Monday, November 30, 2009

Một bài thơ chưa từng công bố

Đã 34 năm trôi qua,hòa bình cũng dài ngang bằng cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử,chưa có cuộc chiến nào ám ảnh một dân tộc cho bằng cuộc chiến tranh này,nó thay đổi hình thái xã hội.thay đổi số phận con người.

Công bố bài thơ viết năm 27 tuổi,bảy năm sau hòa bình(1982).nay nhìn lại ,tôi cũng không hiểu điều gì đã dẫn dắt cho những dòng chữ này.

Khi làm xong nghĩa vụ một thanh niên thời hậu chiến ,người có lý lịch may mắn không vướng phải chuyện lính tráng dù thế hệ tôi sau“mùa hè đỏ lửa 1972” hầu hết cũng đã” yên vị “ khói hương trên bàn thờ gia đình.còn nhớ những năm của thập niên 80,giáo sư Nguyễn Khắc Viện viết một bài đanh thép trên báo Sài Gòn Giải Phóng”sen hay bùn” về danh xưng khi nào thì gọi là thành phố Hồ Chí Minh,khi nào thì gọi là Sài Gòn?và ông khẳng định cái tốt thì gọi tp HCM,cái tệ nạn ,cái xấu ,cái "tồn đọng"thì gọi là Sài Gòn.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã đối thoại bằng một bài báo khác(tất nhiên ông không thể đăng bài phản biện ấy trên báo SGGP như trong một xã hội bình thường),ông nhắc rằng hiện tại sau 10 năm giải phóng, thành phố vẫn còn một tờ báo lớn tiếng nói chính thức của “Đảng bộ và nhân dân thành phố” tờ Sài Gòn Giải Phóng( nó vẫn còn đến tận hôm nay),còn một nhà máy thuốc lá Sài Gòn,còn một đội bóng danh tiếng mang tên Cảng Sài Gòn(nay đã không còn)…bài thơ này,có lẽ là cái nhìn đau đớn đầu tiên của một người trẻ tuổi vừa từ chiến trường K trở về với bao nhiêu hoài bão sau khi chứng kiến những hy sinh cao đẹp của một thế hệ thanh niên Sài Gòn,những con người thành phố tuổi chỉ mới đôi mươi…hai mươi bảy tuổi và một bài thơ dài nhất của đời mình...

Đỗ trung Quân


TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN
(1982)

1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sai Gon như thủ đô của rác
Của xì ke,gái điếm, ,cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh-buồn nôn-phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sai Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sai Gòn không tiểu thư khuê các,cũng đĩ điếm giang hồ
các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
ngòi bút các anh thay súng
bắn điên cuồng vào tủ lạnh ,ti vi
vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
là thiêu thân ủy mị,yếu hèn
các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
mang tuổi trẻ Sai Gòn ra trước vành móng ngựa!!!

2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người sài gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp nhưng đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp nhưng ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương,thi ca ,sách báo
những vị giáo sư trên bục giảng đường
ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi-của chúng ta.
có tiếng cười
và tiếng khóc

3-
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát .hy sinh…

4-
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời .
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lý lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
đã bờm xờm râu tóc,cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo,cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi,casette .radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn”khôn & dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?

5-
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lý lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật

6-
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
để yên cho xương rồng,gai góc
Chân thật nở hoa
Này đây!
Xin đổi chỗ không kỳ kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy ,ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào” thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?

Đỗ trung Quân (1982)

(*) năm 1995-nhà xuất bản Trình Bày có ý định in bài thơ này với cái tên tác giả "Chung Do Kwan" trong phần" thơ dịch".sự cân nhắc này là nhã ý của nhà Trình Bày khi biết tác giả thật sự vẫn còn đang sống ở VN.cũng từ đó cái tên Chung Do Kwan ra đời với tinh thần (ngỡ như) hài hước (“phiên âm” từ tên tác giả).nó không liên quan gì đến tay độc tài quân phiệt Chung do kwan trong thập niên 60-70.
(Trich tu Blog Do Trung Quan, mot nha tho noi tieng trong nuoc, moi cac ban doc.)

TRỞ VÊ ĐÂU TRANG

Sunday, November 29, 2009

KHI MUÀ GIÁNG SINH ĐẾN

Duy Khanh,Thanh Tuyen " la thu tran the " nhac truoc 1975




KHI MÙA GIÁNG SINH ĐẾN


Đã tới giờ đi ngủ, tôi dắt cu Bí lên giường. Tôi nằm cạnh nó, vỗ nhẹ vào lưng và kể một câu
chuyện thần tiên giản dị, nhưng mãi nó vẫn chưa ngủ, còn quay ra hỏi tôi.- Bố sắp về chưa mẹ?

- Lúc chiều bố đã nói chuyện phone với con là một tuần nữa bố sẽ về mà.
Trong ánh sáng mờ của ngọn đèn ngủ, cu Bí giơ cả hai bàn tay lên, xòe đủ muời ngón nhỏ xíu ra truớc mặt tôi rồi hỏi:

- Một tuần nữa là mấy ngày? Mẹ đếm đi .
Tôi đếm từng ngón tay của Bí:

- Đây này, 1,2,3,4,5,6,7. Tới ngày này bố sẽ về.
Cu Bí reo lên:

- Con thích quá, bố về với mẹ, với con để đi mua cây thông nhé?
- Đúng vậy, mùa lễ Giáng Sinh này chúng ta sẽ có một cây Christmas đẹp ơi là đẹp như những năm truớc. Bây giờ con hãy ngủ đi nhé.

Thằng bé sung suớng mỉm cuời và khép mắt lại. Tôi tin rằng một giấc mơ đẹp đang đến với nó. Nhưng ngay trong giây phút này một giấc mơ buồn của tuổi thơ tôi hiện ra, khi vừa rồi tôi nhìn thấy con tôi xòe những ngón tay để đếm từng ngày đợi mong bố về sau một chuyến công tác xa nhà…

*************************** Tôi chỉ còn nhớ những hình ảnh mơ hồ, không theo thứ tự, kể từ khi tôi lên 4 tuổi, tôi thấy bố mẹ tôi thường xuyên cãi nhau và có khi đánh nhau, mẹ ném một cái gì đó vào bố và bố cũng ném lại vào mẹ. Những lúc đó tôi sợ hãi khóc ré lên, nhưng mặc cho tôi gào khóc bố mẹ vẫn tiếp tục cãi nhau. Một lần, khi thấy tôi khóc mẹ đã tức giận tát túi bụi vào mặt tôi, làm tôi sợ hãi thêm và nín khóc ngay, từ đó trở đi tôi không dám khóc nữa, mỗi lần bố mẹ bắt đầu to tiếng thì tôi len lén chui vào tủ quần áo, đóng cửa lại, tôi tìm thấy nơi đó một sự trú ẩn bình an. Có hôm tôi ngủ quên trong đó, có hôm tôi chờ đợi sự im ắng thì chui ra, hoặc bố hoặc mẹ đã ra khỏi nhà. Tôi đã biết tự lo cho chính mình, mở tủ lạnh tìm đồ ăn, là một vài miếng cheese khô hay cái hotdog đã mở bọc nằm lăn lóc trong góc tủ. Vì sau trận cãi nhau chẳng ai ngó ngàng đến tôi, tôi cũng biết thân phận chẳng dám kêu réo hay đòi hỏi gì.

Rồi một ngày tôi thức dậy thì biết mình mất mẹ, bố tôi ngồi thừ người ở ghế. Mẹ tôi đã ra đi và bỏ tôi ở lại như một trong các món đồ cũ mẹ không cần dùng. Bố tôi nói dửng dưng như thông báo một chuyện vừa xảy ra ở nhà hàng xóm:
- Mẹ đi rồi, từ nay con ở với bố.

Tôi oà lên khóc, có lẽ vì sợ hãi cô đơn hơn là thương nhớ mẹ, tôi rất it khi nhận được sự chiều chuộng âu yếm nơi mẹ, thì giờ chính của mẹ ở nhà là uống bia, uống rượu như bố, rồi mẹ ngủ vùi. Những bữa ăn của tôi thường là những lát bánh mì, gà chiên mua sẵn ở tiệm hay hotdog. Đôi khi bố mẹ vui vẻ tôi được dẫn đi ăn nhà hàng, đó là những ngày hạnh phúc nhất đời tôi, vì được thấy bố mẹ thân thiện và được ăn đồ nóng sốt ngon lành. Tôi từng cầu mong những giây phút hạnh phúc đó kéo dài vô tận, nhưng thực tế thì quá ngắn ngủi, tôi không hiểu sao mới hôm qua họ còn cười nói, ôm hôn nhau, hôm sau họ đã cãi nhau, chửi nhau đầy vẻ hận thù. Tôi đã mong lớn mau để hỏi bố hỏi mẹ điều này. Bố để mặc tôi khóc một lúc rồi gắt:

- Thôi nín đi, đừng làm bố sốt ruột lên đây.
- Tại sao mẹ bỏ đi? Rồi mẹ ở nhà ai?
- Bố không biết! bố tôi trả lời cụt ngủn và lạnh lùng.
Tôi tưởng mẹ đi mấy ngày rồi trở về như vài lần trước, nhưng bố đã nói:
- Mẹ không bao giờ trở về đâu, bố sẽ gởi con cho người giữ trẻ để bố còn đi làm. Từ ngày mẹ đi, không còn ai để cãi nhau nên thì giờ của bố chỉ để uống rượu bia, hết uống với bạn bè ngoài đường về đến nhà lại uống. Tôi không chui vào tủ quần áo để trốn nữa mà chỉ ngồi ru rú trong phòng coi ti vi một mình.

Bố gởi tôi cho một gia đình Việt nam, sáng trước khi đi làm bố mang tôi đến, chiều về làm ghé vào đón tôi. Bác Kha trai làm việc cùng hãng với bố, bác Kha gái ở nhà trông con, họ có một đứa con gái bằng tuổi tôi tên Linh. Chính ở nơi đây tôi được ăn những bữa cơm ngon lành, được hưởng lây không khí gia đình ấm cúng, hai vợ chồng bác Kha không cãi nhau như bố mẹ tôi nên cái Linh ngạc nhiên khi nghe tôi kể phải trốn vào tủ quần áo.

Vài tháng trôi qua, tôi thực sự yêu thích ngôi nhà êm ấm của bác Kha, nhưng một đôi lần bố không đón tôi đúng hẹn, bác Kha trai đã về đến nhà ăn xong bữa cơm chiều mà bố vẫn chưa đến, tôi đã thấy khi bác Kha trai về, nhà vui vẻ, rộn ràng hẳn lên, khi ấy Linh quên tôi, nó nhảy nhót lên lòng bố, kể chuyện nọ kia, bác Kha gái vừa dọn cơm vừa nói chuyện vói chồng. Tôi như người thừa, bị bỏ rơi, cảm thấy tủi thân và ganh tị với Linh, chỉ mong mau chóng rời khỏi đây, dù chỉ là về nhà với bố ăn một cái bánh mì nguội kẹp hotdog và uống một ly sữa là xong bữa ăn chiều thường lệ.
Bố thường xuyên đón tôi trễ, tôi càng ngày càng mặc cảm, tủi thân với gia đình bác Kha, mỗi buổi chiều tôi đều ngó ra cửa sổ mong đợi bóng dáng bố đang từ ngoài sân bước vào, tôi vui khi thấy bố, tôi thất vọng khi bóng chiều ngả màu tối mà bố chưa đến. Thế là tôi lỉnh vào phòng trong vờ coi tivi để khỏi trông thấy cảnh Linh đang hưởng hạnh phúc bên bố mẹ nó.

Bác Kha gái hay nói với tôi:
- Bố cháu có bồ rồi, bố quên đón cháu rồi.
Tôi đã nhìn bác Kha với vẻ tức giận, bố có bồ chỉ là một ý nghĩ bố đang gần gũi một người nào đó, chứ tôi chẳng hiểu “bồ” là gì cả. Tôi không muốn tin điều bác Kha nói là sự thật.

Tôi hay khóc thút thít mỗi khi bố đón tôi trễ, đó là một sự phản đối, sự trách móc duy nhất tôi có thể làm, vì nếu tôi nói lên một điều gì đó sẽ bị cắt ngang ngay bằng lời gắt gỏng của bố, cho đến khi ăn xong bữa tối với bố ai về phòng nấy tôi lại khóc tiếp trong đống chăn gối quấn quanh tôi và ngủ thiếp đi.

Dù nhà bác Kha vẫn có những bữa cơm trưa ngon lành, vẫn là cảnh gia đình ấm cúng, nhưng tôi biết những cảnh đó không thuộc về tôi, tôi vẫn chỉ là đứa trẻ đứng bên ngoài, tôi càng ngày càng ganh ghét với Linh, tôi không thích đến nhà bác Kha nữa, dù ở nhà tôi cũng có gì vui đâu!

Một chiều đi làm về, bố sửa soạn quần áo của bố và tôi vào hai cái valy. Tôi lẩn quẩn bên chân bố và luôn miệng hỏi:

- Chúng ta sẽ đi xa hở bố?
- Ừ, chúng ta sẽ về Texas thăm bà nội và cô Nga.
Tôi ngạc nhiên lẫn tò mò:

- Con không biết là mình có bà nội và cô Nga, con tưởng rằng trên cõi đời này nhà mình chỉ có bố, mẹ và con.
Bố tôi cười buồn:

- Ai cũng có họ hàng gần xa chứ, con có cả ông bà ngoại, nhưng họ đã từ bỏ mẹ con, nên họ chẳng bao giờ biết đến con đâu, còn bên nội con có bà nội và cô Nga, nhưng bố ít khi về thăm họ. Thôi, mai bố sẽ đưa con về.

Đêm ấy tôi đã ngủ vói một giấc mơ thật đẹp, hai bố con tôi về một vùng đất xa xôi nào đó bên Texas, tôi sẽ có bà nội có cô Nga, mọi người sẽ sống gần nhau chắc là vui lắm. Dù tôi đã mơ thế, nhưng lần đầu gặp bà nội và cô Nga tôi vẫn rụt rè xa lạ. Tôi luôn nắm lấy áo bố hay bàn tay bố trong khi bà và cô quấn quýt hỏi han bố đủ thứ, rồi bà và cô đều khóc, không biết họ hờn trách hay sung sướng khi gặp bố? Xong bà nội ôm tôi vào lòng, bà ngắm nghía, vuốt ve từng lọn tóc, từng bàn tay tôi, bà bảo tôi con gái mà giống cha cao ráo. Bà hôn lên má tôi, tôi cảm nhận được tình thương bà dành cho tôi, cả cô Nga cũng thế, cô trìu mến chăm sóc tôi, nên tôi bớt thấy xa lạ và quen dần với họ.

Hai ngày sau, tôi thấy bố sắp quần áo vào vali, tôi lo âu hỏi:
- Chúng ta lại về chốn cũ hở bố?
- Chỉ mình bố về thôi, con ở lại đây.
Tôi càng lo sợ hơn, tôi nói mà sắp khóc:
- Bố đừng đi, con muốn ở với bố.
- Bà nội và cô Nga thương con, con đừng sợ.
Bố khuyên tôi thế.
- Nhưng con không muốn xa bố. Tại sao chúng ta không sống như thế này mãi? - Bố phải về đi làm để có tiền nuôi con chứ.
Bà nội tôi nước mắt ràn rụa cầm lấy tay bố tôi:
- Con của con mới 6 tuổi còn bé bỏng, nó đã không có mẹ chỉ còn cha thôi, hãy vì nó mà ở lại, công việc lao động của con ở đâu mà chẳng có, mấy năm nay mẹ cũng không được gần con, đừng đi đâu nữa.
Cô Nga cũng khóc theo và nói:
- Anh hãy ở lại đây, mẹ và em sẽ đỡ đần anh để cùng lo cho cháu.
Nhưng những giọt nước mắt chẳng làm bố tôi thay đổi. Mới 2 ngày ở với bà và cô, dù tôi đang cảm thấy thân thương, nhưng bố vẫn là người gần tôi nhất. Tôi đã quen thuộc với bố từng lúc vui buồn, những lần giận dữ, từng câu nói giọng cười, từng bữa ăn ngon, từng ngày bị bỏ đói. Tôi vui khi ở với bà nội, cô Nga, nhưng tôi vẫn không muốn xa bố, hình như tình máu mủ ruột thịt làm tôi hiểu bố là người thân nhất, là nơi tôi cần nương tựa nhất. Tôi ôm chầm lấy bố gào lên:

- Con không cho bố đi! Con không cho bố đi!
Bố hất mạnh tay tôi ra, tôi ngã lăn quay trên nền nhà. Bố thương hại đỡ tôi dậy, giọng dịu lại:
- Rồi bố sẽ về thăm con, bố hứa sẽ về thăm con.
Tôi nghẹn ngào hỏi:
- Bao giờ bố về?
Bố nhìn lên tờ lịch trên tường:

- Bây giờ là tháng Mười, hai tháng nữa bố sẽ về, vào ngày Christmas, con chịu không? Tôi đã xoè tất cả những ngón tay của mình ra và hỏi:

- Hai tháng là bao nhiêu ngày? Có lâu không?
- Là 60 ngày, mau lắm con. Bố sẽ mang về một cây Christmas để trang hoàng cho con xem, con thích cây Christmas lắm mà.

Mỗi mùa Giáng Sinh đã qua tôi đều say mê thích thú khi được ngắm những cây thông trang hoàng rực rỡ trong những cửa tiệm hay trên đường phố, đôi mắt trẻ thơ của tôi đã mở to ra như muốn mang tất cả những hình ảnh lung linh huyền diệu đó vào trong tâm hồn. Lúc một vài tuổi thì tôi không biết, nhưng từ khi 4-5 tuổi, tôi chưa bao giờ có một cây Giánh Sinh trong nhà khi mùa lễ đến. Tôi vừa chùi nước mắt vừa nói:
- Bố nhớ nhé, rồi chúng ta sẽ có một cây Christmas, con sẽ phụ bố để treo đèn. Bố ơi, có phải là đêm Giáng Sinh, ông già Noen sẽ chui từ ống khói để vào nhà và cho quà trẻ con, để dưới gốc cây thông không?

- Có đấy, nhưng bây giờ con phải ngoan để cho bố đi.
Tôi lại chùi nước mắt lần nữa để cho bố vui lòng, vì lời hứa hẹn trở về của bố vào mùa lễ Giáng Sinh với cây thông xinh đẹp.
- Vâng, bố xem này, con không khóc nữa đâu.
Vậy mà chỉ mười phút sau, khi bố vừa xách vali đi ra cửa, tôi bỗng cảm thấy hụt hẫng và sợ hãi trở lại, tôi chạy theo bố, nước mắt lại rơi ra:
- Bố ơi !
- Vào nhà với bà nội đi. Bố tôi gắt.
- 60 ngày nữa bố về nhé?
- Ừ, bố hứa rồi mà.
Tôi vẫn không muốn rời bố:
- Nhưng….nhưng….nếu bố quên, làm sao con nhắc bố được? Bố cho con số điện thoại của bố đi…..
Bố tôi bực mình đặt vali xuống đất, rút túi xé một mảnh giấy trắng nhỏ bằng bàn tay, viết vội vài con số rồi đưa cho tôi:
- Số điện thoại đây, thôi để bố đi.

Tôi nắm chặt tờ giấy như nắm chặt một báu vật, làm như tờ giấy mất thì tôi mất luôn cả bố. Bà nội đã ôm tôi, cả hai bà cháu đều khóc.
Tối hôm ấy tôi hỏi bà nội: Bây giờ bố về đến nhà chưa? Bà nói rồi, thế là tôi len lén vào phòng, đóng cửa lại. Cầm phone lên tôi bấm đủ các số bố đã ghi trên mảnh giấy, với lòng rạo rực được nghe thấy bố nói, nhưng không ai trả lời, cõi lòng mơ hồ thất vọng, tôi nghĩ là bố đang trên đường trở về nhà hay bố đang ngủ nên không biết là tôi đã gọi.

Ngày mỗi ngày tôi đều lén vào phòng gọi phone cho bố, nhưng chẳng lần nào được gặp bố, tôi xấu hổ, sợ bà nội và vợ chồng cô Nga đọc thấy nỗi lòng mong đợi của tôi. Tôi là đứa trẻ mỏng manh, yếu đuối, không đủ kiên nhẫn chờ đợi 60 ngày sau bố sẽ trở về.


Ngày nào tôi cũng hỏi bà nội còn bao nhiêu ngày nữa là Christmas, hình ảnh bố về với cây thông làm tôi náo nức. Cho đến ngày cuối cùng thì cõi lòng tôi tan nát như một cái ly thủy tinh vừa bị đánh rơi trên nền gạch. Bố không về như đã hứa, chỉ có cây thông của vợ chồng cô Nga, cây thông to đẹp, được trang hoàng đủ màu sắc nhưng vẫn không làm tôi vui, tôi cảm thấy bị tổn thương, bị bỏ rơi. Tôi vẫn muốn liên lạc được với bố, để nghe bố nói hay giải thích tại sao, miễn là tôi vẫn cảm thấy bố đang ở bên cạnh tôi. Tôi sợ mình đã không biết cách gọi phone, cuối cùng tôi đưa mảnh giấy ra nhờ bà nội và vợ chồng cô Nga gọi giùm, vẫn biệt tăm biệt tích, không biết bố ở đâu!

Bà nội thở dài:
- Cháu ơi, chắc bố cháu bận làm việc đấy. Thôi đừng gọi nữa, không Christmas này thì Christmas sau bố sẽ về.

Lòng tôi đã bớt náo nức chờ mong vì mùa sau xa xôi quá, 60 ngày qua tôi đã chờ đợi biết bao lâu! Tôi cũng không xoè cả hai bàn tay ra để đếm nữa, dù trong lòng vẫn hi vọng vào lời ước đoán của bà, nhưng mảnh giấy mà bố tôi xé vội để ghi số điện thoại, tôi vẫn giữ kỹ, vẫn tin đó là nhịp cầu duy nhất để nối liền tôi với bố, để tôi có thể gặp bố.

Chẳng phải chỉ mình tôi mong bố về mà bà nội và cô Nga cũng mong. Nhưng đứa con hư của bà nội chẳng bao giờ trở về, mấy năm trời biệt tăm biệt tích, bà nội mới nhận được tin bố từ một người khác, họ báo tin bố tôi đã chết vì trúng gió, họ chỉ nói đơn giản thế. Năm ấy tôi mới 10 tuổi, về sau tôi càng lớn càng biết nhiều về bố do bà nội và cô Nga kể lạ :
bố là con trai nên bà nội rất cưng chiều, bố chẳng lo học hành, chỉ rong chơi cho tới lớn, rượu chè, cờ bạc và bồ bịch với đủ hạng người. Bố ăn ở với một cô gái dân chơi bụi đời, bà nội ngăn cản không được, đành chịu thua số mệnh. Bố mang người yêu đi sống ở một phương trời khác và từ đó chẳng hề liên lạc với bà nội cho tới ngày mang tôi về.

Tôi quả là một đứa trẻ bất hạnh khi có cả cha lẫn mẹ đều hư hỏng, nhưng tôi may mắn có bà nội và vợ chồng cô Nga. Tôi đã xé nát mảnh giấy năm xưa có ghi số điện thoại của bố, mảnh giấy tôi đã giữ kỹ suốt 4 năm trời. Đó chỉ là một sự lừa dối khủng khiếp, những con số đó không có thật, do bố bịa đặt ra, những lời hứa hẹn ngon ngọt chỉ để làm xiêu
lòng một đứa trẻ lên 6, để bố được thoải mái ra đi, sống theo con đường của mình.
Theo lời chỉ dạy của bà nội, của vợ chồng cô Nga, tôi đã chăm chỉ học hành. Tôi nhận thấy đây là mái ấm gia đình của tôi, vợ chồng cô Nga đã liên tiếp có 2 đứa con, dù chúng cách tuổi tôi khá xa, nhưng chúng tôi vẫn thương yêu gắn bó nhau như chị em ruột. Mỗi khi rảnh tôi hay ôm bà nội, thủ thỉ:
- Bà ơi, sau này cháu sẽ đi làm nuôi bà, cháu sẽ làm ra nhiều tiền để cho bà sung sướng.

Bà nội vuốt đầu tôi, âu yếm:
- Bà chỉ mong mỗi một điều được thấy cháu ăn học nên người, không hư hỏng như bố cháu, thì chết bà cũng vui.

Bà đã đạt được ước nguyện đó và còn chứng kiến ngày tôi lên xe hoa với một người chồng hiền lành tử tế, anh đến với tôi bằng tình yêu và được cả gia đình tôi hài lòng tin tưởng. Bà nội tôi từ trần khi con tôi vừa một tuổi, trên gương mặt bà giây phút cuối còn hiện lên vẻ thanh thản mãn nguyện.
++++++++++++++

Cây thông tươi xanh được trang hoàng thật đẹp, những đèn đủ màu sắc, những sợi dây kim tuyến lấp lánh, và những tấm thiệp hớn hở treo đầy cành. Vợ chồng tôi đều thích chưng cây thông tươi vào mỗi mùa lễ Giáng Sinh, như mang cả thiên nhiên vào căn nhà ấm cúng khi ngoài trời gió lạnh đầy. Có lẽ đây là cây Christmas mà thuở lên 6 tôi đã mong mỏi đợi chờ nơi bố, thì bây giờ tôi mang niềm vui và hạnh phúc đó cho con tôi, những gì mà khi xưa tôi không có, tôi đều bù đắp cho con nhiều lên, con tôi đâu hiểu rằng nó đang sống dùm tôi một quãng đời tuổi thơ mơ ước khát khao.

Đêm Chúa Giáng Sinh, hai vợ chồng và con tôi quây quần bên gốc cây thông để mở những gói quà xinh đẹp. Tôi đọc thấy trong mắt con tôi cả một khoảng trời xanh ngây thơ và hạnh phúc. Lòng tôi rạt rào niềm vui, niềm hãnh diện, nhưng tôi vẫn không bao giờ quên quá khứ của tôi, không phải để oán trách bố mẹ, mà để thương cho những cảnh ngộ trẻ thơ như tôi. Có biết bao đứa trẻ đã bị ghẻ lạnh, bị bỏ rơi trong những ngày lễ tết cuối năm đầy màu sắc tươi vui và nhộn nhịp này!!\

Khi treo những cánh thiệp mang đầy lời cầu chúc, lời ước nguyện tốt lành trên cành cây Christmas, tôi đã nghĩ đến chúng.

Nguyển Thi Thanh Dương

TRỞ VỀ

Saturday, November 28, 2009


Vũ Khanh - Trúc Đào - Anh biết em đi chẳng trở về

Friday, November 27, 2009


Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí – 321

Lời gìới thiệu:
“Hưyết lệ tâm thư” Cố Thiếu Úy Trần văn Qúi một SQ trẻ, sau
khi ra Trường Thủ Đức chuyển về Kumtum trong chức vụ Trung đội Trưởng
thuộc ĐĐ2 ĐPQ . Anh đã làm hết nhiệm vụ, trong trách nhiệm được giao phó, luôn chịu
khó, tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm của những người lính gìa để sớm thích hợp với tình
trạng đối đầu với quân địch. Phải cẩn thận từng gang tấc, từng bước đi ; lúc tiến, thoái hợp tình hợp lý trông trước trông sau. Vì lê, chiến trường không kể cấp lớn, nhỏ; cái chết
sẽ đến bất chợt .. chung cho mọi người. Qua “Huyết lệ tâm thư” của Cố Thiếu úy Qúi gửi về gia đình, tôi cũng từng sống chết với anh em trong đơn vị, xin cúi đầu khấn nguyện vong linh người chiến sĩ trẻ, chưa vợ con, và rất hào hùng trong cuộc chiến được sống mãi trong lòng Dân tộc ! Không quên anh !!

Thế trận nghiệt ngã, ta và địch
Giành nhau từng tấc đất, ngọn đồi
bom, đạn luôn xé nát không gian
máu chảy, thịt rơi , xác người ngổn ngang!
Tình đồng đội cao cả trên hết,
Mẹ Việt Nam là máu là xương
Vì trách nhiệm, Danh Dự , Tổ Quốc
Anh ôm choàng nén hết vào lòng!

HuyVân
=========================
Hoang Hoa
Anh tôi là cựu SVSQ trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Anh đã hy sinh tại Kontum ngày 6 tháng 2 năm 1974. Kỷ vật còn lại là tấm thẻ bài, vài tấm hình và một bức thư dài chưa kịp gửi, vì suốt thời gian hành quân không thể gửi thư về nhà được, kể cả kỳ tiếp tế vì máy bay có đáp xuống được đâu mà chuyển thư.
.
Anh viết "... trên đỉnh đồi 949m nhìn về thành phố Kontum thấy nhớ nhà làm sao ấy, ở đây mỗi ngày chỉ viết 1 trang vừa làm nhật ký vừa làm thư, và cũng là lúc đang suy tư về gia đình đó! Bây giờ chỉ có cách chờ ngày về dưỡng quân mới bỏ thư được, chắc sau gần 1 tháng trời bặt tin bặt tức ở nhà cũng trông thư con lắm, nhưng vì chiến cuộc con chẳng biết làm sao hơn, nếu thư liên lạc thường xuyên không được thì sau ngày hành quân con sẽ gửi về nhà một lá thư dài thế này để bù lại những ngày gửi thư lẻ tẻ... ".
.
Bức thư đó đã được tìm thấy trong túi áo của anh. Quanh xác anh nằm vương vãi 6 đôi dép râu, tay anh còn chốt lựu đạn. Một viên đạn xuyên sọ và xuyên đùi đã cướp đi mạng sống của anh khi tuổi đời chưa đầy 21. Suối Non Nước và đồi Tân Cảnh đã ghi lại dấu chân sau cùng của cố Thiếu Úy Trần Văn Quí.
.
Anh đã hy sinh cho non sông, xứng đáng là trai nước Việt hào hùng, đem mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh.
.
Thơ Nhớ Anh
Kontum, 30-11-73
.
Kính thưa Ba Má!
Con vừa nhận được 1 lá thư ở nhà đề ngày 21-11-73, chứ không nhận được lá thư 18-11-73 và con hồi âm liền đây!Hiện giờ con đang hành quân trong 1 khu rừng rất rậm ở vùng Con-Sơm_luh cách thành phố Kontum khoảng 10km đường chim bay, con nhận được thư trong kỳ tiếp tế hôm qua 29-11-73, mấy hôm nay Trung đội con đang đóng chốt nghỉ chân trên 1 ngọn đồi cao 949m, con giữ nhiệm vụ Trung đội trưởng, chỉ huy trực tiếp 1 Trung đội người kinh với trách nhiệm chiếm giữ ngọn đồi này và an ninh những vùng xung quanh.
.
Thưa Ba Má, từ hôm ở tiểu khu Kontum chơi gặp Trung sĩ Châu nhờ đưa thư tay về nhà đến nay đã hơn nửa tháng, và kể từ đó con ở miết trong rừng đến nay chưa nhìn thấy mặt trời cũng như nhà cửa làng mạc gì cả, xung quanh mình toàn là cây cối chằn chịt, hố sâu, suối vắng, và những thành núi thẳng đứng phải bám leo lên...
.
Con đến Kontum ngày 5-11-73 và ở phố chơi đến 13-11-73 con ra trình diện Đại đội. Ngay hôm đó con nắm Trung đội trưởng Trung đội 3 Đại đội 2, và chỉ có 3 tiếng đồng hồ sau, Đại đội 2 có lệnh giải tán để bổ sung binh sĩ qua 3 Đại đội còn lại của Tiểu đoàn 252, còn cán bộ của Đại đội 2 đi theo bộ chỉ huy nhẹ.
.
Sáng ngày 14-11-73, Tiểu đoàn con làm lễ xuất quân, ở bộ chỉ huy chiến thuật bên sông Đáp-La cách thành phố Kontum khoảng vài chục cây số, buổi lễ vừa xong có 1 đoàn trực thăng khoảng 10 chiếc xuống chở Tiểu đoàn con vào vị trí hành quân, con theo Bộ chỉ huy nhẹ đi chuyến máy bay sau cùng, với ba lô, súng, đạn và lương thực đầy đủ, con ngồi lên trực thăng thòng 2 cẳng ra và chĩa súng xuống đất vì trong máy bay người ta ngồi chật cứng rồi.
.
Từ Bộ chỉ huy chiến thuật đến vị trí hành quân khoảng 15km đường chim bay, nếu đi bộ thì suốt ngày mới tới, bãi đáp ở đây là 1 ngọn đồi đã được dọn cây trống trãi, xung quanh gài toàn mìn và lựu đạn, chỉ có 2 con đường mòn rất nhỏ từ đó di chuyển ra xung quanh, khi đến bãi đáp, máy bay không đáp hẳn xuống mà cứ lơ lửng cách mặt đất khoảng 1,5km và con phải nhảy xuống nhưng không sao cả, chỉ xiểng niểng vì sức gió của cánh quạt.
.
Xuống máy bay rồi con theo Bộ chỉ huy nhẹ, đi theo đường mòn cặp theo triền dốc xuống núi, đường mòn ở vùng này toàn là lên dốc, xuống dốc hoặc lội dọc theo những con suối ngập cỡ đầu gối, và bây giờ con cũng như mấy ông Hạ sĩ quan trong Đại đội phải tự lo cơm nước, đào hầm, canh gác v.v… giống như binh sĩ vậy, vì lúc này cán bộ không có lính trong tay.
.
Sau khi đổ quân con di chuyển liên miên, không ngày nào được đóng quân cả, chỉ có buổi trưa dừng quân lại 1 vài giờ, cơm nước, nghỉ ngơi rồi lại bắt đầu di chuyển, đến chiều tìm những ngọn đồi cao, ở đó dừng quân để ăn cơm chiều và lo đào hầm hố phòng thủ, xong rồi căng poncho sửa soạn chỗ ngủ.
.
Trong cuộc hành quân này con quen với ông Trung sĩ Chinh năm nay 40 tuổi, ông hành quân ở vùng Kontum gần 20 năm nay, lúc trước ông làm Trung đội phó Trung đội, nhưng vì Đại đội bị giải tán binh sĩ, nên con đi chung với ông. Ông ta nấu cơm và nước cho con ăn chung, cũng như hầm hố, lều chỏng đều chung nhau cả, ông có nhà ở chợ Kontum và bà nhà cũng buôn bán tại đó.
.
Những ngày đầu đi hành quân con bị trợt té liên miên vì trời mưa tầm tả cả tuần lễ, con phải bám theo những nhánh cây leo lên đồi, nhất là đi dưới suối dễ bị té nhất vì nước chảy rất xiết và có nhiều tảng đá trơn lởm chởm; Trong hơn 1 tuần lễ đầu, ngày cũng như đêm, quần áo đồ đạc của con đều ướt sủng vì rừng này âm u quá, không có ánh nắng, mà dưới suối lại có rất nhiều con vắt, con này giống như con đĩa nhưng nhỏ bằng cây đinh 5 phân thôi, con vắt này cắn rất độc, ai lội qua suối cũng bị nó leo lên chân, bò lên mình, lên cổ để hút máu, nó có thể chui xuyên qua vớ để hút máu chân, có khi chui vô giày rất nhiều, mà đang lúc di chuyển dưới suối với trang bị nặng nề đâu ai còn để ý đến việc gỡ những con vắt, nên khi dừng quân nhiều người cởi giày ra thấy lưng một giày máu và vớ cũng ướt đẫm máu vì những vết cắn của con vắt, con cũng bị vắt cắn khá nhiều, nhưng nhìn thấy là bắt ngay, con này rất là dai và trơn nên tay ướt cũng khó bắt, vì cứ lo bắt vắt nên con vấp mấy tảng đá té như điên, về đêm trời cũng vẫn mưa, con và bác Chinh bứt lá cây lót xuống đất nằm nghỉ mệt chứ không sao ngủ được vì đồ đạc, mền, khăn, cái gì cũng ướt, ở đây là xứ muỗi sốt rét nhưng không ai mang mùng cả, con cũng vậy, nếu có đem mùng theo cũng không mang nổi và cũng không có chỗ để, vì ba lô của ai cũng có 10 ngày gạo và đồ đạc, súng đạn, hơn nữa xài mùng bất tiện lúc bị đột kích.
.
Binh chủng Địa phương quân thì hầu hết chỗ nào cũng sướng, nhưng ở Kontum thì khác hẳn, không phải đóng đồn hay giữ cầu, hoặc phè phỡn ở thôn ấp như Bình Dương chẳng hạn, hoặc Địa phương quân ở Vùng 4, mỗi lần hành quân là vào nhà dân nhậu nhẹt ăn uống.
.
Địa phương quân ở Kontum chỉ được mỗi cái là khỏi lo vấn đề bị bắn sẻ vì ở đây toàn cây cối và dã thú chứ không 1 bóng người, quanh năm suốt tháng chỉ sống với núi rừng, chỉ có thể quay về xum họp với gia đình trong đêm trường thanh vắng, nhưng cũng chưa hẳn hưởng 1 giấc chiêm bao trọn vẹn vì còn phập phồng lo sợ cho chính bản thân mình và các binh sĩ thuộc hạ, mình phải gánh nặng trách nhiệm trên vai.
.
Có lẽ số con phải khổ vì con đã tự ý chọn Kontum nên không than van với ai được, nhưng đối với gia đình con phải nói hết những sự thật phủ phàng cũng như những diễn tiến mà chính con gặp phải để Ba Má khỏi bận tâm, hoang mang vì con.
.
Đời sống ở đây nói đúng ra là nó gian nan hơn quân trường gấp bội. Trong cuộc hành quân cả Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó, ông nào cũng phải mang ba lô, lương thực và súng đạn, vì ở đây mỗi người đều tự lo cho mình cả, hành quân trong rừng 10 ngày tiếp tế 1 lần và mỗi cuộc hành quân từ 1 tháng trở lên, tệ hại nhất là vấn đề ăn uống, mỗi ngày chỉ ăn được 1 ca gạo, có khi với khô, có khi với muối, vì đồ ăn phải tự túc , có gởi tiền, tiếp liệu mới mua, còn gạo mỗi lần tiếp tế 10 ca, 1 tháng 3 lần và trừ lương 3.000 đồng 1 tháng, hành quân như vậy muốn ăn thêm nhiều cơm cũng không được, vì sức người chỉ mang được 10 ca gạo với các đồ trang bị khác.
.
Lúc đầu mang gạo nặng quá, leo núi không nổi, con cho tụi nó bớt, đến gần 1 tuần sau con ăn hết sạch, không còn gì để ăn nữa, vì trong rừng này không có cái gì ăn được cả, may nhờ bác Chinh còn gạo chút đỉnh, ổng phải chia cho con nên 1 ngày mỗi người chỉ ăn được 1 chén cháo với muối hột để chờ ngày tiếp tế, lần đầu tiên ăn muối không quen nên tay chân bủn rủn, leo lên 1 ngọn đồi phải nghỉ hàng chục lần!
.
Kontum là nơi cuối cùng, không còn đâu hơn nữa, mặc dầu tình hình đã yên đến 9-10 phần, ở đây ngoại trừ lính người Thượng ra, thì lính người Kinh toàn là những tên năm cha bảy chú, những tù giết người vừa ở quân lao ra, tên nào tên nấy đều mặt rằn dữ tợn; còn con, không hiểu ma quỷ dẫn đường thế nào mà ra đây đề bị đày ngang xương, lãng xẹt; con nghe tụi lính kể lại nỗi khổ trong quân lao, con thấy còn sướng hơn đi hành quân ở đây nữa, vì ở đó ăn uống đầy đủ, đi đứng thong thả, không làm gì hết, thân nhân có thể thăm bất cứ lúc nào và muốn tắm rửa ngày mấy lần cũng được.
.
Bây giờ con mới thấy ở quân trường là sướng, vì tất cả những gì đều có cán bộ lo cả, lúc đó cứ tưởng đi học bãi là cực, những ngọn đồi ở Thủ Đức cao nhất chỉ có 30m thôi, nhưng đồi ở đây thấp nhất cũng 900m hoặc 1000m trở lên, và bây giờ mình là 1 cán bộ thì ngược hẳn lại, tự mình phải lo cho mình và cho các binh sĩ.
.
Và lúc còn đi học lại là những lúc sung sướng nhất đời, vì còn sum họp với gia đình, còn hưởng được không khí ấm cúng với nệm ấm chăn êm, và ăn uống như vậu là đầy đủ quá, ấy thế mà còn chê khô, mắm nữa chớ!
.
Nhưng bây giờ thui thủi 1 mình ở nơi lam sơn chướng khí với biết bao nhiêu tử thần đang chờ chực, nhiều khi đóng quân gần con suối mát trong xanh, nhưng không dám xuống tắm vì sợ ăn B40 vì chiến trường ở đây chỉ tiêu thụ B40 và lựu đạn thôi! Hơn nữa tắm suối thế nào cũng bị vắt cắn có khi muỗi cắn còn nhiều hơn vắt nữa, cả 2 loài con nào cắn cũng bị sốt rét cả, chứng bệnh sốt rét này nguy hiểm vô cùng và người mắc bệnh này dễ chết nhất!
.
Trường hợp bệnh nhẹ thì không chết nhưng khống có thuốc gì chữa khỏi cả, suốt đời cứ nóng nóng lạnh lạnh mãi, có lần con xuống suối múc lên 1 lon guigoz nước thật trong nhưng chưa uống vội, con đun sôi lên thấy những bọt nước đỏ ngầu như máu!
.
Con phải vớt bỏ những bọt nước và để lắng những cặn đỏ mới sớt nước ra quậy với thuốc lọc nước rồi mới uống, ngoài ra con rất cẩn thận bôi thuốc muỗi khi ngủ nên tuy ăn uống cực khổ con vẫn khỏe mạnh như thường, nước suối ở đây rất độc, nó thấm qua những lớp lá cây và phân thú rừng, và nhiều nơi thây người chết nhiều quá chôn không kịp để nằm ngổn ngang trên mặt đất cũng bị nước thấm qua, bây giờ tình hình rất yên nhưng thỉnh thoảng đi ngang qua những đống xương người và những cái sọ ngổn ngang và mấy con quạ trên cây kêu kên những tiếng rợn người.
.
Thắm thoát 1 tuần lễ ăn muối đã qua, đến ngày 20-11-73 có 1 đoàn trực thăng đến tiếp tế, các binh sĩ được tiếp tế gạo và khô, mắm, còn cán bộ từ Hạ sĩ quan trở lên chỉ tiếp tế gạo thôi, còn đồ ăn phải tự túc, tức là có gởi tiền mặt cho tiếp liệu mới có. Như vậy con chỉ có gạo thôi, còn ông Chinh có đồ ăn ở gia đình gởi lên nên con ăn đồ ăn chung với nhau.
.
Trong kỳ tiếp tế này, trực thăng có đổ quân thêm 1 số nữa, trong đó có thằng bạn cùng Đại đội con ở Thủ Đức, từ hôm trình diện Tiểu khu Kontum nó bệnh rất nặng không đi đâu được, khai bệnh cũng không được luôn, nên kỳ tiếp tế nó bốc đi, đến nơi nó không nhảy xuống được mà máy bay cũng không đáp hẳn xuống đất, tới chừng máy bay cất lên cao khoảng 3m, nó bị đạp văng xuống đất, cả ba-lô, súng đạn cũng văng theo luôn!
.
Ông Tiểu đoàn phó trông thấy cũng lắc đầu, cứ tưởng nó bị xóc cây nhọn vào người rồi! xuống tới nơi nó nằm liệt giường không đi đâu được, nhưng cũng may nó chỉ bị cây xướt rách áo thôi! Sau đó ông Tiểu đoàn trưởng ra lệnh có đám lính Thượng chặt sát gốc những gốc cây nhọn lởm chởm trong bãi đáp, nhưng vì bãi đáp rộng quá nên chặt suốt ngày cũng chẳng được bao nhiêu.
.
Từ ngày lãnh tiếp tế, bộ chỉ huy nhẹ đuợc đóng quân tại chỗ 5 ngày liền, và bắt đầu từ đó trời cũng hết mưa, 1 trận mưa sái mùa do 1 cơn bão đưa đến! và bây giờ con mới đi theo đường mòn, theo mấy ông người Thượng xuống 1 hố sâu dưới chân đồi, cách chỗ đóng quân 300m, ở đó có 1 con suối rất trong, lúc đó con có thể tắm rửa, bứt lá tàu bay và lá cây dến ở 2 bên bờ suối về nấu canh, có khi theo mấy ổng bứt măng le về ăn, và lấy nước uống cũng ở đây, măng le là những cây tre non chưa trổ lá, nó là những mục măng rất già, cao khoảng 4-8m, người ta chặt những cây đó xuống rồi bẻ những phần mềm trên ngọn ăn được, đôi khi mấy ổng cũng ném lựu đạn bắt cá, nhưng suối nhỏ quá, cũng không được bao nhiêu, mỗi quả lựu đạn chỉ được chừng 1 kg cá nhỏ thôi, ở đây tụi Thượng kiếm ăn rất giỏi, tụi nó làm bẫy bắt chuột, đào hang bắt heo đất, tụi nó ăn thịt không chừa con nào hết, nào cóc, nhái, rắn, rết tụi nó làm nốt, và thịt rừng mỗi ngày có ăn đều đều, bắt được con nào tụi nó cũng thui rồi mới làm thịt.
.
Thắm thoát cũng 5 ngày trôi qua, 5 ngày trời sống như chính phủ lưu vong, Đại đội con toàn là cán bộ chứ không có lính, lúc này đồ đạc cũng tương đối khô ráo nên đêm đến có thể thả hồn về nhà ẳm Út Lộc chút đỉnh, nhưng ác nghiệt thay, ban đêm là cả lớp sương mù dày đặc, phủ kín núi rừng, và khí lạnh của núi rất khủng khiếp, không có mền nào đắp ấm được, còn tấm ra trắng của con chỉ để lót nằm chứ không thể đắp được, vì đắp cũng vẫn lạnh mà còn mất yếu tố ngụy trang ban đêm, nên con đắp chung mền với ông Chinh, nhưng cái mền nỉ của ông chỉ còn một nửa, vì nếu để nguyên ông mang không nổi, lần đầu tiên hành quân trong rừng nên con không biết nhu cầu cần những gì để chuẩn bị trước.
.
Sáng ngày 25-11-73, Bộ chỉ huy nhẹ con di chuyển đến Bộ chỉ huy nặng Tiểu đoàn, Bộ chỉ huy nặng đóng trên 1 ngọn đồi cao 1.250m, cách chỗ con ở khoảng 5km, sáng sớm cơm nước xong là chuẩn bị đi liền, vì ông Tiểu đoàn phó đi sai phương giác nên tất cả đều bị lạc giữa rừng, và phải lên đồi xuống suối liên miên, mãi đến trưa mới tới chân ngọn đồi 1250m, ở đó nghỉ ngơi 1 chút rồi bắt đầu leo lên, ngọn đồi trông không cao bao nhiêu, nhưng leo mãi cũng không tới đâu cả, đến chiều tối mới lên tới đỉnh đồi, tới nơi con gặp 2 thằng bạn cùng khóa, được ở Đại đội 1 và bây giờ Đại đội này di chuyển sang đồi khác nhường chỗ cho Bộ chỉ huy nhẹ ở; sau 1 ngày lội núi, mấy thằng thượng ở Bộ chỉ huy nhẹ có bắn được 1 con kỳ đà bằng bắp vế, bọn chúng thui lên rồi xào nấu theo kiểu Thượng, con có ăn vài miếng nhưng tanh quá ăn ớn cổ, tụi con đang ăn uống ngon lành bỗng nghe những tiếng réo của đạn B40 ở dưới thung lũng phía Bắc, kế tiếp là những tiếng nổ long trời, rồi hàng loạt đạn M16, trong vòng 5 phút lựu đạn và M79 nổ như mưa bấc, chiếc máy PRC/25 ở Bộ chỉ huy Tiểu đoàn báo về là Trung đội của 2 thằng bạn lúc nãy bị phục kích tan hàng tất cả, mấy thằng lính Thượng lúc đó quen đường mòn, chạy rút đâu mất hết, còn thằng truyền tin người Thượng sợ quá không liên lạc được gì, nó chỉ báo cho biết là hiện giờ chỉ còn 2 Chuẩn úy và 1 truyền tin đang lạc dưới hố, và máy lại ngưng hẳn liên lạc, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn gọi pháo binh bắn xối xả về hướng súng nổ định thí quân, tới sáng mai lại yên hẳn và có máy liên lạc về được, Tiểu đoàn cho máy bay L19 dẫn đường tụi nó về, đến nơi chỉ còn có 5 người, 2 thằng lính bị thương bàn tay bị nghi là hủy hoại thân thể, 2 thằng Chuẩn úy bị nhốt, còn thằng truyền tin bị đánh 20 roi và bị phạt mang 2 trái lựu đạn xuống suối kích đêm về tội không liên lạc thường xuyên về bộ chỉ huy. Sau ngày tiếp tế có 1 tuần mà lương thực gần hết rồi, gạo còn rất ít mà cá khô thì hết sạch, con xin được 2 nắm gạo của mấy đứa quen và phải đi xin từng muổng muối để ăn với cháo trắng.
.
Đến ngày 27 -11-1973, có lệnh tất cả các cán bộ của Đại đội 2 phải trở về ngọn đồi cũ của Bộ chỉ huy nhẹ gần bãi đáp trực thăng, để đón nhận toán lính mới, vừa bổ sung cho Đại đội 2, toán lính này gồm 51 người, bị bệnh hết 3 chỉ còn 48 thôi, tụi nó phải lội bộ từ Bộ chỉ huy chiến thuật đến bãi đáp suốt 1 ngày trời, đến chiều tụi nó tới nơi, con và ông Chinh nhận được 13 binh sĩ, sau đó bị lấy bớt 5 người để bổ sung qua Đại đội Trinh sát, chỉ còn 8 người kể cả con và ông Chinh Trung đội phó chỉ được 10 người, trong đó có 1 ông Trung sĩ nhất rất già.
.
Ông nào ông nấy cỡ tuổi 30 trở lên chứ không có nhỏ và tất cả đều là lính ở quân lao mới ra trường nên mặt mày thằng nào cũng có sọc rằn cả ! sau khi nắm Trung đội 3 con được chỉ định dẫn lính lên ngọn đồi ở gần đồi ban chỉ huy đại đội ngay buổi tối hôm đó.Trên đồi này là 1 cái chốt đã có hố phòng thủ sẳn, đỉnh đồi rất là lớn và cây cối âm u, con chỉ có 1 bản đồ Kontum, 1 địa bàn và 1 thằng truyền tin mang máy PRC/25 đi theo, ở đây con liên lạc thường xuyên về Ban chỉ huy Đại đội, vì nếu cúp liên lạc 15 phút là Đại đội sẽ kêu pháo binh phá hủy ngọn đồi này ngay, còn trường hợp bị hư máy phải tìm cách di chuyển chỗ khác, chứ mất liên lạc là coi như đã bị VC chiếm!
.
Sau 1 đêm canh phòng cẩn thận trên đồi, sáng sớm phải báo máy về Đại đội là tình hình trong đêm vô sự, và sự yên ổn kéo dài đến trưa ngày 28/11/1973, có một loạt súng cối 61 ly pháo vào sân bay, vừa nghe nổ là con lấy địa bàn ra đo hướng nổ và ước lượng khoảng cách từ đồi mình đến chỗ phát ra tiếng nổ rồi báo máy về Đại đội như các Trung đội khác, mà Đại đội đã chỉ định để tìm ra tọa độ của nơi bị pháo kích. Sau đó có lệnh ở Đại đội đưa xuống chỉ định Trung đội 3 để lại tại chốt 1 nửa quân số, còn 1 nửa đi theo Trung đội trưởng và truyền tin về ban chỉ huy Đại đội phối hợp với toán lính Thượng đi lục soát quanh bãi đáp và cách bãi đáp 500 m, xung quanh bãi đáp không có đường mòn gì cả, cây cối chằng chịt phủ không thấy mặt trời, con để toán lính Thượng đi đầu, đến đâu chúng chặt cây đến đó, lúc này con phải sử dụng địa bàn đo phương giác và ước lượng khoảng cách để đi, chứ không nhìn thấy sân bay nên tụi Thượng cũng không biết đi hướng nào, đi khoảng 100 m phải báo máy về ban chỉ huy tọa độ điểm đứng lúc đó, ở bộ chỉ huy theo dõi con đi phương giác rất đúng, ước lượng khoảng cách bước đôi bị sai, vì phải xuống lồi lõm nên con phải đi thêm nửa giờ nữa để trừ hao khoảng cách đường chim bay, mãi đến 5 giờ chiều con mới trở về đến chân đồi, con cho lính nghỉ chân 1 chút rồi bắt đầu leo lên, lúc này sương xuống lành lạnh và sa mù bắt đầu phủ xuống, toán lính người Kinh cũng nóng trở về Đại đội nên dành đi trước toán lính người Thượng, lên gần tới đỉnh đồi con con có cảm giác lạ lắm, khu đồi này sao âm u quá, con nghĩ thầm chắc mình bị đi lạc nhưng tại sao máy của bộ chỉ huy bảo cứ quẹo lên ngọn đồi bên tay trái là tới? Tự nhiên con bị rùng mình mấy cái vì đám sương lạnh, con chỉ kịp niệm 1 câu : "Nam mô cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm bạch y quan thế âm bồ tát" vừa dứt là 1 loạt đạn M16 của toán lính đi đầu quét thẳng tới trước, loạt đạn vừa dứt con nghe tiếng la của người bị thương ở góc đồi đằng trước "Trời ơi tôi bị gãy cẳng", tiếp theo là hàng loạt đạn nổ túi bụi, nhánh cây gãy răng rắc.
.
Lúc đó con đang bối rối, không biết phải làm gì, chỉ cầm bản đồ, địa bàn đứng chết trân, chừng quay lại thấy lính của mình đều xuống hầm núp cả, chỉ còn có mỗi thằng lính Thượng đang run sợ, nó chui qua bụi mây định bỏ chạy, con ngoắc nó lại bảo xuống hầm ngay, mày chạy mày chết, ông già nằm gần đó cũng la theo : "Ông Chuẩn úy còn đứng đây mà mày chạy đi đâu ?", lúc đó nó cuống quá vừa chạy vừa lết xuống hầm; và con đang ngồi sau 1 gò mối, xoay lại thấy thằng truyền tin ngồi dưới hầm ngoắc tay, con chạy lại nhảy xuống hầm với thằng truyền tin, lúc đó con mới hồi tỉnh trở lại.
.
Con gọi máy về Đại đội, máy báo cho biết là bị ngộ nhận, lúc đó tự nhiên tiếng súng im hẳn, mấy cây M79 bên này bắt đầu nạp đạn, con ngóc đầu dậy, thấy đằng góc đồi phía trước có 1 tảng đá lớn, biết ngay là chốt của Trung đội 3, con chạy lên kêu "Bác Chinh ơi, bác Chinh".
.
Lúc đó mấy ổng đều rút chốt lựu đạn cầm sẳn trên tay, ông Chinh nghe tiếng kêu quen quen, nhận ra con ngay, ông la lên : "Ối giời, ông Chuẩn úy của mình kia mà !", chừng đó mấy ổng mới gắn lựu đạn trở lại, hai bên chạy đến bàn cãi nhoi trời đất, chỉ còn ông bị thương nằm dưới đất, ông này bị 1 viên M16 xuyên qua 2 bắp đùi, nhưng không trúng xương, viên đạn trổ ra 1 lỗ bằng miệng ly, lúc đầu thấy máu nhiều quá, con quýnh quáng cả lên, nhưng ông bị thương còn tỉnh lắm, ổng bảo con cởi dùm đôi giày, rồi cởi quần trận ra, lấy vớ băng lại cầm máu, làm xong tay chân con dính toàn là máu, những cục máu đọng lại trong ống quần giống như những cục huyết heo rất gớm, lát sau có y tá đến và khiêng võng ra bãi đáp tải thương.
.
Sau đó Trung đội có lệnh di chuyển đổi chỗ cho Trung đội 2 ở ngọn đồi nhỏ sát góc bãi đáp, đến bộ chỉ huy Đại đội, con lấy bản đồ ra so lại bản đồ của Đại đội, thấy mình đã đi lố quá 500m, con hỏi ông Đại đội trưởng : như vậy tôi có bị phạt không? Ổng bảo đừng lo sợ gì hết, không có gì đâu, chỉ buồn mỗi cái là bị lạc có 500m mà đã gặp việc không may, trong khi ổng đi lạc cả tuần lễ mà vẫn bình yên, ổng dặn con hễ ai có hỏi vụ này cứ nói là Trung đội mình đi lục soát bị địch phục kích, như vậy người bị thương mới lãnh tiền được, rồi ổng làm báo cáo và gọi máy về Tiểu đoàn, tối hôm đó con dẫn Trung đội ra góc sân bay, thấy con còn hoang mang về cuộc chạm súng hồi chiều, thằng Chuẩn úy Song còn gọi với theo, bảo con đừng sợ gì hết, chuyện rủi ro, không ai quở trách đâu.
.
Lúc đó con cũng yên tâm phần nào, suốt đêm đó nằm ở chốt con trằn trọc mãi không ngủ được, vừa chợp mắt là thấy trước mắt mình toàn là máu đỏ ối ! Và cứ như vậy giật mình mãi, ông Chinh nằm kế bên bảo là con mới thấy máu lần đầu chứ gặp nhiều rồi cũng quen, về đêm trong rừng rất vắng lặng, thỉnh thoảng có vài tiếng kêu rền đất của thú rừng, con vẫn thức nằm bất động, đêm đó con suy nghĩ lung lắm ! Tư tưởng liên miên hết chuyện này đến chuyện nọ !
.
Nghĩ cũng tội nghiệp cho thằng Thượng hồi chiều vì quá sợ hãi mà chui vào bụi gai mây như con chuột ; mà không sợ hãi sao được ! khi đã lâm trận tức là khi tính mạng con người đã gần kề với sự chết chóc thì lúc đó sự sợ hãi của con người đến tột đỉnh ! và phần tâm trí bị tiêu tan đâu mất, thể xác con người lúc đó chỉ còn cử động như một con thú chỉ biết tìm lấy sự sống mà thôi.
.
Nghĩ lại trách nhiệm của mình cũng khá nặng, chỉ sơ xẩy là thiệt hại bao nhiêu người, ở quân trường mình sơ sót điều gì bị la rầy nghe bực bội, nhưng không nguy hại gì cả, còn ngoài đơn vị không ai quở trách mình cả, nhưng trước mũi tên hòn đạn mà sơ hở một chút là lãnh đủ; chiến trường ở miền rừng núi khác hằn với miền đồng bằng, vì cây cối quá rậm nên cách khoảng 50 m người ta không nhìn thấy nhau, mà khi nhìn thấy bóng người thấp thoáng thì đã quá gần, các binh sĩ nổ súng liền chứ không đợi lệnh cấp chỉ huy như những cuộc tấn công, mà hôm đó toán lính ở trên đồi không có máy liên lạc nên mới xảy ra vụ ngộ nhận như vậy.
.
Sáng hôm sau, Đại đội 2 có lệnh di chuyển đến bãi đáp khác, bãi đáp mà lúc trước con đổ quân xuống, ban chỉ huy Đại đội đóng tại bãi đáp, còn mỗi Trung đội đóng chốt trên các ngọn đồi xung quanh, Trung đội con được lên ngọn đồi 949m và đóng tại đó, mỗi ngày ở Đại đội có gọi máy cho biết tọa độ ở vùng hoạt động, con phải để lại trên đồi 2- 3 người, còn lại bao nhiêu dẫn đến điểm họat động lục soát, ở ban chỉ huy Đại đội liên lạc máy thường xuyên để theo dõi cuộc lục soát của mỗi Trung đội.
.
Có nhiều bữa cũng nhận lệnh đi lục soát, nhưng con làm biếng không đi đâu hết, chỉ nằm tại chỗ báo máy về Đại đội những diễn tiến giống như đi thiệt, nhưng ở nhà vẫn sắp đặt địa bàn bản đồ định hướng sẳn sàng, nếu Đại đội có hỏi hiện giờ anh di chuyển đến đâu, và cho biết điểm đứng hiện tại, thì cứ việc coi theo bản đồ mà nói, nếu đường di chuyển có con suối thì báo cáo là đến bờ suối v.v…

.
Ở Đại đội nó nằm một chỗ lật bản đồ điều khiển mình thì ở chốt mình cũng lật bản đồ đóng kịch trở lại.
Ở đồi 949m Trung đội con đóng chốt cho đến ngày về dưỡng quân 10-12-73. Trong thời gian này mỗi ngày phải đi lục soát xung quanh khu đồi một lần, tối đến cho gài lựu đạn xung quanh và canh gác cẩn thận.
.
Việc gài lựu đạn rất nguy hiểm, mấy hôm nay Đại đội con bị thương dài dài vì toàn lính người Kinh mới về đây chưa rành gài lựu đạn, nhiều ông rung tay quá làm bật kíp lựu đạn, nếu bình tĩnh đá văng quả lựu đạn thì không sao, nhưng mấy ổng cuống chân quá, không đá được chỉ còn chờ quả đạn nổ thôi.
.

Lúc đầu mấy ổng đòi canh gác lơ là, có nhiều ông vừa gác vừa ngủ, sáng ra ông Trung đội phó phạt nặng những người đó ! nhưng con cản lại, lần đầu chỉ cảnh cáo thôi, sau đó con tập hợp Trung đội lại, giải thích những công việc lợi hại của đơn vị. Trước nhất con để ông phó nói qua về tình hình quanh khu vực, xong rồi đến lượt con, trước nhất con dùng tình cảm để nói :
.
"Trong Trung đội chúng ta, toàn là người Kinh với nhau cả, khác hẳn với người Thượng, những người chỉ có thể sai khiến bằng bạo lực, còn chúng ta là những người có trình độ hiểu biết cao, tôi không muốn anh em làm việc một cách miễn cưỡng vì một áp lực nào, mà các anh em phải hợp tác với chúng tôi làm việc một cách vui vẻ trong sự ý thức và tinh thần tự giác của anh em, đối với tôi các anh em là những người đã từng trải nhiều kinh nghiệm, còn tôi như người em cần học hỏi nhiều ở anh em, tuy thế nhưng không phải là lý do để các anh em coi thường mệnh lệnh của chúng tôi, tuy tôi mới ra trường nhưng dầu sao tôi cũng đã mang cấp bậc này, như vậy trên vấn đề chỉ huy, chắc chắn tôi phải hơn anh em.
.
Quan niệm của tôi không bao giờ ỷ vào lon lá để áp bức thuộc cấp của mình, tôi đồng ý về tuổi tác tôi kém xa các anh em, nhưng khi làm việc tôi vẫn trở về cương vị của tôi, trên phương diện chỉ huy tôi vẫn là người có quyền hạn đối với các anh em, tôi không muốn anh em bắt buộc tôi phải dùng uy quyền của mình đối với các anh em, nhưng nếu cần tôi vẫn sử dụng đến nó ! Một lần chót, tôi nhắc lại các anh em vấn đề canh gác, anh em canh gác là để bảo vệ mạng sống cho chính mình và bạn bè; nếu anh em lơ là trong việc canh gác, tức là anh em đã coi thường mạng sống của đơn vị … và ngay từ bây giờ hễ tôi hoặc ông phó bắt được người nào bỏ gác hoặc ngủ trong giờ gác tôi sẽ phạt đi kích một đêm, một mình mang 2 quả lựu đạn xuống suối, nếu ông nào không thi hành lệnh phạt của tôi, tôi sẽ báo máy đề nghị về Đại đội, và hình phạt lúc đó không phải nhẹ nhàng như trước đâu ! Và tôi nhắc thêm một điều nữa là vấn đề săn bắn; chúng ta đang lúc hành quân, dĩ nhiên ai cũng đói khát mà thú rừng ở đây lại quá nhiều ! mà lệnh của Tiểu đoàn không cho bắn những con lớn từ mèo rừng đến con mang, những con vật linh thiêng của rừng núi, các Tiểu đoàn khác cũng vậy, tuyệt đối không được bắn những giống này, theo mấy ông Thượng thì ăn thịt những con này rất xui xẻo, có lần Tiểu đoàn bắn chết con mang, ăn nhậu xong là bị tấn công, thiệt hại gần hết !
.
Đó là những ý tưởng dị đoan của dân thiểu số, bây giờ chúng ta xét đến khía cạnh thực tế mà nói, khi ta bắn một phát súng tức nhiên mục tiêu của chúng ta bị lộ và địch sẽ theo hướng súng và tấn công chúng ta. Riêng ở Trung đội này, tôi tuyệt đối cấm các anh em săn bắn bất cứ con gì, từ chim chóc đến thú dữ, vì như vậy là thiệt hại an ninh cho chính chúng ta, và tôi cũng khó trả lời khi Đại đội gọi máy hỏi lý do từng tiếng súng. Qua những điều chúng tôi vừa trình bày, anh em có thắc mắc điều gì cứ việc thẳng thắn phát biểu, nếu ngoài phạm vi hiểu biết của tôi, tôi sẽ nhờ thượng cấp giải quyết."
.
Thưa Ba Ma, ra đơn vị rồi vấn đề nói chuyện trước nhiều người sao khó quá, nhiều binh sĩ già cả nhưng con phải kêu bằng anh em chứ không cách gì hơn được, và nói chuyện với thuộc cấp cũng mệt ở chỗ là phải thận trọng lời nói, chứ không ăn nói tự do bừa bãi như ở quân trường đựơc, vì ở quân trường tụi nó ngang tuổi và ngang cấp bậc nên nói sơ sót cũng không sao! Nhưng ở đơn vị người lính có nể phục cấp chỉ huy hay không là do lời nói đầu vậy!
.
Trong buổi họp Tiểu đoàn, ông Tiểu đoàn phó có nói, các anh em ra trường có muốn làm cho lính nể thì rất khó, còn làm cho lính sợ thì rất dễ, đối với lính Thượng mình nói như nước đổ lá môn, nhưng đối với người Kinh vấn đề cư xử là quan trọng hơn cả! Đối với lính, mình nói phạt là phạt chứ không thể tha được vì nói mà không làm nó sẽ coi thường lời nói mình.
.

Từ hôm nắm Trung đội đến nay con chưa phạt ai hết, mấy ổng cũng vui vẻ lắm, nhiều khi mấy ổng than cực than khổ, nhớ nhà nhớ vợ nhớ con, con cũng đành chịu chứ không biết nói sao hơn được, vì mình cũng chẳng khác gì mấy ổng, mà chẳng lẽ cấp chỉ huy lại than van với lính ! chỉ khi nào rảnh con liên lạc máy với mấy thằng cùng khóa tâm sự chút đỉnh thôi và tụi nó cũng than vãn như điên.
.

Ở trong rừng mãi buồn quá, suốt thời gian hành quân không thể gửi thư về nhà được, kể cả kỳ tiếp tế vì máy bay có đáp xuống được đâu mà chuyển thư, trên đỉnh đồi 949m nhìn về thành phố Kontum thấy nhớ nhà làm sao ấy, ở đây mỗi ngày chỉ viết 1 trang vừa làm nhật ký vừa làm thư, và cũng là lúc đang suy tư về gia đình đó !
Bây giờ chỉ có cách chờ ngày về dưỡng quân mới bỏ thư được, chắc sau gần 1 tháng trời bặt tin bặt tức ở nhà cũng trông thư con lắm, nhưng vì chiến cuộc con chẳng biết làm sao hơn, nếu thư liên lạc thường xuyên không được thì sau ngày hành quân con sẽ gửi về nhà một lá thư dài thế này để bù lại những ngày gửi thư lẻ tẻ.
.
Viết cho chị Hai
.
Chị Ngà !
.
Vừa nhận được thư chị tôi mừng không kể xiết, trong thư có nói là trước 15-11-73 không có dán tem, bởi thế nên tôi không có nhận được.Được biết gia đình đều khỏe mạnh tôi mừng lắm, còn Út đã biết bò rồi à ! "oa... oa" "cóp – hà" giỏi lắm phải không?
.
Út biết ăn cơm chưa, hay còn đóp Guigoz, à Út bây giờ chắc không còn là Út Guigoz nữa nhỉ ! thương Út quá mà không biết sao về ẳm Út được ! Chắc ngày về Út đã biết đi học rồi, lúc đó nó không biết ông lính này đâu ! À còn thằng Trọng có được về phép không và có chịu được nổi cơm quân trường không? Bảo nó ráng học đi, được ở quân trường là sung sướng lắm đấy.
.
Hôm 20-11-73 có tin thị xã Kontum bị pháo kích, nhưng lúc đó tôi đang hành quân trong rừng làm sao biết được, lúc đó chỉ nghe những tiếng hú đề-ba của hỏa tiển 122 ly và khi tới nơi thì VC chạy mất rồi chỉ còn lại 8 cái vỏ hỏa tiễn còn nóng hổi. Ở đây tối nào tôi cũng niệm phật, và có niệm chú Bạch Y nữa, còn vấn đề đi săn ở đây tôi tuyệt đối cấm !
.
Vấn đề ăn uống ở đây rất mắc mỏ, nhưng có khi nào ra phố đâu mà tốn tiền ! còn việc nước nôi ở đây rất phiền toái, tuy nước có thừa, nước rất trong nhưng rất độc, ở những nơi hiểm trở thế này,đòi hỏi con người phải thận trọng đủ thứ, từ miếng ăn, miếng uống đến đường đi nước bước v.v…

.
Nhưng thường thường những lúc khó khăn gian khổ thế này, con người ta không bao giờ chết được, sự chết chỉ đến với con người trong những lúc sung sướng mà thôi !
Thành phố Kontum không giống như Sài gòn hay Trung Chánh, Bà Điểm gì cả, nó chỉ là một thị xã rất nhỏ trong khoảng ô vuông 2km cạnh, một dãy đất nằm dưới thung lũng xung quanh toàn là núi non trùng trùng điệp điệp.
.
Cả thành phố Kontum chỉ có một cái chợ ở giữa, chợ Kontum chỉ bằng chợ Bà Điểm thôi, tại đây chỉ có 3 con đường lớn tráng dầu cỡ như đường Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn, ngoài ra toàn là đường nhỏ rải đá hoặc đường mòn thôi, chỉ có lẩn quẩn trong phố là có người kinh còn xung quanh cách chợ khoảng 5 km toàn là những buông sóc người thượng, ra xa tí nữa thì toàn là rừng núi, những dấu vết của kỳ chiến cuộc Kontum kiêu hùng mà thây người nhiều quá, không thể nào mang ra hết được.
.
Ở đây muốn về Pleiku chơi thì rất khó vì phải đi ngang qua đèo Chu-Pao ở đó có trạm kiểm soát rất gắt, và Chu-Pao cũng là một địa danh nổi tiếng hồi chiến cuộc, và bây giờ mới hiểu thấm thía chữ kiêu hùng của Kontum đó. Ở Pleiku lên Kontum thì rất dễ chỉ cần đi xe đò 2 giờ là tới nơi không có ai xét hỏi gì hết vì Kontum là chỗ cuối cùng của binh chủng địa phương.
.

Còn khí hậu ở tại thành phố Kontum tuy rất lạnh, nhưng dù sao cũng còn có xe cộ, và đông người nên cái lạnh còn chịu được, chứ ở trong rừng khí lạnh rất quái đản, lúc giữa trưa mà chướng khí rợn người như đêm Noel vậy ! còn về đêm chỉ trùm poncho lại ngủ thôi ít khi ra căn lều lắm ! Hiện giờ tôi hết tiền mà lương tháng 11 chưa có, chờ đến tháng 12 lãnh dồn.
.
Ở đây tiền và đồ ăn cái gì cũng cần thiết nhưng ở Sài Gòn làm sao gởi ra được, tiền còn có thể gởi măn-đa chứ đồ ăn không bao giờ gởi ra được ! Thôi thì ở nhà đừng gởi gì ra hết vì tôi chỉ được về dưỡng quân có 10 ngày rồi lại vào rừng tiếp nên cũng không cần tiền làm gì, có thể 2 ngày phép về Kontum ăn cơm ở nhà ông Trung sĩ Chinh được rồi.
.
Ở đây chỉ hy vọng về nhà được trong kỳ thi tú tài 2, 01-06-74, còn vấn đề hình chụp chắc không có, chị lục lại trong tủ chỗ cuốn album xem có tấm phim nào không?
À, chị đã được miễn học Chí Linh rồi, cũng đáng mừng lắm đấy, vì chỉ có ở nhà là sướng nhất mà thôi!Còn việc Lan đến nhà thăm 10-11-73 sao trễ quá nhỉ, phải sớm hơn 1 tuần là gặp tôi rồi; ối giời ! cô ta cũng chịu khó quá đấy. Ở Bình Dương mà lội mãi tới Sài Gòn tìm nhà để tặng quà, nghĩ cũng kiên nhẫn thiệt ! Ở quân trường cô ta thăm rất nhiều lần, nhưng toàn là lúc tôi về phép cả, chỉ gặp tôi một lần lúc gần mãn khóa thôi.
.
Đối với gia đình Lan, tôi chỉ mến bác Mười và một người anh vì họ rất tử tế, còn đối với cô ta tôi chỉ coi như bạn, tôi chỉ gọi cô ta bằng tên chứ không bao giờ gọi bằng em như thằng Nguyên, vì có lần ở quân trường cô ta có gởi thư tỏ tình với thằng Nguyên rồi!
.
À, Dương Ngọc Nga ở 80 Âu Dương Lân cũng có gởi thư thăm tôi nữa hả ? Cô này tôi chỉ quen biết sơ sơ ở khu tiếp tân thôi mà cũng gởi thư từ lắm nhỉ ! Lúc ở Bình Dương tôi hay lại nhà cô Vân con của ông lái đò chơi, còn cô Nga thì làm chung chỗ với Vân, và cô ta giới thiệu Nga với tôi, chuyện đó tôi bỏ quên đến chừng sắp mãn khóa, 2 cô có vào thăm, lúc đầu tôi cũng không nhớ Nga là ai, chừng Vân nhắc lại tôi mới nhớ, lúc đó cô ta có gởi thư qua lại với tôi vài lần, tôi chỉ biết cô ta mồ côi cha, ở nhà bán tiệm vàng, và học tới lớp 3 thì nghỉ học đi làm, cô ta nói chuyện không được văn vẽ nhưng có vẽ thành thật lắm ! lúc đầu tôi không để ý nhưng sau tôi thấy cô ta dễ mến lắm đó!
.
Mấy cô gởi thư có gì quan trọng không? Còn tôi lúc này nãn quá không muốn gởi thư cho ai hết cả, chị viết thư trả lời giùm tôi nhé! Tôi chẳng biết tán tỉnh thế nào, nhưng vì mang tên là lính sữa Babilắc nên mấy cô mới làm quen đó!
.
Ở đây mấy ông binh lính hầu hết đều biết ăn nhậu, cờ bạc, chơi bời, nhưng riêng tôi, không bao giờ có chuyện đó, ăn nhậu đôi khi còn có chút đỉnh nhưng chơi bời tôi tuyệt đối không bao giờ có, vì tôi ghê tởm những chứng bệnh này đến tận xương tủy lận, ở Trung đội có nhiều ông mắc bệnh lậu rất thảm thương, nhưng lúc về phép vẫn chứng nào tật nấy, mà mình cũng không cách nào ngăn cản họ được!
.
Đến ngày 10-11-72, lại có chuyến tiếp tế từ Hạ sĩ quan trở lên chỉ tiếp tế gạo thôi chứ không có đồ ăn, các binh lính có đồ ăn nhưng rất ít, mỗi người chỉ có 1 miếng thịt heo chỉ vài trăm gram thôi, nói là thịt heo chứ thật ra chỉ là da và mỡ thôi, tôi xin được 1 miếng mỡ heo bằng lóng tay mà ăn thấy ngon không kể xiết vì cả tháng trời chưa khi nào được ăn một miếng đồ tươi như vậy.
.
Sau đó có lệnh di chuyển đến vị trí khác, 1 ngọn đồi cách đó khoảng 5km đường chim bay, nhưng đi đường rừng phải mất chừng 1 ngày trời mới tới. Lúc đầu đi bằng phương giác rất chính xác nhưng phải băng rừng mệt quá, tôi phải cho lính đi theo đường mòn, đi đường mòn thấy khỏe thiệt, vì không phải chặt cây cối gì hết, nhưng đi loanh quanh rất xa, mà trên bản đồ lại không có đường mòn!
.
Như vậy đi đến đâu chỉ báo cáo cảnh vật xung quanh về Đại đội, để Đại đội ấn định vị trí đóng quân, đến một lúc Trung đội tôi di chuyển đến một ngọn đồi trọc, trên đó có để 3 cây M72 mới toanh, tôi báo cáo về Đại đội là đã đến 1 ngọn đồi và những gì có trên đó, thì thằng điều khiển máy ở Đại đội lại ấm ớ làm sao, nó không biết phải vị trí đóng quân ở đó không, nó bảo cứ tiếp tục đi theo đường mòn, đến nửa giờ sau ông Đại đội trưởng đến điều khiển máy, tôi nói là Trung đội tôi đã qua khỏi ngọn đồi đó hơn nửa giờ rồi, ông ta hoảng hồn nói cho trở lại ngọn đồi đó ngay vì đã đi quá mấy cây số rồi!
.
Lúc đó vừa mệt vừa sùng nhưng cấp trên sơ suất như vậy mình biết khiếu nại thế nào! Thôi đành phải trở về vậy!, Khi đến nơi rồi ai nấy đều mệt rã rượi, cũng chỉ vì một câu nói sơ suất ở trên mà cấp dưới phải chịu hậu quả như vậy!
.
Sống trong rừng rú sao cuộc sống tẻ nhạt quá ! Sự lạnh lẽo ở chốn hoang thiêng làm cho con người ta già đi thì phải, thật vậy! có lần tôi nhìn vào gương thấy mình đã thay đổi hẳn hồi đó, mặt mày già dặn, râu tóc xồm xoàm như những người đứng tuổi vậy!
.
Hành quân cả tháng trời nhưng thật ra tôi chỉ được tắm rửa có mấy lần! mặc dầu có biết bao nước trong suối mát, nhưng từ đỉnh núi đóng quân đến con suối dưới chân núi xa khoảng 1 km đường dốc đứng mà phải đi bằng 2 chân lẫn 2 tay mới mong khỏi bị lăn xuống núi, đã vậy có phải là yên ổn đâu, ở suối là nơi dễ bị phục kích nhất. Trong cuộc hành quân này Tiểu đoàn tôi bị chết cũng khá nhiều chỉ vì xuống suối múc nước mà thôi.
.
Còn vấn đề lương bổng ở đây không thể làm đơn mượn trước được, tôi phải đành chịu cực 2 tháng đầu vậy, và cuối tháng 12 lãnh lương 2 tháng dồn cũng khoảng hơn 20 ngàn vì còn ăn lương Trung sĩ khoảng 13 ngàn 1tháng, nhưng trừ tiền cơm cũng khá nhiều, hơn nữa Địa phương quân không có tiền phụ cấp đắc đỏ hay tiền hành quân gì hết vì nó không có quyền lợi như các Sư đoàn, và kỳ lương này tôi cần mua sắm nhiều thứ nên không thể gởi măn-đa về được đâu, thôi để chờ kỳ lãnh lắp-ben vậy!
.

Hiện giờ tôi vẫn mạnh khỏe và vẫn vui vẻ trên đường hành quân, tuy gian lao nhưng không có gì nguy hiểm cả, tình hình Kontum lúc này cũng lắng dịu rồi ! như vậy phần tôi coi như tạm yên, ước mong một ngày nào đó sẽ được về sum họp với gia đình như thường đêm trong giấc ngủ !
.
Đến đây tôi tạm dừng bút, chúc Ba Má và cả gia đình được bình yên ! còn Út lúc nào cũng mạnh giỏi và nghịch ngợm nhiều thật nhiều cho mau lớn, thương Út nhiều lắm đó !
Sau cùng tôi có lời chúc gia đình Bác Ba cũng như những người thân thích với gia đình mình được nhiều may mắn. Nhờ chị chuyển lời chúc Lan, Nga, Tuấn v.v… những người bạn thân tuy xa nhau nhưng tâm hồn vẫn còn sum họp với kẻ ly hương…



Con cùa Ba Má.


-- SỐNG
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
CHẾT
.
"Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân."
(Sào Nam Phan Bội Châu)



trở về

Thursday, November 26, 2009

CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI MỸ TRÊN QUÊ HƯƠNG TÔI

Chiến Tranh Và Người Mỹ Trên Quê Hương Tôi

Kính tưởng niệm tất cả anh linh chiến sĩ Việt Nam – Hoa Kỳ và đồng minh, có Anh Chị Em ruột thịt của tôi, đã hy sinh vì chính nghĩa Tự Do trong chiến tranh Việt Nam trước tháng 4 / 1975

Huyên Chương Quý

Năm 1961, má tôi bị bệnh tê liệt, chạy chữa khắp nơi, thuốc Bắc, thuốc Nam vẫn không khỏi, phải vào nằm nhà thương thí thị xã Phan Rang. Cha tôi đã mất. Chị Mùi, trưởng nữ, đi buôn dưa tận tỉnh Long Khánh, thỉnh thoảng mới về thăm má. Anh Phùng, trưởng huynh, anh Thiện kế tôi, đều đi học nghề thí công ở nhà chủ. Em Hỷ làm con nuôi người ta. Chỉ còn tôi luôn quấn quýt ở bên má. Thấy gia cảnh má nghèo, ban giám đốc cho tôi được ở lại luôn tại nhà thương để phụ chăm sóc má.

Hàng ngày, ngoài hai lần đến nhà bếp lãnh cơm về cho má và tôi cùng ăn, tôi thường đi la cà các khu bệnh khác trong nhà thương। Có lần đi ngang khu cấp cứu, tôi thấy nhiều thương binh nằm ở ngoài sân. Người nào cũng máu me lênh láng đầy mình. Họ rên rĩ, la hét vì cơn đau của những vết thương. Không hiểu vì sao có nhiều người bị thương như vậy, tôi tần ngần đứng nhìn một lúc, thấy tội nghiệp cho họ lắm. Lần khác, khi có vài anh lính khỏe mạnh khiêng thương binh vào khu cấp cứu xong thì ngồi nghỉ mệt, tôi làm gan đến hỏi. Các anh cho biết vừa mới đánh nhau ác liệt với tụi Việt cộng ở Sông Pha, cách thị xã vài chục cây số. Tôi không biết tụi Việt cộng là ai. Tôi nghĩ chắc là bọn ăn cướp. Tuổi mới lên bảy, tôi chưa biết gì về chiến tranh.


Nằm nhà thương vài tháng, bệnh.má tôi vẫn không thuyên giảm. Cô Ba Tình, em kết nghĩa của cha tôi, đưa hai má con tôi về lại làng Tấn Tài B, cách thị xã bốn cây số, ở trong ngôi nhà tranh nhỏ trong vườn nhà cô. Tháng 8 / 1962, má tôi mất. Cô Ba nhận tôi làm con nuôi, cho ăn học tử tế. Sau vài lần ngồi khóc một mình trong xó tối vì nhớ má, tôi trở lại tính hồn nhiên, đi học, đi chơi với bạn bè, quên đi thời gian cơ cực mỗi ngày phải tự đi chợ, đi lượm củi, nấu cơm, nấu thuốc Bắc, lo lắng cho mẹ hiền bệnh hoạn nằm một chổ; quên cả hình ảnh các thương binh máu me đầy mình ở khu cấp cứu trong nhà thương. Có vài ngày má nuôi và nhiều người khác trong làng đi làm hàng rào ấp chiến lược. Tôi đi theo má nuôi, lanh chanh chạy chổ này, chổ nọ chứ chẳng giúp được gì cho ai. Tôi hỏi má nuôi sao phải làm hàng rào dài thế, má nuôi nói là để không cho Việt cộng vào làng, vì Việt cộng nó ác lắm. Cuối năm, có anh Phước, người cháu của má nuôi từ tỉnh Lâm Đồng về chơi, kể cho tôi nghe những trận đánh của anh với Việt cộng; nhiều lần một mình anh mà đánh lui cả trăm tên Việt cộng. Anh đặt nhiều khẩu súng dọc theo giao thông hào, rồi chạy xẹt tới, xẹt lui bắn loạn xà ngầu, tụi Việt cộng sợ quá phải bỏ chạy. Lớn lên, tôi biết anh nói dóc. Anh còn nói dóc là Việt cộng nó ốm tong, ốm teo như con khỉ, nhiều thằng leo lên cây đu đủ cũng không gãy. Nhưng lúc đó còn nhỏ, nghe anh kể, tôi phục lăn. Anh cho tôi biết Việt cộng đang gây chiến tranh ở nhiều nơi trên đất nước. Rồi nhờ các bài học lịch sử vở lòng, thêm đọc truyện “Tuấn, chàng trai nước Việt” của Nguyễn Vỹ, tôi mới hiểu thế nào là giặc ngoại xâm gây họa chiến tranh, sự tàn ác của bọn Tàu và sự bóc lột dân ta của người Pháp. Bây giờ thêm tụi Việt cộng ác ôn gây chiến. Tôi thấy sợ chiến tranh, căm ghét tụi Việt cộng, oán hận giặc Tàu phương Bắc và giặc Pháp phương Tây. Đời sống quanh tôi ở Phan Rang bấy giờ rất thanh bình. Nhưng qua lời kể chuyện của anh Phước, trí óc tuổi thơ tôi cũng lờ mờ hiểu được hiểm họa chiến tranh đang xảy ra trên quê hương.

Hè 1965, tôi học xong lớp ba। Chị Mùi đưa mấy anh em tôi vào Long Khánh sống với chú thiếm Bảy tại ấp Tân Phú. Con đường đất đỏ từ thị xã Xuân Lộc đi vào ấp mang tên Hoàng Diệu có một đồn lính Mỹ ở đầu ấp. Mọi người gọi là đồn Hoàng Diệu. Cách ấp khoảng hai cây số, có thêm căn cứ đóng quân của Sư đoàn 18 bộ binh và Lực lượng Thiết giáp. Nhiều lần, xe thiết giáp và xe GMC chở đầy lính chạy rầm rầm ngang qua ấp, đi về hướng rừng sâu, bụi tung mù mịt cả con đường. Tôi đoán là lính đi hành quân đánh Việt cộng. Rồi, nhiều lần có những tiếng nổ ầm ầm trong đêm, nghe rất gần. Cả gia đình đều chạy xuống hầm. Chú Bảy nói đó là Việt cộng pháo kích. Bộ mặt chiến tranh đã hiện rõ trước mắt tôi.


Một ngày, đi học về trên đường Hoàng Diệu, ngang qua đồn lính Mỹ, tôi nhìn thấy nhiều người lính Mỹ ra, vào đồn. Họ da trắng, cao lớn, mủi lỏ, mắt xanh. Có vài người cũng cao lớn nhưng mặt mày đen thui. Nhớ lời má nuôi kể giặc Pháp thời trước cũng dáng người cao lớn, mủi lỏ, mắt xanh, thêm có nhiều lính lê dương da đen rất hung ác, tự nhiên tôi thấy sợ sợ những người lính Mỹ này. Tôi nghĩ, chắc là họ xâm lăng nước mình. Lòng hiếu kỳ khiến tôi cứ đứng nhìn chăm chăm vào họ. Nhưng sao trông họ hiền hòa quá, chẳng có chút gì hung dữ như giặc Tây. Họ cười vui vẻ khi thấy tôi đứng nhìn. Còn vẫy vẫy tay với tôi nữa. Một người lính đen đến gần, chìa ra trước mặt tôi cây kẹo chewing gum. Tôi lắc đầu không nhận, ù chạy về nhà. Tôi nói với chú Bảy :

- Hôm nay lần đầu tiên con gặp người Mỹ. Trông tướng họ giống như giặc Tây vậy. Bộ người Mỹ xâm lăng nước mình hở chú ?
Chú Bảy cười xòa :
- Họ không phải là giặc xâm lăng đâu con.
- Vậy họ đến nước mình làm chi ?
- Vì nước Mỹ, còn gọi là Hoa Kỳ, là đồng minh nước Việt Nam Cộng Hòa mình, nên họ gửi lính qua giúp mình đánh Việt cộng.
- Vậy người Mỹ là bạn của mình. Hèn chi con thấy họ hiền ghê, còn cho con kẹo nữa, mà con không lấy. Nước Mỹ ở đâu chú ?
- Ở Châu Mỹ. Còn nước Pháp ở Châu Âu. Hai nước cách xa nhau lắm. Mỹ là nước giàu mạnh, lãnh đạo khối thế giới tự do chống lại cộng sản. Tụi cộng sản Tàu, Nga nó ác lắm, thường giết hại dân lành. Việt cộng là tay sai của cộng sản Nga, Tàu nên cũng rất ác ôn, chuyên đấu tố, cướp của, giết người. Trước năm 1954, ba của con làm Chánh tổng ở tổng Phước An, tỉnh Ninh Thuận, giàu có lắm, bị Việt cộng, hồi đó gọi là Việt minh, vào đốt nhà, cướp hết tài sản, đất đai. Ba má con mới chạy về làng Tấn Tài B lánh nạn, sống nghèo khổ như vậy.

Đối với tuổi thơ tôi, người Mỹ đã hiện diện trên quê hương tôi bắt đầu từ lần đầu tiên nhìn thấy đó. Rồi hình ảnh người Mỹ trở thành quen thuộc khi tôi thường nhìn thấy những xe GMC chở lính Mỹ chạy trên nhiều con đường khác trong thị xã. Đám trẻ nhỏ mỗi khi thấy xe lính Mỹ chạy qua là ùa ra vẫy tay, kêu ỏm tỏi những tiếng ô kê, ô kê, hê lô, hê lô để mong được lính Mỹ quăng cho vài cây kẹo.

Có lính Mỹ đóng quân, con đường Hoàng Diệu dần dần trở nên vui nhộn với những quán bar mọc lên san sát, đối diện với suốt cả chiều dài của đồn Mỹ. Những cô gái trẻ, mặt đầy phấn son, mặc Mini bó sát, ngắn củn cởn, thường ra đứng trước cửa quán mời mọc lính Mỹ. Có anh nào chịu vào quán là các cô ôm eo, bá vai, cười nói lả lơi. Thỉnh thoảng, có vài anh lính Mỹ say xỉn làm bậy cái gì đó, các cô la ới ới, chạy sấp chạy ngửa ra đường.

Số phận ấp Tân Phú có chung số phận với đồn Mỹ khi phải chịu đựng những trận đạn pháo của Việt cộng rót vào. Mỗi khi bị Việt cộng pháo kích, đồn Mỹ pháo trả lại. Tiếng nổ ầm ầm vang dội trong đêm. Cứ sau giờ cơm nước buổi tối, người dân trong ấp lại phập phồng lo sợ, không biết lúc nào Việt cộng sẽ bắn pháo. Họ ngủ không yên giấc. Gia đình chú thiếm Bảy tôi cũng vậy. Phần tôi, mỗi lần phải chạy xuống hầm tránh đạn pháo kích, tôi thấy ớn ớn căn hầm. Tôi với cả nhà tám người chụm lại, ngồi chồm hổm ở dưới hầm. Vách hầm đất đỏ ẩm ướt, bốc lên mùi hôi hám, thật khó chịu, tôi muốn ói. Tôi còn gục tới, gục lui vì cơn buồn ngủ, nhiều lúc ngã lăn kềnh trong hầm, mặt, mủi, tay, chân, quần áo dính đầy đất đỏ..

Có nhiều trận pháo kích, đạn rót trúng ngay nhà dân. Tiếng la hét, kêu gào của những người hàng xóm bị thương nghe thật thảm thiết, thê lương trong đêm đen. Những trận pháo kích của Việt cộng tăng lên, từng đêm, từng đêm. Riết rồi chú Bảy tôi không thèm chạy xuống hầm nữa. Mọi người trong gia đình ngồi dưới hầm mà cứ nơm nớp lo lắng cho chú. Thiếm Bảy gào lên :
- Xuống hầm đi ông. Xuống hầm đi ông.
Tiếng chú tôi nói vọng xuống :
- Mấy người cứ ở yên dưới hầm đi. Đừng lo cho tôi.
Thiếm Bảy càng gào to hơn :
- Trời ơi ! Ông muốn chết sao ? Tôi lạy ông !. Xuống hầm đi ông.
- Đừng lo. Gần đất, xa trời rồi, sợ gì chết.

Cứ vậy, đêm nào cũng điệp khúc đó giữa chú thiếm, thành quen thuộc với tôi. Cũng từ đó, tôi bắt đầu mỗi ngày biết dán mắt vào những mẫu tin tức chiến sự trên các nhật báo. Tôi biết được chiến tranh đã lan ra khắp miền Nam Việt Nam. Con số lính Mỹ tham chiến lên tới mấy trăm ngàn người. Còn có thêm quân các nước đồng minh khác như Đại Hàn, Thái Lan, Tân tây Lan, Úc đại Lợi, Phi luật Tân. Cường độ chiến tranh leo thang, thì lính Mỹ ở đồn Hoàng Diệu và người dân ấp Tân Phú càng hứng chịu nhiều hơn những trận pháo kích của Việt cộng. Cứ vài ngày là có một ngôi nhà bị đổ sập, tan hoang, và vài người dân chết hoặc bị thương. Tuổi thơ tôi có lần tự hỏi : Vì người Mỹ có mặt càng ngày càng đông trên quê hương tôi mà chiến tranh lan rộng, hay vì Việt cộng tăng cường chiến sự, mở rộng chiến tranh mà người Mỹ mới ngày càng có mặt đông đảo trên quê hương tôi ? Rồi tôi cũng quên đi những thắc mắc đó.

Chuyện chiến tranh ngày càng khốc liệt trên quê hương trở thành quen thuộc, như chuyện ăn cơm mỗi bửa, sáng, trưa, chiều. Trí óc non nớt của tôi chưa đủ sức để tìm hiểu những vấn đề phức tạp. Tôi phải lo học hành. Còn phải đi phụ ruộng rẫy với gia đình chú thiếm.

Cuối năm 1966, chị Mùi lấy chồng là lính Biệt kích Mỹ. Tôi và anh Thiện theo ở với chị. Biệt kích Mỹ là binh chủng do người Mỹ trực tiếp huấn luyện, chỉ huy và trả lương. Mới đầu, đại đội anh Vọng, anh rể tôi, đóng quân ở Gia Liêu, gần thị xã. Vài tháng sau, đơn vị anh Vọng chuyển lên đóng trại ở lưng chừng núi Thị, cách thị xã khoảng mười cây số. Ở trên đỉnh núi, có căn cứ sĩ quan Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ. Chị tôi nhận được công việc nấu ăn cho sĩ quan Mỹ. Mỗi tối, khoảng 8 giờ, tôi lên đỉnh núi đón chị về. Nhiều lần tôi gặp các sĩ quan Mỹ. Họ rất thân thiện, cởi mở. Lúc thì ông sĩ quan Mỹ trắng lấy bánh ngọt mời tôi ăn. Lúc khác thì ông sĩ quan Mỹ đen lấy cho tôi lon cô ca lạnh, rồi xoa đầu tôi và nói vài câu tiếng Anh. Chị tôi thông ngôn lại : “Ổng nói em hiền hậu, trắng trẻo, dễ thương, nhưng dáng người có chút xíu khoảng tám, chín tuổi. Ổng không tin là em đã 13 tuổi rồi” Tôi bẽn lẽn cảm ơn ông. Tôi thấy thiện cảm với người Mỹ. Nên lúc đọc báo, biết được nhiều lính Mỹ bị thương, tử trận khi sát cánh chiến đấu với lính mình ở khắp nơi trên nửa lãnh thổ hình cong chữ S, tôi thấy đau xót cho họ. Quên bẵng những lời giải thích của chú Bảy, tôi lại tự hỏi : Tại sao từ một nơi xa lắc, xa lơ cách một Thái Bình Dương vời vợi, người Mỹ lại đến đây chiến đấu cho quê hương tôi và chết vì quê hương tôi như thế ?

Gần cuối năm 1967, đại đội anh Vọng chuyển đi trại Biệt kích Mỹ Bến Sỏi, ở tận tỉnh Tây Ninh. Chị tôi theo chồng. Tôi và anh Thiện về ở với cô Lang, em họ lớn tuổi của tôi trong xóm cây cao su, gần bến xe Xuân Lộc. Anh Phùng rời nhà chú Bảy đi Sài Gòn sống với gia đình dì Mười, bà con bên ngoại. Tết Mậu thân, 1968, Việt cộng tổng tấn công vào Sài Gòn, Huế và khắp các tỉnh, thành khác ở miền Nam. Thị xã Xuân Lộc cũng không tránh khỏi. Tôi không ngờ cô Lang là cán bộ Việt cộng nằm vùng. Trong đêm giao thừa, cộng quân tấn công vào thị xã, cô dẫn Lộc, 17 tuổi, con trai cô và anh Thiện đi vòng vòng trong xóm, kêu gọi người dân nổi dậy lật đổ chính quyền “Mỹ, Ngụy”. Nằm trong nhà, tôi nghe rõ mồn một tiếng cô Lang, Lộc và anh Thiện vang lên om om trong đêm khuya. Cuộc tấn công của Việt cộng bị thất bại, phơi nhiều xác trong thị xã. Cô Lang dẫn Lộc và anh Thiện đi vào rừng làm du kích. Tôi chạy về lại nhà chú Bảy. Học hết lớp đệ thất ( lớp 6 ), tôi đi Sài Gòn sống với anh Phùng. Tại Sài Gòn, nhiều nơi vẫn còn dấu tích bị tàn phá bởi đạn pháo, và người dân vẫn còn nét lo lắng, ưu tư trên khuôn mặt. Riêng Huế bị cộng quân chiếm giữ 25 ngày, tàn sát hơn sáu ngàn dân rồi chôn vào mấy chục hố chôn tập thể trong thành phố. Nghe người ta kể lại, tôi thấy ớn lạnh vì sự tàn ác của Việt cộng.

Cuối năm 1968, cô Lang cho người báo tin cho chú Bảy là anh Thiện và Lộc đã chết trong một trận càn quét của Sư đoàn 18. Nghe chú Bảy kể lại, tôi ra sau hè, ngồi lặng lẽ một hồi thì bật khóc nức nở. Kế tiếp là Ngọc, lính Sư đoàn 18, con trai duy nhất của chú Bảy cũng hy sinh trong một trận đánh vào cứ địa Việt cộng tại biên giới Việt – Miên. Rồi anh Phùng vào lính, sư đoàn 7 bộ binh, đóng quân tại căn cứ Đồng Tâm, gần thành phố Mỹ Tho. Tôi đi Tây Ninh, sống với anh chị Mùi trong trại Biệt kích Mỹ Bến Sỏi, từ giữa năm 1969 đến giữa năm 1970. Đây chính là thời gian tôi có những kỷ niệm thật đẹp, thật êm đềm, vui vẻ với nhiều người lính Mỹ, và hiểu rõ hơn tại sao người Mỹ đã đến đất nước tôi, ra công, ra sức, ra tiền, tốn hao bom, đạn, xương máu để bảo vệ miền Nam Việt Nam.
….
Trại Biệt kích Mỹ Bến Sỏi do một nhóm sĩ quan Lực lượng đặc biệt Việt Nam trực tiếp chỉ huy nhưng thuộc quyền chủ quản của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ B16, tỉnh Tây Ninh. Trại cách biên giới Việt – Miên vài chục cây số. Chung quanh công sự phòng thủ của trại có sáu hàng rào kẻm gai gắn mìn “định hướng”, loại mìn bắn mìểng về phiá trước chống địch quân xâm nhập. Vòng ngoài xa xa, ở phía Bắc và Tây là những xóm nhà dân, phía Đông là cánh đồng hoang, phía Nam là con sông Vàm Cỏ lượn lờ chảy ngang qua. Quân số của trại có bốn đại đội Biệt kích, thêm một đội Pháo binh tăng cường. Lính của ba đại đội : 349, 351, 352 đều là người Việt chính gốc. Riêng đại đội 350 do anh Vọng làm đại đội phó toàn người Việt gốc Miên, được Mỹ tuyển dụng từ tỉnh Trà Vinh.
Anh Vọng cũng là người Việt gốc Miên nhưng có nước da trắng hơn nhiều người Việt. Dáng người anh dong dong, phong nhã, trông như thư sinh. Khuôn mặt anh có nét rắn rỏi, can trường của một người lính dày dạn gió sương. Miệng anh lúc nào cũng nở nụ cười tươi, và tính tình rất hòa nhã, khiêm tốn. Có lẽ đó là điều khiến chị tôi hết mực yêu thương anh và sống với anh rất hạnh phúc. Tôi mừng cho chị tôi lấy được người chồng tốt. Anh Vọng thương tôi như em ruột. Lần này, chính anh viết thư kêu tôi đi Bến Sỏi sống với anh chị; cho anh chị em gần gũi nhau. Anh đã chờ cả buổi ở bến xe Tây Ninh để đón tôi, đưa tôi về Bến Sỏi. Anh kể lại, trong mấy năm qua, vì ở gần biên giới là vùng cứ địa Việt cộng, nên trại Bến Sỏi chịu đựng nhiều áp lực nặng nề của cộng quân. Đã nhiều lần cộng quân tấn công vào trại bằng chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung, nhưng đều bị thất bại trước sự chống trả quyết liệt của lực lượng Biệt kích Mỹ. Chúng rút lui, đã bỏ lại nhiều xác chết vắt vẻo trên các hàng rào kẻm gai. Còn chuyện hứng chịu những cơn mưa pháo của Việt cộng hằng đêm là chuyện quá thường tình đối với người lính Biệt kích Bến Sỏi và vợ con của họ. Chị Mùi theo anh Vọng mấy năm qua, đã quen với những gian nguy, khổ cực của đời vợ lính. Đạn, bom, sự chết chóc của con người trong chiến tranh, đối với chị đã trở thành quen thuộc.

Anh chị Mùi bấy giờ đã có một đứa con trai lên một tuổi, tên Quang. Tôi sống với anh chị và cháu Quang trong một căn nhà mái tôn xập xệ ở xóm dân, gần bến phà sông Vàm Cỏ. Anh Vọng bận nhiều công vụ, chỉ xẹt về nhà một chút khi có giờ rãnh. Mỗi trưa, tôi vào trại lãnh cơm về cho cả nhà ăn. Mỗi chiều, chị Mùi bế cháu Quang cùng với tôi vào trại, ngủ qua đêm trong một căn hầm chất đầy bao cát chung quanh và trên nóc; cũng là công sự phòng thủ rất kiên cố. Hai tháng đầu, tôi chỉ long nhong đi chơi trong các xóm dân. Tôi làm quen được vài đứa bạn cùng lứa tuổi, thường hẹn nhau đi hái ổi, hái me ở các vườn hoang. Ăn đã rồi bắn bi, vật lộn. Sau đó rủ nhau đi tắm sông, thi đua bơi lội. Có lần, tôi xin theo ca nô của các anh đội Giang thuyền. Ca nô lướt nước dọc theo dòng sông Vàm Cỏ uốn khúc quanh co. Hai bên sông, chen lẫn với hàng dừa xanh, là những khóm hoa dại đủ màu, đỏ, vàng, tím. Phong cảnh thật đẹp, nên thơ. Khi đã xa khu dân cư, các anh Giang thuyền quăng một trái lựu đạn xuống nước. Vài phút sau, cá nổi lềnh bềnh, nhìn vui con mắt. Chúng tôi tranh nhau vớt cá, cười, nói ầm ĩ. Đời sống thật vui, nhưng vô tích sự. Có lẽ thấy cái vô tích sự đó, nên giữa tháng 8 / 1969, tôi đi bán đậu phộng rang trong trại.

Thường, ăn cơm trưa xong, nghỉ ngơi một tiếng, tôi mới đến nhà chủ lấy đậu phộng rang đem vào trại. Công việc nhẹ nhàng này cũng cho tôi có được vài chục đồng tiền lời mỗi ngày để tiêu xài lặt vặt. Mới đó, đã đi bán được một tháng. Một buổi chiều, thấy thùng đậu chỉ còn lại vài gói, tôi ngồi nghỉ trên một công sự gần dãy nhà cố vấn Mỹ. Một ông cố vấn Mỹ, trông còn trẻ, từ trong dãy nhà bước ra, đi tới, đi lui ở hàng hiên. Không biết ông định làm cái gì. Chắc là vận động cho giãn gân, giãn cốt. Bỗng ông nhìn về phía tôi, rồi đến gần. Ông nở nụ cười rất tươi, nói :

- Hello! How are you ?
Tôi cũng biết bập bõm vài câu tiếng Anh thông thường, hiểu câu này là câu chào, hỏi thăm, nên cũng cười tươi, trả lời :
- Yes ! I am very good. And you ?
- Very good too !
Rồi ông chỉ vào thùng đậu phộng : - How much ?
Vốn đã có thiện cảm với người lính Mỹ, tôi muốn nhân dịp này thể hiện cảm tình của tôi nên vội lấy ra hai gói đậu đưa ông, rồi quơ quơ tay, nói :
- I like you. I don’t take money
Nét ngạc nhiên hiện lên trên khuôn mặt ông. Ông nói một câu hơi dài, tôi tỏ vẻ không hiểu. Ông mới ngoắc tay : - Come with me.
Tôi đi theo ông vào nhà cố vấn. Ông gọi một anh lính Việt đến, nói với ảnh điều gì đó. Ảnh quay sang tôi, tự giới thiệu :
- Anh là Tô, thông dịch viên. Còn ổng là Bonny, trung úy cố vấn trưởng ở đây. Ổng nói em đi bán mà sao lại không muốn lấy tiền của ổng ?.
Tôi ấp úng, ơ ơ một hồi mới nói :
- Dạ, tại vì em thấy rất quý trọng những người lính Mỹ. Họ từ nước Mỹ xa xôi lại đến nước mình, giúp mình đánh Việt cộng. Em ghét Việt cộng lắm.
Anh Tô nói lại với ông Bonny, ông gật gật đầu. Qua anh Tô thông ngôn, ông nói chuyện với tôi :
- Em tốt lắm. Em tên gì ? Mấy tuổi ?
- Dạ, em tên Quý, 15 tuổi.
- Em đang ở với ai trong trại ?
- Dạ, em ở với anh chị. Anh rể em là anh Vọng, đại đội phó đại đội 350
- Còn ba má em đâu ?
- Dạ, ba má em đã mất lúc em còn nhỏ.
- Em có đi học không ?
- Dạ, em học hết lớp đệ thất thì nghỉ. Bây giờ ở đây muốn đi học cũng khó. Từ Bến Sỏi đến thị xã Tây Ninh mấy chục cây số. Xa quá.

Trung úy Bonny trầm ngâm một lúc rồi nói với anh Tô một câu hơi dài. Anh Tô mỉm cười thông ngôn lại :

- Ổng nói hoàn cảnh của em thật tội nghiệp. Ổng thấy thương. Em 15 tuổi gì mà có chút xíu, như là mười tuổi. Nhìn dễ thương lắm. Từ ngày mai, em đừng đi bán đậu phộng nữa. Cực khổ. Em đến ở tại nhà cố vấn này luôn. Coi như ổng nuôi em. Anh Tô vỗ vai tôi, nói tiếp : - Sướng rồi đó. Em cảm ơn ổng đi.
Tôi đứng dậy, nói lí nhí :

- Thank you very much. Rồi tôi lấy ra hết mấy gói đậu trong thùng đưa cho anh Tô : - Còn mấy gói, em biếu anh. Ngày mai, em sẽ đến.
Ông Bonny bắt tay tôi :
- See you tomorrow.
Tôi cúi đầu chào ông, cảm ơn anh Tô rồi về hầm kể cho chị Mùi nghe. Chị vui vẻ nói :
- Ờ, vào sống trong nhà cố vấn thì sướng cho mày rồi. Nhưng nhớ đừng có làm cái gì bậy mà người ta coi thường người Việt Nam mình.

Nhà cố vấn Mỹ có năm gian. Gian thứ nhất ăn thông với hầm làm việc và ngủ, nghỉ của ban cố vấn. Gian thứ hai rất rộng, gồm nhà bếp, phòng giải trí, cũng là nơi ngủ của anh Tô, anh Kim và tôi. Gian giữa hẹp hơn, dùng làm phòng khách, có cửa ra vào phiá trước, phía sau. Gian thứ tư và gian thứ năm là nơi làm việc, ngủ, nghỉ của đội Công binh, Truyền tin Mỹ tăng cường. Họ phụ trách đài quan sát cao mấy chục mét dựng ở giữa sân trại. Phía sau dãy nhà có các hầm trú ẩn cho mọi người mỗi khi có pháo kích. Hai tuần lễ đầu ở đây, ngoài trung úy Bonny và anh Tô, tôi còn quen thân với trung sĩ John, cố vấn phó, anh Kim, thông dịch viên, chị Dung, nấu ăn, anh Lai, giặt quần áo, và vài anh lính Mỹ khác trong đội tăng cường như Henry, Andy, Jim, Danny, Peter… Anh Lai và chị Dung là thường dân ở thị xã, sáng đến làm, chiều về nhà. Chị Dung nấu các món ăn Mỹ rất ngon. Nhưng tôi chỉ ăn vào buổi chiều ở nhà cố vấn. Buổi trưa, tôi vẫn đi lấy cơm ở nhà bếp trại lính về nhà ăn với anh chị Mùi và cháu Quang cho vui với gia đình.

Lúc còn ở ngoài trại, nhiều khi thèm uống một ly đá chanh, hay ngay cả một ly nước đá lạnh cho đã họng dưới cái nóng như thiêu đốt của vùng Bến Sỏi khô cằn, tôi cũng không có tiền để mua mà uống. Từ ngày tự do ra, vào nhà cố vấn, tôi tha hồ uống cô ca lạnh và ăn cam, táo, nho, bánh ngọt. Không có việc gì làm, tôi thường lân la nói chuyện với các anh lính Mỹ. Hết nói chuyện với anh này thì gặp anh khác. Nhiều câu nói không được thì quơ tay làm dấu loạn xà ngầu. Rồi các anh cũng hiểu. Tôi học hỏi thêm được nhiều câu tiếng Anh đàm thoại qua các anh. Các anh thường lấy hình ảnh người thân, cha, mẹ, vợ, con bên Mỹ cho tôi xem và nói nhớ họ lắm. Tôi hiểu được tình cảm của các anh; nỗi nhớ nhà da diết của người lính Mỹ phải xa gia đình để đi chiến đấu ở một đất nước xa lạ. Cũng buồn lắm. Nhiều khi các anh hát cho tôi nghe, hoặc rủ tôi leo lên đài quan sát chơi. Đứng trên đài cao, có thể nhìn thấy cảnh vật ở xa mấy cây số.

Trung úy Bonny, 30 tuổi, da trắng, dáng người cao lớn, khuôn mặt bầu bầu, tính tình nghiêm nghị, ít nói chuyện với mọi người. Trung sĩ John, 35 tuổi, ngược lại, rất cởi mở, vui vẻ, nói nhiều. Tướng ông cũng cao lớn, khuôn mặt tròn, nước da trắng hồng, hai cánh tay hay khuỳnh ra khi đi, đứng. Ông thích các món ăn Việt. Mỗi cuối tuần, ông và anh Kim chở tôi đi Tây Ninh, đến bộ chỉ huy Lực lượng đặc biệt B16 lấy phim, tài liệu linh tinh, rồi ghé vào thị xã ăn phở. Thỉnh thoảng, ông dẫn tôi vào chợ mua bún, rau sống, tôm, thịt heo ba chỉ, nước mắm đem về cho chị Dung nấu, rồi bày ra giữa gian nhà giải trí, mời mọi người cùng ăn. Xem cách ông John lấy rau, cuốn bún, tôm, thịt, chấm nước mắm ớt ăn ngon lành, không khác gì một người Việt chính gốc, tôi thấy vui lắm. Ăn xong là ông chiếu phim cho cả nhà cố vấn xem.

Ông John có tánh thương người, đặc biệt với trẻ em. Ông hay ra chơi ở xóm dân, cho bánh, kẹo và vui đùa rất vô tư với các em bé. Khi biết có nhà dân nào bị đạn pháo kích của Việt cộng, ông ra thăm, biếu một ít tiền. Có lần, tôi đưa ông đến thăm nhà chị Mùi. Ông rất thích cháu Quang, thường mua quà cho cháu. Ông còn tận tình giúp đỡ một gia đình nghèo ở gần nhà chị tôi có đứa con gái chín tuổi bị cụt chân quá đầu gối. Ông mua cho bé một chiếc xe lăn và nhiều đồ chơi. Mỗi tuần, ông ra thăm bé một lần, đẩy xe cho bé đi chơi vòng vòng trong xóm..Tôi xem ông như một vị Thánh sống. Tình thương của ông là tình thương nhân loại vô bờ bến.

Tôi ở nhà cố vấn được một tháng thì trong một bửa ăn chiều, trung úy Bonny nhờ anh Tô thông ngôn lại với tôi, là ông có người anh bác sĩ ở bên Mỹ muốn tìm con nuôi ở Việt Nam. Ông đã giới thiệu về hoàn cảnh tôi với người anh, anh ổng đồng ý nhận tôi làm con nuôi. Ông hỏi tôi có chịu đi Mỹ làm con nuôi anh ổng không. Tôi chịu ngay. Ông bảo tôi mai về nhà đưa chị Mùi đến gặp ông nói chuyện.

Ngay trong tối đó, tôi đến hầm công sự tìm chị Mùi. Chị đang ngồi ngoài sân với mấy bà bạn. Vừa nghe tôi thuật lại chuyện sẽ làm con nuôi người Mỹ, mấy bà bạn của chị Mùi dèm pha :
- Trời ! Qua ở một nước xa lắc, xa lơ, làm sao chị em được gặp nhau.
- Biết làm con nuôi người Mỹ có sướng không. Hổng chừng bị người ta cho làm ở đợ thì khổ.
- Qua đó, hổng biết tiếng Anh, tiếng u gì, làm sao sống.
- Rồi biết bao giờ chị mới gặp lại nó. Chị đừng cho nó đi.
Tôi tức mình :
- Anh Tô, thông dịch viên, ảnh nói ông đó là bác sĩ, giàu lắm. Nước Mỹ giàu mạnh, văn minh nhất thế giới. Luật pháp ở nước họ quy định con nuôi cũng như con ruột, được nuôi dưỡng, cho học hành đến khi thành tài. Chị đừng nghe mấy bả xúi.
Chị Mùi trầm ngâm một hồi thì quyết định :
- Tao không đồng ý. Cha mẹ không còn. Thằng Thiện đã mất. Thằng Hỷ làm con nuôi cho người ta ở Phan Rang, ngay trong nước mình mà bao năm rồi chưa có dịp gặp lại. Anh Phùng mày thì đang đời lính nay đây, mai đó tận vùng bốn. Tao chỉ còn mày gần gũi. Làm sao mà… Chị Mùi ngập ngừng giây lát rồi dứt khoát : - Tao không chịu. Tao không muốn chị em xa cách nhau.
Tôi cố thuyết phục :
- Chị. Em muốn đi. Nghe anh Tô nói đời sống ở Mỹ vui lắm, sướng lắm. Mà em qua đó được làm con của bác sĩ thì càng sướng hơn nữa. Cho em đi đi chị. Em sẽ viết thư cho chị thường chứ có phải mất biệt luôn đâu. Có dịp thì em sẽ về thăm chị.
Chị Mùi nín thinh. Tôi khẩn khoản :
- Chị… Chị… Cho em đi đi chị…
. Thấy tôi cứ đứng năn nỉ hoài, chị Mùi trả lời nước đôi :
- Thì để tối nay tao suy nghĩ đã. Rồi ngày mai tao cũng đến gặp ông Bonny, nghe ổng nói gì.
Trưa hôm sau, tôi và anh Kim đưa chị Mùi xuống hầm làm việc của ông Bonny. Sau khi ông Bonny nói một tràng tiếng Anh, anh Kim thông ngôn lại với chị Mùi :
- Ổng nói anh của ổng ở bên Mỹ là bác sĩ, đã 45 tuổi, nhà rất giàu mà không có con. Tính tình anh của ổng rất hiền, thương người. Ổng thấy em Quý của chị cũng hiền hậu, dễ thương, nên muốn xin phép chị cho em Quý làm con nuôi của anh ổng. Nếu chị đồng ý thì ký vào giấy thỏa thuận. Rồi tuần sau ổng sẽ cho em Quý về Sài Gòn học Anh văn sáu tháng. Mọi chi phí ăn, ở của em Quý ở Sài Gòn sẽ được ổng lo hết. Sau đó ổng làm thủ tục cho em Quý qua Mỹ.

Tôi nhìn chị Mùi. Cả cái tương lai xán lạn của tôi chỉ chờ một chữ ký của chị là sẽ có được. Nhưng, chị Mùi cứ ngồi im lặng. Im lặng. Rồi hai dòng lệ tuôn dài trên khuôn mặt xinh đẹp đượm nét u buồn của chị. Chị khóc ! Ông Bonny thấy vậy thở dài. Tôi thất vọng !. Tất cả lại im lặng. Một lúc sau, ông Bonny đứng lên nói, anh Kim thông ngôn lại :

- Thôi. Chị không chịu thì đành vậy ! Ổng nói, không đi Mỹ thì cứ ở đây. Nhưng em Quý nên đi học lại. Để nó cứ chơi long nhong hoài, hư người.

Vậy là tôi đi học lại. Tôi xin học lớp đệ lục ( lớp bảy ) ở trường trung học Hàn Thuyên, thị xã Tây Ninh. Vào học trễ một tháng, nhưng tôi vẫn học giỏi, theo kịp bạn bè. Ông Bonny cho tôi tiền mua sách vở và tiền tiêu vặt mỗi tuần. Mỗi sáng, tôi được tài xế cố vấn chở đi học bằng xe Jeep. Xế chiều, tôi quá giang xe nhà binh GMC về lại trại. Mỗi cuối tuần, tôi đi chơi với ông John, hoặc với các anh lính Mỹ trong đội tăng cường. Có lần, ông John chở tôi đi chơi ở Sài Gòn và Biên Hoà, thưởng thức nhiều món ăn Việt, ngày hôm sau mới về lại trại. Có khi, Peter và Henry chở tôi đi chơi căn cứ Mỹ, Trảng Sụp. Vào PS, Perter mua cho tôi cái radio. Henry mua cho tôi mấy cái áo thun. Hôm khác, Danny chở tôi đi, mua cho tôi cái máy chụp hình. Những món quà này thật quý giá, đong đầy tình thương mến của các anh dành cho tôi; cũng là tấm lòng tử tế của người lính viễn chinh đối với người dân nghèo ở một nước đang điêu linh, thống khổ vì bom, đạn, khói lửa chiến tranh.

Những cơn mưa pháo vào trại vẫn tiếp diễn hàng đêm. Anh Tô, anh Kim và tôi chẳng bao giờ chạy vào hầm trú ẩn. Anh Kim nói : “Mặc kệ. Cho chúng pháo. Chết, sống có số”. Vài lần trong đêm, giữa những tiếng nổ của đạn pháo, tôi nghe xen lẫn có những tiếng hét đau đớn của ai đó ở vòng đai công sự phòng thủ. Tôi biết có vài anh nơi vọng gác bị trúng đạn pháo kích. Nhờ nằm ngủ kế bên anh Tô, anh Kim, nghe các anh nói chuyện, tôi biết thêm nhiều về nước Mỹ, người Mỹ. Nhiều lúc hai anh tranh luận với nhau các vấn đề thời sự mà với tuổi tôi bấy giờ, đã có trí khôn đủ để hiểu được những điều các anh nói. Giọng của anh Tô :

- Tôi thấy thời của Tổng thống Ngô đình Diệm, đất nước còn thanh bình lắm. Vì có người Mỹ đưa quân vào miền Nam, chiến tranh mới lan tràn.
Anh Kim không đồng ý :

- Thanh bình là trước 1960 kìa. Từ năm 1960, tụi Việt cộng thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, chúng hoạt động mạnh, đánh phá nhiều nơi. Rồi tụi cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam, người Mỹ mới trực tiếp tham chiến.

- Tôi nghĩ, nước Mỹ cứ viện trợ khí giới, đạn dược, tiền bạc và cố vấn quân sự cho ông Diệm là đủ rồi. Ông Diệm và ông Nhu thừa sức lãnh đạo miền Nam chống cộng sản. Ông Diệm đã từng tuyên bố : “Nếu để người Mỹ đưa quân vào, chúng ta sẽ mất đi thế chính nghĩa. Bắc Việt sẽ có cớ xâm lăng miền Nam” Quả nhiên, từ khi quân đội Mỹ ném bom Hà Nội sau sự kiên vịnh Bắc bộ, 1964, rồi trực tiếp đưa quân tham chiến, chiến tranh mới khốc liệt như bây giờ. Người Mỹ giết anh em ông Diệm uổng quá. Ông Diệm và ông Nhu đều là người yêu nước.
Tôi xen vào, hỏi :
- Ủa, sao lại người Mỹ giết ? Em nghe nói đám tướng lãnh người Việt mình giết ông Diệm mà.
Anh Tô trả lời :
- Đám tướng đó do người Mỹ mua chuộc làm đảo chánh, thì chuyện giết ông Diệm cũng do người Mỹ xúi giục thôi.
- Em thấy người Mỹ hiền hòa, tốt tánh lắm. Chắc không phải đâu anh.
- Lớn lên, em sẽ hiểu.
Tiếng anh Kim :
- Chuyện người Mỹ nếu có lệnh cho đám tướng đảo chánh giết anh em ông Diệm cũng phải thôi. Vì chế độ ông Diệm độc tài, gia đình trị, lại cứng đầu với Mỹ lắm. Trong khi người Mỹ bỏ tiền, bỏ của ra, họ muốn người lãnh đạo miền Nam phải nghe theo lời họ. Cuộc chiến chống cộng sản không phải chỉ với cái đám du kích Việt cộng lẻ tẻ ở miền Nam, mà là với cả một khối cộng sản quốc tế, do quân chính quy Bắc Việt làm công cụ. Dù không có quân Mỹ trực tiếp tham chiến, tụi cộng sản Bắc Việt cũng sẽ xâm lăng miền Nam theo lệnh Nga, Tàu. Nuốt xong miền Nam Việt Nam, chúng sẽ nuốt luôn các nước khác ở Đông Nam Á theo ý đồ nhuộm đỏ toàn cầu. Sau hiệp định Genève, 1954, cộng sản Bắc Việt đã gài cán bộ nằm vùng ở khắp miền Nam, chính là để chuẩn bị một cuộc chiến xâm lăng của chúng vào miền Nam trong vài năm sau. Điều đó, bây giờ đã thấy rõ rồi. Người Mỹ là đàn anh lãnh đạo khối tự do, vì lý tưởng bảo vệ cho chính nghĩa tự do và vì lòng nhân đạo, họ bắt buộc phải hành động quyết liệt để ngăn chận làn sóng “đỏ”. Nếu không có quân Mỹ và nhiều nước đồng minh khác đến giúp Việt Nam Cộng Hòa mình, giờ này Việt cộng chắc đã chiếm xong miền Nam rồi.
Anh Tô vẫn chưa chịu thua :

- Tôi vẫn thấy thương ông Diệm, ông Nhu. Nghe hai ông bị đánh đập rồi bị bắn vào đầu rất dã man, chết thảm trong chiếc xe tăng, tội nghiệp quá. Tôi vẫn cứ nghĩ người Mỹ đừng đưa quân vào mà chỉ nên tăng cường viện trợ tiền bạc, xe tăng, tàu bay, khí giới, đạn dược, thêm cố vấn quân sự là đủ rồi. Như vậy tốt hơn. Quân dân miền Nam mình chiến đấu rất anh dũng, thừa sức đánh bại tụi cộng sản Bắc Việt. Chính phủ Mỹ đưa nửa triệu quân vào nước mình, một phần giúp mình chống cộng sản, một phần cũng là business. Họ vừa thỏa mãn quyền lợi tư bản Mỹ, vừa giải quyết nạn thất nghiệp, giúp công ăn, việc làm cho dân xứ họ.

Chẳng biết anh Kim có nghe anh Tô vừa nói không, chỉ nghe tiếng ngáy khò khò của anh. Tôi hỏi anh Tô :
- Thỏa mãn quyền lợi tư bản Mỹ là thế nào hở anh ?
- Là tiêu thụ cho tư bản Mỹ số súng, đạn tồn đọng có từ thời đệ nhị thế chiến, đem trang bị cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa mình. Đồng thời, với chiến tranh và nửa triệu quân viễn chinh, tư bản Mỹ có dịp sản xuất nhiều vũ khí tối tân khác, nào là xe tăng, phi cơ, tàu chiến, súng cá nhân, bom, đạn, rồi còn quân trang, quân dụng, thuốc men, luơng thực và nhiều thứ khác nữa… để cung ứng cho nhu cầu của quân lính tác chiến trên chiến trường. Nhờ vậy, tư bản Mỹ hưởng lợi rất nhiều, và người dân có thêm nhiều việc làm trong sản xuất vũ khí và hàng hóa quốc phòng.
Tôi lại thắc mắc :

- Nhưng chiến tranh là sự tốn kém tiền của và tốn hao xương máu. Ngân sách quốc phòng Mỹ sẽ tăng cao lắm. Sự thu lợi vào có hơn được sự chi ra không ?
- Anh không làm được bài toán đó. Nhưng anh nghĩ có lợi nhiều hơn, về lâu, về dài cho tư bản Mỹ là không sai chút nào. Tuy vậy, lời anh Kim nói cũng có phân nửa đúng. Nước Mỹ văn minh, dân chủ nhất thế giới, nên họ có cái lý tưởng vương đạo, cảm thấy có trách nhiệm phải đứng ra gánh vác việc bảo vệ thế giới tự do đối đầu với thế lực cộng sản quốc tế độc tài, chuyên chế. Như thời đệ nhị thế chiến, nhờ có Mỹ lãnh đạo phe đồng minh đánh bại Đức quốc xã, mới giải phóng được nước Pháp và vài nước Âu châu khác thoát khỏi sự cai trị khát máu của Adolf Hitler.

- Em cũng nghĩ vậy. Em thấy thương người lính Mỹ lắm. Họ đã vì quê hương mình mà chiến đấu. Tất cả những người lính Mỹ mà em biết, đều tốt tánh, tử tế quá..
- Ừa, anh cũng thấy thương họ. Thôi, ngủ đi.

Đại đội 350 của anh Vọng thỉnh thoảng đi hành quân cả tuần mới về. Những lần như vậy, chị Mùi lo lắng, trông đứng, trông ngồi. Có lần đơn vị anh Vọng chạm địch, có mấy quân nhân bị tử trận. Nhìn các vợ con họ khóc lóc thảm thiết, tôi cũng mủi lòng, chảy nước mắt. Đầu năm 1970, Việt cộng lại cả gan kéo về xóm dân, gần trại, ngay giữa ban ngày. Thám báo cho biết cũng cỡ hai đại đội địch. Xế chiều, đại đội 350 và 351 được lệnh xuất kích, dàn trận ở cánh đồng hoang ở phía Đông của trại. Đại úy Hải, trưởng trại, đứng trên nóc hầm trực tiếp chỉ huy ra ngoài. Tôi cũng bắt chước đứng trên một nóc hầm khác nhìn ra cánh đồng hoang, chẳng nghĩ gì đến chuyện tên bay, đạn lạc. Tôi nhận ra được anh Vọng đang dẫn đầu hàng quân chạy lom khom tiến lên phía trước. Cả hàng quân cùng tiến lên khoảng chục mét thì nằm xuống. Rồi lại chạy lom khom tiến lên, và nằm xuống. Những tiếng nổ ầm ầm liên tục vang dội cả một vùng trời. Đạn bay chéo chéo từ phía địch quân núp ở các bụi cây phía xóm dân bắn ra hàng loạt. Tiếng đạn tạch tạch của đại liên, trung liên và súng cá nhân từ đội quân Biệt kích cũng bắn đi không ngớt. Trung úy Bonny và trung sĩ John cùng ra đứng trên nóc hầm với đại úy Hải. Quan sát trận chiến một hồi, nói chuyện với đại úy Hải điều gì đó, hai ông vào lại nhà cố vấn. Khoảng tiếng rưởi đồng hồ sau, một trực thăng bay đến phun khói màu cuồn cuộn dọc theo cánh đồng hoang. Ngay sau đó, nhiều trực thăng bay đến thả quân bộ binh tăng viện sau làn khói mù. Tôi nghĩ là ông Bonny đã kêu viện binh. Trận chiến ác liệt kéo dài đến chiều thì địch quân tháo chạy, bỏ lại nhiều xác chết. Quân ta bắt sống hai tên Việt cộng, tịch thu được một số súng Ak47 và súng pháo B40, B41, triển lãm ở phòng sinh hoạt trại. Lần đầu tiên trong đời tôi mới được chứng kiến một chiến trường thực sự diễn ra trước mắt. Nhìn thấy được sự chiến đấu dũng cảm của người lính Biệt kích Mỹ nói riêng, và của tất cả quân nhân Việt Nam Cộng Hoà trong công cuộc chống lại sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt. Và cũng nhìn thấy được sự làm việc hữu hiệu của các cố vấn Mỹ trong hiệp đồng tác chiến với quân đội ta. Nghe anh Kim, anh Tô kể lại, nhiều địa phương thuộc vùng một, vùng hai ở miền Trung còn diễn ra nhiều trận chiến kinh hồn gấp ngàn lần. Những địa danh như Đắc Tô, Khe Sanh đã vang lừng trong chiến sử. Ở Khe Sanh, lực lượng lính Mỹ tử thủ đã liên tục nhiều ngày đêm phải đương đầu với đạn pháo và chiến thuật tấn công biển người của quân chính quy Bắc Việt. Người ta ví cường độ ác liệt của trận chiến Khe Sanh như trận chiến Điện Biên Phủ. Có điều, ở Điện Biên Phủ, Việt cộng thắng quân Pháp, còn ở Khe Sanh, Việt cộng thất bại nặng nề trước sự chiến đấu dũng mãnh của những người lính Mỹ kiêu hùng.

Tháng 3 / 1970, một chuyện bất ngờ khiến tôi buồn rũ rượi suốt một ngày. Đại đội 350 của anh Vọng theo lệnh của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, phải chuyển đi Nam Vang để trợ giúp chính phủ Lonnol ở Campuchia; sau khi Lonnol lật đổ chế độ quân chủ của ông hoàng Sihanouk. Chị Mùi phải theo chồng. Ngày lên đường, chị Mùi vừa bế cháu Quang, vừa khóc nức nở. Chị nói :

- Chị đâu có ngờ phải xa em để theo chồng qua một nước khác thế này. Nếu biết vầy, chị đã cho em đi làm con nuôi ông bác sĩ Mỹ. Chị đã hại em rồi !.
Tôi an ủi chị :
- Chị đừng buồn nữa. Em hiểu vì chị thương em mà. Qua bên đó, xem tình hình thế nào rồi chị viết thư về cho em theo địa chỉ dì Mười ở Sài Gòn, nhen chị…Tôi hôn lên má cháu Quang rồi nói tiếp : - Ở Campuchia bây giờ cũng chiến tranh với Khmer Đỏ. Em lo cho anh chị và cháu Quang lắm. Anh chị giữ gìn sức khỏe.
Anh Vọng ôm chặc tôi :

- Mong là chiến tranh sớm kết thúc, anh em mình có ngày gặp lại.
Chị Mùi lên xe rồi vẫn cứ nhìn tôi bằng đôi mắt u sầu, đẫm lệ. Từng chiếc xe từ từ chạy lên phà, qua sông. Những bàn tay vẫy vẫy những bàn tay. Nhìn đoàn xe chở quân dần xa khuất bên kia sông, tôi mới bật khóc.

Buổi chia ly nào không nước mắt
Mây mù giăng kín mảnh hồn tôi
Tiễn anh, tiễn chị, lòng đau thắt
Mơ ngày gặp lại ấm êm đời…

Về nhà cố vấn, tôi báo cho ông Bonny và ông John là tôi sẽ về Sài Gòn. Hai ông khuyên tôi ở lại, học cho hết niên học rồi hãy về. Tôi nói để suy nghĩ thêm. Qua hôm sau, tôi đồng ý ở lại. Ông John cười ha hả, ôm chầm lấy tôi rồi bế tôi lên, cứ như bế một đứa con nít ba, bốn tuổi. Tôi xúc động, cũng cười ha hả với ông.

Nửa tháng sau, ông Bonny và ông John được thuyên chuyển về bộ chỉ huy ở Tây Ninh. Hai ông giới thiệu tôi với ban cố vấn mới là trung úy Calvin và trung sĩ Munoz. Bến phà sông Bến Sỏi lại chứng kiến sự chia ly. Lần này là giữa hai người lính Mỹ với một thiếu niên Việt mà sự cảm động không khác gì giữa những người thân trong gia đình. Tôi nói với hai ông:

- I very thanks for your support. You two have the best of human kindness in the world. I always keep in mind your love for me.
Ông Bonny và ông John cùng mỉm cười và lần lượt ôm chặc lấy tôi trước khi lên xe. Nhìn chiếc xe Jeep qua đến bên kia sông chạy xa dần, xa dần rồi mất hút trong bầu trời xám xịt, tôi mới uể oải đi vào trại.

Trung úy Calvin, 32 tuổi, người Mỹ gốc Mễ, tướng nhỏ con giống người Việt, cũng ít nói như ông Bonny. Ông không thân thiện gì với tôi, nhưng thường nở nụ cười tươi mỗi khi gặp tôi.trong giờ ăn uống hay xem phim. Trung sĩ Munoz, 34 tuổi, người Mỹ gốc Đức, tướng người mập, cao vừa tầm, tính điềm đạm, nói năng chừng mực, không bao giờ cười. Ông nói tiếng Việt thông thạo, nhờ học nơi cô vợ Việt. Do ông biết tiếng Việt, nói giọng nhỏ nhẹ, tôi thấy gần gũi với ông. Nghe tôi kể về hoàn cảnh sinh ly, tử biệt giữa các người thân trong gia đình tôi, ông nói thương tôi lắm. Ông tốt với tôi như ông John và ông Bonny trước đó. Cuối tuần, đi thị xã, ông chở tôi theo, vào chợ ăn hủ tíu hay bánh xèo là hai món ông thích nhất. Ăn xong, ông cho tôi một ít tiền, nói : “Quý giữ lấy để tiêu vặt. Mỗi tuần, anh sẽ cho em như vầy”.

Có nhiều ngày, ông tự lái xe Jeep chở tôi đi học vào buổi sáng rồi đến xế chiều đón tôi về. Tôi thấy thương ông quá. Cuối tháng tư, chị Hồng, vợ ông Munoz, từ tỉnh Biên Hòa lên thăm ông, ở lại trại một tuần. Chị 27 tuổi, có nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, tính cởi mở, vui vẻ. Chúng tôi thân nhau như hai chị em. Chiều nào, ông Munoz cũng dẫn chị Hồng và tôi ra xóm dân, vào một quán lá bên đường uống cà phê đá. Ông nói rất thích cà phê Việt vì hương vị đậm đà; không như cà phê Mỹ nhạt phèo. Có lúc ông nhờ Giang thuyền lấy ca nô chở chúng tôi hóng mát trên sông. Sự thân mật, vui vẻ giữa ba người chúng tôi như trong một gia đình. Ngày chị Hồng về lại Biên Hòa, ông Munoz chở chị và tôi đi ăn sáng rồi dạo chơi vòng vòng thị xã Tây Ninh. Đến trưa lại vào nhà hàng. Ăn uống thỏa thuê rồi mới ra bến xe.

Cuối tháng 5 / 1970, tôi mãn học với giải thưởng hạng nhì. Ông Munoz xoa đầu tôi khen :
- Very good ! Em giỏi quá. Mai mốt về Sài Gòn cũng rán học giỏi vậy.
- Dạ. Em cảm ơn anh. Vậy, vài hôm nữa em về Sài Gòn nhen anh ?
Ông Munoz trợn mắt :
- Sao gấp vậy ? Ở chơi nửa tháng nữa đi. Anh cũng không ở trại này bao lâu nữa đâu.
- Ủa. Sao vậy anh ?
- Vì trại Biệt kích này sắp chuyển thành Biệt động quân biên phòng. Thôi, bây giờ anh thưởng em học giỏi bằng một bửa ăn nhà hàng. Lên xe, anh chở đi Tây Ninh.
- A…cảm ơn anh. Tôi reo mừng rồi nhảy tót lên xe Jeep. Hôm đó, sau khi ăn xong, ông Munoz dẫn tôi đi vào chợ, mua cho tôi mấy bộ quần áo, thêm cái va li. Ông nói : “Để cho em đựng đồ ngày về Sài Gòn”. Tôi có cảm giác như đang được một người anh ruột quan tâm, chăm sóc cho mình.

Nửa tháng sau. Ông Munoz xách chiếc va li của tôi bỏ lên chiếc xe Jeep. Tôi bắt tay trung úy Calvin, nói :
- Thank you so much for your kindness. I wish you the best of health and happiness.
Ông nở nụ cười tươi và xiết chặc tay tôi : - Have a good trip.
Tôi đến bắt tay anh Tô và anh Kim, nói lời cảm ơn hai anh. Anh Tô vỗ vai tôi :
- Về Sài Gòn lo học hành nhen em. Đừng có lêu lổng ham chơi mà khổ cái thân.
Anh Kim nói đùa :
- Khi nào chú em cưới vợ nhớ mời hai anh uống rượu nhen..
- Dạ. Em sẽ viết thư thăm hai anh.
Tôi lại lần lượt bắt tay Peter, Henry, Jim, Danny, Andy, rồi nói :
- I hope one day we will meet each other. Hope you have the best of health and happiness.

Ông Munoz đã ngồi sẵn trước tay lái. Tôi lên ngồi ghế kế ông, ngoái nhìn lại phía sau và vẫy vẫy tay chào các anh. Chiếc xe Jeep chạy đi, tôi vẫn còn thấy các anh đứng nhìn theo. Ông Munoz lái chiếc Jeep rời khỏi phà, từ từ leo lên bờ sông rồi vụt chạy bon bon trên con đường đất đỏ. Xin từ biệt Bến Sỏi. Từ biệt một vùng hỏa tuyến nhiều hiểm nguy nhưng đượm thắm tình người. Xin chúc bình an cho các anh lính Mỹ tốt lành và tất cả người lính Biệt kích Mỹ oai hùng của trại Bến Sỏi.
Cũng như lần tiễn chị Hồng, ông Munoz đưa tôi đến một khu phố trung tâm thị xã, vào nhà hàng ăn một bửa thịnh soạn. Trong buổi ăn lần cuối này, tôi mạnh dạn hỏi ông :
- Anh có buồn khi phải xa nhà, xa xứ để đi chiến đấu cho quê hương nghèo khổ của em không ?
Ông Munoz nói giọng nhỏ nhẹ, chậm rãi :
- Xa nhà, xa xứ thì ai cũng buồn. Nhưng đã là quân nhân thì phải chấp nhận đi tác chiến ở bất cứ nơi nào mà cấp trên điều động. Qua chiến đấu cho quê hương em là bổn phận, nghĩa vụ của quân nhân Mỹ các anh để giúp cho người dân nước em không bị cộng sản xâm chiếm. Tụi cộng sản nó độc tài, gian ác lắm. Anh mong người dân Việt sớm có ngày thanh bình.
- Anh thấy người dân Việt nước em như thế nào ?
- Người dân Việt rất can đảm, gan lì trong đấu tranh chống ngoại xâm. Anh biết chút ít lịch sử nước Việt của em. Một ngàn năm bi người Tàu đô hộ vẫn không bị đồng hóa. Nhiều lần người dân Việt đã anh hùng đánh đuổi được giặc Tàu, giặc Pháp, giặc Nhật, giữ yên đất nước. Còn mở rộng thêm lãnh thổ nữa. Tiếc rằng bây giờ bị họa cộng sản mà thành hai miền Nam, Bắc, hai chế độ khác nhau. Nước Đức của ông bà nội anh cũng bị chia cắt làm hai. Đau lòng lắm !

Ông Munoz cầm ly nước lên uống vài hớp rồi nói tiếp : - Người dân Việt còn có nhiều đức tính rất đáng quý. Bản tánh hiền hòa, hiếu khách, siêng năng, nhẫn nại, dám hy sinh cho người thân. Đặc biệt, phụ nữ Việt có nét đẹp dịu dàng, hiền hậu. Vì vậy anh mới cưới cô Hồng làm vợ.
- Anh có làm hôn thú với chị Hồng không ?
- Có. Anh còn làm đám cưới với Hồng ở Biên Hòa theo phong tục người Việt. Khi về nước, anh sẽ làm bảo lãnh cổ.
- Em kính chúc anh chị luôn hạnh phúc, sống mãi với nhau trọn đời.
- Cảm ơn em nhiều. Thôi mình ra bến xe, em.
Đến bến xe, tôi ôm chặc ông. Ông cũng ôm chặc lấy tôi một hồi lâu. Mắt tôi cay sè. Tuổi niên thiếu tôi có nhiều cuộc chia tay, ly biệt quá. Ông Munoz xách cái va li của tôi đem đến cho anh lơ xe rồi đi lại phía tôi. Ông đưa tôi một phong thư, nói :
- Em giữ lấy, để dành khi về Sài Gòn mua sách vở đi học.
Cầm phong thư, tôi xúc động nói :
- Em cảm ơn anh nhiều lắm. Anh thật tốt với em, như anh chị ruột của em đối với em vậy. Em rất thương anh. Em sẽ nhớ anh mãi.
Ông Munoz vỗ vỗ bàn tay lên vai tôi :
- Anh cũng thấy thương em lắm. Em nhớ học cho giỏi nhen. Thôi, em lên xe đi. Chúc em đi bình an.

Tôi ôm chặc ông một lần nữa rồi lên xe. Chiếc xe đò đã chật cứng khách. Anh lơ cho tôi ngồi ở cuối xe. Tôi ló đầu ra cửa xe nhìn ông Munoz. Ông vẫn còn đứng bên chiếc Jeep, giơ tay lên vẫy vẫy, miệng nở một nụ cười. Lần đầu tiên tôi thấy ông cười. Nụ cười thật tươi, có nét hiền lành, phúc hậu. Xe rời bến. Tôi cố ngoái lại nhìn ông và hét lớn : “I love you”. Tôi còn kịp nhìn thấy nụ cười hiền hòa của ông một lần nữa trước khi chiếc xe đò vụt chạy nhanh trên tỉnh lộ. Trời đổ mưa. Cảnh trời xám ngoét trong mưa gây cho tôi cảm giác lạnh lẽo, buồn buồn. Ngồi thừ người ra một hồi, tôi mở bao thư xem. Ông cho tôi $ 250 dollars đỏ. Khá nhiều đối với một người trẻ chưa biết làm ăn gì ra tiền như tôi. Bấy giờ là giữa tháng 6 / 1970.
….

Về Sài Gòn sống nhờ nhà dì Mười, tôi vừa đi làm vừa tiếp tục việc học. Chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày trên quê hương. Ngày nào tôi cũng đọc báo theo dõi tình hình thời sự. Tin tức chiến sự dồn dập từ bốn vùng chiến thuật choán đầy các trang nhật báo. Ở Hoa Kỳ, phong trào phản chiến lan ra nhiều tiểu bang. Tổng thống Nixon triển khai kế hoạch “Việt Nam hoá chiến tranh”, trang bị thêm cho quân đội miền Nam Việt Nam nhiều vũ khí tối tân, có thể chiến đấu hữu hiệu hơn trên khắp chiến trường, để rút dần quân Mỹ về nước. Trong nước, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu tái đắc cử trong cuộc bầu cử “độc diễn” ngày 3 / 10 / 1971. Ông Thiệu là người chống cộng quyết liệt với lập trường “ bốn không” và câu nói bất hủ : ”Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”, rất được lòng chính phủ Mỹ. Nhưng, gió lịch sử đổi chiều. Tháng 2 / 1972, Tổng thống Mỹ qua thăm Trung cộng, gặp gỡ Mao trạch Đông và Chu ân Lai. Cái bắt tay lịch sử giữa Nixon và Mao mà về sau này tôi hiểu, vừa cô lập cộng sản Liên xô, vừa đáp ứng nguyện vọng người dân Mỹ đang quyết liệt phản đối chiến tranh, và vừa để tìm kiếm thị trường béo bở hơn tỉ dân Trung quốc; là cái bắt tay ‘định mệnh’ dọn đường cho sự bức tử chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Để tăng áp lực lên hòa đàm Paris, Việt cộng tổng tiến công lần thứ hai. Chiến sự bùng nổ tàn khốc trong mùa hè đỏ lửa, 1972. Đông Hà, Cổ thành Quảng Trị, Tân Cảnh, Kom Tum, Bình Giã, Lộc Ninh, An Lộc, Bình Long, nhiều địa danh khác nữa…ở vùng một, vùng hai, vùng ba bốc lửa vì hỏa lực khủng khiếp của cộng sản Bắc Việt điên cuồng tấn công mong tìm một chiến thắng vang dội. Nhưng chúng đã bị chặn đứng mưu đồ bởi sự chiến đấu kiên cường của chiến sĩ Việt - Mỹ và đồng minh. Mặt trận vùng bốn cũng sôi động không kém. Tôi ngày đêm phập phồng lo lắng cho an nguy của anh Phùng. Điều lo sợ của tôi không tránh khỏi. Ngày 9 / 5 / 1972, anh Phùng hy sinh tại chiến trường Mộc Hóa. Chú Bảy cho người nhà lên Sài Gòn báo tin. Tôi khóc ngất !... Tôi đi lang thang khắp Sài Gòn như người mất hồn suốt một ngày đêm không thiết gì ăn uống.
Trong khi người lính Mỹ đang đổ máu tại chiến trường thì cô đào màn bạc Mỹ, Jane Fonda, người cuồng nhiệt cổ võ phong trào phản chiến, đã trơ trẽn đến Hà Nội trong tháng 7 / 1972. Cô đội nón sắt vào thăm từng chiến hào của bộ đội cộng sản Bắc Việt. Hành động đâm sau lưng chiến sĩ của Jane Fonda đã gây nên sự căm phẫn của nhiều người dân Việt, Mỹ thù ghét cộng sản. Tổng thống Nixon thì bị tai tiếng vụ Watergate sau khi các nhân vật thân cận của ông cho người đột nhập vào văn phòng của đảng Dân chủ tại khách sạn Watergate để nghe lén. Uy tín ông xuống thấp. Ông càng lo tìm kiếm một giải pháp hòa bình với Bắc Việt nhằm sớm rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam để lấy lòng dân Mỹ. Trong tháng 10 / 1972, cố vấn Kissinger đến Sài Gòn yêu cầu Tổng thống Thiệu ký hiệp định Paris. Mới đầu, ông Thiệu phản đối kịch liệt vì cho rằng bản hiệp định bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng trước áp lực của chính phủ Mỹ, hăm dọa sẽ cắt hết viện trợ quân sự, ông Thiệu đành phải chấp nhận. Hiệp định Paris chính thức được ký kết ngày 27 / 1 / 1973.

Ngày 29 / 3 / 1973, người lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Từ đó, quân lực Việt Nam Cộng Hòa đơn độc chiến đấu chống lại cộng quân vẫn đang ngày càng mạnh lên nhờ vào viện trợ quân sự tối đa của cộng sản Nga, Tàu. Trong suốt hai năm từ tháng 4 / 1973 đến tháng 4 / 1975, Việt cộng xé bỏ hiệp địng Paris, ngang nhiên tiếp tục phát động chiến tranh, tổng tấn công trên khắp lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Chính quyển Tổng thống Thiệu cố gắng xoay trở, chống đở cuộc chiến trong khó khăn, tuyệt vọng vì bị Quốc hội Mỹ ra nghị quyết cắt giảm nhiều nguồn viện trợ. Tỉnh Phước Long bị Việt cộng chiếm trong đầu tháng 1 / 1975. Kế tiếp, thành phố Ban Mê Thuột bị thất thủ ngày 16 / 3 / 1975 dẫn đến sự biến “di tản chiến thuật’ trong hỗn loạn, kinh hoàng, đưa đến hậu quả bị mất vùng một, vùng hai. Rồi nhiều tỉnh thuộc vùng ba cũng bị rơi vào tay giặc. Ngày 21 / 4 / 1975, Việt cộng tiến quân vào Biên Hoà. Tổng thống Thiệu từ chức, giao quyền lại cho tân Tổng thống Trần văn Hương. Vài ngày sau, có tin đồn ông Thiệu rời Việt Nam mang theo 16 tấn vàng. Nhiều năm về sau này ở Mỹ, qua những tài liệu đọc được trên vài trang Web, tôi mới biết ông ra đi với tư cách đặc sứ của Việt Nam Cộng Hòa đến Đài Bắc phúng điếu Tưởng giới Thạch. Ông sống đạm bạc nơi xứ người, chẳng có tấn vàng, tấn bạc gì cả. Ngày 28, cộng quân áp sát Sài Gòn. Tổng thống Trần văn Hương trao quyền cho tướng Dương văn Minh. Khi phần lớn binh lính miền Nam ở quanh Sài Gòn còn ghìm chặc tay súng, sẵn sàng chống trả quyết liệt với quân cộng, thì rất nhiều tướng, tá chỉ huy đã đào ngũ, tháo chạy ra nước ngoài. Sự mất nước phải tới. Sáng ngày 30 / 4 / 1975, xe tăng Việt cộng tiến vào dinh Độc lập, nơi biểu tượng uy quyền của hai triều đại Cộng Hòa. Tổng thống Dương văn Minh lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chính thức sụp đổ. Chiến tranh Việt Nam kết thúc trong sự tức tưởi, nghẹn ngào của hàng triệu quân, dân miền Nam Việt Nam. ( * )

Trong những ngày tàn cuộc chiến cuối tháng tư, vẫn còn nhiều quân nhân hy sinh vì lý tưởng bảo vệ miền Nam tự do. Ngày 23 / 4 / 1975, Hỷ, 17 tuổi, em kế tôi, là lính tình nguyện binh chủng Biệt động quân, đã hy sinh trong một cuộc chạm súng với Việt cộng ở Gò Dầu. Khi anh lính Biệt động báo tin đi khỏi, tôi vào căn phòng vắng ngồi lặng lẽ nhớ về người em hiền lành mà can đảm. Nước mắt tuôn rơi không biết từ lúc nào. Trong cuộc chiến tranh ý thức hệ này, giữa một bên là chính nghĩa tự do, nhân bản, với một bên là phi nghĩa, độc tài, bạo tàn, khát máu, tôi đã bao lần phải khóc thương cho những người thân ruột thịt đã vĩnh viễn nằm sâu dưới lòng đất lạnh.!...
….

Sau tháng 4 / 1975, khi nắm trọn quyền cai trị đất nước, cộng sản Việt Nam càng bộc lộ rõ hơn bộ mặt xảo trá, gian ác, phi nhân khi ra sức cướp bóc tài sản người dân miền Nam, bắt cả trăm ngàn sĩ quan miền Nam và nhiều văn nghệ sĩ, tu sĩ đi tù cải tạo không biết ngày về, và kềm kẹp người dân cả nước từ Bắc đến Nam phải sống trong nghèo nàn, cơ cực, thiếu thốn, đói khổ để xây dựng cái thiên đàng cộng sản ảo tưởng của chúng. Hàng triệu trẻ em bị thất học. Cái sự đói ăn, khát uống khiến cho trộm cắp, cướp bóc, đĩ điếm tràn lan trên cả nước. Xã hội băng hoại. Để được ngoi ngóp sinh tồn trong xã hội cộng sản, con người phải tập nói dối, tập gian trá với bọn cầm quyền và ngay cả giữa những người dân với nhau; phải dẫm đạp lên nhau mà sống. Cộng sản Việt Nam thống nhất được đất nước nhưng không thống nhất được lòng người. Mấy triệu người dân lần lượt bỏ nước ra đi bằng đường biển hay đường bộ để mưu tìm một con đường sống mới có ánh sáng của tự do, dân chủ và quyền làm người. Cuối năm 1980, tôi tiếp nối bước chân tìm tự do của những người đi trước, liều mạng một mình vượt biên đường bộ. May mắn có Ơn Trên thiêng liêng phù hộ, tôi đã được nước Mỹ đón nhận từ giữa năm 1982 để có cuộc sống yên lành trong 27 năm nay.

Chiều nay, tôi đến thăm Tượng đài Chiến Sĩ Việt - Mỹ trên đường All American Way trong khu thị chính Westminster city, quận Cam. Tiết trời giữa thu mát mẽ, dễ chịu. Mưa phùn lất phất bay tăng thêm trong tôi nỗi bâng khuâng, u hoài khi nhìn lên tượng hai người lính Mỹ và Việt đứng sát bên nhau giữa kỳ đài. Những đường nét chạm khắc khéo léo làm tăng vẻ uy nghi, oai vệ, can trường nơi dáng dấp và khuôn mặt của hai người lính. Tôi cúi đầu thật lâu trước tượng hai chiến sĩ, rồi nhìn lên hai quốc kỳ Việt - Mỹ đang phất phới trong trời gió lộng, cảm nghe trong thinh không như có tiếng quân hành ca hùng tráng. Tôi nhớ đến anh chị em ruột thịt của tôi đã mất hết trong chiến tranh. Rồi nghĩ về trung úy Bonny, trung sĩ John, trung sĩ Munoz, trung úy Calvin, các anh : Peter, Henry, Danny, Andy, Jim, những người lính Mỹ đã dành cho tôi tình thương mến đặc biệt thời niên thiếu ở trại Bến Sỏi. Không biết bây giờ các anh đang làm gì, ở đâu ?

Tôi lại cúi đầu thật lâu trước tượng đài, tưởng tiếc đến tất cả anh linh chiến sĩ Việt - Mỹ đã hy sinh vì chính nghĩa tự do.( Có 58.209 quân nhân Mỹ tử trận, 2000 quân nhân Mỹ mất tích và 220.000 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa “vị quốc vong thân” ( * ). Dù kết thúc chiến tranh là sự thua cuộc của miền Nam Việt Nam, nhưng sự hy sinh của các anh không vô nghĩa. Bởi nhờ vào sự chiến đấu quả cảm và hy sinh của các anh từ thời chiến tranh Việt Nam mà sau cùng hệ thống cộng sản quốc tế hoàn toàn sụp đổ. Liên xô tan rã. Các nước cộng sản Đông Âu đã chuyển qua chế độ tự do, dân chủ từ 20 năm nay. Chẳng bao lâu nữa, chế độ đảng trị độc tài Việt Nam cũng sẽ cáo chung vì phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân Việt trong và ngoài nước đang mỗi ngày lan rộng, và sẽ trở thành sức mạnh vô địch không thế lực phi nhân nào chống đỡ nổi. Sự tiêu vong của cộng sản Việt Nam là điều tất nhiên phải đến.

Chiến sĩ Việt - Mỹ anh hùng ! Các anh là những người chiến thắng trận sau cùng ! Vinh quang thuộc về các anh.!
Sau khi cúi đầu thật lâu trước tượng đài lần nữa, tôi lững thững ra xe, lòng thanh thản. Gíó thu thổi nhẹ từng cơn mát rượi. Những cánh hoa vàng, đỏ, tím nở rộ ở ven đường rung rinh, rung rinh trong gió như cười vui tiễn bước chân tôi. Hoàng hôn dần buông. Phố đã lên đèn.


HUYÊN CHƯƠNG QUÝ ( Lý Nguyễn Thiên Quý )

huyenchuongquy@yahoo.com

( * ) Tài liệu tham khảo từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia।

TRO VE DAU TRANG