Thursday, May 7, 2009



HAPPY MOTHER'S DAY
HÀNH TRANG MẸ

Hoa rực rở muôn màu khoe sắc thắm
Tình nồng nàn đẹp lắm các con ơi !
Công ơn cha mẹ rộng lớn biển trời
Con hiểu rõ nên thích nhiều thư pháp

Dù nắng hạn hay phong ba bảo táp
Nhớ thương nhiều đến Ba Mẹ kính yêu
Con luôn luôn chăm Ba Mẹ thật nhiều
Để đền đáp tình thương từ tấm bé

Sữa Mẹ cho con nụ hoa vừa hé
Lớn khôn rồi con vội bay đi
Mẹ buồn nhiều khi hiểu rõ phân ly
Vẫn dấu kỹ vào sâu trong tâm khảm

Rồi những chiều mưa rơi thật ảm đạm
Chết lặng người Mẹ chẳng nói năng chi
Buồn thật nhiều nước mắt cứ tràn mi
Mãi như thế trôi dần theo năm tháng

Cho đến ngày… trời trong xanh quang đảng
Mẹ lại âm thầm nhắm mắt ra đi
Môi mỉm cười Mẹ cũng chẳng nói chi
Hành trang Mẹ chất đầy tình con cháu.
**Thiên Ấn.
Lời Ru Của MẹCon nhớ mãi lời ru của mẹ
Tiếng ru sao êm ái dịu dàng
Suốt canh trường con yên giấc ngủ
Mẹ đi rồi thức đủ năm canh !

Con nhớ mãi lời ru năm ấy
Và nét đẹp của mẹ tuyệt vời
Luôn nở trên nụ cười ánh mắt
Mỗi lần nhớ mẹ lệ đầy vơi .

Con nhớ mãi lời ru từ bé
Hãy nhớ cội nguồn, yêu núi sông
Mẹ dạy làm người khi khôn lớn
Phải xứng danh con cháu Lạc Hồng .

Con nhớ mãi lời ru thuở ấy
Khi lớn khôn sẽ lắm ưu phiền
Kiếp người là chuỗi dài sầu tủi
Lắm thăng trầm, đau khổ triền miên !

Con nhớ mãi lời ru hồi bé
Mẹ yêu ơi ! con nhớ biết bao
Đêm Thu lạnh con nghe văng vẳng
Lời của mẹ ngàn đời quê hương .
Tác giả : Nguyễn Minh-Châu TĐ 3 Soibien .**

Lời Ru ConTrưa hè êm ả hắt hiu
Lòng buồn nhớ thuở ru con ngày nào
Lời ru vẫn mãi còn đây

Ầu ơ mẹ hát cho con giấc vàng

Từ khi thế cuộc đổi thay
Xa lìa cố quốc đắng cay dập dồn
Năm năm, tháng tháng trải qua
Lời ru của mẹ ngàn đời quê hương

Tiếng ru mang tự thuở nào
Trọn niềm hiếu đạo, thuận hoà với nhau
Bây giờ tuổi đến xế chiều
Cuộc đời mẹ cũng quá nhiều đắng cay

Các con khôn lớn nên người
Cơ ngôi mỗi đứa thất gia đã thành
Bơ vơ cha mẹ một mình
Còn bao cái khổ cũng đành hi sinh

Mẹ vui là thấy thuận hoà
Mẹ mừng con cháu một đời ấm êm .

Tuyết-Nga 2005
LỜI MẸ YÊUNếu có bao giờ con yêu mẹ
Hãy nói khi mẹ hãy còn đây
Còn biết được những dòng cảm súc
Ngọt ngào êm dịu lẫn còn nồng say

Hãy yêu khi mẹ vẫn còn biết
Đừng chờ đến lúc ra đi
Ghi lời yêu quí lên bia đá.
Đá vô tri nào có nghĩa gì

Hãy nói đi điều con muốn nói
Đừng chờ lúc mẹ ngủ say
Giấc ngủ dài chẳng bao giờ dậy
Ngàn năm ngăn cách chẳng ngày mai

Đó là lời chia ly và từ biệt
Chỉ còn nước mắt và tiếng con
Nếu yêu me dù là một chút
Hãy nói đi khi mẹ vẫn còn

Nói di con lời nào yêu dấu
Cả lòng hiếu thảo cả tình con
Để mẹ nâng niu như bảo vật
Cho tình mẩu tử thắm như son,

(Không rõ tác giả}

TÌNH MẸ
Hồi nhỏ tôi đã đọc “Nỗi đau đớn đoạn trường” trong sách Giáo Khoa Văn. Một người thợ săn vào rừng săn bắn. Một phát súng đã bắn chết một con vượn con. Người thợ săn tới nơi nhìn thấy cả con vượn mẹ cùng ngã lăn ra chết. Người thợ săn ngạc nhiên, tại sao chỉ có một phát súng, chỉ có một viện đạn mà giết được, săn được cả hai con vượn. Vác xác vượn về nhà làm thịt. Khi mổ bụng con vượn mẹ ra để lấy ruột bỏ đi, người thợ săn thấy ruột của con vượn đứt ra từng đoạn. Vượn mẹ thương con đứt từng đoạn ruột. Cuối cùng vượn mẹ cũng chết theo con.

Bạo Chúa Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) giết bao nhiêu người, nhưng lại là người con rất có hiếu với mẹ. Còn nữa, cọp mẹ không ăn cọp con. Câu chuyện này làm cho tôi rất cảm động. Người mẹ nào lại chẳng thương con. Từ lúc mang thai cho đến ngày sinh nở. Ôi đau đớn, khổ sở cho người mẹ vô cùng. Có những cái thai nó hành hạ mẹ nó ngay từ lúc ban đầu. Lúc mới tượng hình thụ thai, ăn uống không được, ói mửa liên tục, gọi là hôi cơm tanh cá, ốm nghén. Cái nhăn mặt của người mẹ khi đau nhói. Đứa con trong bụng đạp, chồi, trăn trở. Nhưng sau cái nhăn đó, người mẹ lại mỉm cười, nụ cười thương yêu! Đôi lúc người mẹ chửi yêu, mắng yêu: “Cái con khỉ này làm cho người ta đau muốn chết!” Rồi đến khi đau bụng đẻ. Có nỗi đau đớn nào bằng nổi đau đẻ. Chuyển bụng đẻ mà người mẹ phải gánh chịu một mình, không ai chia sớt, kẻ cả ông chồng. “Người ta đi biển có đôi Còn tôi đi biển mồ côi một mình” MẸ ...!

Mẹ là đề tài muôn thuở của các văn nhân, thi sĩ. Mỗi lần gọi lên một tiếng Mẹ là tôi xúc động vô ngần! Có nuôi con mới biết công ơn của cha mẹ. “Làm cho mẹ buồn, đó là một tội lỗi”. Có phải đã mất mẹ rồi mới biết quý mẹ, thương mẹ. “Sống không cho ăn. Chết làm mâm tế ruồi”. Ôi câu nói bất hủ! Tôi cũng ở trong trường hợp đó. Sở dĩ tôi viết câu truyện này, bởi vì lúc mẹ tôi còn sống, tôi đã làm cho mẹ tôi buồn. Rồi khi tôi trở thành người mẹ, con tôi đã làm cho tôi buồn. Dù mẹ có sai đi chăng nữa cũng là mẹ đã đẻ ra mình. Phải biết quý trọng mẹ, thương yêu mẹ. Phải chăng chuyện đời có vay, có trả. Ngày Lễ Phật Đản (16/4) tôi đi chùa, được nghe ông thày giảng về Đạo: “Những dứa con BẤT HIẾU và những đứa con CÓ HIẾU, không có gì ngạc nhiên cả”. Chẳng qua đó là một sự VAY TRẢ, TRẢ VAY. Thế thôi! Ở kiếp trước đã vay thì kiếp này phải trả. Nói như thế là để tự an ủi, làm giảm đi sự đau khỏ, buồn phiền. Thầy lại giảng tiếp về “Nghiệp lực - Nguyện lực”. “Hãy biến nghiệp lực thành nguyện lực!” Nghiệp lực là như thế nào? Nguyện lực ra sao? Kiếp trước, kiếp sau. Vay trả là cái nghiệp. Hóa giải cái nghiệp lực thành nguyện lực. Cuộc đời là VÔ THƯỜNG. Thấy đó rồi mất đó. Ông bà mình có nói: “Ngày xưa trả báo thì lâu Ngày nay trả báo một giây nhãn tiền” Không có kiếp trước, kiếp sau gì cả. Vay trả, trả vay ngay tức khắc. Tình thương con là một tình cảm cao quí, không có một tình cảm nào khác để thay thế hoặc so sánh được. Con cái thì có đứa như thế này, có đứa như thế khác, có đứa hợp tuổi hay khắc tuổi với cha mẹ.

Nói chung là có đứa có hiếu và có đứa không có hiếu, ít có hiếu hơn. Thói thường những đứa con có hiếu thì lại bị cha mẹ ghét bỏ hoặc ít thương hơn những đứa con bất hiếu. Tại sao vậy? Ông bà mình giải thích là tại cha mẹ mắc nợ những đứa con đó ở kiếp trước, nên kiếp này phải trả và ngược lại. Có thật thế không? Đôi lúc tôi tự thấy tôi thương con cái không đồng đều, đứa thương nhiều, đứa thương ít, mặc dầu trong thâm tâm của tôi thường hay lên án tôi. “Người mẹ này lại không công bằng rồi”. Đôi lúc tôi buồn tủi vì con tôi đã làm khổ tôi. Tôi đã thì thầm khấn nguyện: “Hãy biến nghiệp lực thành nguyện lực” và những lần như thế tôi đã khóc dưới cơn mưa khi lái xe về nhà. Tình thương con quá nhiều lấn át tình thương mẹ. Tôi vì bênh con mà không phải đối với mẹ tôi. Bây giờ con cái tôi cũng thế. giống y chang tôi ngày xưa, tôi giật mình, hối lỗi. Tôi thường nói với con tôi: “Nếu mẹ của mẹ thương mẹ chỉ bằng một nửa của mẹ thương con thì mẹ đã hạnh phúc lắm rồi, mẹ đã không khổ như thế này”.

Lời tâm sự đó không có tác dụng gì đối với con tôi. Tôi lại giận và cho con tôi là nghiệp chướng mà tôi phải gánh chịu. Tôi biết là tôi đã sai rồi. Cao cả hơn mẹ đó là QUÊ HƯƠNG. Quê hương là người mẹ thứ nhất trong đời. Có quê hương mới có mẹ và có mẹ mới có các con. Mẹ và quê hương gắn liền với nhau như môi với răng, môi hở thì răng lạnh, như chân với tay trong cùng một thân thể. Con phải yêu quê hương con nhé!

“Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày
Mẹ tôi đau buồn vì đứa con thơ.
Không than, không phiển dù lâm hoạn nạn
Mẹ ơi, con nguyện suốt đời không quên”.

Mẹ cam tâm tình nguyện: thương con và làm bất cứ chuyện gì cho con, cho gia đình. Chuyện đàn ông cũng là mẹ, chuyện đàn bà cũng là mẹ. Mẹ đều làm hết, đều gánh vác hết. Không phải là mẹ tham công, tham việc. Vì chẳng có ai chịu làm. Và chẳng hiểu sao mẹ càng làm càng khỏe. Mẹ sung sướng khi đã làm xong một việc.

Phải chăng con người mẹ đã vất vả từ nhỏ, đã khổ, đã lao dộng ngay từ nhỏ, dã quen rồi lao đông chân tay cũng như lao động trí óc. Mẹ còn một HOÀI BÃO chưa thực hiện được. Đó là quê hương của mẹ còn đói nghèo, còn lầm than, nhiều đau khổ. Con hãy thay mẹ con nhé!
“Thử cho tôi sống lại thời son trẻ
Sẽ làm cái gì đó cho QUÊ HƯƠNG”
THANH NGÂN

1 comment:

  1. Cám ơn Thanh Ngân đã viết bài dạy con thật chí tình. Ngoài tình Mẫu Tử - QUÊ HƯONG LÀ TẤT CẢ

    ReplyDelete