Wednesday, September 30, 2015


Phát hiện cuốn sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam.
Trong quá trình điền dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) - nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán).
Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.
Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in.



Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược 
Ở trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu, 1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh, 1821-1851).
Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của Lưu Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 - triều vua Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo Quang thứ 28, triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất 49 năm sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) - niên hiệu Quang Tự.
Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới các tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.



Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên phải ghi người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản 


Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn 
Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập.
Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc, mang tên “Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà Thanh). Trên bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, như: Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên...
Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ).



Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa dịch) 


Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan 
Đặc biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại trang 40, 41 của cuốn sách này thì bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Quốc lại có vẽ eo biển Quảng Nam (và ghi rõ là Nam Việt - tức Việt Nam). Bên cạnh eo biển Quảng Nam, bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Quốc thì Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc biển Thất Châu Dương - một cách gọi tên khác mà người Trung Quốc xưa thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (không có ghi khu vực biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung Quốc).



Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam 
Ở tấm bản đồ trang 55 và 56 - chủ yếu vẽ về biển, đảo và các nước giáp Trung Quốc: biển Ấn Độ Dương (Trung Quốc gọi là Tiểu Tây Dương) và có cả ghi chú về Ấn Độ Dương. Trên bản đồ này còn cho biết về biển và đảo Trường Sa của Việt Nam giáp với đảo Quỳnh Châu (Hải Nam - thuộc Quảng Châu, Trung Quốc). Vẽ cả hình tượng bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trên bản đồ này còn vẽ khu vực biển đảo Quảng Nam: Trong đó vẽ và ghi Thất Châu Dương (Hoàng Sa, Trường Sa), vẽ cả cửa biển Lộc Nại của Quảng Nam và vẽ đảo Côn Lôn của Việt Nam.



Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa chú thích) 
Đáng chú ý ở trang 88, 89 giúp cho người đọc hiểu về luồng lạch, hướng gió và các bãi đá ngầm ở trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phương hướng, độ dài (tính theo cách tính canh giờ của người xưa) đi trên biển để tới được các nước khác nếu xuất phát từ cửa biển: đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phần phiên âm của sách được nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch như sau: “…Sách Hải quốc văn kiến lục có nói: Vùng Nam Dương (biển phía nam) là nơi thuyền buôn của vùng Mân Việt thường đến. Đường biển nơi đây nhiều chỗ nguy hiểm. Người chỉ huy thuyền đi qua biển này cần phải cẩn thận. Nguy hiểm nhất là nơi có hòn đảo Áo Khí. Thủy trình đi khoảng 7 canh giờ từ đảo Áo Khí đến đảo Lạc Tế. Đảo này nhỏ mà bằng phẳng. Ven đảo có nhiều đá ngầm ngổn ngang, thuyền không đến được; thu hút không khí, dòng chảy ở bốn phía. Trên đảo có nhiều cây cỏ mọc cao hơn một trượng, có núi Đông Sư Tượng, nếu muốn đến thì phải theo dòng nước mà đi. Không thể đi ngược lên phía Bắc vì nhiều doi cát nổi chìm, dài khoảng 200 dặm. Đi lên phía bắc thì có đảo và trên đảo có núi Sa Mã Kỳ. Hai ngọn núi này đối mặt vào nhau (ngọn núi Sa Mã Kỳ và Đông Sư Tượng).



Toàn trang chữ Hán (đã dịch trong bài viết) 
Theo đường thủy trình trên biển là phải đi bốn canh giờ mới tới địa đầu Sa Mã Kỳ, lại có những doi cát liên tục ở phía nam đến Việt hải (biển Việt) gọi là Trường Sa đầu (địa đầu Trường Sa). Cứ đi về phía nam thì lại thấy nhiều doi cát nổi lên, theo đó mà đi thì đến Vạn Lý Trường Sa. Phía nam Trường Sa có nhiều bãi đá ngầm lởm chởm, đi tiếp là đến biển Thất Châu, gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Đây là đất nguy hiểm của vùng Nam Dương, hay có gió bão lớn ở ngoài biển, thuyền đi biển đậu ở ngoài này thường gặp bão gió. Có những thuyền đi lạc đường mà gặp phải nơi đó thì rất nguy hiểm. Một cửa Trường Sa nằm ở phía tây bắc cùng với đảo Nam Áo. Ở phía tây nam là đảo Đại Tinh (Biển bình lặng¬) tạo thành thế chân vạc ở cửa nam bắc, ước rộng phải đi chừng khoảng ngũ canh (đơn vị đo lường thời cổ thường tính theo giờ). Thuyền buôn của người Việt thường đậu ở đó; phía Nam là đảo Lã Tống (Lucson - Philipin), Văn Lai, Tô Lập. Thuyền buôn thường qua mấy nước đó để trao đổi buôn bán, khi xuất phát đều từ cửa Trường Sa mà đi. Nếu gặp gió bắc thì lấy chuẩn từ đảo Nam Áo. Gặp gió Nam, lấy đảo Đại Tinh làm chuẩn để tới Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến (Quảng Đông). Nếu đi về phía Nam của Nam Dương phải đi từ cửa Sa Mã Kỳ (Đài Loan) đến các nước ở Lữ Tống (Philipin), giáp phía Tây Dương. Muốn đến Chiết Giang, Mân Việt… Nhật Bản phải đi theo hướng phía Tây biển Thất Châu, Côn Lôn rồi đến Vạn Lý Trường Sa ngoại (ngoài Vạn lý Trường Sa), qua cửa biển đảo Sa Mã Kỳ - đi theo đường thẳng dây cung mới an toàn. Từ Trung Quốc mà đến nước Indonesia phải đi phía ngoài Vạn lý Trường Sa. Nơi đây biển mờ mịt, không lấy gì làm chuẩn được cho nên muốn đi phải theo những doi cát ở biển Việt rồi mới đến Thất Châu Dương và từ đó đi tới Indonesia; Vùng biển này nước mênh mông nên giới hạn cũng mênh mông…”. (Trích sách “Danh hoàn Chí lược”).



Bản đồ chưa chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam 


Bản đồ đã chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam 
Thông qua tư liệu đã nêu ở cuốn sách này, giúp chúng ta có thêm những bằng chứng quý giá để góp phần khẳng định ngay từ thời nhà Thanh, các bản đồ của Trung Quốc đã vẽ các đảo trên vùng biển của họ chỉ có đảo Hải Nam, Đài Loan là gần với khu vực biển Việt Nam. Điều đó khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa (biển Thất Châu Dương, theo tên gọi trên bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh) là thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Đặng Hùng (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam)

Tuesday, September 29, 2015


Thật là hãnh diện trong hàng ngũ H.O có được một nhân vật tiếp nối binh nghiệp tại hải ngoại, lại còn thành công cả về "kinh tế gia đình".
Trong khi đó lại có vài H.O. gây tiếng xấu không ít về việc đầu quân giặc, như hai H.O Nguyễn Phương Hùng, Ngyễn Ngọc Lập đã về VN khóc lóc và o bế bọn giặc cộng ra sao, chắc mọi người đều đã biết. 
Lại cũng có một H.O gây tai tiếng và ồn ào những chuyện khá xấu hổ như ông biệt kích Hà Kim Âu mà mới đây đã có bức thư chuyển lên khắp diễn đàn nói về nhân vật Kim Âu này.

Tôi tuy không được hân hạnh ở trong diện H.O, nhưng thân nhân và thân hữu của tôi trong hàng ngũ H.O. cũng khá nhiều.
Hôm nay được đọc bài "Một H.O Độc Đáo" là Trung Tá Nguyễn Thế Thăng trong Quân Ngũ Hoa Kỳ trong lòng tôi rất vui thích nên muốn chuyển tiếp rộng đến nhiều địa chỉ để cùng chia sẻ niềm vui với gia đình Trung Tá Nguyễn Thế Thăng.
                                          Đúng là MỘT H.O ĐỘC ĐÁO.

Còn "H.O Không Giống Ai" xin dành cho mấy nhân vật Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập và Kim Âu Hà Văn Sơn mới đúng hơn.
Xin cám ơn Vi Hữu Tung Pham đã chuyển đến tôi bài viết "Một H.O Độc Đáo" để cho tôi có dịp góp đôi lời với gia đình H.O. mà trong lòng tôi luôn kính trọng.
UV.





                                               Một H.O độc đáo 



Đăng trên Việt Báo:

image
Một H.O. Không Giống Ai?
Đáng lý tôi phải viết ra chuyện nầy để chư liệt vị thưởng lãm từ lâu; nhưng cứ lần khân mãi cho đến bây giờ mới “khai bút”! Mà bây giờ có nghĩa là đã qua những 25 n...
Preview by Yahoo

Một H.O. Không Giống Ai?

26/09/201500:00:00(Xem: 1429)
Đáng lý tôi phải viết ra chuyện nầy để chư liệt vị thưởng lãm từ lâu; nhưng cứ lần khân mãi cho đến bây giờ mới “khai bút”! Mà bây giờ có nghĩa là đã qua những 25 năm sau khi chương trình H.O bắt đầu.

Hồi đó, trước năm 1990, chẳng có ai trong những người tù từ các trại tập trung của Cộng Sản được “tha” về với gia đình mà tưởng tượng được sẽ có một ngày bản thân họ cùng vợ con được thong dong leo lên phi cơ; thực hiện một cuộc “đổi đời” từ địa ngục trần gian tới thiên đường!

Thế nhưng chuyện khó tin đó đã trở thành sự thật. Chương trình định cư những người tù, trở về từ các trại tập trung của Cộng Sản sau ngày mất nước 30-4-75 đã không còn là hoang đường, là ảo tưởng nữa. Chúng tôi, hàng mấy chục ngàn cựu tù, đủ mọi thành phần quân, cán, chính và dân sự trong guồng máy Việt Nam Cộng Hòa; đã được cứu vớt.

Ở đây, chúng ta chỉ gói gọn về lãnh vực nhân đạo và tiếng của con tim, để nói lên lòng cảm ơn nhân dân, quốc hội, chính phủ Hoa Kỳ, đã tạo cơ hội cho hàng trăm ngàn những con người chúng tôi được “đổi đời”, làm lại từ đầu trên quê hương tự do dân chủ và tôn trọng quyền con người! Nếu không có chương trình H.O, chúng tôi và gia đình vợ con sẽ sống ra sao trong một đất nước, dưới gót dép râu ngu dốt và nón tai bèo chất chứa hận thù để, đến 40 năm sau kết thúc cuộc chiến, Việt Nam càng ngày càng trở về với thời mông muội của văn mình nhân loại!

Bốn mươi năm sau cái ngày đen tối 30 tháng tư, 25 năm sau ngày chúng tôi được đổi dời; có rất nhiều chuyện để kể về những H.O. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn câu chuyện nói về sự thành công của những H.O và con cái họ trên quê hương thứ hai như thế nào… Nhưng câu chuyện kể của tôi sau đây thì rất dặc biệt, rất riêng biệt, rất khác biệt với những chuyện bình thường, về một HO hoàn toàn không giống ai trong số những HO mà tôi được quen biết!

xXx

blank
Hình ảnh về một H.O. độc đáo.

Đại đa số những cựu tù theo diện H.O, qua Hoa Kỳ với hai bàn tay trắng, tháp tùng là vợ con nheo nhóc. Khi đến nơi, trừ một số ít tiếp tục theo học ở các Đại Học Cộng Đồng, sau đó làm những việc chuyên môn… còn đại thể, vừa học Anh Văn trong các trường ESL ban đêm miễn phí, ban ngày tìm việc làm bất cứ loại gì để “bắc cầu” cho các con được đi học; lo cho từng đứa, nguyện cầu cho chúng vào đại học, tốt nghiệp ra trường… Nhìn chung, chúng tôi đều thực tế, tất cả vì tương lai các con, dồn hết sức, dầu tư mọi thứ cho chúng được thành công!

Trường hợp “cá biệt” sau đây, tôi nghĩ, có thể là rất đặc biệt trong hàng ngũ những cựu tù H.O.! Tôi vẫn thường kêu tù hữu này là thằng, tiếng thằng, tiếng mày tao thân thương suốt thời gian chúng tôi cùng quằn quại trong thê lương, khốn cùng của tầng cuối địa ngục từ trại Long Giao (Long Khánh), ra đến Hoàng Liên Sơn, xuống Hồng Ka (Yên Bái), về Tân Lập (Vĩnh Phú)…Trong hơn một trăm hai mươi con giáp, nó hoàn toàn không giống con nào. Anh em trong tù, đa số bị cú lừa đau đớn của cọng sản, tự ý nộp mình “trình diện đi cải tạo” trong khi nó bị bắn nát đầu gối, bị bắt với vũ khí trên tay, bị tra tấn, bị cùm xiềng rồi mới bị đưa vô tù với hai cánh tay còn bị trói lặt sau lưng! Người cựu tù nầy, lúc mất nước, chỉ là một Trung Úy xuất thân Khóa 2 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, chưa có vợ. Khi nghe Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng, nó trốn vào rừng chiến đấu trong hàng ngũ “Phục Quốc”. Tháng 10/1975 bị bắt, bị hành hạ tàn phế một bên chân nên nó chỉ còn một cẳng rưỡi thôi. Khi ở trại K2 Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phú, tuy đôi chân khập khiểng nó vẫn hàng ngày ”được phân công” gánh hai thúng đi dọn hết “phân bắc” trong tất cả các nhà xí trong trại ra ruộng rau xanh…! Anh em tù thường gọi là “Thăng cứt”, nó dính chết cái tên từ đó! Sau hơn tám năm nó được ra trại về xum họp gia đình.

Thế mà, sau khi qua Hoa Kỳ theo diện H.O như bao nhiêu anh em tù khác, nó lại càng không giống ai khi có một “chổ đứng” riêng biệt không ai ngờ. Lúc tôi gặp lại nó, với quân phục rằn ri, mang lon Trung Tá trong trong Oregon State Defense Force, thuộc Oregon Military Department, thì tưởng rằng mình đang nằm mơ, tưởng nó mua đồ lính cũ về mặc lấy le chơi! Không thể nào ngờ một tù chính trị được định cư theo diện “con bà phước” H.O mà, sau 25 năm lại là một sĩ quan trong đội quân phòng vệ tiểu bang Oregon.

xXx

blank
Hình ảnh về một H.O. độc đáo.

Tôi tham dự trại Hướng Đạo Trưởng Niên mang tên “Bách Hợp 2015” tại Oregon từ ngày 28-29-30 tháng 8 năm 2015. Xét trong số bạn bè định cư ở tiểu bang nầy, quanh quẩn chỉ một mình “Thăng C.” nằm trong danh sách nhờ vả! Qua điện thoại, nó rất hoan hỷ chấp nhận đón ở phi trường và cho tôi tá túc mấy ngày chưa nhập trại…! Yên chí lớn, vợ tôi cũng an lòng vì có bạn tin cẩn để giao “hàng quý hiếm”!

Cả vợ chồng Thăng có mặt ở phi trường Portland rất sớm đón tôi về nhà cách xa 45 phút đường xa lộ. Hai ông bà rất niềm nỡ và hiếu khách, làm tôi cũng bớt phần lo. Ở khách sạn làm sao bằng tá túc nhà bạn bè để ôn lại những vui buồn của đầy ắp kỷ niệm tù! Sau khi vào nhà, tôi sững sờ với những hình ảnh treo đầy phòng làm việc của Thăng. Nếu không có dịp đến nhà chàng, tôi nghĩ, chẳng bao giờ nhìn được những tấm hình, bằng cấp, huy chương… của người bạn tù H.O thuở trước, hiện tại là một sĩ quan trong quân đội tiểu bang Oregon! Quả thật tôi bị lóa mắt vì không ngờ bạn mình lại thăng tiến trong lãnh vực độc đáo này! Quan sát quanh phòng, nào lễ phục, quân phục làm việc, quân phục tác chiến, các loại mủ mảo, túi ngủ dã chiến… các loại súng cá nhân từ dài đến ngắn. Đặc biệt lần đầu tiên tôi thấy cây súng hình dáng như cold 45, nhưng nhỏ xíu nằm gọn trong lòng bàn tay, rất đẹp!

Vợ chồng Thăng nhìn tôi cười, tôi thật sự ngạc nhiên và khâm phục người bạn tù ngày nào, bây giờ đường đường là một sĩ quan cấp tá trong quân đội Hoa Kỳ. Sau cơm tối, tôi bèn mon men cố ý “phỏng vấn” nhưng nó cố tình đánh trống lảng, vin đủ mọi lý do từ chối vì “chuyện của tui thật sự không giống ai. Rất tầm thường. Một cái job thông ngôn thông dịch bình thường như mọi người. Còn thua cái job Disney land nữa kìa (cười). Anh em mình, nếu không mất nước, nếu chưa bị leo lên bàn thờ ngồi ngắm gà mái khỏa thân, thì tối thiểu cũng Đại Tá hay Tướng rồi, chứ nhằm nhò gỉ một cái mai bạc này” nó nói.

Nhưng tao chỉ tò mò muốn biết lúc nào và nguyên do nào mầy vào quân đội Tiểu Bang Oregon. Ở Cali, anh em Tân Lập nghe nói mầy vào lính, cấp bậc trung tá, nhiều đứa thối miệng đồng hóa mầy với quý vị “nhà đòn”. Bây giờ, trước mặt tao là những bằng chứng rất thật; nào hình ảnh, bằng cấp, huy chương, lệnh thăng cấp có chữ ký của Thống Đốc…Và một lô súng ống, đạn dược, quân trang, quân dụng được trử trong nhà mầy! Thú thật, tao không thể tưởng tượng trong anh em mình lại có một H.O mà không giống “H.O.” nào hết trơn dzậy ?!?

xXx

blank
Hình ảnh về một H.O. độc đáo.

Sau ba ngày trại “Bách Hợp 2015” trong rừng, tôi được Thăng lên tận trại đón về. Bà xã nó đi thăm con gái vừa sanh cháu ngoại. Sau khi ra tù, chàng lấy vợ trẻ hơn những 10 tuổi. Lúc lên máy bay theo diện HO13, bầu đoàn thê tử của nó là một vợ và hai con nhỏ xíu! Hai cháu gái giờ dây là hai Dược Sĩ đang phục vụ trong hai bệnh viện ngay tai Oregon,

Thăng chỡ thẳng tôi đến trang trại của vợ chồng sở hữu đã 15 năm trước. Theo lời nó kể, lúc đầu mới qua Mỹ, vợ chồng chàng ở Cali, nhưng có bà con ở Washington State và Oregon, nên dọn đến Olympia, sau đó trụ lại Oregon vì hai vợ chồng cùng đi làm cho hãng điện tử Merix. Một năm sau, khi thời cơ đến, nó sang lại và làm chủ một “garage” chuyên sửa hộp số xe với một manager cùng 5 thợ người Mỹ. Từ cơ ngơi này, tiến đến mua hai trang trại, tổng cộng hơn 30 mẫu tây. Quả thật, “giấc mơ Hoa Kỳ” và vận may đã mỉm cười với gia đình nó khiến cho mọi việc đều xuôi tay chèo mát mái một cách nhẹ nhàng!

Cuối năm 2000, Quân đội Oregon tuyễn dụng một số Thông Dịch Viên các thứ tiếng. Thăng nạp đơn ứng thí, được trúng tuyển. Lúc tuyễn dụng, người ta xem résumé, chấp nhận cho chàng cấp bực Trung Úy, nó không chịu, vì nếu tính từ 1975 thì giờ đây (2000) nó tối thiểu phải là cấp Tá trong QLVNCH. Vì thế, sau đó người ta thuận cho nó mang lon Đại Úy.. Vì cùng lúc đang cưu mang cơ xưởng sữa xe và trang trại… nên chàng xin làm việc theo Hợp Đồng. Thế là từ đó nó ung dung làm việc và tuần tự trèo từ Đại Úy lên đến cấp bực Trung Tá trong 12 năm!

Trang trại của vợ chồng giờ đây cho người Mỹ mướn trồng cỏ trong kỷ nghệ chăn nuôi bò sửa. Có mấy mẫu trồng táo, mận giống từ Đà Lạt. Tuy vợ chồng đã về hưu thong dong nhân thế, mua nhà trong thành phố, nhưng tới mùa thì phải tốn cả tháng thu hoạch, sấy, đóng gói và phân phối… Nhưng cái “job” quân đội thì chàng vẫn tiếp tục không kể tuổi tác !!!

Tù chính trị Việt Nam sau 1975, được định cư Hoa Kỳ theo diện H.O. hàng trăm ngàn. Nhưng, theo tôi chủ quan, Nguyễn Thế Thăng là một H.O. độc đáo, có một không hai, vẫn còn theo “binh nghiệp” ngay trên quê hương thứ hai nầy. Hậu duệ thế hệ thứ hai, thứ ba… vào quân đội Hoa Kỳ, mang lon cấp Tá, cấp Tướng là chuyện bình thường. Nhưng nó, chính nó, một người tù H.O mới là chuyện đáng nói! Tôi rất vinh dự có nó là một tù hữu của tôi.

Letamanh

Tháng 9 năm 2015


Ý kiến bạn đọc

26/09/201515:10:40
Thank You Việt Báo
Khách
Vinh Danh ông H.O. độc đáo Nguyễn Thế Thăng, một sĩ quan trong đội quân phòng vệ tiểu bang Oregon với cấp bậc Trung Tá từ năm 2003. Trung Tá Nguyễn Thế Thăng và hai cô con gái dược sĩ thực sự là niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt tị nạn VC

Saturday, September 12, 2015

Hình ảnh một Saigon cuả 60 năm trước .                                             

Image 
                                                                SVSQ Thủ Đức dắt đào bát phố cuối tuần
Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen


Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”
Thật ra trong cảm nhận của tôi, Sài Gòn vẫn thế. Bởi dù trải qua nhiêu bao biến cố thăng trầm, thì Sài Gòn, Hòn Ngọc ViễnĐông, thủ đô trong những trái tim miền Nam ngày nào vẫn không bao giờ thay đổi. Sài Gòn của một thời tôi mới lớn, những “con đường tình ta đi” Duy Tân, Trần Quý Cáp, Tú Xương, Công Lý. Những chiều bát phố Lê Lợi, Tự Do. Những rạp cine. Món bánh tôm hẻm Casino (Sài Gòn). Những xe bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng, gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur)…



Image

Sài Gòn của tôi “sáng nắng chiều mưa”. Mưa như được lập trình sẵn. Hoặc chiều hoặc sáng, có khi… cùng giờ nên người Sài Gòn có thể nhởn nhơ bát phố khi “cơn mưa qua”, rất ít khi mưa như… đòi nợ, điều này những năm gần đây hình như thay đổi, mưa dầm và mưa… mất trật tự, người Sài Gòn vốn quen kiểu “xưa” chẳng biết đâu mà lần! Nắng Sài Gòn không quá gắt. Có lẽ nhờ thế nên mới chợt mát chỉ qua màu áo lụa Hà Đông.

Sài Gòn của tôi có những ngôi trường đi vào thơ và nhạc như Văn Khoa, Luật, Gia Long, Trưng Vương, những con đường địa chỉ báo như Lê Lai, Phạm Ngũ Lão… Hồn đất và hồn người quyện nhau hồn hậu, chân tình.

Sài Gòn của tôi quốc vương Cam-bốt từng du học, người Sài Gòn chê hàng Thái, không thèm xài Colgate vì đã có kem Hynos “anh yêu em, anh yêu luôn kem” xịn hơn.
Sài Gòn của tôi trẻ - luôn luôn trẻ. Không phải vì thiếu phố cổ hay người Sài Gòn không thích “ra vẻ cụ” mà vì Sài Gòn luôn luôn mới, hồn nhiên và dễ thương, không điệu đà, kệch cỡm.
Sài Gòn của tôi còn nhiều hơn thế. Không diễn tả hết dù văn hóa cách mấy. Chỉ giản dị như lời hát “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”

Image
Đại lộ Lê Lợi, 
Không lớn lao gì, kỷ niệm chỉ chứa đầy ngăn cặp học trò. Sự ồn ào sống động, dễ thương của vùng đất và con người. Đi xa, cứ về đến cầu Sài Gòn hay cầu Bình Điền là coi như đến nhà.
Như bạn bè cùng trang lứa, tôi giữ Sài Gòn như giữ chính cuộc đời mình. Khóc một ngày khi thương xá Tam Đa bị thiêu rụi. Thức một đêm khi Eden bị đập bỏ. Có thể thay vào sẽ là một tòa nhà đẹp hơn, nhưng Eden của ngày nào:
“Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
Anh quen rồi, không lạnh - lính mà em!”
Thì không bao giờ còn nữa .

Image
Một góc chợ Bến Thành, Sài Gòn năm 1965. Ảnh: Robert Gauthier.   
Hơn sáu mươi năm hãnh diện làm “dân Sài Gòn”. Bỗng chợt giật mình tự hỏi, có khi nào người ta phù phép để Sài Gòn biến mất không nhỉ? Có khi nào Vương Cung Thánh Đường, chợ Bến Thành, bưu điện Sài Gòn, một sớm mai thức dậy người Sài Gòn ngơ ngác hay tin sẽ trở thành trung tâm thương mại, cao ốc chọc trời…
Ôi! Sài Gòn của tôi!!


Image

Tôi vẫn nói vui rằng mình giữ lại “Sài Gòn xưa”. Từng tên đường, góc phố, giữ lại những buổi chiều hẹn hò: “Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” và giữ lại mãi mãi,những dấu yêu xưa!
Và rồi lại buốt tim khi nghĩ đến một ngày nào “Sài Gòn của tôi” sẽ chỉ còn là hoài niệm. Vô tình ai đó sẽ tìm thấy trong những trang sách hằn dấu thời gian ở một hiệu sách cũ.
Sài Gòn ơi!


Image
Nhà Văn hóa cuối đại lộ Lê Lợi, 

Tôi gặp lại họ rất tình cờ, trong một… tiệm sách cũ, nơi thường lưu lại những gì mà ta còn nhớ hay đã quên.
Những trang giấy đã không còn nguyên màu trắng. Những dòng chữ như cũng nhạt theo năm tháng. Nhưng hình ảnh, dù phôi pha, thì nụ cười, ánh mắt cũng gợi nhớ một thời ta đã sống. Thời mà tên tuổi họ trên môi người hâm mộ Nghệ thuật thứ bảy, và họ được gọi một cách trang trọng là tài tử minh tinh.

Image
Đại lộ Nguyễn Huệ.   

Chưa xa lắm nhưng cũng đủ để quên những gì không muốn nhớ. Khi mà muốn xem phim người ta không thể làm gì khác hơn là đến rạp, và cứ có phim hay là rạp chật như nêm… Và rạp hát nào cũng treo đầy ảnh minh tinh tài tử, không phải Hồng Kông, Hàn Quốc như bây giờ mà toàn Việt Nam. Tôi say mê điện ảnh, dù chư tới tuổi “đến rạp một mình” và yêu họ, dĩ nhiên


Image
Viện Bảo tàng trong Thảo Cầm Viên  

Dạo đó chưa có những chương trình giao lưu, tài tử điện ảnh, ca sĩ tân nhạc cũng chưa phải “chạy sô” như bây giờ. Họ coi nghệ thuật như cứu cánh của đam mê và cả cuộc sống thực tế, nghề tay trái hầu như không có. 


Image
Khách sạn Continental Palace và nhà Văn hóa  

Chẳng ai nghe nói Thẩm Thúy Hằng phải đi… biểu diễn tân nhạc để kiếm thêm, cũng không thấy Kiều Chinh tham gia chương trình “đại nhạc hội”. Họ cũng chẳng đóng cùng lúc hai, ba phim như các diễn viên “đắt khách” bây giờ. Dù đó là những tên tuổi lớn của điện ảnh Sài Gòn thuở ấy, những tên tuổi mà lứa tuổi 40, 50 hôm nay, nếu yêu điện ảnh khó mà quên được.



Image
Người dân nghỉ ngơi dưới bóng cây trong Thảo Cầm Viên. 

Một Kiều Chinh tuyệt vời trong “Hồi Chuông Thiên Mụ”, Thẩm Thúy Hằng với “Người Đẹp Bình Dương”, Kiều Nguyệt Nga - Thu Trang trong “Lục Vân Tiên”, Túy Phượng diễm kiều với vai Công chúa của “Thạch Sanh - Lý Thông”…



Image
Phía trước chợ Bến Thành.   

Tôi yêu nét thùy mị của Thu Trang, vẻ sắc sảo của Kiều Chinh, và nét đẹp duyên dáng Thẩm Thúy Hằng. Nam tài tử có La Thoại Tân, Anh Tứ, Lê Quỳnh, Anh Sơn, Đoàn Châu Mậu, Tâm Phan, Huy Cường, Trần Quang… Vân Hùng chuyên đóng kịch với kỳ nữ Kim Cương, thỉnh thoảng cũng “lên phim”. Rất nhiều, thời nào thì nghệ thuật cũng cần rất nhiều. Dù trong số họ không phải ai cũng đến được vinh quang, và để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật, không chỉ có diễn viên chính.


Image
Đền Kỷ Niệm trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn.   

Image
Con đường chính trong Thảo Cầm Viên.   

Tình cờ gặp lại họ trong tiệm sách cũ. Nơi mà quá khứ lẫn với hiện tại, nơi mà thời gian chừng như bất lực, tôi thấy chút vui pha lẫn ngậm ngùi khi bắt gặp Lê Hoàng Hoa thời “mới làm quen với máy quay”, một Lê Mộng Hoàng hơn ba mươi năm về trước vẫn nhăn nhó… như bây giờ. Nụ cười Kiều Chinh và ánh mắt Thu Trang vẫn còn đó.


Image
Nhà Văn hóa cuối đại lộ Lê Lợi, 
Một thời tôi đã lớn lên cùng với tên tuổi họ. Rồi tất cả bỗng như không còn, bỗng như chưa từng có. Người ta trôi theo nhịp sống bằng những cách khác nhau, và lưu giữ hay xóa đi dĩ vãng tùy thuộc mỗi người. Có điều chắc chắn rằng những gì đã có thì vẫn còn đâu đó, và ta sẽ gặp khi tình cờ một lúc nào đó đảo ngược được thời gian…
Và… thời gian đã đảo ngược với tôi, trong một tiệm sách cũ… Tình cờ......!
  

Image
Quầy giải khát vỉa hẻ trên đường Gia Long 

Image
Em bé bán mía. 

Image
Ông lão đạp xích lô trên đường Gia Long. 

Image
Các em bé bán chổi lông gà ở đường Tự Do 


Image
Quầy thuốc lá ở góc phố Lê Lợi - Phan Bội Châu cạnh chợ Bến Thành. 

Image
Bên trong chợ Tôn Thất Đạm, anh chàng SVSQ Thủ Đức lang thang  tìm hàng trong dịp nghỉ phép cuối tuần.

Image
Quán nhậu bình dân gần kho bạc ở góc đường Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế. 

Image
Ngoài cổng khách sạn Catinat trên đường Tự Do. 

Image
Thiếu nữ Sài Gòn trong một quán cà phê. 

Image
Gánh hàng nem nướng ở góc đường Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế.   
Image
Đò ngang trên sông Sài Gòn. 

Image
Những con đò trên bến. 

Image
Chiến hạm Mỹ trên sông Sài Gòn. 

Image
Khu vực bến Bạch Đằng. 


Image
Tòa Đại sứ Mỹ góc đường Hàm Nghi - Võ Di Nguy 
Image
Khu chợ cũ trên đường Hàm Nghi.