Monday, May 4, 2009




CÂU CHUYỆN NGÀY HIỀN MẪU :
Mẹ tôi

(Một câu chuyện cảm động của một tác giả vô danh nhận được qua e-mail của một người bạn ở Malaysia, mong được chia sẻ với mọi người).

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.

Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”

Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!”

Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.

Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.

Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Ði khỏi đây ngay!” Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?

Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ.
Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, Sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.

Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:
“Con yêu quý,

Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.

Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con, con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ...

Mẹ yêu con lắm,
Mẹ”
Con có Cha Mẹ đẽ
Không ở lỗ nẽ chui ra.





ĐƯỢC BIẾT

Bài thơ THE TIME IS NOW này,của một bà Mẹ,viết để nhắn với đứa con gái cuả mình trước khi chết,được tìm thấy trong bệnh viện. Đứa con mở đọc và cảm thấy hối hận vì đã sai trái điều gì với Mẹ mình trước dây ...! Tình thương Mẹ bỗng dâng tràn bằng nức nở và nước mắt ,nhưng thân Mẹ đã được chôn vùi dưới lòng đất , vì đã trễ . Mẹ đã không còn nghe con nói bằng những lời giản dị nhất, dể dàng nhất ,chẳng hạn như : CON THƯƠNG MẸ LẮM MẸ ƠI !!!


THE TIME IS NOW

If you are ever going to love me
Love me now,while I can know
The sweet - and tender feelings
Which from true affection flow
Love me now
While I am living
Do not wait until I’m gone

And then have it chiselled in marble
Sweet words on ice-cold stone
If you have tender thoughts of me
Please tell me now
If you wait until I am sleeping
Never to awaiken

There will be death between us
And I won’t hear you then
So –If you love me,even a little bit
Let me know it – while I am living
So I can treasure it.

NO NAME





NGAY LÚC NÀY


Một ngày nào đó - gần đây
Nếu con thương Mẹ, thương ngay lúc này
Mẹ còn nhận biết là ai
Niềm vui âu yếm dâng đầy Mẹ con
Hãy thương khi Mẹ sống còn
Đến khi Mẹ chết - Mẹ không biết gì
Lời hay ý đẹp mà chi
Khắc trên bia đá vô nghì - thế thôi
Nêu con muốn tỏ đôi lời
Yêu thương trìu mến từ nơi cõi lòng
Thì con cứ nói đi con
Đừng chờ Mẹ ngủ - linh hồn bay xa
Cho dù lời nói chỉ là
Giàn đon chút xíu - thiết tha vô cùng
Con ơi - Mẹ sẽ vui mừng
M Ẹ TR ÂN QUÝ NÓ CÒN HƠN BẠC V ÀNG
Con đâu hiểu nổi cưu mang
Tình thương của Mẹ vô vàn với con

VÔ TÌNH
(Kỹ niệm lần về thăm Mẹ 99 tuổi)

Saturday, April 11, 2009


Chiếc Nón Lá Trên Tấm Lưng Còng
Vừa bước chân ra khỏi cánh cửa của sở, tôi phải kéo vội mũ trùm đầu.
Không kịp rồi! Cơn gió đã xộc tới. Lạnh buốt. Tôi lúng túng. Gió thổi tung tóc tôi, rối bời. Gió đuổi những chiếc lá khô lăn dài trên đường, xao xác. Gió hát thao thiết bài ca mùa đông, bài ca muôn đời của riêng gió.Tám giờ tối.
Trên vòm trời xanh xao thăm thẳm, nửa vầng trăng nghiêng nghiêng, treo chênh vênh. Mấy vì sao lung linh, run nhè nhẹ. Vài cụm mây không rõ hình thù điểm xuyết vào. Sự cố ý hay vô tình của nhát cọ trong bàn tay vị họa sĩ tài hoa? Giữa mênh mông đất trời, chợt thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá trên tấm lưng còng...
Những nếp gấp trên khuôn mặt hiền từ... Đôi mắt già hơi mờ đục như đang nhìn tôi, lặng lẽ và buồn rầu... Linh cảm không lành khiến lòng tôi bất an.Tôi lắc đầu cố xua tan nhưng hình ảnh kia vẫn cứ luẩn quẩn, chập chờn nhập nhòa! Thật kỳ lạ! Linh ảnh? Hay ảo giác? Không thể giải thích được!Tôi chui vội vào xe, đóng cửa, mở máy, mở nhạc. Bản Moonlight Sonate của Beethoven dịu êm vang lên nhè nhẹ. Hình như không thích hợp với tâm trạng tôi lúc nầy.
Tôi thay đĩa. “Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một màu. Có đàn, có đàn gà con nương náu. Mẹ quê, mẹ quê vất vả trăm chiều. Nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu. Bà bà mẹ quê....” Đó là lời bài hát "Bà mẹ quê" của Phạm Duy.Đáng lẽ về thẳng nhà nhưng không hiểu sao tôi lại vòng qua Westminster, vào khu Bolsa, ghé cái chợ mà tôi đã gặp bà cụ. Vừa lái vòng vòng tìm chỗ đậu xe, vừa dõi mắt kiếm tìm. Không thấy bóng dáng ấy. Có thể bà cụ không đi bán vì rau trái chưa tới độ? Hoặc vì bà ốm?Thôi thì, đã đến đây rồi, tiện vào chợ gặp món gì sale thì mua. Để dành.Ngang qua chỗ bà cụ vẫn đứng bán rau, tôi hỏi thăm.
- Bà ấy mới mất tối hôm qua.Tôi lặng người. Thẫn thờ. Mắt bỗng cay xè. Đâu rồi? Đâu rồi tấm lưng còng xuống bởi hành trang vô hình nặng trĩu và chiếc nón lá trắng lấp loáng đau đáu nỗi niềm dưới ánh đèn sáng trưng của phiên chợ trần gian? Vẫn biết đời người vô thường. Vẫn biết lẽ tử sinh là chuyện tất nhiên. Kiếp nhân sinh sống gửi thác về. Nay còn mai mất. Mà bà cụ kia chắc phải gần tám chục, không bà con ruột thịt với tôi, sao tim tôi thắt lại. Nhói đau? Dãy xe shopping cart được xếp khít vào nhau, ngay ngắn gọn gàng trước chợ. Thỉnh thoảng có người lại đẩy tới chiếc xe trống không, áp khít vào. Biết đâu sáng nay, nhân viên vệ sinh thành phố vừa gom một chiếc xe đẩy về đây. Chiếc xe mà bà cụ đã để lại đâu đó trong thành phố nầy trước khi bà đi về nơi xa lắc, hóa thân vào cõi hư vô. *Đậu bắp, rau muống, rau lang, cà tím, chanh, ớt... Cả thảy chừng hơn chục pound, trong chiếc shopping cart. Cạnh đó, một bà cụ đội nón lá đang đứng bán. Bà cụ người Việt, tôi nghĩ vậy, bởi chiếc nón lá thân thuộc, dáng dấp thanh mảnh nhỏ nhắn và tấm lưng còng. Chỉ khác chút xíu là cái áo khoác màu đen dày cộm lùng bùng tới gối thay vì áo bà ba. Mấy người xúm xít lại mua. Tôi đoán, có lẽ món nào cũng tươi hơn, rẻ hơn trong chợ.
Ngồi nhâm nhi ly capuchino trước thương xá, tôi dõi mắt theo bóng hình bà cụ, lòng chợt chùng xuống. Nhức nhối thương dáng mẹ, dáng bà. Rưng rưng nhớ bờ tre, bông lúa, cọng rơm... nhớ bóng núi chạy dọc theo dặm dài quê cũ, nhớ con sông nho nhỏ nước trong xanh êm đềm chảy ngang qua trước ngõ nhà.Bỗng bà cụ lúp xúp đẩy xe chạy ra chỗ parking. Khách mua bỏ đi. À, thì ra bà sợ cảnh sát! Chừng mươi lăm phút sau, bà lại xuất hiện, trông khá lếch thếch, luộm thuộm với chiếc xe đẩy. Vài người lại xúm xít mua. Rau muống, rau lang, đậu bắp...
Cảnh diễn ra trước một chợ Việt Nam, giữa lòng thành phố rộng lớn, nguy nga, tráng lệ, lộng lẫy của nước Mỹ văn minh! Trông thật kỳ cục! Bây giờ tôi mới để ý tới điều nầy. Cảm giác lợn cợn khó chịu bỗng nhấn chìm xuống tất cả nỗi niềm xúc động trong lành ban nãy trong tôi, tựa như đĩa nhạc đang hay bỗng léo nhéo, lạch cạch do bị trầy xước. Một tiểu cảnh phi nghệ thuật, không hợp lý đem đặt vào tổng thể không gian vốn được thiết kế hợp lý và đậm chất nghệ thuật. Gam màu pha vụng về do lỡ tay trong một bức tranh sơn dầu. Nốt nhạc lạc điệu trong bản tình ca...
Cảm giác bực bội, khó chịu vây bủa tôi. Tôi đứng dậy, nóng nảy đi tới đi lui. Tại sao bà ấy phải làm vậy? Tôi thừa biết, ít nhất hàng tháng bà được hưởng welfare, được ở housing, được medicare... Người Việt Nam, lại là phụ nữ, lại chừng đó tuổi, sống ở xứ sở nầy, chắc chắn không rơi vào tình trạng homeless. Lý do nào? Bà ấy đang làm xấu đi vẻ mỹ quan chung của cộng đồng. Thêm nữa, bà còn bêu rếu hình ảnh con người Việt Nam ở xứ sở nầy! Thật quá đáng! Vậy cần phải nhắc nhở bà cụ về nếp sống nơi đất nước văn minh mới được!Đợi bà cụ đẩy xe ra ngoài, tôi chạy theo, cố dùng ái ngữ:
- Bà ơi! Cháu đẩy xe giúp bà nhé!- Cô cần mua gì không?Tôi ráng kìm nén, ráng giữ lễ phép:- Không ạ. Cháu chỉ muốn hỏi tại sao bà phải vất vả như thế này?- Vì tôi thương con cháu tôi đang ở Việt Nam.- Nếu không phiền, bà có thể kể cháu nghe về gia đình bà. Được không ạ?- Cám ơn cô. Gia đình tôi qua đây diện HO...
hời điểm chúng tôi đi, con cái trên hăm mốt tuổi, dù độc thân, vẫn phải ở lại. Cho nên bốn đứa con lớn của tôi phải ở lại. Sau đó có luật con trên hăm mốt tuổi nếu chưa lập gia đình thì được đi theo, nhưng khổ nỗi, chúng đã lấy vợ lấy chồng cả rồi! Khổ thân chúng! Tôi già cả lẩm cẩm, nói năng vậy cô có hiểu không?
- Dạ... cháu hiểu ạ.Bà cụ quay sang tôi. Gật gù. Khuôn mặt già nua, hao gầy trong chiếc khăn nhung đen trùm đầu. Tôi thoáng giật mình.- Rồi khi có quốc tịch, ông nhà tôi liền làm hồ sơ bảo lãnh chúng. Bảy năm đợi chờ ròng rã... Ủa, hình như hơn bảy năm thì phải... Nhưng lúc hồ sơ vừa được mở thì ông ấy mất... Thế là hồ sơ bị hủy! Cô biết không, người ta nói chỉ còn chừng một năm... một năm nữa thôi... chúng sẽ qua đây... đoàn tụ... Vậy mà... Tôi già cả lẩm cẩm, nói năng vậy cô có hiểu không?
- Dạ... cháu hiểu ạ.Bà cụ chép miệng, cay đắng: - Giờ bốn đứa nó vẫn ở bển... Cộng với bầy cháu lít chít. Chúng đều nghèo... nghèo lắm cô ạ! Im lặng khá lâu. Hỡi ôi! Tôi đã chạm vào nỗi đau muôn thuở của phận người. Tôi nhận ra mình thật tồi tệ. Bây giờ thì không cần phải cố gắng kìm nén gì nữa, tôi cúi đầu, thở dài, nhỏ nhẹ:- Dạ... cháu hiểu ạ.Giọt nước mắt lăn xuống đôi má nhăn nheo, có lẽ chảy ra từ nơi sâu thẳm trong tâm can bà. Đôi mắt hơi mờ đục, xa vắng bỗng ánh lên niềm xót xa và ăm ắp thương yêu:
- Tội nghiệp bầy cháu lít chít ở bển. Tôi chắt bóp tiền già, gửi về. Tôi cố trồng những gì có thể trồng được trên chút đất sau nhà, bán kiếm ít tiền, gửi về. Chừng một tháng nữa tới giáng sinh, rồi tới tết, phải không cô?Cổ tôi dường như bị vướng. Nghèn nghẹn.
- Dạ...Những nếp gấp của thời gian thoáng giãn ra. Giọng bà cụ trầm xuống, đôi mắt già hơi mờ đục, buồn rầu:
- Sau năm bảy lăm, gia đình tôi đi kinh tế mới, sống bằng nghề trồng rau củ. Giờ mấy đứa bển cũng tiếp tục trồng rau củ. Nghèo lắm cô ạ!- Dạ...
- Cô ở đâu?- Dạ... Anaheim.- Thôi, tôi phải về ngay cho kịp trước khi con tôi đi làm về, kẻo nó không bằng lòng. Rất mong được gặp lại cô, tôi sẽ nói chuyện với cô nhiều hơn.- Dạ... Cháu... muốn mua tất cả các món còn lại...Bà cụ lắc đầu:
- Xin lỗi! Những gì còn lại đều bị bầm dập rồi. Cám ơn tấm lòng của cô. À, tôi biếu cô vài trái ớt nè. Giống ớt nầy ở Việt Nam mang qua, cay và thơm dữ lắm. - Cháu cám ơn... Nhưng... thưa bà... cháu muốn mua...
- Tôi hiểu! Cô thương cho thân già nầy. Cô thật tốt bụng. Nhưng tôi không thích thế!Tôi bối rối:- Cháu... cháu xin lỗi bà. Cháu không có ý gì hết. Cháu chỉ muốn mua đem về ăn.
- Vậy chừng tuần lễ, mươi ngày nữa cô ra đây mua nhé! Chào cô.
- Dạ... Cháu chào bà.Bà cụ đẩy chiếc xe đi. Nói chính xác hơn, bà vịn vào chiếc xe mà đi, như người già vẫn thường làm vậy để tránh bị té ngã. Tôi có thể hình dung bên trong đôi găng tay màu xám là đôi bàn tay già cỗi, nhăn nheo, khô héo, trổ chi chít những đốm đồi mồi. Bà cụ đẩy chiếc xe đi. Chậm chạp, liêu xiêu, đơn độc.Tôi đứng mãi, nhìn theo cho đến khi tấm lưng còng trĩu nặng yêu thương và chiếc nón lá lấp loáng nỗi niềm mất hút sau làn xe ken dày chỗ ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Chiếc nón lá trên tấm lưng còng của người già quê tôi mới đẹp làm sao! Những nếp gấp của thời gian trên khuôn mặt hiền từ, buồn rầu mới thanh cao làm sao! *Sau đó, những hôm đi làm về cần ghé chợ, tôi được gặp lại bà cụ mấy lần. Vẫn chiếc xe đẩy của supermaket, vẫn rau muống rau lang.... Và vẫn chiếc nón lá trên tấm lưng còng. Trong những lúc mua hàng của bà, tôi được bà thổ lộ tâm tình thầm kín. Bà tâm sự rất nhiều. Rất nhiều. Như thể chưa bao giờ bà được tâm sự.
Chuyện của bà buồn lắm. Tôi không biết làm gì hơn là lắng nghe, chia xẻ và nói vài lời an ủi bà. Dường như có sợi dây vô hình nào đó khiến tôi cảm thấy rất gần gũi, đồng cảm với bà, thấu hiểu nỗi đau câm lặng của bà.Tiểu cảnh không hợp lý giữa không gian hợp lý? Một tiểu cảnh phi nghệ thuật? ... Trời ơi! Tôi ghét tôi. Tôi ghét cái tật cầu toàn của tôi. Tôi chán cái thói rởm đời, vẽ vời, sĩ diện hão của tôi, cái tính tự ái dân tộc một cách nông cạn hời hợt của tôi. Trời ơi! Mọi sự chẳng nghĩa lý gì hết trước hình ảnh chiếc nón lá trên tấm lưng còng. Trước những bất hạnh. Trước cái chết, trước ánh sáng bí ẩn cuối đường hầm.*Tôi trở ra xe, lục tìm cuốn phone book. Dò đường tới nhà bà cụ. "Cô giúp tôi việc nầy nhé! Chuyện là, mỗi lần tôi mới vừa nhắc tới, con tôi gạt phăng ngay, cứ phàn nàn là tôi toàn nói toàn điềm gở. Tại nó quá thương mẹ đấy thôi. Nhưng già thì phải chết. Đúng không cô? Nên tôi cậy cô... lỡ tôi mất đi... cô nói hộ với nó là tôi muốn được hỏa táng rồi gửi bình tro về quê nhà...
Tôi già cả lẩm cẩm, nói năng vậy cô có hiểu không?..." Bà cụ đã tha thiết nhờ tôi như vậy.Bà ơi, cháu đang tìm nhà bà đây nè. Dẫn đường cho cháu bà nhé! Cháu tin rằng bà sẽ rất thanh thản với hai tấm vé khứ hồi- Một tấm vé phải mua bằng tiền và một tấm vé ai cũng được biếu không khi bước đến cuộc đời nầy
- Cháu tin bà sẽ an lạc nơi có vườn rau, có bầy con cháu lít chít khó nghèo mà bà hết lòng lo lắng thương yêu. Bà sẽ tha hồ chiều chuộng, ôm hôn, nựng nịu chúng. Cháu tin bà sẽ hạnh phúc như đã từng hạnh phúc khi tỉ mẩn chăm chút từng cọng rau muống, rau lang, vun xới cây chanh, cây đậu bắp ở chốn quê người....Nửa vầng trăng vẫn đang chơi vơi giữa trời. Vài ngày nữa trăng sẽ tròn trịa. Rồi sẽ hao khuyết. Sẽ lặn. Và sẽ mọc. Cái chu kỳ miên viễn. Bầu trời vẫn bao la vời vợi. Và những vì sao vẫn lấp lánh như những viên ngọc...
Vũ trụ huyền nhiệm. Trường cửu.Tôi lái xe về nhà. Không lên freeway mà thong thả chạy trong local. Chọn lane phải. Chăm chú, thận trọng tiếp tục cuộc hành trình của đời người. Cuộc hành trình có cỏ hoa và gai góc, có niềm vui và nỗi buồn, có nhọc nhằn và sung sướng, có hạnh phúc và khổ đau, có nụ cười và nước mắt.... Xe đã chui gọn vào garage nhưng tôi chưa muốn vào nhà ngay. Tôi tắt máy, ngồi im. Suy nghĩ miên man về cái vĩnh hằng vô cùng vô tận ở trên cao và cái hữu hạn chông chênh dâu bể dưới cõi trần. Tôi biết, ngày mai tôi sẽ chúi mũi vào công việc, vào những lo toan cố hữu thường nhật...
Tôi sẽ tất bật chạy theo dòng đời. Những ám ảnh hôm nay rồi sẽ dần lắng xuống... Nhưng tôi cũng biết, thỉnh thoảng tôi sẽ dừng lại... Ngoái nhìn... Sẽ khắc khoải. Xúc động: Hình ảnh cái lưng còng và chiếc nón lá của bà mẹ Việt Nam.

No comments:

Post a Comment