Saturday, October 31, 2009

Vài mẫu chuyện trong tù
Phạm Bá Hoa

Ngày 30/4/1975, cộng sản Việt Nam (CSVN) đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 16/06/1975, tôi cùng các bạn cấp Đại Tá bị đưa đến trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh do Đoàn 263 giam giữ. Ngày 23/10/1975, cộng sản chuyển chúng tôi đến trại tập trung Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa do Đoàn 775 giam giữ. Ngày 16/06/1976, hầu hết chúng tôi bị chuyển ra Yên Bái do Đoàn 776 giam giữ. Cả ba Đoàn này thuộc Bộ Quốc Phòng cộng sản Việt Nam (CSVN).
Sự kiện kể lại trong bài này lúc tôi bị giam tại Trại Cốc (Hoàng Liên Sơn) và trại Nam Hà A (Hà Nam Ninh।

Đoàn xe từ phi trường dường như là Bái Thượng dừng lại bến phà Ô Lâu, bờ bắc Sông Hồng। Chúng tôi từng hai người một xuống xe। Bên tay phải là thị xã Yên Bái nhưng phút chốc bị che khuất bởi đám phụ nữ và đám “oắt tì” (con nít) kéo đến với thái độ sừng sỏ। Miệng hét tay xỉa xói vào nhóm chúng tôi đang chầm chậm xuống bờ sông để lên phà. Họ đứng cách chúng tôi khoảng vài chục thước, cùng lúc đến mấy chục cái miệng oan oác:

- “Đồ bán nước, giết hết chúng nó đi. Đồ ăn thịt con nít, đem bắn hết đi. Bọn giặc lái giết người, cho nó rục xương trong rừng đi.”Đám lính cộng sản áp tải chúng tôi có vẻ hài lòng với nụ cười của tụi nó khi thấy đám phụ nữ và trẻ con sỉ vả chúng tôi. Chúng tôi im lặng. Lên phà. Cho dẫu mỗi chúng tôi có suy nghĩ gì đi nữa, tôi nghĩ, cũng đều ngỡ ngàng qua “cú sốc” đầu tiên kể từ ngày thua trận! Nhưng ngay bước đầu trên đất xã hội chủ nghĩa 20 năm, sự kiện vừa qua chứng tỏ cộng sản đã nhồi nhét trong đầu người dân từ bé đến lớn một lòng căm thù chúng tôi không thể nào tưởng tượng đến như vậy. Rõ ràng là từ trong quân ra đến dân và từ già đến trẻ trên cái đất xã hội chủ nghĩa này, chỉ có một cách hiểu một cách nói!Phà Ô Lâu chỉ là chiếc xà-lan có chiếc tàu kéo cặp bên hông đẩy đi. Nó không giống bất cứ chiếc phà nào ở Mỹ Thuận hay Cần Thơ cả. Cũ kỹ, già nua, lỗi thời. Sông Hồng Hà mà tôi học trong sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” từ cuối những năm 30, bây giờ mới trông thấy, nhưng là trông thấy trong một tình cảnh hoàn toàn ngoài ý muốn.

Phà cặp vào bãi cát chớ không có cầu, anh Vũ Tiến Phúc (cựu Đại Tá Pháo Binh) xin đi cầu vì đau bụng chịu không nỗi. Tụi nó không cho, mãi đến khi thấy anh Phúc nắm cái quần đi tới đi lui với dáng vẻ quýnh quáng vì phân bón xã hội chủ nghĩa ưu việt sắp … ra quần, chúng nó mới cho anh chui vô rừng giải quyết.Sang bờ nam Sông Hồng, đoàn xe lại lăn bánh trên đường liên tỉnh 37. Lại có một đám phụ nữ với con nít “dàn chào” nữa. Họ đứng một bên đường, ném đá vào xe chúng tôi nhưng chỉ trúng tấm bạt phũ kín nghe lịch bịch. Khi xe qua khỏi, tôi thấy mấy cái miệng nhóp nhép lia lịa. Họ chửi họ nghe luôn chớ chúng tôi có nghe gì đâu. Nghĩ đến con người trong cái xã hội chủ nghĩa này mà tức cười vì họ chẳng khác những cái máy cát-xét, thu thế nào phát ra thế ấy!Họ đưa chúng tôi vào giam giữ giữa khu rừng già thuộc xã Việt Cường, quận Trấn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Dù rất chật nhưng cũng không còn một chỗ trống, cho nên tôi trong số 20 anh em phải nằm trên đám cỏ giữa trời. Tuy không bị mưa nhưng sương đêm ướt đẫm áo quần mền chiếu.

Ngay ngày hôm sau, chúng tôi phải lên núi đốn cây đốn chổm (giống như cây nứa trong Nam) cất những dãy nhà giam để giam mình giam bạn! Do thường xuyên vào rừng lên núi, chúng tôi có dịp gần gủi với người dân trong vùng, dần dần giúp chúng tôi nhìn ra bản chất của CSVN qua một số sự kiện sau đây:
1। Một buổi chiều khi vác bó củi xuống núi trên đường về ngang dòng suối cạn còn cách trại hơn cây số, anh em chúng tôi dừng lại giữa suối rửa tay chân mặt mũi. Cùng đứng giữa dòng suối với chúng tôi là hai ông già rửa xe đạp, trong khi tiếng loa phóng thanh từ khu cư xá Lâm Trường trên sườn đồi, vang vang tiếng người xướng ngôn loan tin về vụ mùa thắng lợi” ở Hà Nam Ninh. Một trong hai ông già, vừa rửa xe vừa chửi đổng:- “Bố tiên sư nó, vụ nào cũng thắng lợi mà năm nào dân cũng đói. Nói khoét mãi mà không ngượng!”Tôi ngẫng lên nhìn ông ta để đánh giá câu chửi của ông có phải là thật không. Ông ta cũng nhìn tôi kèm theo nụ cười héo hắt. Thấy thế tôi hỏi ông:- “Có thật vậy không ông?”Ông ta đáp ngay:

- “Các anh sống trong Nam, các anh chưa hiểu được họ đâu. Tôi khuyên các anh hãy hiểu ngược lại tất cả những gì họ nói thì đúng sự thật.” Rồi cả hai ông đẩy xe đạp lên bờ, đạp tiếp. Tôi khều anh Trần Ngọc Thống (cựu Đại Tá, Bộ Tổng Tham Mưu):- “Anh có đồng ý với tôi rằng hai ông già này là người dân dưới chế độ cộng sản nhưng không phải cộng sản hông?”- “Đúng. Tôi tin chắc là trong dân chúng cũng nhiều người như vậy chứ không ít đâu.”- “Tôi nghe nói vùng này là vùng họ chỉ định cư trú số anh em quân nhân viên chức bị kẹt lại hồi năm 1954, có thể do vậy mà họ có cảm tình với mình, nên mình chưa thể đánh giá người dân ở vùng khác cũng như người dân vùng này đâu anh.”

2। Tháng 09 cùng năm (1976), tất cả tù chính trị cấp Đại Tá được lệnh chuyển từ trại này mang vác đi bộ đến “Trại Cốc” nằm sâu trong một thung lũng, cách nhau khoảng 4 cây số.Một hôm chúng nó dẫn chúng tôi đào lỗ trồng cột bằng cây rừng để kéo dây điện thoại dọc theo đường đá lởm chởm, từ bộ chỉ huy Liên Trại 1 đến Trại Cốc chúng tôi. Ngoài tên bộ đội cầm súng canh giữ, còn có tên quản giáo hướng dẫn công việc. Hắn khoảng 25 tuổi, ăn nói tương đối dễ chịu chớ không quát tháo mắng chửi như cái đám gặp ngày đầu tiên. Những vị trí hắn chỉ chúng tôi đào lỗ hầu như toàn đá nên khá vất vả.

Mọi người mồ hôi nhỏ giọt từ hai bên má. Hắn đến cạnh nhóm chúng tôi nói nhỏ:

- “Các anh chưa quen lao động dưới cái nắng oi bức của mùa hè miền Bắc nên mau mệt.” Nói xong, anh ta hướng sang tên cầm súng và nói lớn:- “Các anh nghĩ giải lao 10 phút.”Khi chúng tôi dừng tay, đến cạnh bếp đang nấu chảo nước sôi với lá bàng. Lá bàng là loại lá lớn bằng bàn tay xòe, mùa này nó rụng quanh gốc cây. Khi nấu nước, tên cầm súng bảo chúng tôi:- “Các anh lượm những lá bàng chuyển màu nâu (sắp khô) bỏ vào chảo mà uống như uống chè (trà) cho đỡ khát”. Nói xong, tên này mang súng đến gốc cây bàng xa xa đằng kia ngồi canh giữ chúng tôi, tên quản giáo từng bước đến cạnh tôi với anh Thống, hắn nói thật nhỏ vì sợ tên cầm súng nghe:- “Các anh có thiên đường mà các anh không biết giữ.”Tôi nhìn anh Thống, anh Thống nhìn tôi.

Tuy không nói ra, nhưng chúng tôi ngầm hiểu với nhau “không rõ tên này muốn bẫy mình hay sao đây”, nên hai đứa làm thinh. Chừng như hắn nhận ra điều đó, hắn nói tiếp:- “Tôi đã vào Sài Gòn và tôi đã hiểu các anh.” Nói xong là anh ta bước đi ngay.Qua thái độ của anh chàng gọi là cán bộ thông tin hay quản giáo vừa rồi, cho thấy giữa những người cộng sản với nhau, họ cũng canh chừng nhau nữa, huống gì là chúng tôi. Chúng tôi đến ngồi quây quần với các bạn cạnh chảo nước lá bàng như là cùng nhau giải khát, rồi thuật lại hai câu nói của anh ta cho các bạn nghe. Anh Thống nói:- “Tôi thấy thằng này tuy trẻ nhưng câu nói của nó đáng cho mình để ý lắm.”Tôi góp thêm:- “Hoặc nó nói thật, hoặc nó xỏ mình. Nhưng quan sát thái độ của nó nhìn trước nhìn sau, khi nói xong là vội vàng đi ngay, tôi nghĩ là hắn nói thật. Vì hắn nói hắn đã vào Sài Gòn, được hiểu là hắn đã nghe tại chỗ về mình, được thấy tận mắt về cuộc sống của người miền Nam mình rồi.”Anh Lê Minh Luân (cựu Đại Tá Không Quân) chen vào:- “Liệu trên đất Bắc xã hội chủ nghĩa 20 năm này có một thằng bộ đội trẻ dám nhận xét ngược với đảng của nó không?”Tôi đáp:

- “Chính tôi cũng tự hỏi như anh.”Anh Thống:- “Tôi vẫn tin không phải mọi người trên đất Bắc này đều là cộng sản. Riêng trường hợp thằng bộ đội này, tôi tin là hắn nói thật.”Tôi tiếp lời:- “Từ nay, anh em mình nên lắng nghe những mẫu chuyện của người dân quanh vùng mà mình gặp, tôi chắc là mình có thể tìm hiểu được ý thức chính trị của người dân đất Bắc xã hội chủ nghĩa này ra sao. Biết đâu mình sẽ ghi nhận được nhiều điều mà mình không ngờ như trường hợp thằng nhóc này cũng như với hai ông già rửa xe đạp hôm trước cũng nên.”

3। Vì trại chưa có rau ăn nên họ chỉ định 6 người đi mua rau ở chợ Yên Bái. Trong số này có tôi, anh Nguyễn Phán (cựu Đại Tá Quân Đoàn 2), và anh Dương Hiếu Nghĩa (cựu Đại Tá Thiết Giáp). Một tên cầm súng dẫn đi. Hắn đưa chúng tôi 3 cái đòn khiêng và 3 cái bao bố (loại đựng 100 kí lô), nghĩa là hai người một khiêng. Trên quảng đường đá lổm chổm chừng 6 cây số. Đến bờ nam sông Hồng, hắn không đưa toán chúng tôi sang phà Ô Lâu qua chợ Yên Bái mà ghé vào khu nhà bên nay Sông Hồng mua khoảng 150 kí lô chuối xanh còn trên cây để làm thức ăn mặn. Trông thấy cây ớt hiểm chín đỏ mà phát thèm, thèm chất cay của ớt để kích thích khẩu vị. Tôi mon men đến ông cụ đang ngồi hút thuốc lào ở thềm nhà:- “Chào cụ. Cụ có thể cho tôi một trái ớt được không?”Với giọng thiện cảm, ông hỏi tôi:

- “Ông ăn cay được không? Ớt này cay lắm đấy.”- “Dạ được.” Nói xong, tôi bước đến cây ớt cạnh thềm nhà.Ông cụ cười cười:- “Ông ngồi đây xơi nước. Tôi bảo con gái tôi nó hái cho ông.”Vừa nói ông ta vừa kéo cái ghế nhỏ cho tôi ngồi, rồi rót chun trà:- “Hồng à! Con vặt (hái) cho ông này nắm ớt rồi gói lại đàng hoàng nghe con”.- “Cám ơn cụ.”- “Chè xanh đó. Xơi vào ông thấy thấm giọng và chống được cơn khát. Mùa hè của chúng tôi oi bức hơn trong Nam nhiều. Các ông chưa quen nên mau mệt lắm.”Cô con gái đưa ông cụ một gói ớt lớn bằng cái chén ăn cơm. Ông cụ cho tôi hết gói đó. Tôi nói:- “Cụ làm ơn nói với bộ đội võ trang giùm, nếu không thì tôi không dám nhận.”Ông xoay qua hướng tên cầm súng:- “Này anh bộ đội.

Tôi cho ông này gói ớt đấy nhé!” Ông chỉ nói thế chớ không xin phép tắc gì cả, chứng tỏ ông cụ xem thường hắn. Chừng như hắn cũng nễ ông cụ, không biết có phải do hắn “tán” con gái ông cụ mà hắn nễ không?Sau lời cám ơn rối rít, tôi chạy lại các bạn đang may mấy bao chuối. Tôi với anh Nghĩa một khiêng. Anh Nghĩa nghiêm giọng:- “Ông cụ này có thiện cảm với anh em mình đó.”

- “Đúng anh. Ông ta gọi chúng mình là “các ông” với ý kính trọng, chớ không như cái đám phụ nữ với con nít trong ngày đầu tiên trên đất Bắc mà mình gặp ở gần phà Ô Lâu. Tôi nghĩ là rồi đây người dân vùng này sẽ nhìn mình tốt hơn, và cư xử với mình tốt hơn. Rõ ràng là mình có cơ hội tiếp xúc với người dân, mình với họ sẽ hiểu nhau hơn. Nghĩ cho cùng, đây cũng là một hình thức chiến tranh chính trị mà.”Số chuối xanh mua về, họ bảo các anh nhà bếp xắc từng khoanh rồi chẻ làm hai cho vào chảo, cho thêm muối và bột ngọt vào, quậy những thứ ấy vào nhau gọi là “món ăn mặn” nhiều ngày của chúng tôi.

4। Lần đi chợ kế tiếp, chúng tôi vẫn 6 người do tên cầm súng hướng dẫn. Hắn ra lệnh:- “Các anh lấy 2 xe cải tiến đi mua cải bắp.”Tôi nhìn qua nhìn lại có ý tìm chiếc xe, hắn thấy tôi cứ nhìn qua nhìn lại, hắn quát:- “Không đi lấy xe mà nhìn gì thế kia?”- “Tôi không thấy xe ở đâu làm sao lấy.”- “Thế cái gì kia?” Vừa gắt gỏng hắn vừa chỉ chiếc xe cút-kít bên kia dòng suối nhỏ.- “Cái đó là xe cải tiến hả bộ đội?”Hắn trừng mắt nhìn tôi:- “Anh đùa à. Xe để đấy mà còn hỏi”.- “Không. Tôi không biết đó là xe cải tiến mà cán bộ”.- “Cái anh này buồn cười chưa. Thế các anh gọi nó là cái gì?”- ‘Trong Nam chúng tôi gọi nó là “xe cút kít”.- “Ra lấy đi, đừng có đứng đó mà lý sự”.

Chúng tôi qua chiếc cầu nhỏ, lôi hai chiếc cút-kít từ trong bờ rào ra। Chưa biết phải làm gì tiếp, hắn lại quát: - “Vào kho mượn giây để kéo. Đứng đó làm gì?”Mỗi chiếc xe “cút kít” mà họ gọi là xe cải tiến do hai người kéo và một người đẩy. Đến đám bắp cải của hợp tác xã nào đó sát bờ nam Sông Hồng, nhìn thấy một cô gái mặc quần tây áo sơ-mi, mang giày ống, cổ quấn khăn quàng ấm vì là đầu mùa đông, tóc uốn dợn phần đuôi. Nhìn chung, đây là cô gái sáng sủa so với hai cô gái đang trong rẫy bắp cải. Cô ta giao việc cho hai cô kia đang quần quật chặt gốc bắp cải. Tên cầm súng bảo chúng tôi đứng chờ, hắn đến nói chuyện với cô gái mang giày ống chắc là về chuyện mua bán. Hắn trở lại anh em chúng tôi:- “Đấy là con gái của nữ đồng chí lãnh đạo Công An Huyện (Trấn Yên).

Người ta đưa bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, cho lên xe cột lại. Các anh cẩn thận, không được nói linh tinh nghe chưa?”Nói xong, hắn đi về phía ngôi nhà gần bờ sông. Nghe hắn nói cô ta là con bà Trưởng Công An cũng hơi ớn, vì hai chữ Công An nghe lạnh lùng rồi, huống chi là con gái của Trưởng Công An quận. Một cô lo cân. Cân xong, cô kia chất sang một bên, lúc ấy có tiếng của cô mang giày ống:- “Yến. Em gở hết những lá xanh bên ngoài rồi cân lại cho mấy anh đó.”Thế là hai cô gái phụ việc làm lại từ đầu mà chẳng nghe càu nhàu gì cả, trong khi cô gái mang giày ống gọi chúng tôi đến nhận bắp cải. Đang chất bắp cải lên xe, cô ta đứng cạnh tôi:- “Anh biết dùng lá cải bắp làm dưa ăn không?”Tôi dùng chữ bắp cải còn cô ta dùng chữ cải bắp. Thấy cô ta nói chuyện có vẻ nhẹ nhàng và tự nhiên, tôi đáp:- “Có. Tôi biết cách làm và cũng biết ăn nữa cô.”

- “Tôi cho các anh những lá này, đem về cắt ra phơi một nắng, nấu nước muối đổ vào. Vài hôm là ăn được.”- “Không được đâu cô.”- “Anh vừa nói anh ăn được mà?.”- “Cô phải nói với anh bộ đội võ trang mới được. Nếu cô không nói thì anh bộ đội võ trang cho là tôi ăn cắp, tôi sẽ bị phạt giam khi về trại.”- “Được. Tôi sẽ nói cho anh.”Trong khi chờ tên võ trang trở lại, cô ta hỏi:- “Quê anh ở đâu?”

- “Tôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà trong Nam chúng tôi thường gọi là Miền Tây, nhưng tôi sống ở Sài Gòn lâu rồi cô.”- “Anh có thường được thư gia đình không?”Tôi khựng lại, vì không hiểu cô ta hỏi thật hay dò xét. Con của Trưởng Công An quận mà. Thấy tôi ngập ngừng, cô ta nói:- “Tôi hỏi thật, anh đừng sợ. Tôi có vào Nam rồi. Tôi thấy người miền Nam thành thật mà dễ mến nữa. Tôi nói thật đấy.”Tôi có phần vững dạ:- “Vâng. Thỉnh thoảng thôi, vì người ta ấn định thời gian chớ không phải lúc nào cũng được gởi đâu cô.”

- “Lần sau các anh có ra đây, mang theo thư đưa tôi gởi cho. Các anh đừng sợ. Tôi hỏi thêm, các anh có bị người ta đánh không?”Tôi nhìn thẳng cô ta và chậm rãi trả lời để dò xem cô ta hỏi thật hay giăng bẫy:- “Cám ơn cô. Chúng tôi không mang thư theo được đâu vì bộ đội võ trang xét kỹ lắm. Về đánh đập thì tôi và các bạn cùng Tổ với tôi chưa bị, nhưng chửi rủa nhục mạ thì thường lắm, thường đến mức mỗi khi người ta bắt đầu thì chúng tôi thuộc luôn mấy câu sau rồi. Đối với chúng tôi, điều đó còn đau hơn đánh đập vì trình độ của chúng tôi ít nhất cũng phải tốt nghiệp trung học rồi cô.”

Cô ta đứng yên một lúc, chừng như có chút xúc động:- “Họ có cho các anh ăn no không?”- “Nếu tôi nói với cô là chốc nữa đây tôi sẽ ăn hai củ khoai mì mà cô gọi là sắn, để chiều về tôi ăn một lúc hai phần, cô có tin tôi không? Hai phần gộp lại là hai chén cơm độn bắp, đó là hạnh phúc của chúng tôi!”Cô ta xoay mặt ra bờ sông। Yên lặng.Tôi tiếp:- “Cô hỏi tôi những câu ẩn chứa tình người làm tôi cảm thấy ngại ngùng. Ngại ngùng vì vị trí giữa cô với anh em chúng tôi là một khoảng cách chính trị, mà chúng tôi là những người bị tù đày sau khi chúng tôi thua trận!”Giọng cô ta trầm xuống:

- “Vào Nam, tôi mới hiểu người miền Nam các anh. Trong ấy có người thân của gia đình tôi vào đó từ năm 1954, cũng ở trong quân đội như mấy anh. Tôi muốn giúp các anh điều gì chớ không có ý dò xét anh đâu, anh đừng ngại. Bây giờ tôi lo công việc.”Nói xong cô ta trở lại nhà lều ở đầu đám rẫy. Có lẽ cô ta thấy tên cầm súng đang đến nên cô ta không nói nữa thì phải? Tôi nói vói theo:

- “Cám ơn cô.”Tên cầm súng đến bảo chúng tôi ăn trưa rồi chuẩn bị về trại. Nói xong, hắn quay lại nhà lúc nảy. Sáu anh em chúng tôi đang ngồi ăn khoai mì, cô gái mang giày ống đi ngang, đứng nhìn:- “Các anh ăn thế làm sao no?”- “Tôi nói với cô rồi. Chúng tôi đâu có cách nào khác. Hai củ khoai này là phần ăn của mỗi anh em chúng tôi đây!”- “Các anh ráng giữ sức khỏe để về với gia đình. Chào các anh. Tôi về ăn trưa.”- “Chào cô.”

Phải nói rằng, sau cái lần nghe ông cụ già rửa xe đạp vạch trần sự tuyên truyền dối trá trên làn sóng phát thanh, đến tên quản giáo nói như trách chúng tôi có thiên đường mà không biết giữ, đến lần mua chuối xanh nhìn thấy thái độ của ông cụ đối xử với chúng tôi rất tình người, hôm nay đến cô gái con bà Trưởng Công An quận mà họ gọi là huyện Trấn Yên này nói chuyện với chúng tôi ẩn chứa sự thông cảm với chúng tôi, cho phép tôi nhận ra rằng: “Không phải mọi người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc đều là cộng sản dù họ sinh ra và lớn lên trong chính sách giáo dục của cộng sản, ngay cả cô con gái của Trưởng Công An quận Trấn Yên này cũng vậy। Tôi nghĩ, chúng ta thua trận gần hai năm rồi, nhưng có vẻ như chúng ta thắng cộng sản về chính nghĩa thì phải. Bởi vì qua nét nhìn, người dân xã hội chủ nghĩa vùng rừng núi nơi đây dù chưa thể xem là tiêu biểu cho cả miền Bắc, nhưng rõ ràng họ cư xử với chúng tôi có đạo nghĩa. Tôi nghĩ, điều đó không mang ý nghĩa của lòng thương hại, mà là ý nghĩa của sự đồng cảm ý thức chính trị. Phải chăng, sự thua trận của chúng ta lại giúp cho người dân có cơ hội cũng như hoàn cảnh nhận định được chế độ nào là chính nghĩa? Trong cái rủi (ro) có cái may (mắn), trong cái nguy (hiểm) có cái cơ (hội) là thế. Chúng tôi vẫn tiếp tục quan sát để có được nhận định vững vàng hơn”.

5। Tổ chúng tôi là Tổ cơ động nên hết việc này họ bảo làm việc kia mà hầu hết là leo núi đốn cây. Đầu tiên là đốn cây cung cấp cho mấy Tổ kia cất thêm căn trại. Cứ sáng sớm, mỗi người lãnh vài củ khoai mì cho vào túi áo treillis, lon guigoze nước chín xách tay, đến nhà kho gặp anh Tạ Văn Kiệt (năm 1955 là Quận Trưởng Quận Trà Ôn, Vĩnh Long) mượn dao. Tên cầm súng dắt đến chân núi, hắn chờ ở đó và chúng tôi cùng leo núi.Một hôm, khi vác cây trên đường đỉnh để xuống núi, trông thấy một ông có lẽ cũng khoảng 50-60 gì đó đang ngồi ôm đứa con trai trong lòng, chúng tôi dừng lại nhưng cũng ngài ngại vì không biết thái độ ông ta đối với chúng tôi ra sao. Thấy ông không có vẻ gì phản đối, tôi hỏi:- “Cháu làm sao mà ông ôm cháu vậy?”Nhìn chúng tôi một lúc, ông đáp:- “Cháu nhà tôi bị sốt rét ông à! Ở đây người ta chỉ phát cho mỗi thứ thuốc xuyên tâm liên không trị được gì hết.”- “Nếu ngày mai ông với cháu có đến đây, tôi sẽ tặng cháu vài viên thuốc uống chống sốt rét. Ông cho cháu uống thử xem sao”.- “Cám ơn ông. Mai tôi chờ ở đây. Ông coi chừng mấy đứa bộ đội bắt gặp là nó phạt ông đó.”

Ngày hôm sau là ngày chót chúng tôi đốn cây trên núi này। Tôi gặp ông già và đứa bé áng chừng 10 tuổi, hỏi ra mới biết cháu 16 tuổi. Tôi đưa ông già 10 viên Chloroquine và dặn mỗi ngày uống một viên. Tôi quá đổi ngạc nhiên về sự vui mừng của ông già:- “Ông cho cháu uống thử chớ tôi không dám chắc là cháu hết bệnh ngay đâu, vì tôi không phải là thầy thuốc.”- “Tôi mừng vì ở miền Bắc này có bao giờ tôi trông thấy thuốc ngoại đâu, tôi tin là cháu sẽ hết bệnh.”

Từ hôm sau tôi không có dịp gặp ông cho đến một hôm। Hôm ấy chúng tôi sang dãy núi khác để đốn cây chổm lợp nhà, làm vách nhà, và làm vạt giường nằm, xa hơn khu vực đốn cây làm cột nhà. Khi vừa leo đến đỉnh núi, tôi trông thấy ông với đứa bé mạnh khỏe. Ông nhìn qua nhìn lại, tôi đoán là ông sợ có thằng cầm súng đi theo, tôi nói ngay:- “Bộ đội cầm súng ở dưới đường chớ không theo chúng tôi”. Ông đừng sợ”.Hai bàn tay ông già nắm lấy tay tôi thật chặt, miệng ríu rít:

- “Cả gia đình tôi cám ơn ông. Cháu chỉ uống viên đầu tiên là hết sốt rét, tôi cho cháu uống thêm 2 viên nữa, mấy viên còn lại gia đình tôi chia cho hai đứa cháu cũng bị sốt rét. Tất cả chúng nó khỏe hết rồi. Thuốc ngoại hay lắm ông ơi!”- “Sao ông biết tôi ở đây mà chờ?”- “Mấy hôm tôi đến chỗ cũ không gặp ông, tôi phải tìm hỏi mãi mới biết là Tổ đốn cây đã chuyển sang đốn chổm. Tôi đoán mấy ông đốn ở núi này nên tôi chờ. May quá, được gặp ông.”Rồi ông xuống giọng như tâm tình:- “Gia đình tôi nghèo lắm, có cơm độn ngày hai bữa là khá rồi. Tôi có mang biếu ông hai củ lang (khoai lang) ông nhận giùm tôi. Ơn của ông to lắm.”

Vừa nói ông vừa bước đến gốc cây, hai tay bươi đám lá khô lôi ra cái gói lá chuối, sau khi thổi bụi trên củ khoai, ông cầm hai tay run run đưa tôi làm tôi xúc động thật sự। Sự xúc động của tôi một phần vì hai củ khoai mà như ông nói đã trích trong phần ăn của gia đình ông, phần khác là thái độ cùng cách xử sự của ông đối với anh em chúng tôi nói chung và với tôi nói riêng. Ông đã lặn lội tìm cách gặp tôi để đền ơn mà không ngại núi rừng, cũng không sợ bị tên quản giáo hay cầm súng bắt gặp, nếu không phải là tấm lòng thì ông đâu cần phải hành động như vậy. Nhưng ở đây tôi còn nhìn sang hai góc độ nữa: “Một là góc độ chính trị.

Rõ ràng là người dân xã hội chủ nghĩa nơi đây không phải ai cũng ủng hộ chế độ cộng sản. Sống trong lòng chế độ nhưng sự phản kháng vẫn tiềm ẩn trong lòng họ, có cơ hội thích hợp là họ bộc lộ như trường hợp ông già nêu trên. Và hai là góc độ kinh tế. Cả một quốc gia chỉ uống toàn thuốc “xuyên tâm liên” thì một dân tộc bệnh hoạn yếu đuối là đúng thôi! Tuy ông chưa biết công hiệu của viên thuốc ra sao, chỉ cầm trong tay viên thuốc ngoại quốc đã đủ làm cho ông tin tưởng con của ông hết bệnh rồi. Tội nghiệp cho người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa này biết bao!“

6। Tháng 4 năm 1978, chúng tôi bị chuyển từ Yên Bái xuống trại tập trung Nam Hà A tỉnh Hà Nam Ninh do Công An giam giữ. Dần dần anh em tù chính trị chúng tôi trong một Đội gồm đủ các cấp bậc các thành phần. Sự kiện trong đoạn này là lúc Đội chúng tôi phụ trách trồng bí rợ và trồng bắp trong thung lũng cỏ tranh, hai bên là vách núi, thượng nguồn dòng nước nhỏ là làng cùi và xa hơn chút nữa là Nông Trường trồng trà. Sáng sớm chúng tôi rời trại đến chiều mới về mà họ gọi là “làm thông tầm”. Mỗi ngày chúng tôi đi và về khoảng 8 cây số.Nơi chúng tôi chọn là ngã ba đường mòn để làm cái lều nhỏ xíu nấu nước cho Đội và anh em tự nấu cái gì đó để ăn. Con đường mòn này dài theo thung lũng, có cái ngã ba leo lên dốc núi khá cao để qua thung lũng bên kia thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, vì bên đó có nhiều người dân từ Phủ Lý vào khai phá trồng trọt.

Trong số những người dân làm lụng bên đó có một gia đình bốn người, gồm: Một ông già khoảng 60 tuổi với 3 đứa cháu: Một cô gái khoảng 20 tuổi, với hai cậu bé 12 và 14 tuổi. Theo lời ông cụ, mỗi lần vào đó một tuần, về lại Phủ Lý vài ngày thì trở vô. Nhìn thấy cả gia đình gánh khoai mì từ thung lũng bên kia, leo lên đỉnh núi cao, tuột dốc xuống thung lũng chúng tôi đang làm, lại leo lên cái đỉnh núi nữa mới xuống đến con đường đá để ra Ba Sao rồi về Phủ Lý. Những củ khoai mì cột chặt ở hai đầu cây tre mà gánh. Ông cụ với cô gái, mỗi người khoảng 15 kí lô, mỗi cậu bé 7 kí lô. Nhìn tận mắt cái lam lũ của gia đình này thật là tội nghiệp! Cuộc sống của họ bi đát quá! Hơn 20 năm sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc cằn cỗi này, họ chỉ được ăn những củ khoai mì mà họ đổ ra biết bao công lao cộng với hiểm nguy của núi rừng mới có được! Nếu muốn ăn gạo, phải bán 3 kí lô khoai mì mới đủ mua 1 kí lô gạo. Từ khi Đội chúng tôi vào đây, mỗi khi gia đình này cũng như những gia đình khác đi ngang đều ghé vào lều xin nước uống, vì chúng tôi luôn có nước trà. Một hôm tôi hỏi:

- “Mỗi lần vào rẫy, bác phải mang theo thức ăn hay vào mua trong đó?”- “Đâu có mang gì theo ngoài ngô (bắp) hoặc gạo với muối. Trong đó cũng đâu có gì ăn được ngoài rau, mà rau đâu phải lúc nào cũng có. Khi trồng chưa ăn được, phải chia nhau vào rừng tìm những thứ ăn được hái về ăn”.- “Bác làm gì ăn khi có rau?”- “Luộc chấm với muối chớ có gì khác đâu ông”.

- “Bác có quen dùng bột ngọt không?”Ông già hỏi lại:- “Ông nói bột ngọt là gì thế?”Cậu bé nhanh miệng:

- “Là mì chính đó Nội”.Tôi hỏi cậu bé:

- “Vậy là ở nhà có dùng phải không cậu bé?”

- “Dạ có, nhưng ít khi lắm, vì phải mua”.

- “Bây giờ tôi biếu bác một ít đủ nấu canh trong mấy hôm ông với các cháu ở trong rẫy. Dù sao thì có chút canh dễ ăn hơn”.Tôi quay sang chú Hổ:

- “Hổ ơi! Chú ráng cho ông cụ đầy hai muỗng bột ngọt nghe Hổ”. Chú Hổ trẻ lắm, trong tổ chức Phục Quốc bị bắt do Công An cộng sản gài bẫy.Nhìn thằng bé cứ mân mê gói bột ngọt chút xíu trên tay với nụ cười vừa dễ thương vừa tội nghiệp! Chừng như nó đang nghĩ là sẽ được những bữa ăn ngon do cái gói nhỏ xíu này vậy!Ông già run run:- “Cám ơn ông. Thật là quí hóa quá”.

- “Không có chi đâu bác. Chắc bác cũng biết, trong hoàn cảnh chúng tôi chẳng phải nhiều nhỏi gì, nhưng giúp nhau được gì thì anh em chúng tôi không hẹp bụng đâu”.- “Chúng tôi biết. Ngoài Phủ Lý cũng biết. Tuy các ông như vậy (ý nói ở tù), nhưng cuộc sống của các ông vẫn hơn chúng tôi nhiều. Chúng tôi làm gì có cơm trắng như các ông, chỉ mong ăn no chứ đâu dám mong ăn ngon”.

- “Thật tình tôi không ngờ cuộc sống của người dân đất Bắc xã hội chủ nghĩa này kém cuộc sống của người dân trong Nam chúng tôi không thể tưởng tượng được, dù rằng chúng tôi phải đương đầu với chiến tranh triền miên do ngoài này gây ra”.Ông già buông một lời than rất tội nghiệp:- “Ngoài này nghèo lắm ông ơi!”

Thưa quí vị quí bạn,Chỉ một số sự kiện trên đây đã làm cho chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên, từ ngạc nhiên dẫn chúng tôi đến suy nghĩ, và nhận ra rằng, không phải tất cả người dân xã hội chủ nghĩa đều là cộng sản, bởi:“Về chính trị, CSVN sử dụng giáo dục học đường và giáo dục xã hội bằng những chính sách của họ để bịt mắt bịt tai bịt miệng người dân, làm cho người dân chỉ được thấy những gì chúng cho thấy, được nghe những gì chúng cho nghe, và được nói những gì chúng cho phép nói, cho nên mọi người chỉ thấy một mặt của cuộc sống theo mục đích chính trị của CSVN। Vì vậy mà họ nhìn chúng tôi bằng đôi mắt căm thù để rồi mạt sát chúng tôi.

Nhưng khi họ được vào miền Nam hoặc nghe bà con nói lại, giúp họ hiểu người miền Nam nói chung và quân nhân chúng tôi nói riêng, từ căm thù họ chuyển sang thiện cảm đến mức tâm tình trong những lúc tiếp xúc trực tiếp. Chính những lúc tâm tình với “những người tù chính trị chúng tôi”, họ mới thật sự cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống khi được tự do nói lên những dồn nén ẩn ức trong lòng, hoàn toàn khác hẳn với cuộc sống đầy sợ hãi và dối trá dưới chế độ cộng sản”.“Nhớ lại ngày đầu tiên đến bến phà Ô Lâu cạnh thị xã Yên Bái, anh em chúng tôi bị đám đàn bà con nít sỉ vả mắng chửi. Hai năm sau đó, anh em chúng tôi từ bến phà Ô Lâu bờ Bắc Sông Hồng đi bộ lên con đường sát cạnh thị xã Yên Bái, lại được đám đàn bà con nít chào đón và vẫy tay tiễn chúng tôi khi đoàn xe lăn bánh xuống hướng Hà Nội. Từ mắng chửi với lòng thù hận chuyển sang những cái vẫy tay thân thiện, rõ ràng là chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa đã thắng độc tài cộng sản: “Thắng trong chính nghĩa sau khi thua trong bạo lực”.“Về kinh tế, CSVN đã đẩy người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc xuống nghèo khổ đến tận cùng của nghèo khổ, so với người dân tự do 20 năm trên đất Nam đến mức dưới ánh mắt họ “miền Nam là một thiên đường”.

7. Để chấm hết bài này, mời quí vị theo dõi một chuyện vui vui cho bài viết nhẹ nhàng chút chút. Ở tù mà nói vui vui cũng khó nghe phải không quí vị. Biết vậy, nhưng chúng tôi phải tìm niềm vui trong nỗi khổ để giữ vững nghị lực mà hi vọng …
Chuyện là bếp của Đội chúng tôi có anh bạn sồn sồn và hai chú bạn trẻ. Trẻ là chú Hổ nấu cơm và chú Phùng A Ốn nấu nước, sồn sồn là anh Trương Đình Thăng (cựu Đốc Sự Hành Chánh) lấy củi cung cấp cho hai chú trẻ. Anh Thăng cẩn thận lắm, khi vác củi về còn chặt nhỏ phơi khô mới “giao nhà bếp”.

Nhờ vậy mà cứ vào đến chòi một lúc là chú Ốn gọi các bạn đến lấy nước sôi, vì dòng nước bên cạnh trong khi có sẳn củi khô. Các bạn cần nấu cơm thì đến lạch nước nhỏ vo gạo, cho nước vào rồi đem gởi hai chú vừa nấu nước vừa nấu giùm những lon gô cơm hay luộc ít đọt bí rợ. Một hôm anh Thăng vác củi về là “tấn công” tôi:- “Anh Hoa, hai dì cháu con nhỏ đó hỏi thăm anh kìa”.- “Gì kỳ vậy. Hai dì cháu nào mà hỏi bất tử vậy cha nội?”

- “Đừng vờ vịt nữa. Tuần trước có hai người, một sồn sồn coi cũng được với một trẻ xinh xinh, ghé lều xin nước uống đó chớ ai. Có không? Khai mau lên?”

- “A! Hôm ấy là chú Hổ mời uống nước chớ hổng phải tôi à nghe. Lúc tôi vác cuốc về lều cũng là lúc bà ta đi ra, chớ có nói gì đâu mà bây giờ hỏi thăm”.Anh Thăng cười cười:

- “Tôi hổng biết, người ta hỏi thăm thì tôi chuyển lời thôi. Còn muốn biết có hay không thì hôm nào dì cháu người ta ghé uống nước mà hỏi”.- “Anh quỷ quái lắm. Bộ quen với ai trên núi rồi về đây kiếm chuyện với tôi phải hông? Khai thiệt nghe coi”.Chú Hổ nhảy vào:

- “Anh Thăng có bồ rồi anh Hoa ơi”.Anh Thăng xuống giọng chậm rãi:- “Đi trên núi, người ta chào mình, mình chào người ta chớ bồ bịch gì đâu”.Tôi bắt bí anh:- “Vậy là nhận rồi hén. Người ta là ai? Khai lẹ lên”.

- “Người ta là dì cháu đấy. Sao hỏi kỹ thế”.- “Hỏi kỹ đặng nghiên cứu xem có nên mét hay không vậy mà”.Anh Thăng cười lớn:- “Đó” thì chưa rõ, chớ “Đây” có hiếu với vợ lắm, đừng hòng mà đe với dọa”.Tôi bèn cười theo:- “Ô! Đây cũng thế. Vậy là phe ta rồi. Cho bắt tay cái đi”.
(trích trong quyển “Ký Sự Trong Tù” do nhà xuất bản Ngày Nay ấn loát và nhà sách Tú Quỳnh tổng phát hành hồi tháng 7 năm 2008)
Houston, mùa Thu 2008
By Hoang Hanh • Oct 21st, 2009 • Category: Cựu Quân Nhân QLVNCH


TRO VE DAU TRANG

Wednesday, October 28, 2009

Đỗ Mai Lộc.TIẾNG NÓI TỪ MỘ ĐỨC.


Tưởng niệm 50 năm ngày ông Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc॥


Tôi xin tự giới thiệu: Tôi là một công dân sinh ra và lớn lên trên quê hương Mộ Đức của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, được đào tạo liên tục từ tiểu học lên đại học một cách chính quy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa। Về mặt gia đình tôi gọi ông Đồng bằng ông। Do nhà gần và có quan hệ nhất định nên trong gia đình tôi có người cũng theo ông Đồng rồi bị Pháp bắt và sát hại từ những năm 1930.Tôi không có ý khoe khoang nhưng tôi muốn nói rằng không có lý do gì mà bản thân tôi lại không tự hào và kính trọng ông Phạm Văn Đồng.

Đúng là thế hệ chúng tôi đã từng rất tự hào là quê hương đã sinh ra một người con ưu tú. Một sự tự hào đã được giáo dục để trở thành "bản năng", như là một "phản xạ không điều kiện", mà trong tất cả các bài tập làm văn chúng tôi đều phải có những câu đại loại: "tự hào là một học sinh dưới mái trường XHCN, tự hào được sống trong thời đại Hồ Chí Minh, tự hào quê hương đã sinh ra Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại", vân vân và vân vân.

Nhận thức về sự kính trọng và tự hào cũng được đúc ra từ những khuôn mẫu có sẵn nhưng rồi cũng đến lúc chúng tôi cần tìm hiểu về những gì mình đã từng tự hào kính trọng. Chẳng hạn, cái gọi là mái trường XHCN mà chúng tôi ca ngợi cho đến bây giờ như thế nào vẫn chưa định hình được. Ngày xưa học dưới mái trường XHCN còn bây giờ đang "định hướng" XHCN nhưng lại được đánh giá là xã hội phát triển, có nghĩa là càng đi xa CNXH thì xã hội càng phát triển!Còn về ông Hồ Chí Minh thì nhiều người đã nói rồi, tôi chỉ có thể ghi thêm lời dân gian quê chúng tôi ta thán:

Sống dưới triều đại Cha Hồ
Làm con thì được, làm người thì không.

Hôm nay, là người dân Mộ Đức, tôi nói về ông Đồng

- hơn 30 năm làm Thủ tướng, ông đã làm được gì cho đất nước, quê hương.Gọi ông là một nhà ngoại giao, một nhà chính trị tài ba đã giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là không đúng, bởi vì cuộc chiến tranh này có thể tránh được.

Vả lại "thắng" nhưng không có "lợi", những người Mỹ, chính sách Mỹ mà ông chống, bây giờ được mời quay lại Việt Nam. Cũng không có "nhà ngoại giao tài ba" nào lại ký công hàm công nhận lãnh thổ của mình cho quốc gia khác.

Nếu gọi ông là một nhà kinh tế cũng không đúng; vì lúc có một nửa đất nước ở miền Bắc ông không đưa ra được quốc sách nào có tính vĩ mô để tăng trưởng kinh tế, ngoài chính sách "tiết kiệm" để tích lũy, kiểu như "hạt gạo cắn làm hai, làm ba".

Còn sau tháng 4/1975 với chính sách hợp tác xã nông nghiệp và di dân đi kinh tế mới, ông đã bần cùng hóa cả miền Nam, vốn trước đó là một nước mạnh trong khu vực Đông Nam Á.

Nói ông là một nhà lý luận, một nhà văn hóa cũng không ổn. Ông có câu nói với thanh niên, học sinh: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa" nhưng ông lại vòng vo về cái chủ nghĩa xã hội và con người xã hội chủ nghĩa của ông.

Con người mới khác con người cũ cái gì? Kiểu như "con gà, cái trứng" hay chính sách "có hộ khẩu mới có việc làm, có việc làm mới cho nhập khẩu" dưới thời của ông.

Còn về văn hóa thì hình như ông hơi thiếu vốn tiếng Việt nên thường dùng đệm tiếng Pháp trong văn nói.Người dân Mộ Đức "kính trọng" ông lắm! Tôi xin kể một số giai thoại về ông Đồng ở quê hương Mộ Đức:

-Thời kỳ còn hợp tác xã nông nghiệp, mỗi lần ông về quê là dân Mộ Đức tới khổ. Trước khi ông về là tập trung ngụy quân, ngụy quyền tham gia chế độ cũ lên núi để tiếp tục học tập cải tạo cho đến khi nào ông đi mới thả về.Trên tuyến đường ông qua, hai bên đường được bón rất nhiều phân urê, lúa xanh đậm thấy rất đẹp mắt. Ông khen địa phương làm ăn giỏi, chẳng mấy chốc nữa sẽ tiến lên Chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đến khi ông đi thì chỗ phân nhiều bị cháy, chỗ thiếu phân còm cõi không trổ bông nổi.

Mỗi lần ông về quê, một ngày công của xã viên được 4 lạng lúa (0,4 kg)!Có một năm các xã ven biển ở Mộ Đức như Đức Lợi, Đức Minh, Đức Phong có con cá ông (dân biển gọi cá voi là cá ông, cá bà) cứ bơi lởn vởn ngoài biển ngang làm ghe tàu nhỏ của ngư dân không dám ra biển đánh cá; còn ở xã miền núi Đức Phú thì đêm đêm nhiều bầy heo rừng ra phá hoại hoa màu của dân, chính quyền địa phương bất lực. Gặp lúc ông Đồng về quê, nghe báo cáo tình hình địa phương xong, sáng hôm sau ông xuống biển chờ cho cá ông nổi lên ông nói "Yêu cầu các đồng chí kết nạp cá thành xã viên hợp tác xã". Cá ông nghe thế lặn tuốt ra biển.

Chiều đến, ông lên núi xem hoạ heo rừng phá hoại hoa màu. Ông cũng nói với cán bộ địa phương cho chúng vào hợp tác xã là chúng sẽ thuần hết, nhưng cán bộ địa phương nói: "thưa bác, chúng nó đã vào hợp tác xã lâu rồi, chúng cũng làm ăn tập thể đàng hoàng, lúc nào xuống phá bà con cũng đi hàng đàn từ vài ba chục con trở lên". Ông Đồng nói: "Vậy thì cho đi kinh tế mới!". Kể từ tối hôm ấy cả xã Đức Phú không còn con heo rừng nào dám ra phá nữa.

Có người hỏi ông Đồng, sao ông không nhận để người ta gọi bằng Bác, ông nói: "Ông Hồ xưng là Cha, nếu tôi xưng là Bác, tức là anh của ông Hồ à!

"Có lần ông tới thăm nhà chị là bà Thừa Xuân, có mảnh vườn trồng rau để ăn và để bán. Hồi đó tiền có giá, ông nghe người ta mua bán nhau nắm rau, quả cà, cứ nói "một đồng, hai đồng", ông giận lắm vì bị mấy bà hàng xén ở chợ gọi tên huý ra. Sau đó ông về Hà Nội và quyết định "nâng" tiền Việt Nam , để từ đó người ta không kêu "một đồng hai đồng" nữa mà chuyển qua "một ngàn, hai ngàn" cho đến bây giờ.

Sự kính trọng của người dân Mộ Đức đối với ông Đồng là như thế đó. Còn sự tự hào thì sao?

Sau khi biết được ngày 14/9/1958 ông Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc thì người dân Mộ Đức cảm thấy nhục nhã thay cho ông. Cuộc đời con người hay chế độ chính trị có thể có nhiều sai lầm, nhưng bán đất bán nước cho ngoại bang thì là sai lầm không thể tha thứ được. "Noi gương" ông là Trần Đức Lương - với tư cách là Chủ tịch nước đã ký hiệp định đường biên trên bộ và trên biển tiếp tục nhượng đất và biển cho Trung Quốc.Rồi đây, lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ ghi:

- Ông Phạm Văn Đồng quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, với tư cách là Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/9/1958 đã ký công hàm công nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

- Ông Trần Đức Lương quê ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, với tư cách là Chủ tịch nước, ngày 30/12/1999 đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền nhượng cho Trung Quốc hàng ngàn cây số vuông, tiếp đến ngày 25/12/2000 đã ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ tiếp tục nhượng hàng chục ngàn cây số vuông mặt biển cho Trung Quốc.Vậy là Quảng Ngãi có hai tội đồ cùng tham gia bán nước dưới triều đại Hồ Chí Minh. Nhân dân Mộ Đức, Quảng Ngãi có thể có sự kính trọng, tự hào được không? Không, hoàn toàn không! Ngay cả chính con cháu trong tộc họ Phạm không ai dám ngẩng cao đầu để tự hào là con cháu ông Phạm Văn Đồng.

Họ cũng biết rằng, Nguyễn Thân (quê ở Thạch Trụ, Mộ Đức, Quảng Ngãi) là đại thần triều Nguyễn câu kết với thực dân Pháp chống phá phong trào Cần Vương, tiêu diệt nghĩa quân Phan Đình Phùng, sau năm 1945 đã bị Việt Minh cho đào phá toàn bộ mồ mả, nhà cửa (Có lẽ vì vậy mà Cộng Sản không dám đưa ông Phạm văn Đồng về chôn ở quê nhà, còn ông Trần Đức Lương khi hết làm chủ tịch nước cũng không dám về Quảng Ngãi).

Kể ra thì ông Đồng cũng biết sám hối, khi cuộc đời đã xế chiều sống trong bóng tối của sự mù lòa và của xã hội ông tham gia tạo nên; vị thủ tướng ba phải, hiền lành đến nhu nhược, đã có câu nói trứ danh "Không ai làm thủ tướng lâu như tôi và cũng không ai làm khổ dân nhiều hơn tôi!"

– có lẽ đó là câu nói duy nhất đúng trong cuộc đời của ông.Không những ông làm khổ dân lúc còn sống, mà ông còn làm khổ dân khi đã chết. Biết bao giờ nhân dân Việt Nam mới lấy lại được Trường Sa, Hoàng Sa? Còn người dân Quảng Ngãi tiếp tục è cổ ra nộp thuế để xây lăng mộ cho dòng họ Phạm của ông, xây bảo tàng, nhà tưởng niệm Phạm Văn Đồng.

Ngày 1/9/2008 Quảng Ngãi đã khánh thành "Khu lưu niệm Phạm Văn Đồng"; theo thông báo chính thức từ chính quyền, tổng kinh phí hơn 46 tỉ đồng, trong đó phần xây lắp hơn 20 tỉ, trên diện tích hơn 2 ha (Giá đất là 1,3 triệu/m2, trị giá đất khoảng 26 tỉ). Bốn mươi sáu tỉ kia có thể làm được những gì cho nhân dân Mộ Đức, Quảng Ngãi? Xin thưa:

- Xây dựng 3.067 ngôi nhà cho người nghèo;- Tạo điều kiện cho 115.000 trẻ em nghèo có điều kiện mua sách vở đến trường trong năm học mới;- Là tiền thuế của 144.230 người dân Mộ Đức trong 2 năm (Dự toán thu ngân sách năm 2008 của huyện là 23,1 tỉ đồng)Đó là chưa tính đến các chi phí khánh thành, duy tu, chi lương cho nhiều người trông coi, bảo vệ.

Một người con của quê hương núi Ấn sông Trà, nhưng đến khi chết rồi vẫn còn làm khổ nhân dân Quảng Ngãi, có phải vì ông là đảng viên Cộng sản, học trò của Hồ Chí Minh không? Trong khi cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa, yên nghỉ trên núi Ấn lộng gió, ngôi mộ đơn giản được xây dựng từ thời ông Ngô Đình Diệm, ngày ngày khách trong ngoài nước, đủ mọi thành phần đến viếng thăm đều thể hiện lòng tôn kính."Vạn Niên là Vạn Niên nàoThành xây xương lính, hào đào máu dân"Câu ca dao xưa đi vào tiềm thức của thế hệ chúng tôi, "thế hệ sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa"; câu ca dao khơi mào cho cuộc khởi nghĩa nông dân mang tên "khởi nghĩa Chày Vôi" (năm Bính Dần 1866) xuất phát từ việc xây dựng Vạn niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, nhiều người oán giận, vua Tự Đức một thời đã đi vào lịch sử dân tộc là vị vua hôn quân vô đạo. Tôi đã đến lăng mộ vua Tự Đức, cũng đã đến khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng. Trên tất cả mọi phương diện (đất đai, diện tích, quy mô, kinh phí, thời gian, …) lăng Tự Đức còn lâu mới bằng khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng

- một vị thủ tướng dưới chế độ XHCN còn hơn cả vị hoàng đế của triều đại phong kiến, ngay cả khi đã chết.Lịch sử rất sòng phẳng. Thời gian trôi qua, dân tộc sẽ có cái nhìn khách quan hơn, đánh giá công, tội một cách rõ ràng; sự kính trọng đối với từng nhân vật lịch sử không cần phải áp đặt, cưỡng chế.Là một người dân Mộ Đức, tôi cảm thấy có tội khi nói thêm (Quê tôi) "là quê hương của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng".Đỗ Mai Lộc॥Mộ Đức, Quảng Ngãi, Việt Nam .


TRO VE DAU TRANG

Saturday, October 24, 2009


Chắc Má tao mừng lắm ...
Võ Đại Tôn (Indonesia-Singapore)

Chiều trên đảo Galang. Nắng chưa tắt và hơi gió biển từ xa thổi vào lành lạnh, dường như có mùi muối mặn. Chúng tôi trong phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân, mỗi người mang một tâm trạng riêng nhưng cùng chung một tâm nguyện, âm thầm thắp nhang cắm trên các mộ bia hoang tàn. Nhiều mộ bia đã bị đập phá, gạch đá nằm lăn lóc, cỏ cháy vàng khô. Nhiều tấm bia đã phai mờ chữ khắc, nhiều tấm bia không có năm sinh, chỉ ghi ngày chết. Tất cả, tất cả đều im lặng, hoang vu, ngậm ngùi. Trên bục đá cao còn sót lại một cột cổng bằng xi-măng vào nghĩa trang, màu sơn trắng đã thành rong rêu loang lổ, ai đã sơn thêm ba sọc màu đen từ trên xuống dưới, thành lá cờ tang của Tổ Quốc, bơ vơ nơi xứ người. Trông thật ảm đạm, đìu hiu, tôi nghĩ đến những dòng nước mắt màu đen của Dân Tộc hôm qua và hôm nay.

Tôi cúi đầu khấn nguyện, cắm nhang trên những nấm mộ vô danh, và tôi đang khóc trong lòng। Vì tuổi già leo dốc cao, và vì quá xúc động trước cảnh tượng điêu tàn hoang sơ này, tôi chợt cảm thấy mình ngộp thở, vội trao lại bó nhang đang bùng khói cho người bạn đồng hành trong đoàn, từ Mỹ qua। “Anh cắm nhang tiếp giùm tôi đi, tôi chóng mặt quá!”. Tôi đến ngồi bên cạnh một mộ bia đã bị đập vụn, nghĩ về thảm trạng của cả một trời quê hương, bên kia bờ biển Đông, và nghĩ đến những người đã chết bên này đại dương.
Dưới chân nghĩa trang, dọc theo con đường mòn, có một khu rừng. Một tấm bảng chỉ đường ghi bằng tiếng Anh : “Body Tree”. Trong lùm cây, có một cây đa già buông nhánh và rễ xuống tận đất. Có người nói đấy là cây bồ đề, và bảng chỉ đường “Body Tree” có nghĩa là khu cây bồ đề.

Nhưng sự thật không phải như vậy. Dưới gốc cây có dựng ba kệ bàn thờ nhỏ có mái che như cái “trang” bằng gỗ sơn màu đỏ. Thuyền nhân trên đảo trước đây và dân làng địa phương gọi là “Miếu Ba Cô”. Vài anh em trong phái đoàn, đã từng sống trên đảo này, kể lại cho tôi nghe là có ba cô gái trên đường vượt biển đã bị hải tặc hãm hiếp, khi đến được trại tỵ nạn trên đảo đã quá tủi nhục và uất hận, ra treo cổ tự tử trên cành cây đa vào ban đêm. Trong ba người, có hai chị em ruột tuổi còn nhỏ. Đồng bào tỵ nạn trên đảo đã lập miếu thờ và dân làng địa phương cho đến nay vẫn còn gìn giữ nơi này, tin tưởng là chốn linh thiêng. Tôi nghĩ đến tấm bảng chỉ đường “Body Tree”, có lẽ là nơi “Cây treo xác người” chứ không có nghĩa là cây bồ đề.

Tôi lặng người, đứng nhìn khu miếu hoang vu này, ngậm ngùi nghĩ đến thân phận của những người con gái Việt Nam, vào lứa tuổi con-em của tôi, đã theo gia đình vượt biển tìm Tự Do, để rồi phải chết trong cảnh oan khiên. Hương lạnh hoang tàn, cô đơn nghiệt ngã. Không biết thân nhân của những người con gái đau thương này, đã được định cư tại một nơi nào đó trên thế giới tự do, có bao giờ trở lại để thắp một nén nhang cầu nguyện ? Anh em trong Văn Khố Thuyền Nhân có ghi lại chi tiết về những cái chết tận cùng khổ nhục này của các cô gái Việt Nam, nhưng tôi chỉ viết lại cảm xúc của riêng tôi vể cảnh tượng.

Tôi lại nhìn ra biển khơi và thấy hiện ra căn nhà nghỉ mát đồ sộ nguy nga của con gái tên thủ tướng việt cộng Nguyễn Tấn Dũng trên bờ biển Nha Trang mà tôi đã thấy hình đăng trên báo chí hải ngoại mới đây. Căn nhà nghỉ mát của “con gái siêu đại gia tư bản đỏ” này, ở Nha Trang, và cái ‘Miếu ba Cô” hoang vu trên đảo Galang chiều nay, là nghịch cảnh có thực trong cõi đời này. Nghịch cảnh giữa những người con gái Việt Nam, đang sống và đã chết bên bờ biển Đông, trong hàng triệu nghịch cảnh giữa lòng Dân Tộc. Những người nào còn chút lương tâm, luôn cả nhân loại nếu còn lương tri, sẽ tự tìm ra câu trả lời vì sao ? Trong thời đại này, theo thời gian và theo vị kỷ của con người, có lẽ hai chữ “lương tâm” đang nằm im trên trang giấy trong tự điển.

Ngồi trên xe rời xa đảo trên đường về lại thị trấn quận hạt Batam, tôi nghĩ thêm được những câu kết trong bài trường thi “Hồn Ca Trên Biển Đông” mà tôi đang “viết” trong đầu về linh hồn những người đã chết với những nấm mô điêu tàn :

Hồn mãi còn đây, dù bia mộ hoang vu
Không tên tuổi – sá gì tên với tuổi !
Dù xác thân đã hòa chung cát bụi
Biển Đông còn - Hồn mãi sống thiên thu !

Năm 2005, Hà Nội đã làm áp lực với các chính phủ Mã Lai và Nam Dương để đập phá các tấm bia tưởng niệm Thuyền Nhân đã chết trên biển Đông, và bây giờ, năm 2009, khi chúng tôi đến đây, Hà Nội vẫn tiếp tục yêu cầu chính quyền Nam Dương đóng cửa các khu di tích, xóa bỏ tất cả dấu vết Thuyền Nhân trên các đảo ! Bạo lực và hận thù của một chế độ từ bên kia bờ đại dương đang vói tay qua sóng nước trùng khơi để hủy bỏ chứng tích tội ác của họ, trên những ngọn đồi xứ lạ, nghĩ rằng rồi đây nhân loại sẽ không còn thấy những di tích tang thương này của Dân Tộc Việt Nam. Rồi đây, những bia mộ hoang tàn còn sót lại này, rồi đây “Miếu Ba Cô” tịch liêu này, có còn không ? Tôi nhìn lên trời cao, gió chiếu thổi đám mây trắng bay về cõi mênh mông vô định. Lòng tôi đang quấn khăn tang như màu mây trắng. Tôi nghĩ đến thân phận Dân Tộc của tôi, vong linh những thuyền nhân đã chết, và hình ảnh các cô gái Việt Nam treo cổ trên cành cây đa nơi xứ người ! Một trang sử màu đen loang lổ những vệt máu khô.

Chiều nơi khu Geylang. Sau những ngày làm việc tại Indonesia, chúng tôi đi phà từ đảo Pinang về lại Singapore để chờ máy bay “hồi hương” ! Không phải bị “cưỡng bức hồi hương” như một số thuyền nhân trên các đảo trước đây. Vì anh em chúng tôi trong phái đoàn phải tự túc mọi chi phí, và đây không phải là chuyến đi du lịch vui chơi, cho nên chúng tôi phải tìm nhà trọ tại một khu xa thành phố để tiết kiệm tối đa. Khu Geylang hổn tạp, xô bồ, đa số là dân lao động tứ xứ với đủ sắc dân, Tàu, Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương, luôn cả du khách ba-lô từ các nước phương Tây dồn về. Ban ngày dường như ai cũng ngái ngủ, quán xá phần đông đóng cửa, nhưng từ 3-4 giờ chiều cho đến sáng hôm sau thì tấp nập dòng người chen chân qua các khu phố. Bàn ghế ăn uống nhậu nhẹt đặt sát lề đường, không còn một chỗ ngồi. Các quán ăn rộn rịp, om sòm đủ mọi thứ tiếng. Xe cộ dập dìu, mạnh ai nấy băng qua đường, xe phải tránh người. Từ nhà trọ, tôi lang thang bách bộ đi qua các con hẻm để quan sát cảnh sống ban đêm nơi xứ người. Tại nhiều góc hẻm, dân chúng tụ tập quanh các bàn cờ bạc đủ loại, tài xiu, sóc dĩa, quay số... không thấy bóng một cảnh sát viên nào. Ở đâu tôi cũng thấy các cô gái phấn son, ăn mặc hở hang khiêu gợi nhưng có vẻ nghèo nàn. Toàn là gái trẻ, có nhiều cô chỉ vào lứa tuổi 14-15. Có cô đứng ngay bên lề đường để đón khách, có cô thì ngại ngùng nép mình bên vach tường phố, đưa tay nhẹ vẫy, với nụ cười chập chờn qua ánh đèn màu lòe loẹt. Mỗi lần tôi đi ngang các cô gái này, cô nào cũng bập bẹ nói tiếng Anh “You go – Me good !”.

Linh cảm cho tôi biết đa số là những cô gái Việt Nam. Lòng tôi se thắt lại. Đây là khu ăn chơi bình dân, giang hồ tứ chiếng, và tôi chợt nhìn thấy nhiều thanh niên bụi đời đang đứng trong bóng tối rình rập, canh chừng các cô gái. Ma-cô đầu gấu. Thỉnh thoảng các cô lại đến thì thầm gì đó, móc túi đưa tiền cho các gã, hoặc đi theo khách vào các nhà trọ trong khu vực.

Tại nơi chúng tôi tạm trú, tôi thấy có tấm bảng ghi $10 đô la Singapore 1 giờ thuê phòng. Các cô gái trẻ đi với khách đủ loại và mất hút vào cầu thang, có cô thản nhiên, có cô rụt rè. Đi qua chỗ mấy sạp bán trái cây, đặc biệt là sầu riêng thơm lừng, trước cửa một khu “disco” đèn chớp sáng, tôi thấy các cô gái ăn mặc rất khêu gợi và tôi cũng được mời “You go – Me good”. Tôi lắc đầu bước đi và thoáng nghe sau lưng mấy cô nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

Bước vào một tiệm đổi và chuyển tiền để đổi một ít tiền Singapore (thường được gọi là đô la Sin) để đi ăn tối, tôi thấy hai cô gái đang đứng trước quày। Tôi sắp hàng đứng sau lưng. Hai cô cũng mặc quần ngắn, áo mỏng manh, tuổi nhỏ khoảng 16-17, son môi đỏ chói. Chợt tôi nghe một trong hai cô, sau khi chuyển xong tiền, buộc miệng nói tiếng Việt : “Kỳ này tao gửi về được 50 đô. Chắc má tao mừng lắm !”. Cô kia thở dài : “Tao chưa gom đủ tiền, cuối tháng mới gửi được về nhà”.Rồi cả hai bước ra cửa. Tôi vội đổi một ít tiền, chạy theo hai cô gái, vào một quán ăn bên đường. Tôi đến đứng bên cạnh bàn hai cô đang ngồi, định bắt chuyện thì một trong hai cô đã hỏi ngay : “You go – Me good” ! – Tôi ngòi xuống bàn và nói nhỏ : “Tôi là người Việt mà. Mời hai cô ăn uống gì với tôi cho vui”. Cả hai cô đều nhìn tôi ngạc nhiên rồi hỏi nhỏ, bằng tiếng Việt : “Bác ở đây hay là người nước ngoài tới chơi ? Bác “đi” không ? “Đi” một đứa hay cả hai cũng được, “xâu” luôn nha !”. Tôi mĩm cười : “Hai cô ăn uống gì không, tôi mời đó. Tôi ở xa mới tới đây, ngày mai đi rồi”. Tôi gọi ba tô mì và nước dừa tươi.

Sau một vài phút thì thầm gợi chuyện, có lẽ thấy tôi là một “ông già” không có tình ý gì xấu, hai cô bắt đầu cởi mở hơn, gọi tôi bằng ông và tự xưng là cháu, và vừa nói chuyện vừa nhìn quanh. Thông thường, các cô gái làm nghề này lâu năm thì trường đời đã dạy thêm chua ngoa, lừa lọc, phịa chuyện đau thương để làm động lòng khách, nhưng riêng với hai cô gái này, tôi nhận thấy vẫn còn chất đồng quê chân thật. Hơn nữa, tôi chỉ gợi chuyện hỏi về những điều không đi sâu vào đời sống riêng tư và đường dây chuyển người. Tôi được biết :

- Hai cô gái này đều 18 tuổi, quê ở Vỉnh Long, sang đây được gần một tháng nay. Cuối tháng sẽ đi phà qua quận Batam ở Nam Dương rồi về lại Singapore, ở thêm mỗi lần như vậy được một tháng như là khách du lịch, nhưng chỉ tối đa được ba lần mà thôi. Tôi được biết thêm là tại khu vực này đa số đều là gái từ miền Nam qua, gọi là đi du lịch hoặc xin học nghề, có người bảo lãnh lo mọi thủ tục. Có luôn cả người đi theo canh chừng. Các cô lén chỉ cho tôi mấy gã thanh niên đang ngồi ăn ở góc quán. Không được ngồi chơi với khách, phải dẫn khách đi ngay vào nhà trọ thuê phòng, hoặc qua giờ hoặc qua đêm. Nếu ngồi nói chuyện lâu thì phải trả tiền như là “bao trọn”, với sự đồng ý của mấy gã “đầu gấu”, cũng toàn là người Việt, hoặc là phải “báo cáo” với má-mì. Phần đông các cô đều là gái miền quê, muốn đi tìm chồng ở Singapore hoặc được cam kết cho đi học nghề, nhưng thực ra là qua đây bị ép buộc phải “đi khách”. Trước khi đi phải đóng tiền thế chân khoảng 2.000 mỹ kim cho môi giới, và mỗi tháng phải đóng tại đây 700 tiền đô la Sin. Còn lại bao nhiêu thì được tiêu xài hoặc gửi về gia đình.

Trung bình mỗi cô “làm” được khoảng 1000 đô Sin mỗi tháng nếu đắt khách, nhưng những cô lớn tuổi, từ 25 trở lên đều bị chê là già, không ai gọi đi. Càng trẻ càng có giá, tôi được biết thêm là có nhiều cô chỉ mới 15 tuổi cũng đi “học nghề” và được khách ở Singapore ưa chuộng “tuổi trẻ” lắm. Ở Singapore có một khu riêng chỉ toàn gái dưới 15 tuổi, cũng từ Việt Nam qua. Tôi im lặng ngồi nghe, rợn người, thỉnh thoảng gợi thêm chuyện để tìm hiểu. Các cô được đưa qua đây, 10 cô ở chung một phòng, ăn uống tự túc, ban ngày ngủ, ban đêm ra phố “làm việc”, có đầu gấu đi theo để thu tiền và bảo vệ. Gia đình ở quê nhà chỉ biết lo chạy tiền, vay nợ, để gửi con gái mình đi học nghề ở nước ngoài. Đang ngồi nói chuyện, có má-mì cũng người Việt đến bàn hỏi hai cô là tôi có “đi” không ? Tôi vội trả lời thay, là tôi chỉ ngồi ăn uống cho vui thôi. Má-mì giục hai cô ra xe taxi chờ sẵn vì có khách bao đi đêm, tôi phải trả 10 đô Sin cho buổi nói chuyện ngắn ngủi này, coi như là tiền “tiếp khách chay”. Hai cô chào tôi rồi chạy ra xe, taxi lách qua dòng người mất hút vào đám đông.


Tôi thẩn thờ quay về nhà trọ, đi giữa đám đông xa lạ, chợt thấy mình lạc lõng bơ vơ. Tôi nghe nói là Singapore gần đây đã nới lỏng việc phục vụ khách du lịch về mọi phương diện, kể cả mại dâm trá hình, để tăng trưởng kinh tế và nhất là để đáp ứng nhu cầu cho dân số nam nhiều hơn nữ. Riêng về ma túy thì kiểm soát rất gắt gao, vẫn còn thực thi án tử hình. Ở Singapore hiện nay, tìm được một người vợ vừa ý và làm đám cưới là một điều ảo tưởng, đa số đàn ông không thể thực hiện được. Các cô gái Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu đó, qua nhiều đường dây môi giới. Lịch sử Dân Tộc chúng ta trước đây chưa bao giờ xảy ra hiện tượng buôn người ra nước ngoài như hiện nay.

Tôi bước đi giữa dòng người nơi xứ lạ, tại một khu vực nghèo nàn, hổn tạp, mà lòng tôi xốn xang. Thương nước, thương cho các thế hệ tuổi trẻ cùng chung dòng máu phải tìm mọi cách qua xứ người để bán thân nuôi mình và gia đình, và luôn cả thương mình đang lưu vong. Hình ảnh căn nhà nghỉ mát nguy nga của cô con gái thủ tướng việt cộng tai bờ biển Nha Trang, hình ảnh “Miếu Ba Cô” trên đảo Galang, hình ảnh chiếc xe taxi chở hai cô gái Vỉnh Long bằng tuổi con-cháu tôi chạy vù trong bóng đêm tai khu Geylang, đi về đâu và sẽ bị dày vò trong vòng tay ai... đang âm thầm bước theo tôi, sẽ đồng hành cho đến cuối hành trình còn lại trong đời. Và câu nói của cô gái bán thân gửi về cho mẹ 50 đô la Sin “Chắc má tao mừng lắm”, mãi còn văng vẳng bên tai tôi. Dân Tộc tôi dưới chế độ cộng sản thực sự là một khổ nạn đến tận cùng !. Mong rằng hai chữ “lương tâm” của con người sẽ không còn nằm im trên trang giấy trong tự điển.

Võ Đại Tôn
Chiều Geyland, Singapore
16.10/2009

Friday, October 23, 2009

Video: Cô gái “cát” gây sửng sốt trên YouTube

Ngôi sao mới trên YouTube là cô gái người Ukraina - Kseniya Simonova, 24 tuổi, vừa giành giải nhất cuộc thi Ukraine's Got Talent. Nước mắt hàng triệu khán giả đã rơi khi cô thể hiện câu chuyện của mình bằng… cát.

Kseniya Simonova đã trở thành một hiện tượng trên YouTube khi kể lại những câu chuyện qua tranh cát. Tờ Guardian của Anh đã không tiếc lời khen có ý rằng có Simonova rồi thì ai còn cần Susan Boyle (“giọng ca thiên thần” giành vị trí thứ hai trong cuộc thi Britain’s Got Talent 2009) nữa?

Kseniya Simonova với cuộc chơi ấn tượng cùng cát

Sử dụng một hộp ánh sáng, âm nhạc đầy cảm xúc, trí tưởng tượng và tài năng vẽ tranh trên cát, Simonova kể lại câu chuyện bi tráng thời chiến tranh vệ quốc Thế chiến II.

Câu chuyện bắt đầu bằng cảnh một cặp đôi ngồi nắm tay nhau trên chiếc ghế dài dưới bầu trời đầy sao. Rồi chiếc máy bay chiến đấu xuất hiện và cảnh tượng hạnh phúc không còn nữa. Thay vào đó là khuôn mặt một phụ nữ đang khóc, và rồi một em bé xuất hiện và người phụ nữ lại mỉm cười. Một lần nữa chiến tranh lại trở lại với những cảnh tượng hỗn loạn. Khuôn mặt trẻ trung của người phụ nữ nhanh chóng trở thành một khuôn mặt người góa phụ già nua đầy những nếp nhăn và vẻ buồn bã. Sau đó hình ảnh ấy lại biến thành đài tưởng niệm của một người lính vô danh.

Cảnh tượng này được đóng khung trong một chiếc cửa sổ như thể người xem đang ngồi trong nhà nhìn ra đài tưởng niệm. Cảnh cuối cùng là hình ảnh một bà mẹ và em bé ngồi bên trong, bên ngoài là người đàn ông ấn tay vào tấm kính nói lời tạm biệt để ra trận.

Với câu chuyện được kể lại bằng cát của mình, cô gái sinh năm 1985 đã chiếm giữ con trái tim khán giả. Màn trình diễn dài 8 phút rưỡi của Simonova như thể một tác phẩm bậc thầy làm lay động sâu sắc những người dân Ukraina. Khán giả không kìm được những tiếng thổn thức khi theo dõi cát biến ảo dưới bàn tay tuyệt vời của cô..

Gần như hầu hết trong số 13 triệu người xem Simonova trình diễn trực tiếp qua truyền hình trong cuộc thi Ukraine's Got Talent đều khóc thổn thức. Ban giám khảo cũng như những khán giả tại studio cũng không thể ngăn những dòng nước mắt tuôn rơi.

Và không chỉ người Ukraina mới yêu thích những câu chuyện của Simonova.

Đến nay, video trình diễn của Simonova thu hút hơn 4 triệu lượt xem trên YouTube.. Con số này là một hiện tượng khác thường cho một clip của một nghệ sĩ ở một nước ngoài Anh và Mỹ, đặc biệt là khi rất ít người xem có thể hiểu được những dòng thông điệp được viết bằng tiếng Ukraina.

Những bức tranh cát của Simonova mang đến sự bình lặng, rồi những xung đột. Một cặp đôi ngồi bên nhau trên chiếc ghế tựa bỗng chốc hóa thành một khuôn mặt phụ nữ. Một cuộc đi dạo êm ả bỗng trở thành một thảm họa. Một góa phụ đang khóc thổn thức bỗng chuyển thành chiếc đài tưởng niệm một người lính vô danh... Simonova đã giữ cho câu chuyện kể của mình liền mạch bằng bàn tay khéo léo "làm phù thủy" với cát...

Thành công ùa đến khiến Simonova vô cùng ngạc nhiên. Người mẹ trẻ này cho biết cô hạnh phúc được sống với chồng và cậu con trai nhỏ ở Evpatoria (một thành phố nhỏ ở Ukraina) và sẽ không đi đến các nước khác để kiếm lợi từ lượng fan khổng lồ khắp toàn cầu của mình.

“Tôi tham gia cuộc thi bởi vì tôi muốn giúp một em bé đang cần làm phẫu thuật. Tôi không định làm cả nước tôi phải khóc", Simonova tâm sự về quyết định tham dự cuộc thi Ukraine's Got Talent.

Simonova đã dùng khoản tiền thưởng gần 120.000USD để mua một căn nhà nhỏ và lập một quỹ từ thiện cho trẻ em..

Mời độc giả cùng thưởng thức video trình diễn của Kseniya Simonova trong cuộc thi Ukraine's Got đã gây sửng sốt với người hâm mộ:
Nguon : VietNetCenter.com

Monday, October 5, 2009

Tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:
'Không chỉ để nhớ, mà còn phải kết hợp'
Sunday, October 04, 2009 Nguyên Huy/Người Việt

Phu nhân cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gửi lời cảm tạ đến Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm và đồng hương người Việt tị nạn Cộng Sản। (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Cựu quân nhân và dân chính các cấp

rước di ảnh Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

vào nơi hành lễ। (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

WESTMINSTER - “Tưởng niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hôm nay, chúng ta tưởng niệm vị tổng thống quan trọng của nền Ðệ II Cộng Hòa, đã hết lòng trong suốt tám năm trời, lèo lái con thuyền tự do, nhân bản của VN trong việc bảo vệ Hiến Pháp, phát triển đất nước theo con đường tiến bộ tốt đẹp của nhân loại। Nhưng tưởng niệm không phải chỉ để nhớ lại mà còn là để nhắc nhở chúng ta hãy kết hợप lại, củng cố chế độ chính trị tốt đẹp của chúng ta, gây ý thức về chế độ tốt đẹp đó trong các thế hệ về sau để khi có cơ hội trở về nước xây dựng lại chế độ tốt đẹp đó ở trong nước।”Ðó là đoạn kết trong bài diễn văn khai mạc của Trưởng Ban Tổ Chức, Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm trong lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhân ngày giỗ thứ tám của ông tại nhà hàng Regent West vào trưa Chủ Nhật, 3 Tháng Mười, 2009.
।Ðây là lần đầu tiên lễ tưởng niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được tổ chức tại Nam California. Buổi lễ này do các cựu quân cán chính VNCH đứng ra tổ chức với sự phối hợp của một số cựu quân cán chính VNCH tại Bắc California và Virginia. Khoảng 500 đồng hương đã có mặt tại lễ tưởng niệm.

.Có mặt cùng phu nhân cố tổng thống còn có bà cựu dân biểu phó chủ tịch Hạ Viện VNCH Nguyễn Thị Hai, vợ chồng trưởng nam cố tổng thống là ông bà Nguyễn Quang Lộc. Trước đó ông Hoàng Ðức Nhã, người em bà con của cố tổng thống từng có một thời gian dài làm việc bên cạnh ông cũng đã tới dự. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thấy có Dân Biểu Trần Thái Văn và một số dân biểu gốc Việt của các thành phố Westminster và Garden Grove. Không thấy có một quan chức người Mỹ nào trong chính quyền Hoa Kỳ trong buổi lễ tưởng niệm này.
.Sau phần mở đầu buổi lễ với những nghi thức rước di ảnh cố tổng thống vào hội trường đặt lên bàn thờ, chào quốc kỳ Mỹ-Việt và một phút mặc niệm, cựu Ðốc Sự Châu Văn Ðể nói lên ý nghĩa buổi lễ tưởng niệm này. Tiếp đó cựu Ðại Tá Hải Quân Trần Thanh Ðiềm đã tuyên đọc tiểu sử cố tổng thống. Tiếp theo là nghi thức tế lễ trang trọng do ban nghi lễ cổ truyền của ông Phan Như Hữu phụ trách. Bài văn tế 10 phút kể lại tinh thần chống Cộng kiên cường của người quá cố, dù có phải lâm vào tình trạng nước sôi lửa bỏng, giặc trong thù ngoài và sự phản bội trắng trợn của đồng minh.
.Nhiều nhân sĩ trong cộng đồng hải ngoại phát biểu sau buổi tế lễ. Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, cựu tư lệnh Không Quân VNCH nói về vị cựu Tổng Tư Lệnh QLVNCH Nguyễn Văn Thiệu, rằng: “Lịch sử đã chứng minh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là một người yêu nước, là người bị bao vây trong nhiều thế chính trị lại không có đủ phương tiện để chống lại.”
.Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh cũng nhắc đến công lao của người quá cố từ khi chưa được bầu làm tổng thống. Trong cương vị một sĩ quan cao cấp, ông đã cải tổ trường Võ Bị Quốc Gia, cũng như lưu tâm đến nền giáo dục của VNCH trong suốt tám năm ông lãnh đạo đất nước. Trong dịp này, Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh cũng xin được tạ lỗi với cố tổng thống rằng ông đã không giữ được lời hứa giữ quốc tịch VN để cố tổng thống đã chiến đấu trong cô đơn vào cuối cuộc chiến khi đồng minh phản bội, rút lui khỏi cuộc chiến và bắt ép VNCH phải nhận chịu thế cuộc.
.Nhiều nhân sĩ khác như cựu Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, cựu tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia cũng cho rằng: “Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là một anh hùng đã đứng ra cáng đáng đất nước đang trong lúc vô cùng khó khăn. Dân chúng VN đến nay đều đã xác nhận cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quả là một nhà lãnh đạo can cường, có lòng yêu nước nhiệt tình. Không chỉ có CSVN mà cả cộng sản quốc tế cũng muốn tiêu diệt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vì ông là trở ngại lớn lao cho việc nhuộm đỏ Ðông Nam Á.”
.Cựu Thẩm Phán Phạm Ðình Hưng, đại diện cho hai cơ quan tư pháp của VNCH là Bộ Tư Pháp và Giám Sát Viện cũng cho rằng: “Cố tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải chịu biết bao nhiêu khó khăn khi người bạn đồng minh Hoa Kỳ thay đổi và còn làm áp lực để VNCH cũng phải thay đổi chấp nhận những lợi thế cho cộng sản ở miền Nam VN.”
.Một đồng hương của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là ông chủ tịch hội ái hữu Ninh Thuận Trần Thái Ất cũng nhắc đến những kỷ niệm mỗi lần cố tổng thống về thăm quê, luôn bày tỏ tấm lòng yêu quê hương của một người yêu nước thiết tha. Người dân Ninh Thuận hết sức hãnh diện vì được là người đồng hương với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
.Vị quan khách phát biểu sau cùng là người được mọi người tham dự chờ đợi, là ông Hoàng Ðức Nhã, người có thời gian thân cận khá dài với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông Hoàng Ðức Nhã nhắc đến lòng yêu nước của cố tổng thống, một người mà theo ông “lúc nào cũng ôm ấp một hoài bão Bảo Quốc và An Dân.” Ông Hoàng Ðức Nhã cũng nhắc đến việc vì sao mà cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã không nói gì trong suốt thời gian sau 30 Tháng Tư, 1975.”
.“Không nói vì không có bối cảnh!”
.Nhưng bối cảnh như thế nào, ông Hoàng Ðức Nhã không giải thích.Buổi Lễ Tưởng Niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kết thúc bằng một bữa cơm thanh đạm của ban tổ chức, được mang đến tận chỗ cho từng người tham dự.
.Có ba điều dễ dàng ghi nhận từ lễ tưởng niệm. Thứ nhất, suốt buổi lễ, dù có nhiều diễn văn nhưng hội trường lúc nào cũng giữ được không khí trang trọng, yên lặng. Thứ hai, số đồng hương đến tham dự khá đông. Nếu như còn chỗ đậu xe thì số người tham dự có thể còn cao hơn nữa. Và thứ ba là tình cảm của người tham dự chan hòa với phu nhân của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Bà bị vây kín ngay từ lúc bước chân vào hội trường. Ai nấy đều mong nói được một câu chia sẻ tình cảm với bà và nắm tay bà biểu lộ tấm lòng trân quí với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
(N।H)



TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ NGUYỄN VĂN THIỆU
(Ngày 3 Tháng 10, 2009).
.
Kính thưa Tổng Thống Phu Nhân Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo Kính thưa các bậc trưởng thượng cùng các bạn trong hàng ngũ Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà .

Kính thưa quý đồng hương.

Kính thưa quý vị Tôi vô cùng cảm kích trước sự hiện diện đông đủ và trang trọng của quý vị trong buổi lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ Nhị Cộng Hoà do chúng tôi cùng một số anh em đứng ra tổ chức hôm nay। Tôi xin thành kính cám ơn và trang trọng kính chào quý vị।

Kính thưa quý vị, Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi từ 8 năm nay, và đây là lần đầu tiên chúng ta làm lễ tưởng niệm người ở tại đây, tại Thủ Đô của người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản ở Nam California. Năm này cũng là năm thứ 34 sau ngày Cộng Sản Bắc Việt xoá bỏ Hiệp Định Paris, xua quân tiến chiếm Miền Nam tự do, đặt ách toàn trị khắc nghiệt lên đầu cổ người dân Việt. Ba mươi bốn năm dưới ách đô hộ của Cộng Sản Bắc Việt, và tám năm vắng bóng vị Tổng Thống mở đầu của nền Đệ Nhị Cộng Hoà, chắc cũng là thời gian tạm đủ để chúng ta nhìn lại quá khứ, tìm lại giá trị thật sự của một chế độ chính trị đúng và tốt, cũng như giá trị của người lãnh đạo hết sức xứng đáng của chế độ đúng và tốt đó.
.
Chế độ chính trị của nền Đệ Nhị Cộng Hoà tựa trên căn bản con người là một nhân vị, một sinh vật linh thiêng, có văn hoá, có giá trị cao cả hơn tất cả các giống vật trên đời này. Từ căn bản triết lý đó, Việt Nam Cộng Hoà công nhận quyền tự do, hạnh phúc, bình đẳng của mọi người. Hiến Pháp Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hoà, thành hình ngày 1 tháng 4, 1967, phân định rõ ràng ba quyền Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Tổng Thống, đứng đầu Hành Pháp, cũng như các Nghị Sĩ và Dân Biểu của Thượng và Hạ Viện của khối Lập Pháp đều do dân bầu lên qua những cuộc đầu phiếu tự do, thể hiện đúng tinh thần dân chủ thường thấy ở các nước tự do tiến bộ trên thế giới.
.
Đứng đầu Tư Pháp là Tối Cao Pháp Viện với chín vị Thẩm Phán được Hành Pháp và Lập Pháp lựa chọn trong số những thẩm phán có nhiều uy tín, hiểu biết và kinh nghiệm trong nghề. Nhờ ở chế độ chính trị thích hợp đó mà đất nước của chúng ta được phát triển mạnh mẽ mặc dù chúng ta phải đương đầu với sự tấn công phá hoại không ngừng leo thang của Cộng Sản Bắc Việt. Ở những nơi Việt Nam Cộng Hoà làm chủ tình thế, dân chúng được ấm no, hạnh phúc, được hưởng quyền tự do dân chủ như người dân các nước tân tiến. Các bộ Y Tế, Xã Hội, Lao Động có đủ phương tiện và nhân sự để phục vụ cho đồng bào.
.
Chúng ta có nhiều bệnh viện, trang bị tối tân, có nhiều bác sĩ, dược sĩ, cán sự y tế có đầy đủ khả năng để bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào, không phải cho người đi ra nước ngoài vận động xin xỏ đồng hương giúp đở cứu trợ như ta thường thấy ngày nay. Ở địa hạt giáo dục, Việt Nam Cộng Hoà đạt được nhiều thành quả vô cùng tốt đẹp dù là đang trong thời kỳ chiến tranh. Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp đã có ở mỗi quận, và Trung Học Tỉnh Hạt đã được xây dựng ỡ nhiều xã. Ở bậc đại học, ngoài các đại học nổi tiếng đã có ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt,, chúng ta đã có thêm các đại học cộng đồng Tiền Giang (Mỹ Tho) và Duyên Hải (Nha Trang) với hai đại học Quảng Đà và Qui Nhơn trên đà thành hình. Sự phát triển nhanh chóng của các trường Trung Tiểu học và Đại học đã đáp ứng nhu cầu học hỏi lớn lao của số người trong lứa tuổi đi học, đồng thời nâng cao phẩm chất của nền giáo dục quốc gia theo đúng tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng được ghi trong Hiến Pháp. Về quân sự, quân lực Việt Nam Cộng Hoà hùng mạnh nhất Đông Nam Á, đã bao lần chiến thắng quân Cộng Sản Bắc Việt trên nhiều chiến trường Miền Nam. Nhưng tất cả những gì làm nên bức tranh tốt đẹp đó bổng bị bôi xoá đi một cách phủ phàng, phi nhân và phi lý, bởi những thế lực ngoài tầm tay kiểm soát của quân dân Miền Nam trong những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử.
.
Vì quyền lợi của dân Mỹ, của nước Mỹ, vì sự tồn tại của một ông Tổng Thống, Hoa Kỳ đã bán đứng đồng minh Việt Nam cho Cộng Sản Hà Nội và Trung Cộng. Lúc đầu dư luận cứ đổ tội cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và những cộng sự viên của ông đã làm mất nước.
.
Nhưng theo thời gian, nhiều tài liệu lịch sử được phơi bày, nhiều hồ sơ được bạch hoá, và người ta đã thấy rõ, trước lập trường “bốn không” của ông, những ai đã buộc Tổng Thống VNCH phải ký Hiệp Định Paris, những ai đã quyết định chấm dứt viện trợ cho VNCH, những ai đã nhắm mắt trước sự xâm lấn của CS Bắc Việt, những ai đã gây áp lực mạnh mẽ buộc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức? Câu trả lời bây giờ đã rõ. .
.
Cũng theo thời gian người ta càng thấy rõ bộ mặt thật của Cộng Sản Quốc Tế, Cộng Sản Trung Hoa và tay sai là Cộng Sản Hà Nội. “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”, lời nói đó của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được người dân ghi nhớ và kiểm nghiệm. Người ta thấy rõ hậu quả tai hại hết sức lớn lao của chế độ toàn trị sai lầm mà đảng Cộng Sản đã áp dụng ở Việt Nam từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẫn trước kia, đến Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười gần đây, và Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng hiện giờ. Chưa bao giờ người dân vùng đông bằng sông Cửu Long đói rách, khổ sở như bây giờ. Cảnh nhiều học sinh bỏ học, cảnh nhiều cô gái bán mình cho người ngoại quốc, hay đi làm nghề bán trôn nuôi miệng chưa bao giờ tồi tệ đến như hiện nay. Nông dân không còn ruộng để làm, công nhân bị chủ nhân toa rập với tổ chức chính quyền bốc lột đến xương tuỷ, ngư dân không còn ngư trường để làm ăn sinh sống, đồng bào thiểu số phải rời bỏ cao nguyên để đất đai lại cho Tàu làm chủ, cả một thảm trạng đau thương đổ xuống đầu người dân Việt. Đất đai dọc theo biên giới Việt Trung, Vịnh Bắc Việt, Biển Đông tất cả mất dần vào tay Trung Cộng, tình cảnh đất nước chúng ta chưa bao giờ nguy khốn bi đát như bây giờ. Tất cả đều chỉ vì Cộng Sản Bắc Việt, tay sai của Cộng Sản Trung Hoa, cúi đầu làm việc cho Tàu Cộng, thi hành một chánh sách cai trị hết sức ác nghiệt làm thiệt hại vô cùng cho tổ quốc và nhân dân. Càng cảm nhận cái tệ hại của chế độ chính trị hiện tại của Cộng Sản BắcViệt, người ta càng thấy luyến tiếc chế độ Đệ Nhị Công Hoà.
.
Chế độ cộng sản càng xấu xa thoái hoá bao nhiêu càng làm nổi bật cái tốt đẹp tiến bộ của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà bấy nhiêu. Một bên là độc tài, toàn trị, áp chế người dân, tước đoạt mọi quyền tự do của con người, biến con người thành công cụ phục vụ cho Đảng Cộng Sản, nhất là làm giàu kinh khủng cho các đảng viên cao cấp.
.
Một bên là dân chủ thực sự với tinh thần nhân bản, lấy con người làm cứu cánh, tôn trọng quyền làm người, tôn trọng tự do, hạnh phúc của mọi người. Chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà là như vậy, và đó là chế độ chính trị lý tưởng mà mọi người đều yêu thích và mong muốn.
.
Nghĩ đến Đệ Nhị Cộng Hoà là phải nghĩ đến những người đã sinh ra nó, và nhất là người lãnh đạo đã phát triển và bảo vệ nó trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng Thống. Manh nha từ Đệ Nhất Cộng Hoà, chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà được phát huy tiến bộ hơn bởi những nhà Lập Pháp nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức cơ cấu chính thể.
.
Người quan trọng nhất, đắc cử Tổng Thống theo Hiến Pháp này, trong suốt hai nhiệm kỳ, từ 1967 đến 1975, đã kiên trì bảo vệ Hiến Pháp, tổ chức chính phủ theo cấu trúc của Hiến Pháp, phát triển đất nước theo đường hướng của Hiến Pháp, lãnh đạo dân quân cán chính đi đúng con đường tốt đẹp của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Bảo vệ Hiến Pháp. là bảo vệ tự do hạnh phúc của người dân, bảo toàn lãnh thổ, và tất nhiên là phải mạnh dạn chống Cộng Sản đôc tài, chống sự đem đất nước và dân tộc Việt Nam làm đất nước và dân tộc bộ phận của Cộng Sản Quốc Tế, hay Cộng Sản Trung Quốc.
.
Kính thưa quý vị, Tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hôm nay, chúng ta tưởng niệm vị Tổng Thống quan trọng của nền Đệ Nhị Cộng hoà, đã hết lòng hết sức trong suốt 8 năm trời, lèo lái con thuyền tự do, nhân bản của Việt Nam trong việc bảo vệ Hiến Pháp, phát triển đất nước theo con đường tiến bộ tốt đẹp của nhân loại. Nhưng tưởng niệm không phải là chỉ để nhớ lại mà còn là để nhắc nhở chúng ta hãy kết hợp lại, củng cố chế độ chính trị tốt đẹp của chúng ta, gây ý thức về chế độ tốt đẹp đó trong các thế hệ về sau để khi có cơ hội trỡ về nước xây dựng lại chế độ tốt đẹp đó ở trong nước.
.
Chỉ có chế độ tốt đẹp đó mới có thể đem lại tự do, dân chủ, và hạnh phúc cho nhân dân, đưa nước nhà tới chổ tiến bộ, phồn thịnh, và mới có thể vận dụng được sức mạnh của toàn dân bảo vệ lãnh thổ chóng lại sự xâm lăng từ phương Bắc. Trong tinh thần đó chúng ta hãy cùng nguyện cầu hồn thiêng cố Tổng Thống linh ứng phù hộ cho đàn em vững vàng tiến bước trên con đường phục vụ cho đất nước và dân tộc.
.
Xin trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.

TROVEDAUTRANG



Sổ tay: Tình người bố Mỹ cho con gái yêu
Monday, August 31, 2009

LTS: Ðây là một bài viết đọc được trên net mong được phổ biến,

Bruce Weigl nói:

- “Ðây là con gái tôi, cô làm bạn của nó nhé, nó rất mắc cỡ và ít bạn người Việt Nam lắm”.

Người cha nói với tôi như vậy ngay từ khi vừa gặp tôi lần đầu ở Boston.

1. Khi tôi kết thúc cuộc trò chuyện đầu tiên với cô gái nhỏ nhắn người Việt Nam kia thì người cha hỏi tôi, giọng đầy sự quan tâm:

- “Cô thấy phát âm tiếng Việt của con gái tôi như thế nào?”

Tôi bày tỏ sự thán phục:

- “Cô ấy nói tiếng Việt giọng Bắc rất đúng và tiếng Việt của cô ấy thật hay. Chắc cô ấy cũng mới sang Mỹ phải không?”

Ðôi chân mày của người cha giãn ra, vẻ mặt đầy hân hoan và hạnh phúc:

- “Con bé sang đây đã 13 năm”.

Tôi nhìn hai cha con, lòng đầy nghi hoặc. Làm thế nào để người cha Mỹ kia giữ gìn tiếng Việt cho đứa con gái Việt trong suốt 13 năm ấy trong khi ông không biết nói tiếng Việt? Cô gái tôi gặp kia dạ thưa rất lễ phép, nói năng e ấp và đáng yêu như một cô gái Bắc Hà chính hiệu được giáo dục trong một gia đình nền nếp đạo hạnh, đã gây cho tôi một nỗi ngạc nhiên lớn lao. Và rồi sự ngạc nhiên trong tôi đã chuyển thành thán phục, khi tôi được nghe bạn bè kể về cuộc nhận và nuôi đứa con nuôi này.

Ðó là một ngày của 13 năm trước, người đàn ông Mỹ, ông Bruce Weigl sang Việt Nam và tìm đến cô nhi viện để kiếm một bé gái nhận làm con nuôi. Khi ấy, ông đã nói với những người có trách nhiệm ở cô nhi viện:

- “Hôm nay, tôi nhận của quý vị một đứa bé Việt Nam, tôi hứa sau này sẽ trả lại quý vị một cô gái Việt Nam. Tôi sẽ không biến cô ấy thành người Mỹ”.

Ðể thực hiện lời hứa của mình, trong ngần ấy năm qua vợ chồng ông đã thay phiên nhau chăm sóc tâm hồn Việt cho cô bé, cứ đến cuối tuần họ lại chở cô bé đến những nơi có người Việt sống để cô bé nói chuyện bằng tiếng Việt. Người cha cũng “thuyết-phục” bạn bè người Việt của mình ở Mỹ, gặp ai ông cũng bảo họ “nói tiếng Việt với con gái tôi” và tôi không phải là người đầu tiên được ông nhờ. Người cha ấy cũng tìm hiểu văn hóa Việt Nam, cho con gái ăn thức ăn Việt Nam để chắc chắn rằng khi cô bé trở lại quê cha đất tổ sẽ không xua tay bịt mồm trước nước mắm quê nhà.

Ông nói rằng sẽ thật là mắc cỡ nếu để con gái mình không hiểu gì về văn hóa Việt, đời sống Việt. Tháng Tám 2009, cô gái sẽ trở về và làm việc tại Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ.

Ông nói:

- “Ðó là lựa chọn của con gái tôi và cũng là mong muốn của tôi. Tôi thật sự lo cho con gái nhưng tôi luôn muốn con bé tự lập trên quê cha đất mẹ của nó”.

2. “Bố tôi luôn yêu cầu tôi nói tiếng Việt ngay khi có thể. Ông tìm hiểu về văn hóa Việt Nam và dạy cho tôi. Ông mua những băng nhạc Việt Nam để tôi nghe và tìm kiếm những người bạn Việt Nam để tôi giao tiếp với họ bằng tiếng mẹ đẻ của mình”. Cô con gái đã nói về người cha của mình như thế. Cô gọi ông bằng “bố” hoặc “bố tôi” đầy trìu mến và thương yêu.

Cô kể rằng khi nhận nuôi mình, người cha đã lặng lẽ học tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa Việt Nam từ đền chùa, miếu mạo đến phong tục tập quán hằng ngày. Ðến nay, tuy ông không nói được tiếng Việt nhưng hiểu tiếng Việt khá nhiều. Và điều quan trọng nhất là ông đã dạy dỗ và “giữ gìn” cô theo cách của một ông bố Việt Nam.

Cô nói:

- “Bố đã dạy tôi từng chút một, từ những việc đơn giản nhất trong ứng xử của đời sống thường nhật đến những suy nghĩ, hành động. Bố luôn muốn tôi phải là một người Việt Nam, phải nói tiếng Việt thật giỏi, để khi tiếp xúc với tôi, người ta không được nói tôi là một Việt kiều gì đó...”

Trong iPod của cô con gái, ngoài những bản nhạc jazz mà cô rất yêu thích là những bài hát Việt.

Buổi bế mạc trại sáng tác ở trường đại học Umass Boston cuối Tháng Sáu vừa qua, cô đã cùng với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và những người bạn Việt Nam làm thành một đội biểu diễn dân ca, vừa hát say sưa vừa gõ nhịp theo những bài quan họ Bắc Ninh lả lướt.

3. Người cha đó là một tên tuổi lớn của nền thi ca nước Mỹ đương đại. Thơ của ông được đọc ở nhiều nơi và được rất nhiều người yêu thích. Ông đang giảng dạy tại trường đại học Oberlin ở Ohio. Hồi ký ông viết về một quãng thời gian hai năm tại Việt Nam cùng với những dòng thơ tặng con gái trong The Circle of Hanh: A memoir đã trở thành một trong những cuốn hồi ký hiếm hoi là best-seller lúc bấy giờ. Ông là Bruce Weigl. Còn cô con gái tên là Hạnh. Khi viết những dòng này, tôi nhớ đến gương mặt rạng rỡ đầy tự hào của ông khi nghe tôi nhận xét tiếng Việt của con gái ông thật là đẹp.

Tôi thật sự muốn nói với ông lời cảm ơn vì ông (và gia đình) đã giữ gìn và nuôi dưỡng một người con gái chính cống Việt Nam.

Sau đây là bài thơ ông làm bằng tiếng Anh mà tôi dịch ra tiếng Việt:

Con gái bố

Thật là ngạc nhiên khi con không hề sợ hãi,

Kể cả đêm đen với những bóng đêm đe dọa xung quanh.

Trên con đường chúng ta tìm kiếm chính mình,

Trong suy tưởng...

Con đã làm gián đoạn thời gian đơn độc của bố,

Thời gian bố đối diện với cái chết và mỉm cười trước nó.

Nhưng, con đã đến đây,

Trong bộ đồ con mặc ở nhà sáng màu

Mà chúng ta đã mua ở Hà Nội.

Con tập nói tiếng Anh bập bẹ...

Và trong đôi mắt đen của con,

Những dòng sông với bầy Lục Bình vẫn chảy êm đềm.

Ðôi mắt con ẩn chứa cả một đại dương bao la

Tình thương khi con đến với bố...

Bố muốn nói với con rằng

Con là dòng sông của bố

Hoặc con là bông hoa của bố,

Hay con là con chim vàng anh xinh xắn của bố.

Nhưng,

Bố không muốn dùng những từ ngữ để miêu tả con,

Bố không muốn con bị giới hạn trong những ý nghĩa của từ ngữ.

Và vì thế, bố yên lặng.

Bố ngắm nhìn con....

Bruce Weigl

Ðây là một trong rất nhiều bài thơ mà Bruce Weigl đã làm tặng con gái mình. Bài thơ bằng tiếng Anh nhưng có tựa đề tiếng Việt không dấu là Con Gai Bo. Bruce đã đọc bài thơ này trong buổi đọc thơ tại thư viện Menard, Boston vào cuối Tháng Sáu 2009, khi đọc ông nhìn con gái đầy thương mến.

Bên dưới khán phòng, Hạnh Nguyễn Weigl đã khóc và rất nhiều độc giả khác cũng đã khóc vì cảm động. Bài thơ này được in trong tập thơ mới nhất của Bruce: Declension in the village of Chung Luong.

Một người bạn của tôi khi biết chuyện này đã nói rằng:

- “Ông ấy đến từ một nền văn hóa lớn nên ông ấy biết tôn trọng một nền văn hóa lớn khác”.

Còn tôi, tôi chỉ nghĩ đơn giản:

- “Ông ấy là một người cha thực thụ, và khi làm một người cha, người ta sẽ biết cách để làm điều gì tốt nhất cho con mình vì thương con”...

TRỞ VÊ ĐÂउ TRANG

Sunday, October 4, 2009

Mũ Đỏ Việt Nam Cộng Hòa với Cờ Vàng Miền Nam Việt Nam Tự Do tham dự diễn hành trên đại lộ Champs-Elysées và đặt vòng hoa tại mộ bia chiến sĩ vô danh dưới chân Khải Hoàn Môn tại Paris hôm 03 tháng 10 năm 2009 do hội Union Nationale des Parachutistes tổ chức để mừng ngày lễ St-Michel (29/09