Thursday, July 9, 2009

\Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
.


XIN BÌNH AN
CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT
.

Kính tặng Cố Trung Tá Chỉ Huy Trưởng,

Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

LÒI TOÀ SOẠN .
.



Bài viết sau đây của Đại Tá Phạm Hậu.Xin Bình An Cho Những Người Đã Chết ,có nhiều sử liệu để tất cả chúng ta cùng suy ngẫm, nhân ngày đau buồn Quốc Hận 30-4-, về công và tội của mọi cấp chỉ huy đã có một thời oanh liệt chống quân xăm lược CSBV. Bài viết nói lên tình thầy trò trong Quân Lực VNCH, giữa cấp chỉ huy và thuộc cấp. Sài Gòn nhỏ xin được phổ biến rộng rãi để rộng đường dư luận về vai trò của Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu trong lịch sử của chiến tranh Việt Nam. Sau cùng xin nhắc lại, nhiều ý kiến của người viết không hẳn là ý kiến của ban Bìên tập hệ thống báo Sài Gòn nhỏ.
.
Đại Tá Phạm Hậu còn là một thi sĩ nổi tiếng qua thi phẩm Chuyện Chúng Mình với bút hiệu Nhất Tuấn từ thập niên 60 sang đầu thập niên 70, ông từng giữ những chức vụ quan trọng như Giám đốc Đài Phát Thanh Quân Đội. Tổng Giám Việt Nam Thông Tấn Xã. Tổng giám đốc truyền thanh Quốc Gia… Ông xuát thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam – Đà Lạt, khoá 12 là khóa mà Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu làm chỉ huy trưởng trường này với sự cải cách sâu rộng về mọi mặt xứng đáng là một quân nhân trường đào tạo sĩ quan nổi tiếng nhất của Á Châu.

I.NHỮNG NĂM THÁNG ĐAU BUỒN ẤY.

Được mời bất ngờ, cùng các bạn Đài Phát Thanh QĐ và báo Diều Hâu & Phòng Báo Chí Cục Tâm Lý Chiến dự buổi cơm tối tại hoa viên Dinh Độc Lập với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, rồi khoảng hai tháng sau tôi bàn giao đài Phát Thanh Quân Đội cho anh Văn Quang để theo học khoá Tham Mưu Cao Cấp (CHTM/CC) Mản khoá 1/1971, về lại TCCTCT và sau đổi tôi qua Bộ Thông Tin quản trị Nha Vô Tuyuến Truyền Thanh (VTTH).

Việc đề cử tôi về VTTT khi tôi còn đang học lớp CHTM/CC trên Đà Lạt là do ông Hoàng Đức Nhã, khi đó là Bí Thư Tổng Thống kiêm Tham Vụ Báo Chí Phủ Tổng Thống, và được sự chấp thuận của TT Nguyễn Văn Thiệu. 30 năm sau, ông Nhã kể lại khi trình hồ sơ với những lý do tại sao tôi chọn trong danh sách ứng viên do nhiều cơ quan yếu nhân, đoàn thể đề nghị. Tổng Thống Thiệu coi hồ sơ, và thấy tên tôi, tốt nghiệ p VBĐL/12, ông mỉm cười nói với ông Nhã :
-Còn nhớ anh chàng này.

Từ ngày tôi về điều hành VTTT(20/7/1971), sau đổi là Hệ Thống Truyền Thanh VN (HTTT/VN), tiếp theo qua đảm trách Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã (thuộc Bộ DV & CH. Tôi và hai cơ quan truyền thông trọng yếu này đã hòa nhập ngay vào “guồng máy quốc gia “ cùng Đệ Nhị Cộng Hoà và toàn dân Miền Nam nổi trôi theo Mệnh Nước, qua mùa Hè Đỏ Lửa cùng Bình Long Anh Dũng, Komtum Kiêu Hùng Trị Thiên Vùng Dậy…

Và rồi ....Tháng Tư Đen 30/4/75, như một trận Bảo Thần kinh hoàng ập tới, kéo sụp Miền Nam của chúng ta.

Nhớ tới những ngày kinh khủng và cuộc đổi đời đó, tôi cũng viết vài bài đề cập tới ; giờ phút chót thoát khỏi VN (1), và “những Kỷ Niệm với Ngành Phát Thanh”(2)

Nhân dịp phát hành “Kỷ Yếu Khoá 12”, vào tuổi “cổ lai hy” tôi muốn viết ít cảm nghĩ về “Trung Tá Thiệu, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” để các bạn Khoá 12 rõ” và nếu cuốn kỷ yếu này tới tay các độc giả bên ngoài xin quí vị tùy nghi tìm hiểu thêm những năm tháng đau buồn ấy của Miền Nam thân yêu.

2-HOÀN CẢNH VN THỜI ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA.

Khác xa với Đệ Nhất Cộng Hoà thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, khi ông Thiệu làm Tổng Thống thì Hoa kỳ đã áp đặt được nền Dân Chủ kiểu Mỹ mà họ rất hãnh diện, để chỉ bao cho các quốc gia nhược tiểu chậm tiến trông vào Mỹ mà bắt chước. Thấy vậy nhưng không phải vậy, vì trên thực tế, Việt Nam bị những áp chế lấn lướt dưới đây của anh bạn Đồng Minh kiêu căng.

a-Cùng một lúc họ cử 2,3 Đại Sứ, Phó Đại Sứ tới thường trực tại VN ; về phía quân sự, họ đưa qua cả chục tướng lảnh sao đầy trên vai, trên cổ áo. Thêm vào đó, tại Miền Nam VN còn có hơn nửa triệu quân của Mỹ, và quân của đồng minh (Đại Hàn, Thái Lan, Phi, Tân Tay Lan, Úc …)

b-Các cố vấn Hoa Kỳ thi lan tới cấp Tiểu Đoàn, Chi Khu.

c-Mỹ có các đài phát thanh riêng, các đon vị Dân Sự Chiến Đấu và tiêu tiền Dollars riêng. Đại Hàn cũng có đài phát thanh riêng tại VN cho quân đội của họ..

Quân Mỹ vào VN đúng vào thời gian nội các Phan Huy Quát & Bùi Diễm (nhóm Đại Việt) cùng kỷ sư Phan Khắc Sửu điều khiển guồng máy quốc gia nhưng tiếc thay, không ai dám phản đối quyết liệt.

Gần đây, sách Triumph Forsaken: the Viet Nam War, 1954-1965, của Tiến Sĩ Mark Moyar hiện là giảng viên tại đại học Thủy Quân Lục Chiến của Hoa Kỳ ở Quantico, tiểu bang Virgina “đã phản bác phương cách giải thích thông thường về vai trò của HK trong cuộc chién Việt Nam từ trước đến nay”. Ông Moyar đã cho thấy rằng quyết định của Hoa Kỳ bỏ rơi tổng thống Ngô Đình Diệm và giúp lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hoà là lỗi lầm lớn nhất trong cuộc chiến “ (3).

3-THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT.

Sau nhiều cuộc chỉnh lý`, đảo chánh….những ngôi sao mọc nhanh hơn nấm, đủ loại tướng, Nhưng không ít loại tướng bất tài, vô kỷ luật như cắc chính trị gia không đạt quyền lợi Tổ Quốc lẽn trên còn làm bậy, làm hại cho tinh thần chiến đấu chống cộng của quân dân Miền Nam đã bị ông Thiệu trừng ttrị thẳng tay.

Ông Thiệu nổi tiếng là rất kỷ khi ban tặng các huy chương, nhất là Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu…và khi các cơ quan Tư Pháp trình lên, những vụ nhũng lạm, phạm pháp, nếu có đầy đủ chứng cớ., Ông cũng đã xử phạt nhiều tướng lảnh khá nghiêm ngặt bất ngờ.

Trong số này nhiều vị đã là sĩ quan cấp tá, Tư lệnh Lìên Đoàn BB ờ ngoài Bắc trước năm 1954 khi ông Thiệu còn ở cấp Đại Úy, cũng như nhiều vị cựu bộ trưởng, đương kiêm tư lệnh sư đoàn do chính ông bổ nhiệm, hay có vị đã từng đảm nhận chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn, Tư lệnh Quân Binh Chủng trước ông , từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà, bị phạm kỷ luật nặng có chứng cớ thật rõ ràng. thì cũng không khoan nhượng.

4-CHO KÝ GIẢ NGOẠI QUỐC BIẾT PHÉP NƯỚC.

Từ cuối thập niên (1960) Việt Nam là nơi rất đông ký giả ngoại quốc tới thuyền xuyên.Một số, nhất là ký giả Hoa Kỳ, rầt lộng hành coi dân Việt, cảnh sát và giới chức thông tin của ta…bằng nửa con mắt.

Khi ông Hoàng Đức Nhã, em họ Tổng Thống Thiệu, giữ chức vụ Bí Thu Tổng Thống (1968), tiếp kiêm Tham vụ báo chí Phủ TT(1969), và sau đó là Tổng Trưởng Bộ Dân Vận & Chiêu Hồi, ngay từ đầu đã chỉ thị Trung Tâm Báo Chí (TTBC) theo dõi thật sát để giữ đám ký giả Hoa Kỳ ngông nghênh này vào khuôn phép.

Những chuyên viên của TTBC đa số tốt nghiệp Cử Nhân, Cao Học tại ngoại quốc… Họ tình nguyện về phục vụ Đất Nước với quyền lợi lương bổng bằng ½ nhìều khi bằng 1/5 so với các hảng Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nhật trả cho họ…

Ví dụ ông Cục Phó Cục Thông Tin quốc ngoại, trong đó có Trung Tâm Báo chí (TTBC) mà ông trông coi. Ông Trần Khánh Vân này có bằng kỷ sư hầm mỏ tại trường University of Missouri,School of Mines. Ông đậu Thủ Khoa, nhưng đặc biệt, điểm tốt nghiệp của ông cao nhất trong lịch sử từ khi ngôi trường rất danh tiếng này được thành lập..

Phối hợp trước với cơ quan An Ninh nhiều phóng viên ngoại quốc (đa số là Hoa Kỳ) gây rối loạn nơi công cộng, uống rượu say lái xe, dành gái bị “các em” khiếu nại… và xe Cảnh Sát…rất tình cờ… tới lúc đó, để nhân viên công lực còng tay ngay trên phố đông , hay nơi khách sạn, giữa tiệm ăn…rồi đẩy kẽ phạm pháp lên xe về bót nằm ít giờ hay 1,2 ngày. Văn phòng ông Vân là cứu tinh của họ trong các trường hợp này, và lẽ dĩ nhiên tùy “lý lịch riêng” của mỗi người. Ông Vân sẽ giúp họ khác nhau. Có người ngồi 1,2 giờ cho muỗi đốt. Có người… phải chờ vài ngày, nằm ép rệp, ngửi mùi nước tiểu khai nồng, thèm thuốc điên người. Trường hợp “đặc biệt” 3,4 phóng viên bị trục xuất ra khỏi VNCH, trong đó có trưởng phòng đại diện của báo New Yort Time, dù Đại Sứ Bunker đích thân can thiệp với ông Nhã, nhưng cuối cùng vẫn bị đuổi về Mỹ !

Đây là thành tích ngoạn mục nhất, ông Vân theo lệnh ông Nhã, cho ký giả ngoại quốc ở VN “biết phép nước” mà các trào trước…chưa có trường hợp tương tự.

5-RẤT THƯƠNG BINH SĨ VÀ VÔ CÙNG CAN ĐẢM.

Ông Thiệu là một trong những Sĩ quan có bằng nhảy dù tuy không bắt buộc vì ông không ở binh chủng này.Trước đó khi là sĩ quan cấp úy, ông đã phục vụ,tại Đệ Tam Quân Khu Bắc Việt cùng các sĩ quan cấp úy cấp tá như : Trần Thiện Khiêm, Phạm văn Đỗng, Dương Quý Phan, Nguyễn Bảo Trị,Tôn Thất Đính,Trần Văn Cường, Đỗ ngọc Nhuận, Đỗ Mậu v.v…

Khi biết chuyện quỷ tiết kiệm Quân Đội có sự mờ ám và bọn đầu nậu lon to lấy tiền lính góp hàng tháng để đầu tư riêng cho phe cánh tài phiệt của họ, ông cho lệnh điều tra ngay.Có chứng cớ rõ ràng, ông bãi bỏ quỷ này, trả tiền lại cho lính cùng nghiêm phạt các giới chức liên hệ.

Mùa Hè Đỏ Lửa, tháng 5/1972, ông Thiệu ra thanh sát chiến trường Trị Thiên.
Đoàn xe 6 chiếc quân đội mui trần. Ông ngồi xe đầu bên cạnh tướng Trưởng Tư Lện QK1.
Xe thứ 2 là Lữ Đoàn Trường Thiết kỵ và Bộ Tham Mưu Quân Đoàn.
Xe thứ 3 có tướng Đặng Văn Quang ông Hoàng Đức Nhã và vài sĩ quan tham mưu.
Các toán truyền tin, cận vệ chất trên những chiếc xe jeep sau.

Suốt lúc đi cũng như về,pháo và hoả tiễn địch rơi dọc hai bên đường khi xa lúc gần ở các phía trước và phía sau đoàn xe. Lúc đó thì bom đạn tránh người và bà gọi ai người ấy thưa ! Biết đâu mà né trốn ? Đó là Chiến Trường Trị Thiên Vùng Dậy.

Rồi ngày 7/7/72, Tổng Thống Thiệu và Đại Tướng Viên vời 2 trực thăng bất chợt nhào vào Bình Long Anh Dũng thăm chiến sĩ mặt trận An Lộc khi Tiểu khu này còn đang mịt mù khói lửa. Xin trích 1 đoạn của CÙI 12 TBX : viết trên đạc san trường VBĐL.:
……
TT Thiệu tới trước Đài Chiến sĩ Trận Vong của Biệt Kích 81 quỳ xuống tưởng niệm. Khi đứng dậy, ông rút khăn mùi-xoa lau nước mắt đỏ hoe.
Ông chỉ thị cho Đại Tướng Cao Văn Viên :
-Bộ TTM xét trình thăng thưởng đặc cách mỗi người 1 cấp và thiết lập loại huy chương đặc biệt, đặt tên là : Bình Long Anh Dũng” ân thưởng cho những quân nhân đã dự chiến trường tại An Lộc.

Trọng pháo vẫn nổ ầm, khi xa lúc gần. Khi ông Thiệu vừa dứt tiếng , bỗng pháo địch rơi ào ạt quanh khu Bắc An Lộc, có trái rớt cạnh phái đoàn vài trăm thước đất cát tung mờ mịt. Từ TT Thiệu, tới các tướng ta và cả ông Bí Thư dân sự Nhã không một ai hoảng sợ nằm xuống hay chạy nấp sau các bao cát. Trái lại mấy người cùng cười vang khi TTThiệu quay qua nói với tướng Pháp Vanuxem :
-Nó lại pháo nữa như mọi ngày, cả hơn 3 tháng rồi. Chắc nó biết tôi đến hôm nay nên nó đón chào tôi đấy!
….
Tại chỗ Vòm Chợ, có một số đồng bào và anh em quân sĩ đúng ngồi rải rác xung quanh chờ đợi TTThiệu tới, đúng trên chiến xa giữa cả đống chiến xa địch đã bị bắn cháy. Ông nói rất hay, hung hồn lưu loát. Ông khen quân dân An Lộc không chịu khuất phục CS ác ôn.
An Lộc xứng đáng là Bình Long Anh Dũng cũng như Kontum Kiêu Hùng. Đặc biệt ông khen các đơn vị Địa Phương Quân cũng như Nghĩa Quân của Tiểu Khu Bình Long không tiếc lời vì họ chiến đấu dũng cảm không thua sút đơn vị chính quy. Cùng với đơn vị phòng thủ, DPQ/NQ cũng bắn hạ các chiến xa đủ loại của địch từ thiết vận xa PT76, chiến xa phòng không ZSU 57/2 và ngay cả chiến xa số 1 của Nga viện trợ cho CSBV, chiếc T54 nổi tiếng khắp thế giới, cũng bi anh em ĐPQ bắn cháy ! ông còn nói thêm :

-Đồng bào đừng quên, tướng Hung và đại tá Nhựt cùng các chiến sĩ giữ vững An Lộc tới giờ phút này là nhờ toàn dân hậu thuẫn. sát cánh với các chiến sĩ. Vậy đây là thành tích chung của Quân Dân An Lộc.

Chỉ ít ngày sau chuyến vào An Lộc của TT Thiệu. 1 trực thăng Hoa kỳ, thả tướng Tallman và phái đoàn rồi vút lên nhanh. Bắc quân vẫn còn phục sẵn ở Đồi Gió, dùng súng không giựt 75 ly bắn vào bãi đáp. Trực thăng thoát nhưng tướng Tallman và một số sĩ quan Mỹ chết tại chỗ.(4).

6.-QUYẾT BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC.

Miền Nam mất đã hơn 34 năm. Đọc các lời tuyên bố, bài báo, hồi ký của yếu nhân Mỹ : Nixon, Kissinger, Johnson, Ford, hay những bài viết trung thực mới đây của Tiến sĩ Lewis Sorley (5) họ đều có nhận xét ông Thiệu đã quyết liệt tranh đấu tới phút cuối cùng cho quiyền lợi của VNCH trong vụ Hoà Đàm Ba Lê. Quân dân Miền Nam dưới sự lãnh đạo của ông đã tin tưởng và đánh thắng CSBV nhiều trận rất oai hùng (TCK/Mậu Thân, Hạ Lào, Mùa Hè Đỏ Lửa…)

Dich bài của Sorley xong, những giòng kết luận, cựu Trung Tá Không Quân Trần Đỗ Cung, người dịch đã viết :

-“Trong phần dành cho Thiệu tôi thấy thương ông ta khổ tâm nhiều trong thời kỳ mười năm nắm vận mệnh quốc gia, đương đầu với Mỹ, với đe doạ đảo chính và với tình hình đa đoan của nước nhà.”.

Được đọc bài phỏng vấn cựu Phụ Tá thân cận Nguyễn Văn Ngân của Trần Phong Vũ tôi càng nhìn rõ sự cô đon của một lãnh tụ, thông minh, mưu trí nhưng sinh bất phùng thời. Và tôi càng thông cảm nổi bất hạnh của ông để đặt câu hỏi.

-“Một người khác nắm quyền có khá hơn không hay là chúng ta lại phải trải qua một bất hạnh lớn hơn “

Ngoài ra chúng ta có thể tìm đọc thêm những tài liệu vừa được Hoa Kỳ cho giải mật, ví dụ cuộc thảo luận giữa Chu An Lai và Kissinger ngày 20/6/1972, đề cập tới sự sắp xếp của các đạị cường Tư Bản và Cộng sản quôc tế mà Mỹ & Trung Cộng giữ vai trò then chốt (6). Nhưng có một câu hỏi tới nay chưa ai trả lời rõ ràng được :

VỤ RÚT QUÂN KHỎI VÙNG 2 VÀ VÙNG I CHIẾN THUẬT ?.

Còn nhớ, tháng 7/2000, nhân dịp đám cưói con gái Lôi Hổ (LH) Đoàn Hữu Đ. ở VA, một số đông anh em LH quanh vùng mà 1/3 là tù cải tạo vừa qua Mỹ đoàn tụ nghe tin ông bà Thiệu đến, họ tự động đến nơi tổ chức tiệc cưới; phần để chung cui với LH Đ. phần để âm thầm bảo vệ ông bà Thiệu như khi ông Thiệu còn là Tổng Thống VNCH của họ năm xưa./

Bàn ông Thiệu trong tiệc cuới có nhiều tướng lãnh ngồi chung, nhưng không có tướng Trưởng. Một Trung tá học trò ông Thiệu, người đã thăng cấp Đại úy trước tướng Trưởng 3 năm, từ Seattle qua VA mừng gia đinh bạn đồng nghịệp ở Bộ Dân Vận & Chiêu Hồi ngày nào nhân dịp cháu Hải V trường nữ của bạn vu quy, nghe LH Đ nói có OB Thiệu ngồi bàn gần đó nên vội dẫn vợ con lại chào và thấy ông vẫn còn khỏe mạnh vui vẻ..

Ai ngờ năm sau vào ngày đám cưới Hải N.. Thứ nữ của LH Đ.. tuy đã nhận lời, nhưng OB Thiệu không thể tới dự vì đúng ngày 29/9/2001, Ông Thiệu mất do biến chứng của bệnh xuất huyết trên não.

7-TIN ĐỒN VÀ…CÓ NHỮNG CÂU HỎI.

Ngày 7/2/2007 tôi đọc 2 bài báo . Bài mới của Nguyễn Kỳ Phong (NKP) và bài cũ cho đăng lại của Phạm Kim (PK) viết về cuối tháng 1/2007 khi tướng Ngô Quang Trưởng tạ thế.
Phạm Kim thuật lại khá chi tiết lúc tướng Trưởng,mặc quần áo xám của lính Hải Quân, không có cấp bậc, ngồi trên bãi bể chờ Hải Quân cứu. Ông bị bắt ngay khi về tới Sàigòn.

XIN BÌNH YÊN CHO NHỮNG NGƯÒI ĐÃ CHẾT.

Bài Của Phạm Kim đã đăng trên nhật báo NVcali và quán văn từ 4/2005, và Phạm Kim nói về người viết ngày 12/2/07, Đô Đốc Chung Tấn Cang xác nhận là PK viết đúng sự thật mặc dù vị tướng HQ này là một người tu xuất bên đạo CG và rất ít nói.

Nhiều quân nhân VNCH bị chết thảm vì phi cơ của ta oanh kich “lầm” (?)trên chiến hạm HQ 404 – nơi mà Sài Gòn biết…như là có tướng Ngô Quang Trưởng ở trên tàu nầy…Một trong những người chết là Trung Úy Nguyễn Độ, người Bắc, bạn của Phạm Kim, Phạm Kim nhấn mạnh, chính vị Tư lệnh HQ cuối cùng do Đại Tướng Đương Văn Minh chỉ định, Đại Tá Nguyễn Văn Tấn, 1 trong những người tù lâu năm nhất trong trại Cải Tạo của CS, cũng xác nhận bài viết của PK trung thực.

Lại xin bình an cho những người đã chết.

Lịch sử sau này sẽ có nhiều việc, rất nhiều việc, phải làm cho rõ trắng đen.Cấp chỉ huy nào đã ra lệnh cho chuẩn tướng chức để ông dám sẵng giọng hỏi trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân Đoàn I :
-Ai cho anh về ?(7) Tưóng Trần Văn Đôn tân Tổng Trưởng Quốc Phòng, hay ông Thiệu., ?

Nhưng trong bài mới nhất viết về tướng Trưởng, ông đã trả lời sau khi Nguyễn Kỳ Phong gặng hỏi ông nhiều lần, v/v rút quân khỏi V1:
“Tướng bại trận thì không thể nói minh anh dũng. Bậc trí sĩ, đại phu, khi để mất nước không thể nói mình có mưu lược “ (8).

Có thể qua câu nói này, với tuổi đời ngày một già, và đọc thêm nhiều tài liệu đã giải mật, Ông Trưởng phần nào hiểu được tại sao có vụ thảm bại tháng Tư Đen

Và đặt địa vị ông vào chỗ ông Thiệu, ông sẽ làm như thế nào ? Có khá hơn chăng ? Có giữ được Miền Nam chăng, dù rút hay không rút khỏi 2 VCTI và 2.

Gác bỏ ra ngoài mọi nghi vấn, tôi vẫn nghĩ :
Ông Trưởng là một dũng tướng rất đáng kính phục của binh chủng Dù chúng tôi. Hơn nữa ông là vị tướng thanh liêm ăn ở tròn trịa. Cùng 3 sao nhưng Tư lệnh Quân Khu Ngô Quang Trưởng vẫn ra sân bay nghiêm chỉnh chào đón Tư Lệnh Sư Đoàn Dù, xếp cũ của mình, mỗi lẩn Trung tướng Dư Quốc Đống tới vùng 1/CT.

Hơn nữa tình hình đâu đã quá bi đát ?? Cổ Thành Quảng Trị còn lấy lại được, huống hồ giữ Huế dù gây cấn cho lắm thi cũng chỉ nhu hồi Mậu Thân 1968 là cùng ! Nhưng lệnh từ Dinh Độc Lập, rồi tư Tổng Tham Mưu…nhiều lệnh và cấp bách quá. Chuyện quốc gia, người nào cũng rối như tơ vò và mấy ai hiểu cho lòng tướng biên thùy lúc này. ?

“…Lệnh sáng : giữ, lệnh chiều: bỏ Huế
Bao chiến công cũng thế mà thôi
Tro thiêu rải bốn phương trời
Hạt tro nào…dạt vào nơi Cổ Thành”
(nhất tuấn/TCM)

Và…nơi quê người, mặc dầu tướng Trưởng bị TT Thiệu phạt, ông vẫn đích thân lên Boston dự lễ an táng của TT Thiệu,khác với nhiều tướng lãnh, tổng trưởng, đại sứ… trước đây nhận ngập ơn mưa móc, nay nghĩa tử là nghĩa tận, lại viện cớ không tới dù ở cách thành phố Boston chẳng bao xa.
Nhiều lần ông Nhã tâm sự với người viết, những ngày hòa đàm Hiệp định Ba Lê, đôi khi tột cùng cô đơn, vì với bao nhiêu tướng lãnh bộ trưởng trong phòng họp ở Dinh Độc Lập, nhìn quanh… không cón một ai dám cải lại Đồng Minh dù thấy rõ là họ đang ép mình tới nghẹt thở, và nước sắp mất tới nơi.

Chỉ có TT Thiệu và ông Nhã, hai người dân Phan Rang, nhất định chống kỳ cùng để “còn nước còn tát “ chịu chung trách nhiệm với quân dân đang ngày đêm chống giặc thù tư tuyến đầu lửa đạn.

Khi tính mạng bị đe dọa sổ sang kín, hở, ông Nhã đã nói thẳng với viên đại tướng da trắng tóc hung đỏ.
-Các ông ám sát chúng tôi là cùng chứ gì.! (9).

Trong buổi chiều trung tuần tháng 10/1972, khi ông Kissinger sang Sàigon để ép TT Thiệu ký hiệp định Ba ê mà ông ta (Kissinger) đã kết thúc với Bắc Việt trước đó vài ngày, nhưng đại sứ Bunker và phái đoàn của ông Kissinger phải ngồi chờ hơn nửa giờ mới được Tổng Thống Thiệu tiếp, tiếp với một cách miễn cưỡng, và Kissinger về tay trắng, bẽ bàng vì không giữ được lời hứa trước chắc chắn hoà đàm Ba Lê sẽ được ký ngày đó…tháng đó…

Và ngay lập tức HTTT/VN chúng tôi…mấy ngày liên tiếp…đã đả kích đích danh “cố vấn” Kissinger cùng Thượng nghị sĩ Mac Govern (Ứng cử viên TT của đảng DC, vua phản chiến và gọi Sàigon/VN là ổ điếm) và nói thẳng, giải pháp của Mỹ trong hoà đàm ở Ba Lê đã ép VNCH và làm lợi cho CSBV quá nhiều.

8-LỊCH SỬ SẼ XÉT LẠI HẾT.

Xin hãy để lịch sử xét công và tội của TT Nguyễn Văn Thiệu.
Khi ông chết các sĩ quan K12 trên miền Tây Bắc Hoa Kỳ chúng tôi vẫn tổ chức lễ truy điệu ông rất trang trọng,do Thượng tọa Trù Trì Chùa Phật Giáo VN chủ lễ, dù có sự chống đối đã kích ở địa phương. Là khóa đầu tiên của nền Cộng Hoà, chúng tôi có nhiều người khi ra trường được tuyển chọn làm Sĩ-quan tùy viên của TT Ngô Đình Diệm, như các anh Lê Công Hơàn, Nguyễn Cửu Đắc, Đỗ Thọ.

Khóa 12 cũng có nhiều người đảm trách các chức vụ dân cử, công cử, tiểu khu trưởng. Chúng tôi cũng có nhiều anh mang cấp bậc đại tá; có vị lên tướng như anh hùng An Lộc, Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Tư lệnh Sư Đoàn 21 BB.

Ra trường tôi không làm việc trực tiếp dưới quyền ông Thiệu. Mang cấp bậc đại úy từ 10/1960, cấp bậc Thiếu tá do niên trưởng Vũ Đúc V(K1VBNĐ) đề nghị vì thấy tôi đeo 3 mai vàng cùng với ông,nay ông đeo 2 mai bạc lá Tổng giám đốc cục VTTT, tôi coi đài phát thanh Nha Trang vẫn còn ở cấp đại úy.
Còn thăng cấp Trung Tá đầu năm 1972 không phải do Bộ Thông Tin đề nghị mà theo danh sách thăng thưởng nên tự động nếu đủ tiêu chuẩn của BTTM/TQT./

Tuy chỉ là cấp chỉ huy điều hành các cơ quan thừa hành trong chánh phủ,nhưng hàng ngày nghe tường thuật của các phóng viên khi họ ra tiền tuyến làm phóng sự chiến trường hoặc theo cấp lảnh đạo vào Trị Thiên, Kontum, An Lộc (11), và trên hết, vì được làm gần cấp lảnh đạo trong giờ phút nghiêm trọng của Đất Nước, tôi mới cảm nhận thấy hết được sự phẩn hận đau đớn tủi nhục tột cùng của người dân một nước VN nhược tiểu.
Cũng vì thế tôi càng cảm phục Tổng Thống Thiệu vê tinh thần yêu nước của hai người. Họ không sợ đảo chánh, ám sát, dù rất cô đơn mà vẫn quyết một lòng tranh đấu cho Quê Hương. Còn ai làm hơn họ lúc đó ?

Bài viết này có thể không vừa ý nhiều người, nhưng tôi muốn nói rõ ra sự can đảm của những cấp chĩ huy đáng kính của tôi vì tôi biết họ chịu muôn áp lực từng gìờ từng phút, mà vẫn xả thân lo việc nước…

Cá nhân tôi, tôi bây giờ vẫn kính trọng vị cựu Chỉ Huy Trưởng,Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu, như thời gian tôi và các bạn K12, khóa đầu tiên của Nền Cộng Hoà (12), khi mái tóc còn xanh,mộng đời còn đây ấp, hăm hở xin nhập học trường VBLQĐL hơn nửa thế kỷ trước.

Ngày cuối thập niên (1949) và giữa thập niên (1950) ông Thiệu đã được đề cử du học ở Pháp(Khoá sĩ quan BB) và Hoa kỳ, khóa dành cho sĩ quan cao cấp, học về nghệ thuật quân sự và phương cách lảnh đạo chỉ huy cấp sư đoàn cùng sự đìều động cấp quân đoàn trong các cuộc hành quân phối hợp. Đặc biệt tại (Fort Leanvenworth, Kansas. Khóa dạy nghệ thuật chỉ huy và lãnh đạo, chính các sĩ quan khóa sinh Mỹ than là lớp học rất khó, có nhièu người phải tự tử. Niên trưởng Thiều Tướng Trần Quang K…Khóa 6/VBĐL là khóa sinh của trường này, cũng xác nhận với tôi đó là sự thật qua lá thư của Tổng Thống Eishenhower cựu khóa sinh đã than phiền “khóa học hết sức căng thẳng, thời gian quá dài…Lá thư này hiện nay còn đóng khung treo tại nhà trường.

Là con người hẳn ông Thiệu cũng có nhiều lỗi lầm ttrong binh nghiệp cũng như ở chính trường.Có nhiều câu hỏi như trên tôi đã viết, lịch sử cần làm cho sang tỏ.
Và thêm vài điểm như :
-Năm 1972, mình đánh bao nhiêu trận hào hùng, tinh thần Quân,Dân,Cán, Chính lên như diều lúc đó Bắc Quân đã vượt Bến Hải đánh khắp nơi vô cùng nguy ngập mà vẫn giữ được nước. Qua năm 1975 chưa đánh trận nào đã mất ½ lảnh thổ và 2 Quân Đoàn (13), và “ tại sao Miền Nam VN với một quân đội được trang bị đầy đủ và thiện chiến như vậy, chỉ trong 40 ngày đã biến mầt ?...(14)
-Tại sao những danh tướng của QL/VNCH, ngoài tướng Ngô Quang Trưởng, ví dụ như một ông tướng trước khi về đảm nhận chức vụ tư lệnh 1 đon vị, đã từng nỗi danh là Tư Lệnh Lữ Đoàn Ưu tú nhất trong tứ trụ: Lịch, Nam. Lưỡng, Trưởng, rất dạn dày chinh chiến của SĐ nhảy dù ?

Tuy không là sử gia, nhưng tôi có thể nói ngay điều này chắc chắn chính Tổng Thống Thiệu là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất vì để mất miển Nam ! Nhưng tôi tin ông không bán nước cầu vinh.Và tôi cũng không tin ông thấy Miền Nam Tự Do sắp mất, mà sợ hải, lo giữ lấy thân, cắm đâu nhắm mắt tuân theo lệnh ngoại bang. hơặc diễn trò ma giáo “nhận dollars của Mỹ còn chống Mỹ gỉả vờ “ như luận điệu của các phần tử chống đối ông đã ác ý xuyên tạc.

Chê trách thì nhiều lắm và ai cũng nói được ; nhưng giáo sư Nguyễn Ngọc Linh trong bài gần đây nhất, sau khi thống trách các nhà lãnh đạo Đệ II VNCH về thảm nạn Tháng Tư Đen người ra lệnh vội rút quân rồi chạy thoát thân; người không biết xoay sở nên đã lấy quyết định bất hợp pháp;kẻ chưa bao giờ được dân cử dù là chức xã trưởng, mà lúc đó cũng đòi điều khiển quốc gia…cuối cùng tác giả Râu Cáo dịu giọng :

-“Trách thì trách đây thôi, chứ đến 10 ông Thiệu, ông Hương, ông Minh cũng không làm sao cứu vãn đưọc tình thế một khi Mỹ đã nhất quyết cắc hết viện trợ quân sự khiến vào những ngày cuối cùng của chiến tranh, mỗi người lính chỉ còn đuợc phát mỗi ngày có mấy viên đạn và một trái lưu đạn mà thôi. (15).

Và thành thật mà nói, trong hoàn cảnh này, liệu ai có phép thần thông để giữ được miền Nam ? hay “một người khác nắm quyền có khá hơn không hay là chúng ta lại phải trải qua một bất hạnh lớn hơn “? Như dịch giả Trần Đỗ Cung đã viết ở trên.

Các vị này đã có lý khi nêu những nhận xét khách quan trên, vì trong cùng số báo Ngày Nay 594, mục thường xuyên,cũng co bài bác sĩ Việt Nguyên viết căn cứ theo cuốn sách “ “Nixon and Mao” của bà Margaret Macmillan, một sử gia Gia Nã Đại, cho thấy những bí mật tình báo bất ngờ tới nay mới được khám phá :

-“Chánh phủ Trung Quốc đã trợ giúp cho Bắc Việt lên đến 20 tỷ Mỹ Kim từ năm 1950 tới năm 1975 khi Sàigòn sụp đỗ.Trung Quốc gởi hàng trăm ngàn súng đạn, quân cụ, quân trang, quân dụng, màng chống muỗi; tổng cộng 320,000 quân vào cuối thập niên 1960. Trung quốc xây cầu đường nhưng đồng thời xử dụng điều khiển đại pháo chống phi cơ và hỏa tiễn phòng không. Sự hiện diện của lính Trung cộng giúp Bắc Việt rảnh tay đánh lại VNCH và Hoa Kỳ “ (16)

Ngay từ 1955, không phải lệnh nào của Mỹ cũng phải tuân theo vì Trung tá Nguyễn Văn Thiêu đã bênh vực tôi khi xảy ra sự lộn xộn giữa tôi và viên giáo sư Mỹ, dạy Anh Ngữ trong trường rồi ông này vu cáo tôi, đòi đeo súng cũng như phải có người theo bảo vệ mỗi khi tới trường VBĐL, vì nếu không SVSQ Phạm Hậu sẽ giết ông ta.

Gần đây, Niên trưởng Ngô Văn N. học trước tôi nhiều lớp ở Chu Văn An Hanoi, cựu Y sĩ Liên Đoàn Nhảy Dù VN, dã khen ông Thiệu khi nhớ lại lúc bên Hành Pháp mời 10 người, trong đó có Ông N. vào dự tiệc tại Dinh Độc Lập.

Số người này thuộc bên Lập pháp(Quốc Hội Lập Hiến đã nhiều lẩn được phía quân đội khéo léo dò hỏi rồi thuyết phục, họ vẫn không dứt khoát thuôc phe Thuận hay Không Thuận trong số phiếu quyêt định cuối cùng để cho liên danh Thiệu Kỳ đác cử hợp pháp.

Trái với dự đoán của mọi người,không có vụ đe dọa, hay mua chuộc bằng chức vụ,cho các ghế đại sứ, bộ trưởng…

Vào điểm chính, sau bữa ăn, khi gần tiễn khách, ông Thiệu nói với mọi người, đại ý.:

-Việc nước là việc Chung, thế cờ đã như thế, các anh OK thì cùng làm bằng không thì chúng ta xoá bài làm lại !

Từ trước 1970 cho tới nay, lời dặn dò của TT Thiệu, đôi khi như văng vẳng bên tai :

-“Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm !.”

Tới bây giờ câu nói này không thể đúng hơn !!

Và ngay đầu năm 1971, dù biết Đồng Minh không yểm trợ chúng ta, nhưng trong trận hải chiến Hoàng Sa, TT Thiệu đã chỉ thị rõ ràng cho HQVN :

-“Chúng ta không để mất một tất đất nào cà” (17)

9.-CÁI QUAN ĐINH LUẬN.

Làm người thật khó.Người lãnh đạo một ,nước còn khó hơn gấp bội !!.
Đọc sử VN cận đại, anh hùng Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh, chết rồi còn bị quật mồ, phân thây, đầu lâu làm bình nước tiểu mỗi ngày cho người thắng trận. Cận thần nam nữ danh tướng của mình thi bị voi dày ngựa xé, và mấy trăm năm său chính sử nhà Nguyễn vẫn gọi triều đại Tây Sơn là Ngụy Tây.

Tổng Thống một cường quốc bên kia Thái Bình Dương của VN, hai anh em cũng lần lược bắn chết trong mùa tranh cử. Người chết có thể lờ mờ đoán đưọc ai là kẽ thù, nhưng chính hung thủ còn sống cũng không sao hiểu được, phút chót lệnh tới, họ phải bắm cò nhả những viên đạn oan nghiệt vào mặt. vào ngực,những người rất đáng kính trọng ấy.

Từ ngàn xưa mấy ai đem thành bại luận anh hùng ???

-Lần cuối, lại “ Xin Bình Yên cho những người đã chết “

PHẠM HẬU.

___________________________

Các ghi chú :
(1) - Một lời cám ơn rất muộn. Phạm Hậu.
Nguyệt San Khởi Hành số 42 thángb 4/2000
(2) - Những kỷ niệm với ngành phát thanh - Phạm Hậu.
Đặc San Truyền Thống Quốc Gia(TTQG) 20056.
(3) – Này Kia Kia Nọ, Râu Cáo
Ngày nay số 590 tháng 2/2007
Râu cáo là bút hiệu của giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, cựu giám đốc Nha VTTT, Tổng Giám Đốc Nha Thông Tin, và TGĐ việt Tấn Xã.
(4) – Ông Bush đi Bagdah, ông Thiệu vào An Lôc. Cùi 12 TBX, Đặc San Đa Hiệu, 2001
(5) – Xác định giá trị QLVNCH. TS Lewis Sorley. Đặc san Không Quân Bắc Cali, Xuân 2007, dịch bỡi Trung Tá Trần Đỗ Cung(cựu Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Tế) và xin đọc chi tiết đầy đủ trong website :
www.kbchaingoai.net/.XácDinhGiaTriQLVNCHhtml.
(6) - Sự thật Về Cái Gọi Là “Đại Thắng Múa Xuân”.Trần Bá Hợi 2007.
(
http://vietnameseamericanvets.com/page freedom)
(7)- Di tản về miền Tây.Phạm Kim
Người Việt Cali 4/2007. Trung úy Phạm Kim, SQ báo chí Hải Quân khi đó đứng sau sau TLHQ Chung Tấn Cang, lúc tướng Trưởng từ HQ 404 đáp vào bến Bạch Đằng, trước mặt BTL/HQ đã nghe được câu hỏi này và tới nay (13/2/2007),PK xác nhận với người viết là vẫn còn nhớ rõ.Nhưng ngày 18/05/07 Phạm Kim lại gởi thêm 1 email xin sửa 2 chi tiết nhỏ:
a-Trung tướng Trưởng mặc đồ lục quân ngồi ở bãi biển chờ tàu HQ đón. Trên tàu ông được “biếu” 1 bộ đồ xám và ngủ giường đôi ( crew bunker) của đoàn viên.
b-Nhiều quân nhân bị chết thảm vì phi cơ của ta (?)oanh kích “lầm” (?) trên chiếm hạm HQ 404, xin sữa và thêm là “Chẳng lẽ là HQ 404(!) – mà có thể là môt hộ tống hạm mà trên máy vô tuyến lúc báo cáo là chiến hạm 400.
Nhưng theo Đô Đốc HVKỳThoại cho biết lúc bấy giờ quá hỗn loạn không còn là vấn đề có thể là “Hộ Tống Hạm Vạn Kiếp” bị trúng đạn máy bay trong giờ phút hỗn loạn không còn báo cáo được nữa”
http://www.nguoiviet-taybac.com/btl-haiquan30-4-1975.html.
(8)- Nguyễn Kỳ Phong coi website :
http://www,tqlc.org/tqlc/tl-tuongniem-tuong-ngt.htm.
(9) – Có bạn như vậy, ai cần kẽ thù ? Hoàng Đức Nhã . Đặc san Không Quân Bắc Cali, xuân 2005.
(10) – Diên Lộc Quận Công, Nguyễn Đức Cung. Nhà xuát bản Nhật Lệ, 2002,Keaymy.NJ 0703.
(11) - Nhật ký Phóng Viên Năm 72 ởVTVN, Nguyễn Mạnh Tiếu, Đặc San Truyền Thông Quốc Gia, 2005.
(12) – Trong lễ mản khoá (12/1956, Trung tá Nguyễn Văn Thiệu CHT/VBLQĐL… xin vị chủ tọa đặt tên khóa cho các Sỹ quan vừa tốt nghiệp đang quỳ dưới Vũ Đình Trường, và được TT Ngô Đình Diệm đạt tên cho khóa 12 là khóa Cộng Hòa.(13).Các bài rải rác trên báo Việt ngữ ở Hải Ngoại -1976-1986, cũa trung tá Nguyễn Đạt Thịnh cựu Chủ nhiệm tuần báo Diều Hâu và trưởng phòng báo chí Cục Tâm Lý Chiến TC/CTCT trước năm 1975(email
nguyendattinh@aol.com)
(14) - Viết Mà Chơi. “Can trường trong chiến bại”” Tú Gàn, Tuần báo Sàigòn Nhỏ s061 537, nghày 30/3/2007.
(15) – Này Kia Kia Nọ, Râu Cáo.Ngày Nay số 594, ngày 15/04/2007.
(16)- Từ bàn viết Houston, Việt Nguyên ngày nay số 594, ngày 15/04/2007.
http:// absoluttenm/anmviewer.asp?a=58487&z=100.
(17) – Can Trường Trong Chiến Bại, tái bản, 2007, Hồ Văn Kỳ Thgoại.
252 N.Washington St. Suite 103 – falls chuch, VA 22046.
Email :
thoai.hovanky@gmail.com Điện thoại (703) 802-0999
*
a-(Anh Ngữ) do niên trưởng Trần Đỗ Cung dịch posted trên website của Cựu KQVN Thiếu Tá Trần Bá Hợi chủ trương :
http://www.vietamericanvets.com.
b- (Tiếng Việt) Vietkieuailao.net
A.-Các tài liệu mới được Hoa Kỳ giải mật (09/15/2008)
Tài liệu của Tòa Bạch Ốc ve Cuộc Chiến VN chấm dứt sau 30 năm
(Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ giải mật)
THE NATIONAL SECURITY QRCHIVE.
http://
www.gwu.edu/-nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB121/index.html (1)
http://www.gwu.edu/-nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB195/index.html(2)
B- Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã trình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa năm 1974, nhưng…
D-Quyển sách của john Perkins
Confession of an Economic Hit Man. 2004, USA (Lời Thú Tội của Một Sát Thủ Kinh Tế)
wwww.JohnPerkins.org.

Nguồn : Saigon Nhỏ Los Angeles Orange – 8 tháng 5. 2009 -


No comments:

Post a Comment