Tim đang thoi thóp của Miền Nam. Ông đã nằm xuống đó để chấm dứt nhịp đập trái tim Ông. Ông dâng hiến máu tươi và mạch sống cho Tổ Quốc. Khỏi cần phải luận bàn dông dài, cả thế giới cùng công nhận Long đã bình tĩnh sửa soạn cho cái chết từng chi-tiết. Long mặc sắc phục, cấp bậc chỉnh tề, thẻ căn cước cài trong túi áo. Trước lúc bắn vào đầu, Long đứng nghiêm, chào kính Tượng Ðài rồi khoan thai nằm xuống. Chỉ một phát súng dứt khoát và chính xác, Long anh dũng đền ơn nước.Ðã một thời sống gần và làm việc chung, tôi thương mến Long lúc sinh thời, kính phục Long khi đã chết và sẽ mãi mãi nhớ Long. Cái chết của Long là một cái chết bất tử.


Máu Trung Tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ.










Ở tấm hình này, chiếc mũ đã bị ai đó lấy mất.











Hình tuẫn tiết của anh hùng Nguyễn Văn Long, trung tá Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trong ngày 30-4-1975 dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến đối diện trụ sở Hạ Nghị Viên VNCH.


Trở về đâu trang

Tuesday, April 12, 2011

Cô gái Thái Lan này trước kia là "boy", sau khi giải phẩu thành "girl" thì cô được phát âm 2 giọng nói đàn bà và đàn ông. Vì vậy, cô ta đã làm cho cả nước Thailand lên cơn sốt âm nhạc.





Friday, April 8, 2011

NHỮNG NGỘ NHẬN LỊCH SỬ
- Viết cho Tháng Tư -
Đỗ Ngọc Uyển

Kể từ sau biến cố lịch sử 30-4-1975 cách đây 36 năm, một số sử gia, nhà nghiên cứu, nhà văn… đã đưa ra một số nhận định về các sự kiện chủ yếu của cuộc chiến tại Việt Nam như sau:

• Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến hoặc một cuộc chiến uỷ nhiệm.
• Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã bại trận và Quân Đội Cộng Sản đã thắng trận.
• Cuộc chiến Việt Nam đã vĩnh viễn chấm dứt kể từ ngày 30-4-1975.

Khi đưa ra những nhận định trên đây, người ta đã chỉ nhìn thấy hiện tượng của các sự kiện mà không nhìn thấy bản chất của chúng. Những nhận định hời hợt này đã đưa đến những ngộ nhận tai hại về một giai đoạn quan trọng của lịch sử đất nước. Trình bày trung thực những sự kiện chủ yếu của một giai đoạn lịch sử là trách nhiệm của các thế hệ đã tham gia vào, đã là chứng nhân trong giai đoạn lịch sử đó và cũng là để trả một món nợ đối với các thế hệ tương lai bởi vì hậu thế có quyền đòi hỏi, có quyền biết những sự thật lịch sử trong quá khứ, những gì mà các thế hệ đi trước đã làm. Để trả lại sự thật cho lịch sử, phải tìm hiểu chính xác bản chất của các sự kiện nói trên. Đây cũng là công việc chính danh, đặt tên cho đúng.

I - Cuộc Chiến Việt Nam là Một Cuộc Nội Chiến hoặc Một Cuộc Chiến Uỷ Nhiệm

1 - Khi nhận định cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến, người ta đã dẫn chứng rằng những người lính ở hai bên chiến tuyến cùng là người Việt Nam. Đây chỉ là hiện tượng và như vậy không thể vội vã kết luận cuộc chiến này là một cuộc nội chiến. Muốn biết bản chất của cuộc chiến này, hãy tìm hiểu những người lính VNCH và những người lính CSVN đã suy nghĩ những gì trong đầu họ khi cầm súng trực diện đối đầu nhau ngoài mặt trận. Việc này không khó.

Trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam Cộng Hoà kéo dài 20 năm do Cộng Sản Miền Bắc phát động theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế, mỗi lần cầm súng ra trận, những người lính VNCH đều mang trên vai Danh Dự và Trách Nhiệm đối với Tổ Quốc cùng với niềm tin họ đi chiến đấu để bảo vệ thể chế dân chủ tự do của quê hương Miền Nam, để chống lại quân xâm lược Cộng Sản Miền Bắc nhằm thôn tính và áp đặt một chế độ cộng sản độc tài toàn trị lên Miền Nam. Đây cũng chính là đi chiến đấu để bảo vệ những giá trị truyền thống của lý tưởng quốc gia dân tộc mà tổ tiên đã dày công xây dựng, vun đắp và bảo vệ trong suốt dòng lịch sử của dân tộc.

Trong suốt những năm dài trong quân ngũ, những người lính CSVN đã phải thường xuyên học tập về chủ nghĩa cộng sản. Họ bắt buộc phải trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam, phải phục vụ và hy sinh cho lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Những người lính này, khi cầm súng ra trận, đều có một niềm tin mù quáng sắt đá rằng họ đi làm nhiệm vụ quốc tế vô sản ngay trên đất nước Việt Nam và toàn cõi Đông Dương để xây dựng một thế giới đại đồng không còn giai cấp bóc lột, không còn tôn giáo, không còn tổ quốc, không còn biên giới quốc gia… theo đúng lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản mà Hồ Chí Minh đã lén lút du nhập vào Việt Nam.

Những phân tích trên đủ để chứng minh cuộc chiến tại Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến vì những nguyên nhân tranh chấp, chia rẽ trong nội bộ quốc gia mà chính danh là Cuộc Chiến Quốc Cộng. Đó là cuộc chiến giữa hai phe mang hai ý hệ Quốc Gia và Cộng Sản chống đối nhau quyết liệt, một mất một còn như bốn câu thơ sau đây được viết trong một trại tù cộng sản tại Hoàng Liên Sơn:

Nó sống thì mình thác
Mình còn nó phải tiêu
Lối đi chỉ một chiều
Chẳng còn đường nào khác.

Cung Trầm Tưởng
Hoàng Liên Sơn, 1977

Trong Cuộc Chiến Quốc Cộng, Việt Cộng luôn luôn đặt một câu hỏi thách thức có tính khẳng định: “Ai thắng ai?” Câu hỏi này đang được lịch sử trả lời.

Đối với Việt Cộng, Pháp hay Mỹ… chỉ là những kẻ thù giai đoạn và có thể trở thành bạn đối tác chiến lược như Hoa Kỳ ngày nay. Trái lại, thực tế 80 năm nay đã chứng minh rằng người Việt quốc gia, tức toàn dân Việt Nam, mới là kẻ thù không thể đội trời chung về ý hệ mà Việt Cộng phải tiêu diệt trước khi chúng có thể xây dựng được “chế độ xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.

Có người đã so sánh Cuộc Chiến Quốc Cộng tại Việt Nam với Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ - một cuộc chiến có nguyên nhân chia rẽ nội bộ là vấn đề nô lệ - và trách móc Việt Cộng đã không đối xử với những chiến binh QLVNCH như phe thắng trận đã đối xử một cách mã thượng đối với phe thua trận trong Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ. So sánh như vậy là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, là bao che cho tội làm Việt gian, tay sai cho ngoại bang của Việt Cộng; cũng như trách móc cộng sản đã đối xử tàn ác với những chiến binh QLVNCH bị sa cơ sau ngày 30-4-1975 là không hiểu gì về bản chất của cộng sản, một lũ vô nhân tính, với chủ trương “đấu tranh tiêu diệt giai cấp”, làm sao chúng có nhân ái và lương tri để cư xử giống như con người được!

2 - Khi nhìn thấy người lính Việt Nam Cộng Hoà chiến đấu bằng vũ khí do Hoa Kỳ viện trợ và người lính Cộng Sản Việt Nam chiến đấu bằng vũ khí do Liên Xô và Trung Cộng cung cấp, người ta đã vội kết luận đây là cuộc chiến do các thế lực quốc tế uỷ nhiệm. Nhận định này chỉ đúng một nửa. Vũ khí trong tay người lính chỉ là một phương tiện vô tri không nói lên được ý nghĩa và bản chất của cuộc chiến. Chính mục đích mà hai phe theo đưổi trong cuộc chiến - như đã trình bày ở trên - mới nói lên ý nghĩa và bản chất của cuộc chiến.

Nhìn kỹ lại lịch sử Việt Nam cận đại sẽ thấy Cuộc Chiến Quốc Cộng còn đang tiếp diễn tại Việt Nam ngày hôm nay đã bắt đầu từ cuối năm 1924 khi Hồ Chí Minh theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế đến hoạt động tại Quảng Châu, Trung Hoa, để đánh phá các đảng phái cách mạng của người quốc gia đang hoạt động tại Hoa Nam. Hồ Chí Minh đã bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 100,000$ tiền Đông Dương; đã xâm nhập và chiếm đoạt Tâm Tâm Xã của Phạm Hồng Thái; đã xâm nhập và tiếm danh Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) của Cụ Hồ Học Lãm; đã xâm nhập, phá hoại, lũng đoạn và leo tới chức uỷ viên trung ương của Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội của Cụ Nguyễn Hải Thần…Tất cả những việc làm trên đây đều được Hồ Chí Minh báo cáo từng chi tiết cho Đệ Tam Quốc Tế để lãnh lương và xin phụ cấp.

Hồ Chí Minh đã gây ra cuộc chiến tranh với Pháp trong tám năm và lợi dụng thời gian chiến tranh này để tàn sát đẫm máu các thành viên của các đảng phái quốc gia. Sau khi chiếm đuợc chính quyền tại Miền Bắc vào năm 1954, Hồ Chí Minh tiếp tục truy lùng và tiêu diệt hết các đảng phái quốc gia. Cuộc Chiến Quốc Cộng do Hồ Chí Minh phát động và kéo dài cho tới ngày nay là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử và đã cướp đi sinh mạng của ít nhất là năm triệu người Việt. Đây là tội ác lịch sử của Hồ Chí Minh và Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Sau khi chiếm được một nửa đất nước vào năm 1954, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Nhận chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế để giải quyết vấn đề cách mạng (vô sản) tại Việt Nam, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. Những lời thú nhận trên đủ để chứng minh chính Hồ Chí Minh đã phát động Cuộc Chiến Quốc Cộng theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế. Người Việt quốc gia, tức dân tộc Việt Nam, đã và còn đang tiếp tục chiến đấu diệt cộng không phải do một thế lực quốc tế nào uỷ nhiệm mà vì trách nhiệm đối với quê hương. Người Mỹ chỉ tham gia, viện trợ và cam kết giúp người Việt quốc gia trong Cuộc Chiến Quốc Cộng kể từ năm 1954 khi họ nhận thấy hiểm hoạ bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á - một vùng có lợi ích kinh tế và chính trị lâu dài của Hoa Kỳ - thông qua bọn tay sai Việt Cộng. Tuy nhiên, sau khi đạt được thoả thuận với Trung Cộng và thấy không còn nguy cơ bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á nữa, người Mỹ rút lui và chấm dứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH vào năm 1973. Đó là tinh thần thực dụng và duy lợi của những người làm chính sách của Hoa Kỳ bất kể đạo đức chính trị và những lời cam kết long trọng của năm vị tổng thống Hoa Kỳ trong quyết tâm giúp VNCH chống lại cuộc xâm lăng của Việt Cộng Miền Bắc. Người Mỹ đã rút khỏi cưộc chiến nhưng người Việt quốc gia, tức toàn dân Việt Nam, vẫn tiếp tục Cuộc Chiến Quốc Cộng cho tới khi nào thanh toán xong Băng Đảng Việt Gian Cộng Sản. Đây là nhiệm vụ lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Cuộc chiến xâm lăng VNCH nằm trong chủ trương bành trướng của Đệ Tam Quốc Tế xuống vùng Đông Nam Á được uỷ nhiệm cho Đảng CSVN. Năm 1976, trong một cuộc họp nội bộ, Lê Duẩn, Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tuyên bố: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam”. Ngoài ra, tờ Sài Gòn Giải Phóng, một tiếng nói chính thức của Đảng CSVN, đã tự khai như sau: “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tín cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi”. Những lời tự thú trên của Lê Duẩn và của tờ Sài Gòn Giải Phóng là những bằng chứng hùng hồn, hiển nhiên, không thể chối cãi rằng chính danh của “bộ đội Cụ Hồ” là lính đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, cho Trung Cộng và Liên Xô. Với bản chất là lính đánh thuê chuyên nghiệp cho ngoại bang, “bộ đội Cụ Hồ” chưa bao giờ chiến đấu vì tổ quốc Việt Nam. Những người “bộ đội” này không có chỗ đứng trong dòng lịch sử chính thống của dân tộc; chỗ đứng của họ là ở trong lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam, một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế.

Những phân tích trên đây đã chứng minh rằng trong Cuộc Chiến Quốc Cộng, người lính VNCH cầm súng đi chiến đấu để bảo vệ quê hương Miền Nam, chống lại cuộc xâm lăng của Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho Chi Bộ Cộng Sản Việt Nam. Và, người “bộ đội Cụ Hồ” cầm súng đi đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế dưới chiêu bài đi làm nhiệm vụ quốc tế vô sản để thực hiện lý tưởng đại đồng của chủ nghĩa cộng sản như Hồ Chí Minh đã xuất khẩu mấy câu thơ một cách ngông cuồng, hỗn xược khi một lần y đi ngang qua đền thờ Đức Thánh Trần tại Vạn Kiếp: “…Bác đưa một nước qua nô lệ. Tôi dẫn năm châu tới đại đồng…”

II – Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Đã Bại Trận và Quân Đội Cộng Sản Đã Thắng Trận

Trong sách Binh Thư Yếu Lược của Đức Thánh Trần có đoạn ghi rõ: “Từ xưa các trường hợp nhờ quân ta rối loạn mà địch được thắng lợi đếm không xuể. Quân ta rối loạn đem lại thắng lợi cho địch có nghĩa là quân ta tự tan vỡ, chớ không phải địch đánh thắng ta. Nếu sĩ tốt tự rối loạn, dẫu là tướng tài cũng phải chịu nguy hại, như thế không còn nghi ngờ gì nữa”.

Nếu theo sát những biến chuyển quân sự trong 50 ngày trước ngày 30-4-1975, người ta rất dễ nhận thấy đã có những cuộc hoảng loạn (panic) được tạo ra bằng nhiều cách để làm tan rã hàng ngũ phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Trong suốt thời gian này, hai đài phát thanh quốc tế BBC và VOA đã liên tiếp hai buổi mỗi ngày, sáng và tối, loan truyền những tin tức gây chấn động kinh hoàng làm hoảng loạn tinh thần quân dân VNCH, góp phần làm tan rã nhanh chóng hàng ngũ QLVNCH để mang lại thắng lợi cho quân CS. Tại nhiều nơi, hàng ngũ phòng thủ của QLVNCH đã bị tan rã trước khi quân CS tới chiếm. Sau này, chính Việt Cộng đã thú nhận chúng cũng không tin chúng có thể đoạt được thắng lợi trong ngày 30-4-1975. Chúng đã ước tính ít nhất phải đến năm 1977, chúng mới có thể chiếm được Miền Nam với điều kiện là Hoa Kỳ cắt đứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH và chúng vẫn tiếp tục nhận được đầy đủ tiếp viện và yểm trợ của khối cộng sản.

Về địa hình quân sự, lãnh thổ VNCH hẹp chiều ngang. Do đó, rất dễ lập những tuyến phòng thủ hàng ngang vững chắc, kế tiếp nhau chạy dài từ bắc vào nam để chặn đứng những cuộc tấn công quy ước vào lãnh thổ VNCH từ hướng bắc. Muốn tấn công một tuyến phòng thủ như vậy, địch quân phải có một hoả lực vượt trội và một quân số đông hơn ít nhất gấp ba lần quân phòng thủ. Điều này được thấy rõ trong trận đánh duy nhất và cuối cùng trong tháng 4-1975 tại Mặt Trận Xuân Lộc. Sư Đoàn 18 Bộ Binh của QLVNCH cùng với những đơn vị tăng phái đã chặn đứng mũi tấn công của Quân Đoàn 4 Bắc Việt gồm ba Sư Đoàn 6, 7, 341 cộng thêm Sư Đoàn 7 của Việt Cộng tại Miền Nam cùng với một số đơn vị pháo binh và thiết giáp tăng phái đang tiến về hướng Sài Gòn. Trong thời gian 12 ngày đêm, từ ngày 8 đến 20-4-1975, bốn sư đoàn chính quy cộng sản cùng với quân tăng phái đã liên tiếp mở những đợt tấn công biển người ác liệt, đẫm máu với chiến thuật “tiền pháo hậu xung” nhưng chúng không thể chọc thủng được tuyến phòng thủ của Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Chúng đã phải thay thế ngay tại mặt trận Tướng Tư Lệnh Hoàng Cầm bằng Tướng Trần Văn Trà. Cuối cùng, chúng vẫn phải đoạn chiến với SĐ 18 BB. Chúng để Sư Đoàn 7 VC ở lại cầm chân SĐ18 BB và tìm cách đi vòng áp sát vào Thủ Đô Sài Gòn.

Với Trận Xuân Lộc, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Sư Đoàn 18 Bộ Binh cùng các đơn vị tăng phái đã chứng minh cho thế giới thấy tướng lãnh, sĩ quan QLVNCH là những cấp chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường và những người lính QLVNCH là những chiến binh có tinh thần chiến đấu cao và rất thiện chiến trong những trận đánh quy ước. Nếu không có những cuộc hoảng loạn được tạo ra để làm tan rã hàng ngũ QLVNCH, những tuyến phòng thủ vững chắc của QLVNCH kế tiếp nhau suốt theo chiều dài của lãnh thổ từ bắc vào nam đã dễ dàng chặn đứng và đánh bại những cuộc tấn công quy ước của quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc trong tháng 4/1975. Và có thể quả quyết Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà không thể bị đánh bại trong 50 ngày.

Tác giả Phillip B. Davidson - trong bài viết có tựa đề “Xuan Loc Battle” - đã đánh giá Trận Xuân Lộc là một trong những trận đánh có tầm vóc hùng sử ca trong hai cuộc chiến Đông Dương. “The Battle for Xuan Loc produced one of the epic battles of any of the Indochinese wars.”

Những sự kiện trên đây đã chứng minh: chính là vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị làm cho tan rã để mang lại thắng lợi cho Quân Đội Cộng Sản Miền Bắc chứ không phải Quân Đội Cộng Sản Miền Bắc đã đánh thắng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trong ngày 30-4-1975. Ngoài ra, theo binh thư, khi một đoàn quân xâm lược chỉ chiếm được đất, chiếm được thành mà không chiếm được lòng dân, đoàn quân đó không phải là đoàn quân chíến thắng mà chính danh là một đoàn quân cướp của giết người, một đoàn cộng phỉ. Trong 50 ngày trước ngày 30/4/1975, khi quân cộng sản tiến tới đâu, người dân Miền Nam kéo nhau bỏ chạy tới đó suốt từ bắc vào nam và bị chúng đưổi theo bắn giết rất dã man. Chỉ riêng trên Tỉnh Lộ 7B từ Pleiku tới Tuy Hoà, trong chín ngày đêm, quân Việt Cộng đã đuổi theo, pháo kích giết chết hơn 160,000 đồng bào gồm người già, đàn bà và trẻ nhỏ. Khi chúng chiếm được cả Miền Nam, người dân không còn đất để chạy nữa, họ kéo nhau lao ra biển bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Các hãng thông tấn quốc tế thời đó đã gọi những cuộc chạy giặc này là những cuộc “bỏ phiếu bằng chân”.

Thực tế đã chứng minh suốt 36 năm nay và sẽ không bao giờ Việt Cộng có thể chiếm được lòng người dân Miền Nam dù rằng chúng luôn luôn kêu gọi “hoà hợp hoà giải”. Đối với người dân Miền Nam, đoàn quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc chỉ là một bọn giặc: “Giặc từ Miền Bắc vô Nam; bàn tay nhuốm máu đồng bào”. Do đó, xét về bất cứ phương diện nào, đoàn quân Cộng Sản Miền Bắc cũng không phải là đoàn quân chiến thắng trong ngày 30-4-1975 như chúng reo hò và được bọn phản bội và phản chiến phụ hoạ suốt 36 năm nay để lừa bịp lịch sử. Chúng chỉ là một bọn lính đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, cho Liên Xô và Trung Cộng, một bọn “giặc cờ đỏ” đi cướp của giết người và là công cụ của một băng đảng chuyên nghề đi cướp chính quyền bằng “bạo lực cách mạng vô sản”, tức bằng khủng bố. Cái mà chúng hô hoán là “Đại Thắng Mùa Xuân” trong ngày 30-4-1975, thực chất, chỉ là chuyện “chó ngáp được ruồi”.

III - Cuộc Chiến Việt Nam Đã Vĩnh Viễn Chấm Dứt Kể Từ Ngày 30-4-1975

Khi thấy quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc đã chiếm được lãnh thổ VNCH nhưng không chiếm được lòng người dân Miền Nam và QLVNCH bị làm cho tan rã, người ta đã vội tin rằng Cuộc Chiến Quốc Cộng đã vĩnh viễn chấm dứt vào ngày 30-4-1975, đã “đi vào tiền kiếp”… Đây là cách nhìn cuộc chiến tại Việt Nam trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu và sau khi người Mỹ đã rút đi và chấm dứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH. Nhưng nếu nhìn kỹ Cuộc Chiến Quốc Cộng trong bối cảnh vận động của dòng lịch sử chính thống của Việt Nam trong giai đoạn cận đại, người ta sẽ thấy Cuộc Chiến Quốc Cộng tại Việt Nam chưa bao giờ chấm dứt mà vẫn còn đang tiếp diễn dưới nhiều hình thái phù hợp với thế và lực của người Việt quốc gia, tức toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, trong giai đoạn mới của cuộc chiến.
Lịch sử là một dòng vận động liên tục không đứt đoạn và có tính tiếp nối. Ngày 30-4-1975 chỉ là một dấu mốc của lịch sử. Nó đánh dấu điểm bắt đầu của một giai đoạn mới trong Cuộc Chiến Quốc Cộng. Cuộc chiến này chỉ chấm dứt khi toàn dân Việt Nam thanh toán xong Băng Đảng CSVN và đất nước Việt Nam thật sự có một nền hoà bình công chính trong đó mọi công dân được hưởng đầy đủ những quyền căn bản của con người về dân quyền và nhân quyền trong một chính thể dân chủ tự do như dưới Chế Độ Việt Nam Cộng Hoà mà toàn dân Miền Nam đã dày công xây đắp trong suốt 20 năm bất kể sự phá hoại triền miên từng giây, từng phút, từng giờ trong chiến tranh du kích phá hoại do Hồ Chí Minh phát động theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế để “giải phóng Miền Nam” dù phải “đốt cháy dãy Trường Sơn”.

Kể từ ngày 26-10-1955, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, Miền Nam Việt Nam, về cơ bản, đã xây dựng được một chính thể dân chủ hiện đại với ba nghành hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập với quyền lực cân bằng và kiểm soát lẫn nhau. Đây là một sự kiện lịch sử mà 34 năm sau, năm 1989, Tiến Sĩ Francis Fukuyama - trong một bài tiểu luận nổi tiếng có tựa đề “The End of History” được viết sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ và hệ thống cộng sản bắt đầu tan rã - đã nhận định rằng: “Cái mà chúng ta đang chứng kiến có thể không chỉ là sự kết thúc của Cuộc Chiến Tranh Lạnh hay của một giai đoạn đặc biệt của lịch sử hậu chiến, mà là sự cáo chung của lịch sử theo nghĩa: là điểm chấm dứt của sự tiến hoá về ý hệ của nhân loại và sự phổ cập hoá nền dân chủ phóng khoáng Tây Âu như là hình thức chính quyền sau cùng của nhân loại”. “What we may be witnessing is not just the end of the Cold War or the passing of a particular period of postwar history, but the end of history as such: that is, the end point of mankind’s ideological evolution and the universalization of Western liberal democracy as the final form of human government…” Xét theo nhận định trên đây của Tiến Sĩ Francis Fukuyama, chính thể cộng hoà mà Miền Nam Việt Nam đã lựa chọn cách đây 56 năm chính là cái đích cuối cùng mà nhân loại văn minh ngày nay đang đi tới.

Ngoài ra, cũng trong một tiểu luận nổi tiếng liên quan đến tiến trình dân chủ của nhân loại có tựa đề “Democracy’s Third Wave” viết năm 1991, Tiến Sĩ Samuel P. Huntington đã chia tiến trình dân chủ hoá của nhân loại thành ba làn sóng: Làn sóng thứ nhất bắt đầu từ thập niên 1820 đến năm 1926, kéo dài gần một thế kỷ; làn sóng thứ hai bắt đầu từ khi chấm dứt Thế Chiến II cho đến đỉnh cao nhất vào năm 1962; làn sóng thứ ba bắt đầu từ giữa thập niên 1970 đến nay và còn đang tiếp diễn. Căn cứ vào sự phân chia này, tiến trình dân chủ hoá của VNCH - bắt đầu từ ngày 26-10-1955 - thuộc làn sóng thứ hai. Trong khi đó, các quốc gia như Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Nam Dương… chỉ bắt đầu dân chủ hoá kể từ giữa thập niên 1970 trở đi, tức thuộc làn sóng thứ ba. Điều này chứng tỏ rằng, mặc dù đất nước ở trong tình trạng chiến tranh, VNCH đã thiết lập được chính thể dân chủ tự do trước các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á trên, dưới 20 năm.

Trong Chế Độ Việt Nam Cộng Hoà, tất cả các quyền căn bản về nhân quyền và dân quyền được luật pháp bảo vệ. Người dân có tất cả các quyền tự do về kinh tế, chính trị đối lập, sinh hoạt đảng phái, bầu cử, ứng cử, thông tin, ngôn luận, báo chí, tôn giáo, cư trú, di chuyển… và đặc biệt là quyền tự do tư tưởng. Các trường đại học ở Miền Nam có quyền tự trị đại học như các đại học Âu Mỹ. Các giáo sư đại học được tự do giảng dạy tất cả các học thuyết kể cả học thuyết cộng sản. Đại học ở Miền Nam là một thế giới hàn lâm không ai được quyền can thiệp. Nền dân chủ non trẻ của Việt Nam Cộng Hoà còn nhiều khiếm khuyết, nhưng cơ bản là một thể chế chính trị đặt trên những nền tảng tiến bộ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại. Băng Đảng Việt Cộng đã phạm tội đối với lịch sử khi chúng tiêu diệt thể chế chính trị dân chủ này sau ngày 30-4-1975.

Ngày hôm nay, chỉ những kẻ đồng loã với tội ác lịch sử của Đảng CSVN mới nguỵ biện rằng vì dân trí người Việt còn thấp nên chưa thể thực thi được dân chủ tại Việt Nam. Theo tổ chức Freedom House, hiện nay đã có 123 trong số 194 quốc gia trên thế giới theo chính thể dân chủ và con số này đang tiếp tục tăng lên cùng với hai nước Tunisie và Ai Cập mới đây…Cũng theo tổ chức Freedom House, Việt Nam bị xếp vào loại quốc gia độc tài, lạc hậu, người dân không có quyền chính trị và không có dân quyền. Băng Đảng CSVN đã và đang kéo dân tộc lùi lại cả thế kỷ. Chính chúng cũng phải thú nhận: “đất nước còn đang tụt hậu”. Đây là một tội đại hình đối với lịch sử. Tội này không thể tha được.

Không một chính thể cộng hoà nào khi mới thành lập mà được hoàn chỉnh ngay. Sau Cuộc Cách
Mạng 1779, Cộng Hoà Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được thành lập với Bản Hiến Pháp năm 1787. Để hoàn chỉnh thể chế chính trị dân chủ này, Quốc Hội Hoa Kỳ đã liên tiếp thông qua 27 bản tu chính hiến pháp. Sau Cuộc Cách Mạng 1789, nước Pháp đã trải qua 5 nền cộng hoà mới được như ngày nay. Đây là hai chính thể cộng hoà dân chủ đầu tiên, tiêu biểu nhất của nhân loại đã phải mất hơn hai trăm năm để hoàn chỉnh mới phát huy được những giá trị của dân chủ và tự do như ngày nay. Chế Độ Việt Nam Cộng Hoà chỉ mới xây dựng và phát huy những giá trị của dân chủ và tự do được 20 năm và còn đang trên tiến trình hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhà văn Dương Thu Hương, sau ngày 30-4-1975, khi đó còn là một đảng viên cộng sản, đã được chứng kiến tận mắt những sinh hoạt dân chủ tự do và nền kinh tế phồn thịnh của VNCH, đặc biệt là tại Thủ Đô Sài Gòn, đã phải ngồi xuống vỉa hè giữa thành phố, ôm mặt khóc “như cha chết” mà than:

“Bọn man rợ đã thắng người văn minh.”

Trong lịch sử nhân loại, những bọn man rợ đã nhiều lần thắng người văn minh nhưng cuối cùng, người văn minh đã thắng lại như trường hợp của Hy Lạp mà thi hào Horace đã viết:

“La Grèce vaincue vainquit son farouche vainqueur.”
(Hy Lạp thua trận đã chiến thắng quân thắng trận hung rợ.)

Cứ nhìn kỹ những gì đã và đang diễn tiến tại Việt Nam sẽ thấy Cuộc Chiến Quốc Cộng còn đang tiếp diễn.

• Bất chấp bị cấm đoán, đàn áp, bắt bớ và tù đày, công nhân các xí nghiệp trong khắp nước
thường xuyên biểu tình hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người kiên trì đòi tăng lương, đòi cải tiến điều kiện làm việc và thành lập các nghiệp đoàn tự do để bảo vệ quyền lợi của công nhân.
• Bất chấp bị đàn áp và khủng bố dã man, những đoàn nông dân hàng nhiều trăm người trong khắp nước thường xuyên đi biểu tình kiên trì trong nhiều năm nay để tố cáo tham nhũng, đòi đất nông nghiệp và thổ cư đã bị bọn phỉ quyền cướp đoạt đem bán.
• Tại rất nhiều địa phương từ nam ra bắc, đã có những cuộc nổi dậy của hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn nông dân như cuộc nổi dậy của nông dân trong toàn tỉnh Thái Bình đã dài kéo dài trong ba tháng, từ tháng 4 đến tháng 7-1997. Cuộc nổi dậy này đã bị CS đàn áp dã man và bưng bít rất kỹ, không một tin tức nào lọt được ra ngoài. Sau này, người ta đã điều tra và được biết cuộc nổi dậy này đã được tổ chức rất quy mô và đã bị đàn áp đẫm máu như một tiểu Thiên An Môn. Đây là những cuộc nổi dậy chống thuế, chống cường quyền, chống cướp đất… Trong những cuộc nổi dậy này, nông dân đã bao vây, chiếm giữ các trụ sở của nguỵ quyền, bắt giam các quan chức tham nhũng, ác ôn côn đồ để hỏi tội và đòi hỏi công lý.
• Bất kể bị đàn áp điên cuồng và khủng bố dã man, các tôn giáo - công giáo, tin lành, phật giáo, cao đài, hoà hảo - trong khắp nước đã và đang đồng loạt đứng lên đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do hành đạo và kiên trì đòi trả lại các bất động sản đã bị chiếm đoạt.
• Bất chấp bị đàn áp dã man, thanh niên, sinh viên, học sinh đã tổ chức những cuộc biểu tình chống nguỵ quyền Việt Cộng đã dâng đất, biển và đảo cho Trung Cộng.
• Các nhà hoạt động dân chủ, những nhà trí thức, các giáo sư, các luật gia, các nhà văn, những người cộng sản ly khai, những người cộng sản đã tỉnh ngộ và các bloggers… đã đồng loạt lên tiếng công khai đòi hỏi những điều cấm kỵ nhất đối với Việt Cộng như tổ chức bầu cử tự do; tự do ngôn luận; tự do lập hội, lập đảng; xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản; xoá bỏ hiến pháp; xoá bỏ chế độ độc tài toàn trị và thay thế bằng một thể chế dân chủ tự do, đa nguyên, đa đảng…
• Hàng triệu người lên mạng Internet hàng ngày để theo rõi, phát biểu, đòi hỏi, tranh đấu… cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam.
• Mới đây nhất, hiệu ứng của các Cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai Cập đã lan tới Việt Nam. Khối 8406 của Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Cao Trào Nhân Bản của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế đã chính thức và công khai đưa ra lời kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình để lật đổ chế độ cộng sản. Qua mạng Internet, thanh niên, sinh viên học sinh trong toàn quốc đã kêu gọi đồng bào chuẩn bị xuống đường biểu tình đồng loạt trong cùng một thời điểm tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Phòng … để lật đổ nguỵ quyền Việt Cộng.

Trên đây là những đám lửa đã và đang bùng cháy trong khắp nước báo hiệu một trận bão lửa sẽ nổ ra khi người dân bị dồn đến bước đường cùng. Với lợi thế về chính trị và ngoại giao trên chính trường quốc tế, ba triệu người Việt tại hải ngoại đã và đang tiếp tay tích cực yểm trợ về tinh thần và vật chất cho cuộc chiến đấu vì dân chủ và tự do của đồng bào trong nước.

Khi chúng tôi viết những dòng này, Cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Libya đang bị đàn áp đẫm máu gây chấn động thế giới. Ngày 26-2-2011, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã thông qua, với số phiếu thuận 15-0, một nghị quyết trao cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để điều tra và truy tố Đại Tá Gadhafi về tội ác chống nhân loại. Ngày 3-3-2011, Công Tố Viên Luis Moreno-Ocampo của Toà Án Hình Sự Quốc Tế đã tuyên bố: “Nhà lãnh đạo Libya Gadhafi cùng các con trai và một số nhân vật thân cận sẽ bị điều tra vi phạm tội ác chiến tranh chống lại loài người”. Ông nhấn mạnh: “Không ai được phép tấn công và tàn sát thường dân… khi họ biểu tình ôn hoà”. Đây là một cảnh báo nghiêm khắc cho những tên đầu sỏ Việt Cộng nếu chúng đàn áp gây đổ máu trong Cuộc Cách Mạng Hoa Mai của đồng bào chúng ta tại Việt Nam trong tương lai.

Đứng trước Cuộc Chiến Quốc Cộng trong giai đoạn một mất một còn hiện nay, Băng Đảng Việt Cộng đang tung ra những đòn khủng bố khốc liệt đối với những nhà hoạt động dân chủ trong nước bằng cách theo dõi, thẩm vấn, bao vây, truy bức, bắt giam, bỏ tù, tạo ra những tai nạn giết người… Nhưng thực tế cho thấy chúng càng điên cuồng khủng bố dã man bao nhiêu, phong trào tranh đấu cho dân chủ, tự do trong nước càng phát triển vững mạnh bấy nhiêu theo đúng quy luật: “ở đâu có đàn áp, ở đó có đấu tranh”.

Ngày 30-4-1975 là ngày mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đoạt được thắng lợi ở điểm cao nhất. Nhưng cũng kể từ ngày này, uy tín của chúng đã tuột dốc một cách thê thảm, không còn cách gì có thể gượng lại được nữa bởi vì cái mặt nạ che đậy cái bản chất Việt gian bán nước của chúng đã rớt xuống. Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày hôm nay chỉ còn là cái xác không hồn, đã mất hết niềm tin của toàn dân Việt Nam kể cả đa số đảng viên cộng sản như chúng đã thú nhận. Ngày hôm nay, Băng Đảng CSVN không còn khả năng cai trị đất nước bằng luật pháp mà chúng chỉ khủng bố người dân bằng công an và nhà tù. Đây là kiểu thống trị của quân man rợ. Chúng đã phải thú nhận rằng hàng ngũ của chúng từ bên trên và từ bên trong đang tự diễn biến, tự chuyển hoá để tự huỷ diệt. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố không thể thay đổi được, chúng sẽ còn tiếp tục hô to khẩu hiệu: “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Bách Chiến Bách Thắng Muôn Năm” cho tới 15 phút cuối cùng trước khi bị toàn dân Việt Nam mang ra xử tội như người dân Romania đã xử tử vợ chồng Nicolea Ceausescu, chủ tịch đảng Cộng Sản Romania, đã bị bắt lại sau khi tìm cách chạy chốn bằng trực thăng. Đây là số phận tương lai dành những tên đầu sỏ Việt Cộng còn tiếp tục ngoan cố.

Từ những phân tích trên đây, chúng ta có quyền tin tưởng một cách logic rằng Cuộc Chiến Quốc Cộng đang đi vào giai đoạn kết thúc. Số phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ Việt Cộng đã được quyết định, vấn đề còn lại chỉ là khi nào và bằng cách nào. Toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ thắng trận quyết định cuối cùng. Dân tộc Việt Nam sẽ được hưởng một nền hoà bình công chính với đầy đủ nhân quyền và dân quyền. Và để tiếp nối tính liên tục không gián đoạn của dòng lịch sử chính thống của dân tộc, nền Đệ Tam Việt Nam Cộng Hoà sẽ được toàn dân Việt Nam lựa chọn phù hợp với chiều hướng vận động của dòng lịch sử của dân tộc và với xu thế dân chủ tự do của nhân loại văn minh.

Đỗ Ngọc Uyển
(Khoá 4 Thủ Đức/ Binh Chủng TT)
Tháng 3 năm 2011
Sanjose, California

Tài liệu tham khảo:
- Nhất Cá Việt Nam Dân Tộc Chủ Nghĩa Đích Nguỵ Trang Giả của Tưởng Vĩnh Kính - bản dịch của Nguyễn Thượng Huyền với tựa Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California, Nxb Văn Nghệ, 1999
- Binh Thư Yếu Lược của Trần Quốc Tuấn
- http://www.vn.net/article..php/20060607075138128 - Sư Đoàn 18 Bộ Binh và những ngày tử chiến tại Xuân Lộc - Phạm Đinh.
- http://xuanloc75.blogspot.com/2009/09/xuan-loc-battle-phillip-b-davidson-html. - Xuan Loc Battle – Phillip B. Davidson
- Viet Nam, Qu’as-Tu Fais De Tes Fils? – Pierre Darcourt
- http://www.bbc.co.uk//vietmese/Vietnam/story/2008/01/080102_thaibinh1997anniversary.shtm. - Từ Thái Bình 1997 đến biểu tình 2007
- De la Democratie en Amérique của Alexis de Tocqueville - bản dịch của Phạm Toàn với tựa Nền Dân Trị Mỹ
- http://deomoc.net/ Freedom House: Freedom in the World 2010: Erosion of Freedom intensifies
- http://wesjones.com/eoh.htm - The End of History – Francis Fukuyama
- https://netfiles.uiuc.edu/fesnic/241/Huntington_Third_Wave.pdf. - Democracy’s Third Wave – Samuel P. Hunting
- Chính Đề Việt Nam của Tùng Phong (Ngô Đình Nhu?)
- The Boston Globe Online: UN, World further isolate Libya’s Gadhafi – by Anita Snow – Associated Press / February 27, 2011

Monday, April 4, 2011




Tình ca cho Nguyễn Thị Sàigón

Friday, April 1, 2011

Con Sói Già Cô Đơn
Phan Lạc Phúc, C/N 2011/03/30





Tướng Nguyễn Ngọc Loan


Cổ nhân có câu « Cái Quan Định Luận », có nghĩa rằng hãy đậy nắp áo quan cho một người nào đó, rồi sau mới có thể nhận định rốt ráo về con người ấy được. Nhưng có trường hợp đậy nắp áo quan rồi mà dư luận vẫn phân chia, kẻ khen người chê, không biết nghiêng về bên nào cho phải. Đó là trường hợp nằm xuống của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, người vừa tạ thế trung tuần tháng Bảy qua ở Mỹ.


Khi ông còn sinh tiền, nói về ông có vẻ như tiếng chê nhiều hơn là lời khen. Ở trong nước giữa thập niên 60, đang là Tư Lệnh Phó Không Quân, ông nhảy sang làm Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, kiêm Giám Đốc Trung Ương Tình Báo. Ông được coi như cánh tay mặt của ông Nguyễn Cao Kỳ lúc đó làm Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương (Thủ Tướng), còn ông Loan làm « xếp chúa » của ngành an ninh trật tự. Đây là thời kỳ rất nhiều biến động. Đệ Nhất Cộng Hoà vừa được xoá đi, thể chế mới chưa hình thành, tranh chấp hiện ra ở mọi nơi, mọi lúc. Đây là thời gian kỷ lục về đảo chánh, về xuống đường, về bất ổn. Tướng này loại tướng kia, tôn giáo đụng chạm, sinh viên học sinh biểu tình đập phá, Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường ...


Chưa có lúc nào mà miền Nam lại « loạn » như thế. Người mạnh tay dẹp những bất ổn ấy là ông Nguyễn Ngọc Loan. Sự mạnh tay của ông gồm có : « cảnh sát dã chiến dàn chào, có hơi cay, có dùi cui, có việc « nhúp » những phần tử « trâu đánh », có đổ máu, có nhà tù ». Ông Loan được gọi là độc tài, quân phiệt, phản cách mạng, là tay sai đế quốc ...


Nhưng ít có ai nghĩ là ông Nguyễn Ngọc Loan đã đóng một vai trò tích cực trong việc ổn định tình thế, làm nền xây dựng cho một thể chế mới hợp hiến, hợp pháp Đệ Nhị Cộng Hoà. Thời kỳ ấy ông được thăng Chuẩn Tướng. Nhưng người ta ít khi gọi ông theo cấp bậc, mà người ta quen gọi ông là « Sáu Lèo ». « Sáu » ở đây là quan Sáu theo danh xưng bình dân thời Pháp gọi các võ quan, mỗi một vạch trên vai là một cấp bậc (Thiếu Uý một vạch là Ông Một, Trung Uý hai vạch là Ông Hai ...). Chỉ có năm vạch là cùng (Đại Tá), tướng là đeo sao rồi. Nhưng dân gọi quan Sáu là gọi theo hình tượng cũng như dân ngoài Bắc ngày xưa gọi dinh quan Toàn quyền là dinh Ông Bảy (còn trên ông Sáu một bực). Nhưng sau chữ Sáu của ông Loan còn thêm tĩnh từ « Lèo ». Không biết từ này xuất xứ từ đâu, nhưng khi nó đi vào ngôn ngữ dân gian thì nó mang một ý niệm bỉ thử, dèm pha, tiêu cực. Tiền « lèo » là tiền vô giá trị, hay là tiền chỉ có trong tưởng tượng. Hứa « lèo » là hứa xuông, hứa hão, hứa mà không thực hiện bao giờ. Vậy « Sáu Lèo » có nghĩa là một ông quan Sáu vô giá trị hay là một ông tướng hữu danh vô thực hay sao ? Sở dĩ cái danh xưng này đứng vững một phần là vì cái bề ngoài luộm thuộm của ông Loan. Ông rất ít khi mặc quân phục, mũ mãng cân đai, nghênh ngang giàn giá. Ông thường mặc quần áo « trây di » xộc xệch, không đeo lon lá gì, chân đi dép cao su lẹp xẹp. Ra ngoài thì ông ngồi xe Jeep bình thường, không có mang cờ quạt mà cũng không có xe mở đường, mô tô bảo vệ. Ông nhiều khi còn đi xe « mobilette » lạch xạch đi làm. Có khi ông còn một tay cầm chai « la de », một tay cầm súng M16 vừa đi vừa ực « la de », vừa chửi thề loạn xạ. Bề ngoài của ông tướng Loan đúng là xập xệ, là « lèo », nhưng việc làm của ông thì lại không « lèo » một chút nào. Một anh em kỳ cựu ở Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia có kể lại rằng :


« Thời ông Loan, không có câu nệ lễ nghi quân cách, không nề hà hệ thống quân giai, mà ông cũng không xía vào việc của các phòng, sở, nhưng giao việc gì là phải làm cho đúng, cho xong ». Cảnh sát thời ông Loan không đơn thuần làm công tác trị an, mà còn là một lực lượng xung kích hữu hiệu. Vấn đề nội an, phản gián cũng được nâng lên một mức vì ông nắm trong tay cùng một lúc Nha An Ninh Quân Đội và Cơ Quan Trung Ương Tình Báo, nên công tác nó quy về một mối, nhịp nhàng hiệu quả hơn. Có bữa một trực thăng đột ngột đậu xuống sân cờ Tổng Nha. Một số cán bộ phản gián đi xuống cùng một người bị bịt mắt. Nghe anh em nói lại đó là một cán bộ Việt Cộng cấp cao, bị bắt trên đường đi gặp một nhân viên « Xịa » gộc. Có lẽ ông Loan không muốn đồng minh lớn qua mặt mình trong địa hạt này, nên ông mới hốt tay trên, bắt cán bộ VC kia về Tổng Nha tra cứu. Ông « Sáu Lèo » không được các đoàn thể « Trâu Đánh », các nhà chính khách « dấn thân » ủng hộ, mà đồng minh lớn Huê Kỳ cũng không có thiện cảm với ông.


Khi giải kết ở Việt Nam bắt đầu từ cuộc tấn công Mậu Thân, người Mỹ qua các phương tiện truyền thông của họ đưa ra những lời lẽ, những hình ảnh làm « nản lòng chiến sĩ » cũng như làm cho nhân dân Mỹ nghi ngờ, chán ghét chiến tranh Việt Nam. Một tờ báo Mỹ, tờ Newsweek gọi quân đội miền Nam là thỏ đế, quân đội Việt cộng là sư tử. Trong cuộc tấn công Mậu Thân khi phóng viên Eddie Adams chụp được tấm hình ông tướng Loan tự tay cầm súng lục bắn vào đầu một tù binh Việt Cộng bị trói, thì ông tướng Loan từ đó đã trở nên một biểu tượng của sự dã man tàn bạo. Cuộc chiến của nhân dân miền Nam, qua hình ảnh của ông Loan cũng trở nên phi nghĩa. Truyền thông Mỹ đã tóm được một cliché đắc ý.


Nhà báo ảnh Eddie Adams cũng nhờ đó kiếm được một cái giải Pulitzer. Hình ảnh ấy cũng như cuốn phim ghi lại cuộc xử bắn tại chỗ này là sự thực, nhưng tiếc thay chỉ là sự thực một nửa. Người ta không ghi lại hay là không cho biết vì sao ông tướng Loan lại làm như thế. Là một người chịu trách nhiệm về trị an thủ đô Sài Gòn, ông Loan biết rằng chiến thuật Việt Cộng là tấn công và nổi dậy. « Quân đội giải phóng » đi tới đâu là cán bộ nằm vùng nơi đó nổi lên, diệt « ác ôn » hướng dẫn quân đội chiếm đóng các vị trí hiểm yếu, tiếp tế lương thực và tiến hành tổ chức Uỷ Ban. Đầu mối của cuộc tấn công này là cán bộ nằm vùng, vì không có lực lượng này, quân tấn công sẽ như rắn mất đầu. Cho nên việc chính của lực lượng cảnh sát Sài Gòn là diệt nằm vùng.


Trong một cuộc hành quân tảo thanh, lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến bắt được một cán bộ Việt Cộng. Tên này vừa diệt « ác ôn », hạ sát cả một gia đình sĩ quan cảnh sát thì bị bắt. Y đang thay chiếc áo đẫm máu bằng chiếc áo sọc rằn. Cảnh sát dã chiến đưa đến cho tướng Loan « hung thủ » cùng chiếc áo đẫm máu. Ông Loan liền cho mời báo chí tới thực hiện vụ hành quyết cảnh cáo « nằm vùng mà nổi lên là bị bắn không tha ». Ông nghĩ rằng « sát nhất nhân, vạn nhân cụ » và cũng để trả thù cho thuộc cấp của ông và gia đình vừa bị giết thảm thương. Chiến tranh là như vậy, máu lại gọi máu. Truyền thông Mỹ chỉ chụp lại cảnh ông tướng Loan giơ tay bắn một tù binh bị trói, mà không cho biết trước đó tù binh Việt Cộng kia đã làm gì, và sau đó quân đội gọi là « giải phóng » kia đã hành xử như thế nào ? Một số quân nhân « giải phóng » đã tàn sát cả nhà trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn, gồm tất cả 8 người trong đó có bà mẹ già đã 80 tuổi để hy vọng lấy được mật mã thiết giáp. Ỡ Huế, quân đội Việt Cộng không phải chỉ giết một người, một gia đình mà tàn sát hàng mấy nghìn người, lấp vội vàng trong những hố chôn tập thể, mà truyền thông Hoa Kỳ sau đó có nói gì đâu.


Truyền thông báo chí Mỹ đã không trung thực trong việc tường trình cuộc chiến Việt Nam. Họ chỉ nói ra sự thực một nửa, sự thực nào có lợi cho họ. Nủa cái bánh mì thì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nủa sự thực thì không còn là sự thực, hay là sự thực đã biến dạng đi. Ông tướng Nguyễn Ngọc Loan là « một người không giống ai ». Ông hành động theo những điều mà riêng ông cho là phải. Ông là người bất quy tắc (non conformist) cho nên ông được gọi là Sáu Lèo. Cho nên ông mới cho mời báo chí đến để trừng trị một tên Việt Cộng nằm vùng gây tội ác. Ông tưởng như vậy là có lợi cho đại cuộc, nhưng không ngờ nó phản tác dụng khiến cho miền Nam bị tổn thương mà ông cũng thân bại danh liệt.


Ông là tướng Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, việc của ông là ngồi mà ra lệnh, tại sao ông phải đích thân cầm quân đi dẹp loạn để đến nỗi ông bị mang tiếng xấu, bị bắn què chân phải đi nạng suốt đời. Nghe nói sau tháng tư đen, phải vất vả lắm ông mới vào được Mỹ. Người ta không muốn tiếp nhận một mẫu người « tàn bạo » như ông. Làm tướng mà không có trương mục, tiền bạc nào đáng kể. Phải mở một quán ăn kiếm sống. Như vậy mà vẫn không yên, có người còn đem chuyện cũ của ông ra bới móc. Vào khoảng đầu thập niên 80, nhà văn Huy Quang, tức Trung Tá không quân Vũ Đức Vinh cùng với Mai Thảo, Thanh Nam và một số anh em ra tờ Đất Mới ở Seattle.


Sau khi tờ báo đứng vững, Đất Mới có ra thêm phụ trương bằng tiếng Anh để hy vọng thẩm thấu vào dư luận Mỹ. Nhân ngày kỷ niệm Mậu Thân, Huy Quang có phone đến tướng Nguyễn Ngọc Loan, để xem ông có cần phải điều trần điều chi với người đọc Hoa Kỳ. Tướng Loan trả lời : « Cảm ơn, tôi không có điều gì phải giải thích cả ». Ông sống trong im lặng. Ông tự tin trong niềm im lặng của ông.


Từ lâu ông tướng Loan mắc bệnh trầm kha, và ông từ giã cõi đời vào trung tuần tháng 07/1998 vừa qua. Biến cố Mậu Thân và tên tuổi ông tướng Nguyễn Ngọc Loan bỗng nhiên sống lại trong ký ức mọi người. « Cái quan định luận » nên nghĩ thế nào về ông Loan ?


Phóng viên ảnh Eddie Adams người chụp bức hình xử bắn được giảii Pulitzer đã đến gia đình ông xin lỗi. Khi được tin ông mất Eddie đã đích thân đến dự đám tang và nói :

« Ông là một vị anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, tôi không muốn nhìn thấy ông ra đi như thế này, người ta không hiểu gì về ông ấy ». (The guy was a hero, America should be crying. I hate to see him go this way - Without people knowing anything about him).


Tại sao Eddie Adams bây giờ mới nói ? Ông Loan đã chết rồi. Nói trước khi ông mất có khi tên tuổi ông đỡ bị người đời đàm tiếu mà gia đình thân nhân ông cũng được ngẩng đầu. Nhưng giả thử ông tướng Loan còn sống không chắc ông đã cho Eddie Adams nói như thế đâu. Ông không cần giải thích với ai. Ông muốn nhấm nháp vết thương của ông trong im lặng. Ông là con sói già cô đơn và kiêu hãnh của A. de Vigny :

« Gào khóc, kêu than đều hèn yếu

- Hãy dũng cảm làm cho xong công việc lâu dài và nặng nhọc của ngươi, trên con đường mà số phận đã đặt định, rồi như ta, đau đớn, chết đi mà không nói một lời


Crier, pleurer, gémir c’est également lâche,Fais énergiquement ta longue et lourde tâcheDans la voie où le sort a voulu t’appelerPuis comme moi, souffre et meurt sans parler.Alfred de Vigny


Một dịp nào nếu tôi có dịp may đến viếng ông tướng Nguyễn Ngọc Loan tôi sẽ thắp hương, cúi đầu và khấn : « Hãy an nghỉ, con sói già cô đơn và kiêu hãnh. Những người lính thuần thành xin được nghiêng mình trước hương linh Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan »


. Phan Lạc Phúc (Ký Giả Lô Răng) C/N 2011/03/೩೦