Friday, June 5, 2009

THƯ GỞI ĐẾN CHA
.
Kính thưa Cha,
Khi con quyết định viết lá thư này đến Cha, là lúc trái tim con đã nóng như hàng ngàn ngọn lửa đang dốt cháy, cái lửa cháy không ngầm, ngọn lửa đang bộc phát thật mạnh trong trái tim của con.
.
Con nhớ lại cách đây 28 năm về trước, ngày con rời Sài Gòn để đi lên vùng kinh tế mới Cẫm Đường-Long Thành thăm một người bạn và nơi đó ở vào lứa tuổi 24, con đã gặp và đọc được một bài toán ở bậc tiểu học như sau
'' Một em du kích, bắn được 3 thằng Mỹ và hai thằng ngụy. Vậy em du kích đó bắn được bao nhiêu thằng Mỹ, ngụy?''.
.
Bài toán dạy sự giết người, giết người từ thuở còn nằm nôi. Cái nôi của Xã Hội Chủ Nghĩa, cái nôi của những người Cộng-Sản Việt-Nam. Cái nôi của sự rừng rú và man rợ. Những trẻ con Việt, đã phải rời vòng tay của Mẹ, rời tiếng à ơi, rời hơi ấm của tình thương để được đặt vào cái nôi rừng rú này mà trưởng thành.
.
Sự trưởng thành trong man rợ và khát máu.
Thưa Cha và họ trưởng thành thật. Những đứa nhỏ này giờ đây đã trưởng thành trong một tinh thần của sự giáo điều và khát máu, dưới mắt chúng nó chỉ có giết và giết cho thật nhiều để xây dựng cái Chủ Nghĩa Cộng Sản ngoại lai đã bị đào thải tử 28 năm nay. Giờ đây, những đứa bé này đang nắm giữ những chức vụ trong bộ Công An, trong làng xã, trong giáo dục, trong văn nghệ v.v... của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Do đó, những sự đàn áp từ mọi khía cạnh trên quê hương Việt Nam chúng ta đã không bao giờ chấm dứt. Những sự việc này đã đưa đất nước Việt Nam đi vào một con đường tồi tệ nhất trong lịch sử dân tộc Việt. Từ cái vệ sinh tối thiểu của một đời sống thường nhật đã không còn được chăm sóc, cho đến các vấn đề vận chuyển và giao thông. Rồi lại đến các kinh rạch sông ngòi đã trở nên dơ bẩn một cách lạ thường.
.
Con người đã mất đi gần như tất cả nhân phẩm của một con người trong cái xã Hội Chủ Nghĩa chuyên chính này. Bởi vì thế, mà trong hàng chục năm qua, biết bao nhân sĩ, các nhà lảnh đạo tôn gíáo, các sinh viên học sinh và cùng cả những người Cộng-Sản phản tỉnh đã lên tiếng cảnh cáo những người lảnh đạo đất nước Việt Nam đang đi trên chủ nghĩa phi nhân này hãy thức tỉnh lại. Trong những lời đề nghị thực tế và ôn hòa. Nhưng sự trả lời cho tinh thần xây dựng này là những sự trù dập và bắt bớ. Thưa Cha, Cho đến ngày hôm nay, thì sự đàn áp đối với các sự sinh hoạt đòi hỏi cái quyền tối thiểu của một con người, đã trở nên quyết liệt và dã man. Sự bắt bỏ tù, lên án những tội danh vô hình, lấy gia dình làm con tin để đàn áp tinh thần v.v... Đã được Bộ Công An của Đảng Cộng Sản Việt-Nam thực hiện tối đa. Từ tất cả nhân sự trong tất cả ngành nghề, cho đến tôn giáo, đến các người dân nghèo khổ, oan khiên đang bị chiếm đất, chiếm nhà sống một đời sống trong kinh hoang lo sợ.
.
Tiếng nói của họ đã bị dập tắt bởi những người giờ đây đang có biệt danh là ''loại Tư Bản Đỏ''. Đó là tất cả những kết quả của sự đồi trụy và tham nhũng đang lan tràn trên đất nước Viêt Nam ngày hôm nay. Tiếng than oán đã thấu tận lòng trời. Vậy thì làm sao yên?...
Thưa Cha, trước những tấm gương can đảm của Ngài Linh Mục Nguyễn văn Lý, của Chị Lê thị Công Nhân, của Anh Phương Nam Đỗ Nam Hải, của Chị Trần Khải Thanh Thủy, của Chị Bùi Kim Thành, của Anh Nguyễn Chính Kết v.v... và của hàng triệu người dân Việt đang sống dưới gông cùm hà khắc trên đất nước Việt nam. Tấm hình trên đây, con xin kính tặng Cha với tấm lòng của những người dân Việt.
.
Cuối thư, con cám ơn Cha đã không quản tuổi già sức yếu. Đã quên đi những gây phút yên nghĩ cho tuổi già của Cha, để cùng con bước trên con đường cho dân chủ và dân quyền cho những thế hệ về sau trên đất nước Việt-Nam. Vì tấm lòng đó, xin Cha nhận nơi lời cám ơn của con. Kính chúc Cha thật nhiều sức khỏe và vạn sự như ý.
Strasbourg, ngày 26 tháng 3 năm 2007 Con của Cha Trần Minh-Tâm
.
Tâm Thư gởi đến Cha (02)-
Trần Minh-Tâm
.
Strasbourg, ngày 9 tháng 4 năm 2007
.
Kính thưa Cha .
Từ cuối tháng 3 cho đến hôm nay, con biết Cha buồn thật nhiều. Bởi vì những tin tức liên tục mà con nhận được từ Việt-Nam đã làm con thực sự lo lắng cho sức khỏe nơi Cha. Thưa Cha, con biết những tấm hình trong thời gian bạo quyền Cộng-sản đang xử án Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã làm Cha xót xa. Nhất là tấm hình mà nơi đó ''Bọn quỷ Satan đã bỏ bàn tay bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý, khi Ngài đang phát biểu''. Tấm hình sẽ làm Cha thật buồn. Mà thật vậy tấm hình này đã làm xúc động những trái tim nhân bản, của hàng triệu triệu người đang sống trong sự yên bình và đang được hít thở cái không khí tự do tối thiểu của một con người.
.
Con cắn răng im lặng, tự hứa với lòng mình không khóc. Nhưng!... nước mắt đã nằm tại khóe mi tự bao giờ. Rồi hơn nữa, chỉ một ngày sau là nhận thêm tin từ nước nhà là Linh Mục Nguyễn văn Lý, Anh Nguyễn Phong và Anh Nguyễn Bình Thành đã bị đem đi biệt giam. Công an của Chế độ Cộng-sản Việt-nam đã gởi giấy thông báo cho những thân nhân của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Anh Nguyễn Phong và Anh Nguyễn Bình Thành là không được phép đi thăm cũng như gởi tất cả những vật dụng gì cả. Con biết những tin tức này sẽ làm tinh thần Cha mệt mỏi. Nhưng con cũng biết rằng Cha sẽ không ngã lưng, khi Cha chưa thấy được ngày Cha Nguyễn Văn Lý cùng tất cả những Anh, Chị đã bị Chế độ Độc tài của Cộng-sản Việt-Nam đang giam giữ được thoát ra khỏi cảnh ngục tù.
.
Thưa Cha,
Con xin Cha đừng buồn. Vì nơi đây các con của Cha vẫn còn tiếp tục; tiếp tục với tất cả sức lực, trí khôn của một con người đang được sống trong một tinh thần nhân bản. Con hứa với Cha rằng, hôm nay dù chúng con không đủ sức để kêu gọi những đồng bào đang sống trong ngục tù Cộng-Sản Việt-nam, hảy cùng những cái cày, con trâu và chính chúng con cùng bước với nhau trên ''Con Đường Cái Quan''.
.
Những bước đi trong tinh thần ôn hòa và bất bạo động. Nhưng ngày mai, hàng triệu bước chân, sẽ làm thức tỉnh sự tỉnh mịch của Con Đường Cái Quan. Tiếng vang rền như tiếng trống đồng Ngoc Lữ. Ngày mà con tin rằng Quốc Tổ và Quốc Mẫu sẽ về, để chứng nhận những đứa con Lạc Hồng '' Đang từng bước tháo gỡ Bàn Tay của Quỷ Satan ra khỏi tổ quốc Việt-Nam''
.
Xin Cha nhận nơi đây lời hứa trong danh dự của Con. Con tin rằng ngày tất cả dân Việt cùng cái cày con trâu, rời bỏ ruộng đồng, xóm làng để đi lên trên Con Đường Cái Quan trong tinh thần ôn hòa và bất bạo động. Ngày ấy trong hàng đầu có con của Cha trong đó. Cuối thư, con kính chúc Cha được nhiều sức khòe và an bình Con của Cha
Trần Minh Tâm Strasbourg,
ngày 9 tháng 4 năm 2007
.
Tâm Thư gởi đến Cha (03)
..
- Trần Minh-Tâm
.
Strasbourg, ngày 1 tháng 6 năm 2007 Kính thưa Cha Lâu rồi con không thư thăm Cha Mẹ, vì Anh Em con có chuyện xào xáo trong nhà. Nay thì gia đình đâu đã vào đó, ngăn nắp và ổn định. Nên con vội viết thư thăm Cha Mẹ và kể lại câu chuyện đã qua cho Cha rõ. Như Cha đã biết từ những ngày đầu tiên đặt chân lên mảnh đất mà chúng con sẽ chọn làm quê hương thứ hai này. Các con của Cha đã không ngần ngại, bước chân vào tham gia những sinh hoạt đoàn thể và xã hội trong phạm vi nơi vùng mà chúng con đang sinh sống. Dù trước những khó khăn về kinh tế và đến những khó khăn trong những bước đầu tiên trên đất khách. Nhưng thưa Cha, tất cả những khó khăn theo ngày tháng trôi đi, cuộc sống của chúng con đang vào ổn định, công ăn việc làm đã bắt đầu vào ngăn nắp, những việc hoạt động cùng cộng đồng người Việt đang được phát triển, các lớp tiếng Việt được mở rộng, các chương trình đại lễ của dân tộc đang được thực hiện đều đặn v.v...
.
Thì bổng gia đình con có nhiều xáo trộn và anh em con bị cắt đứt sợi dây ruột thịt trong một khoảng thời gian khá lâu. Con biết điều này đã làm Cha Mẹ buồn thật nhiều, nhưng đây không phải là một vấn đề mà con có thể giải quyết ngay tức khắc được. Tất cả những vấn đề đã đến từ những suy nghĩ cho cộng đồng và sinh hoạt tập thể trong gia đình chúng con. Nơi đó trong giai đoạn khởi đầu anh em chúng con đã có một lòng và một chương trình đồng nhất để cùng nhau làm sao xây dựng từ cái không có cho đến cái có được. Nên trong giai đoạn đầu này, dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng trong gia đình lúc nào cũng tìm được những buổi cơm ''canh lành canh ngọt''.
.
Cho đến một ngày, thì tự nhiên trong gia đình những buổi nói chuyện về tình hình trong sinh hoạt cộng đồng đã có những tiếng nói không đồng nhất; chẳng hạn như ''Anh làm như thế là không đúng, người ta đã nói như thế'' hay là ''chú làm như vậy là sai, vì đây là chuyện chung. Mà chuyện chung thì mình chỉ phải nhận định trên đa số mà làm việc.'' v.v...
.
Chỉ có thế thôi, mà gia đình con đã chia ra hai, theo cơn sốt chia hai của cộng đồng ngày hôm đó. Từ đó anh em ít nói chuyện với nhau, rồi kéo theo hai chị em dâu cũng ít thăm hỏi với nhau và rồi các cháu cũng không còn gặp bác, chú vào những cuối tuần nữa. Từ từ thì khoảng hai tháng sau, anh em chúng con đã không còn gặp nhau, rồi không còn nói chuyện với nhau. Con bắt đầu có một sự nghi ngờ, những gì đã xãy ra cho gia đình con. Suy nghĩ thật nhiều thì thấy câu chuyện này bắt đầu chỉ bởi những ham thích sinh hoạt cho cộng đồng mà thôi. Trong gia đình thì từ những sự đối xử với nhau trong tình anh em, tình chi em dâu, tình các cháu con bác, con chú không có một cái gì là buồn phiền hay có những sự hổn láo nơi các cháu cả.
.
Vậy thì cái gì đã làm cho tinh thần sinh hoạt cộng đồng và xã hội nơi anh em con, giờ đây lại trở thành một sự chia cắt gia đình đến độ gần như tồi tệ như thế. Kiểm soát lại những quá trình sinh hoạt cộng đồng đã qua, thì con thấy được có hai điều như sau:
-Thứ nhất: Tinh thần của cộng đồng người Việt rất dễ dàng xúc động trước những biến chuyển, nên từ đó đã dễ dàng bị tách đôi, tách ba, tách bốn v.v... Nhưng trước những hoàn cảnh này, thì cũng không khó lắm để làm ổn định lại tinh thần chung cho cộng đồng, vì ai cũng thấy rỏ rằng ''đoàn kết thì sống, mà chia rẽ thì chết''. Do đó, dù phải mất nhiều thời giờ để giải thích, để an ủi, kêu gọi tình thương lẫn nhau, thì cộng đồng cũng từ từ ổn định trở lại và từng gia đình cũng tìm trở lại được những hạnh phúc sau khi đã bỏ mất nhiều thời giờ và đôi khi cả tiền bạc cho các việc làm mà trong xã hội thường nói '' Ăn cơm nhà đi vác ngà voi''...
.
-Thứ hai: Sự giúp đở từ những cơ quan chính quyền địa phương và những nhà hảo tâm địa phương. Đây chính là những người giúp đở trực tiếp và nhiều khía cạnh cho cộng đồng người Việt nơi đây. Để con trình bày đến Cha một vài thí dụ cho vấn đề này như sau: ''Khi con còn dạy lớp tiếng Việt, thì những sinh hoạt này đã được giúp đở từ các cơ quan chính quyền và các nhà hảo tâm rất nhiều. Như cho chúng con những bàn học, giấy tập, cả tiền để có thể phát triển thêm lên. Những sự có mặt của một vài người đại diện cho chính quyền để hổ trợ v.v...''. Rồi từ từ, những nhà hảo tâm giúp đở cho những gia đình gặp nhiều khó khăn qua công ăn việc làm, và làm sống động thêm cái không khí đầm ấm cho cộng đồng người Việt tại đây. Con gọi đây là những người ''Hàng Xóm Dễ Thương''.
.
Nhưng thưa Cha, chính là những người ''Hàng Xóm Dễ Thương'' này đã tạo ra cái khoảng cách vô hình trong cộng đồng, mà nó được bắt đầu từ những gia đình nhỏ bé của chúng ta. Con không có trách bất cứ hành động giúp đở nào của những ''Người Hàng Xóm Dễ Thương'' này cả, chỉ biết rằng khi họ giúp đở thì mình mang ơn. Nhưng cái ơn của từng gia đình, thì tạo nên những trả ơn khác nhau và những thân thiết khác nhau. Cái trả ơn và cái thân thiết khác nhau đối với những ''Người Hàng Xóm Dễ Thương'' này chính là cái kéo để cắt sự đoàn kết thật nhẹ nhàng, nhưng khó hàn gắn.
,
Từ những nhận xét đó, con quyết định làm một cuộc đối thoại nghiêm khắc và can đảm trước những khó khăn tình cảm nơi chính gia đình con. Sự nghiêm khắc con dựa trên những lý luận đầu tiên cho gia đình, sự ổn định và sự hội nhập vào cộng đồng trong tinh thần sinh hoạt xã hội mà gia đình đã có. Lấy tinh thần xã hội mà gia đình đã có làm mục tiêu chính yếu và lấy tinh thần trợ giúp của các người ''Hàng Xóm Dễ Thương'' này làm động lực phát triển vào hàng thứ hai. Thì kết quả con đã nhận được ngày hôm nay, Từ tình thương máu mủ, từ tình yêu xã hội, từ tấm lòng trung thực đã có chúng con đã làm cho không khí gia đình được sống lại. Cái can đảm trực diện với nhau trước những bất đồng chính kiến, những dị biệt đã được tháo mở bằng chính hình ảnh mà Cha đã bươn chãi trong suốt cuộc đời của Cha. Bên mâm cơm hôm nay, hai gia đình của Anh Em con, cùng một vài gia đình trong cộng đồng và các cháu đang quây quần bên ''Tô canh chua và tộ cá kho''.
,
Thưa Cha buổi ăn thật sự thanh đạm, nhưng nơi đó con tìm lại một sự hạnh phúc và con biết rằng, chính sự hạnh phúc này sẽ làm cho tinh thần xã hội đã có trong gia đình ta tiếp tục không ngừng. Rồi cũng chính vì sự thật tâm trong sự sinh hoạt cộng đồng này mà chúng con đã, liên lạc lại được với những người ''Hàng Xóm Dễ Thương'' và cái nhìn của những ''Người Hàng Xóm Dễ Thương'' này đã mở rộng hơn, bao la hơn cho sự sinh hoạt cộng đồng của những người Việt hôm nay.
.
Cái kết quả đã có, gia đình con hòa thuận, cộng đồng người Việt rộng mở hơn lên, những người ''Hàng Xóm Dễ Thương'' lại tiếp tục có mặt bên những mâm cơm của cộng đồng Việt Nam trong những ngày đại lễ. Thưa Cha, con xin dâng lên Cha sự thành công này để tạ ơn và làm niềm vui với hy vọng rằng Cha Mẹ sẽ sống âu hơn để nhìn sự trưởng thành thật sự nơi chúng con.
Con của Cha
Trần Minh-Tâm Strasbourg,
ngày 1 tháng 6 năm 2007
,

Tâm Thư gởi đến Cha (04)
- Trần Minh-Tâm .
.
Strasbourg, ngày... tháng... năm 2007 Kính thưa Cha Hôm qua nhân dịp vào ăn tối tại một tiệm phở, bất ngờ con đã gặp được một thanh niên vừa từ Việt Nam trở về Pháp sau ba tháng về thăm quê nhà. Trong buổi ăn tối hôm đó, chúng con đã nói chuyện với nhau về tình hình tổng quát ở quê hương. Sau khi nghe con nói rằng đã lâu lắm con chưa trở lại thăm quê nhà, thì Chú trẻ này đã thật lòng kể cho con nghe những điều Chú ấy đã thấy trong tầm nhìn của Chú ấy trong những tháng vừa qua. Buổi nói chuyện bước qua nhiều đề tài, từ chuyện vui chơi, chuyện giá cả thị trường, đời sống người dân ở thành phố, đời sống người dân ở miền đồng Nam Bộ, đời sống người dân miền núi, vấn đề giáo dục và sự suy nghĩ của tuổi trẻ tại quê nhà v.v...
.
Câu chuyện được tiếp tục khi con đề cập đến vấn đề Dân Oan và những sự việc khiếu kiện từ Nam cho đến Bắc trong những năm nay. Vấn đề Dân oan và sự khiếu kiện thì anh chàng trẻ này đã tỏ ra không biết gì cả, Anh chàng trẻ này chỉ kể sơ sài qua những gì đã nghe từ trong gia đình qua các cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội thôi, vì chuyện bưng bít của chế độ Cộng-Sản Việt nam từ xưa cho đến nay vẫn là như thế. Nhưng từ câu chuyện Dân Oan này, đã đưa chúng con qua một đề tài mà con không thể lường trước, đó là câu chuyện phát triển thành phố một cách kỳ quái, nguy hiểm, và mang tính cách thâm độc có chủ đích của Đảng Cộng sản Việt Nam. ''...
.
Cái mốc của những sự giành đất để cắm dùi nó đã được phát động từ cuối năm 1975, với mục đích làm thay đổi số lượng dân thành phố để dễ dàng kiểm soát. Tất cả những sự kê khai dân số đã cho thấy sự thay đổi khủng khiếp này trên những đô thị và những tỉnh thành lớn của toàn Miền Nam Việt Nam. Từ những hành động chiếm những địa ốc để xây dựng các cơ quan của nhà nước, thành lập các HợpTác Xã, các cửa hàng thương mại, cửa hàng ăn uống, cửa hàng lương thực với mục tiêu chiếm chổ, chiếm đất và đẩy lùi dân bản xứ vào những vùng xa xôi hẻo lánh với danh xưng vùng Kinh Tế Mới v.v...
.
Nhưng sau khi đã thực hiện xong chiến dịch lùa dân từ các thành thị và các tỉnh lỵ đi vào để thành lập các vùng kinh tế mới, cùng phong trào Thanh Niên Xung Phong để gom lại và để kiểm soát số lượng thanh niên mà chế độ Cộng sản cho rằng đây là thành phần nguy hiểm còn lại của "Ngụy"; thì liền sau đó, chế độ Cộng Sản Việt Nam đã thực hiện ngay bước tiến lấy đất của những nhà nông nơi miền đồng bằng Nam Bộ. Nhưng may mắn hơn cho dân quê nơi Miền Nam, vì bài học Cải Cách Ruộng Đất đã làm rúng động vào tâm khảm của người dân Miền Bắc và đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt một vết nhơ tận cùng của chế độ. Do đó, lần này chế độ Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra chánh sách ''Ký Giấy Tạm Mượn'', và chính những tờ giấy này đã tố cáo sự thú tính và mang ý đồ cướp giựt đất đai của Chế Dộ Cộng Sản Việt Nam vào ngày hôm nay. Trở lại phần người di dân tại Việt nam trong thời gian đó thì con thấy như sau.
.
Chế độ Cộng sản Việt Nam đã đưa một số lớn dân từ miền Bắc và miền Trung vào lập nghiệp trên Miền Nam và đã để họ tự xây cất nhà cửa trên những vùng được chỉ định, không có một chương trình thiết kế đô thị nào cả?... Mục đích chỉ làm sao đẩy lùi được cư dân địa phương Miền Nam ra càng xa các đô thị và làng mạc càng tốt. Từ đó các hệ thống ao rạch và sông ngòi chằng chịt trên mảnh đất đồng bằng về phía Nam Bộ đã từ từ bị lấp để xây nhà và tắt nghẽn. Đất bắt đầu trở nên hiếm vì số người di dân từ Miền Bắc và Miền Trung càng ngày càng đông, sự xâm chiếm và giành dựt bắt đầu lộ liễu. Vì không có chủ đích thành tâm trong sự phát triển về đô thị nên đã tạo nên một xã hội hổn loạn và mất vệ sinh ngay từ những giây phút định cư đầu tiên của số người di dân Việt Nam mới này.
.
Cuộc chiếm đất định cư này đã kéo dài cho đến hôm nay. Từ đó, đời sống có vẽ phồn thịnh lên và giá đất bắt đầu tăng dần lên. Khi đó con người từ bần cố nông đã bắt đầu có của và họ cố bám víu vào cải của trời cho này. Các hệ thống hành chánh của Chế Độ Cộng Sản cũng thế, họ đã dựa vào quyền lực và sự sợ hải của người dân trong giai đoạn đầu để tự chiếm lấy những gì họ có thể làm được. Sự uất nghẹn từ đó đã im lìm bộc phát từ trong trái tim của người dân đồng bằng Nam Bộ. Rồi đến khi mở cửa cho một nền Kinh Tế Thị Trường dị hợm, thì một số người Việt thân cộng đã trở về trước và đã mua được những căn nhà tại những thành phố và những vùng phụ cận để cho thân nhân làm ăn cùng sinh sống.
.
Cuộc mở cửa lần này được nới rộng hơn lên vì túi tiền của những người tị nạn Cộng Sản mà chế độ Cộng Sản đã đặt cho một cái tên là ''Khúc ruột ngàn dậm'', được phát động rầm rộ. Từ đó những ngưòi dân Việt trên tứ xứ đã có dịp để trở về giúp đở Cha Mẹ, Anh Em và họ hàng đang chịu những khổ sở trong hàng chục năm qua. Những căn nhà mục nát được sửa sang trở lại, những mãnh đất được mua trở lại từ những người dân quê hay chính những kẻ đã chiếm đất di dân tìm sống trong giai đoạn đầu mà con đã kể ở trên. Đồng tiền được tung ra từ nơi những người Việt viễn xứ này, đã làm lòng tham không đáy của những kẻ bần cố nông trổi dậy. Từ đó giá đất nhà cửa đã trở thành như vàng tại Việt Nam, những mảnh đất, do chế độ Cộng Sản Việt Nam chỉ định định cư hay những mãnh đất đã ký giấy tạm mượn trên mấy chục năm nay đang được tung ra mua bán trên thị trường đất đai của Việt Nam tính từ Nam chí Bắc.
.
Thưa Cha, đến hôm nay thì lòng dân đã căm phẫm đến tột cùng, tiếng nói uất nghẹn đang dâng trào ra tại Việt Nam và có phải cũng chính là lúc mà Chế Độ phi nhân Cộng Sản Việt Nam đang chuyễn những mảnh đất đã cướp từ trong tay của người dân Việt qua các chương trình Cải Cách Ruộng Đất rồi những cuộc di dân vào Miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đang từ từ rơi vào trong tay của những ''Khúc Ruột Ngàn Dậm'' này hay không?...
.
Thư đã dài, con ngừng và kính chúc Cha được thật nhiều sức khỏe.
Con Trần Minh Tâm / Strasbourg / France
.
Tâm Thư gởi đến Cha (05)
- Trần Minh-Tâm
.

Strasbourg, ngày... tháng... năm 2007 Kính thưa Cha, Thư trước trong lúc kể đến Cha câu chuyện về vấn đề ''Đất Đai'', mà con đã đàm thoại cùng một người bạn trẻ trong một tiệm phở vừa về thăm quê nhà trở qua. Trong lá thư đó con có viết đến vấn đề ''thiết kế đô thị'' tại Việt Nam và nó đã được tiếp tục trong hàng chục năm qua. Cho đến hôm nay thì vấn đề thiết kế đô thị tại Việt Nam đang đi song song với chương trình phát triển kinh tế và xã hội, đã làm cho con có một cái nhìn lo sợ cho tương lai của cả dân tộc Việt Nam; nhất là cho sức khỏe của những thế hệ tiếp nối sẽ đến . Bởi vì sự suy nghĩ này, mà hôm nay con trình bày ý tưởng này của chính con đến Cha để tường.
.
Thưa Cha, tấm hình ở trên mà con đang kèm theo thư đã chứng minh rằng dân chúng tại Việt Nam đang sống với sinh trùng và những bệnh hoạn giết người trong giây lát. Đúng như anh bạn trẻ mà con gặp trong tiệm phở đã nói ''...nước sông ngòi thì đen kịt và sự bẩn thĩu đã làm cho không khí có một mùi nồng nặc khó thở. Vậy mà anh ơi!... dân mình vẫn chịu đựng sống như vậy qua hàng chục năm, cho đến hôm nay vẫn còn như thế....'' Rồi tuần trước có một người đàn bà cũng vừa về Việt Nam trở qua, đi chợ và kể cho con nghe những chuyện làm lòng con băn khoăn không it. Bà ấy nói như sau ''...Anh à!... Lúc này ở Việt Nam mình chết trẻ không hà, không biết tại sao nữa?...'' Nhân câu chuyện còn đang tiếp tục con hỏi thêm để lấy thêm những dữ kiện về vấn đề sông, rạch xung quanh Sài Gòn ''... ''...
.
Thưa Chị, tôi nghe rất nhiền người nói rằng những con sông và những con rạch xung quanh Sài Gòn gần như đã bị nhiễm trùng rất nặng, phải không?...'' và chị ấy trả lời cho con như sau ''... Đúng rồi đó anh, nước sông đen thui và rất là hôi. Vậy mà người dân mình hít thở để mà sống. Đi ngang Cầu Bông tôi không thể thở được!...''. Đó là những dữ kiện mà con có được từ những người quen biết xung quanh tỉnh Strasbourg này. Có thêm một dữ kiện trong gia đình đưa về, là đầu năm 2007 Chú Út cùng vợ đi về thăm Má vợ, khi trở về có ghé thăm con và kể vùng đất của Ngoại cho con nghe. Cái vùng đất nhà quê nằm kế cận Sài Gòn, hiền lành dễ thương mà con thường cuối tuần chạy xe đạp về đó để mà chạy giởn trên những cánh đồng, hay đi bắt cá, ăn cắp mía v.v..
.
Vùng đất Bình Triệu nằm trước nhà thờ Fatima. Thưa Cha nghe Chú Út nó kể mà con lạnh người, tất cả những kinh rạch ở nơi đó bây giờ nước ''Đen ngòm...''. Bởi vì nhà cửa mọc lên như nấm và cắt đứt từng đoạn những con rạch, con kinh hay ao hồ đã có nơi vùng đất Bình Triệu này. Từ đó nước không có đường thoát, đọng vũng lâu ngày rồi trở nên đen và bốc mùi hôi. Trong giai đoạn đầu khi những người di dân được quyền cho phép lấp kinh lấp rạch để cất nhà, thì họ đã không thể nào lấp hết một đoạn kinh hay một đoạn rạch, do đó những con rạch hay con kinh bị cắt đứt từng khoảng. Những khoảng kinh rạch bị cắt đứt này, trong những ngày đầu thì nước còn trong xanh nên thấy đẹp mắt, nhưng về lâu thì bắt đầu nước thâm đen vì chất phèn và do sự ứ động lâu ngày.
.
Thêm nữa nước mưa hàng năm đã làm những vũng nước ứ động này không thể khô đi, dù nơi đó không có một mạch nước nào có thể ăn thông. Rồi con hỏi về mảnh đất của Ngoại và cái ao cá ở trước nhà, bắt Chú Út nó kể rỏ cho con nghe mảnh đất hiện tại của Ngoại bây giờ ra sao?... Thì Chú Út trả lời cho con như sau: ''...Anh biết đó từ lúc vùng đất Bình Triệu này bán được giá, thì Cậu Út cũng đã lấp tất cả để xây nhà rồi. Những con rạch bị nghẽn nước đen thui, hôi thúi đầy xung quanh nhà. Vùng đất ngày xưa Ngoại trồng bưởi, có rất nhiều con mương nước chảy vòng quanh, nay bị tắt nghẽn nước đen luôn. Nước lấy từ con rạch chảy vào từ sông lớn, rồi đem vào chứa trong cái ao trước nhà. Từ đó mới đem vào trong vườn, chảy qua tất cả các mương ăn luồn trong mảnh vườn của Ngoại. Giờ đây, cái ao nguồn mạch nước chính đã bị lấp, thì nước phải bị đen và hôi là điều dễ hiểu thôi...''
.
Từ đó, thì tất cả những vùng đất nơi vùng Bình Triệu đều giống nhau, ''Bán Đất Cất Nhà rồi Bán Nhà'', đời sống kinh tế của những gia đình nông dân bỗng dưng tìm được một lối thoát ''dễ thở'' cho cuộc sống hiện tại. Không còn bị ràng buộc vào những sự dòm ngó của các cán bộ cộng-sản, không còn sợ cái danh xưng ''tiểu điền chủ'' bám vào gia đình và con cháu mình, lại có được tiền. Vậy thì lấy tiền, đi chổ khác làm ăn, bỏ làng xóm, bỏ nơi chôn nhau cắt rún, bỏ cái lý lịch ''tiểu tư sản'' để cho những người mới muốn làm gì thì làm. Đất ruộng là đất nước, đất của kinh rạch, của ao và mương. Lấy nó cất nhà thì phải lấp cho hết, lấp không hết thì phải làm đường thoát nước, không có đường thoát nước thì chúng ta làm ''vũng nuôi muỗi'' chớ sao?...
.
Thưa Cha, viết đến đây con thật sự lạnh người khi nghĩ đến những con vi trùng giết người, ''không có thuốc chữa'', đang tràn lan trên đất nước Việt Nam. Những con vi trùng của bịnh AIDS, binh CÚM GIA CẦM, bịnh SỐT XUẤT HUYẾT, bịnh UNG THƯ, bịnh Heo Bò Lở Mòm Long Móng v.v... đang bao trùm tất cả. Thời tiết càng ngay càng tăng độ nóng dần, sự ẩm thấp cũa miền nhiệt đới sẽ là cái ổ cho sự sinh sôi này và 84 triệu người dân Việt có đủ thuốc để trị liệu kịp thời hay không?...
Thưa Cha, đối với sự suy nghĩ của con thi chắc chắn là không!... Con nhớ vào những năm 1982 cho đến 1988, nước Việt Nam đã bị rơi vào tình trạng gần như kiệt quệ về tài chánh và dân miền Nam Việt Nam đã rơi vào khoảng thời gian ''đói khổ'' tột cùng. Lúc đó tại nơi đây con đã cùng với các hội đoàn bạn làm những cuộc vận động để cộng đồng hải ngoại nơi đây ''góp máu và nước mắt'' nuôi sống cho chính gia đình họ và từ đó kéo sự sống còn cho dân tộc Việt Nam nói chung và cho dân miền Nam nói riêng. Tiền có thể mua được thực phẩm để cho tạm đói lòng, nhưng tiền sẽ không mua được ''cái mạng của những con vi trùng'' khi cả thế giới chưa có tìm ra được ''loại thuốc chủng ngừa bệnh dịch''... Vậy thì khi bệnh dịch phát lên trên đất nước Việt Nam, thì 84 triệu dân sẽ phải ra sao?...
.
Thưa Cha lòng con nặng trĩu, mắt con hoa lên, và con muốn khóc!... Con xin ngừng tại dây, Cha thông cảm cho con. Bức thư bị cắt ngang, nhưng con không thể viết thêm được nữa. Hôn Cha, và kính chúc Cha, Mẹ được thật nhiều sức khỏe. Con của Cha
Trần Minh Tâm / Strasbourg .
.
Thư trả lời Cha 6 Strasbourg, ngày 2 tháng 12 năm 2007
.
Kính thưa Cha, Từ tháng trước cho đến hôm nay, con đã liên lạc bằng thư tín về thăm gia đình và bạn hữu, để hỏi thăm một vài việc, mà hiện tại đang làm xao động đời sống của người dân Việt Nam. Sự liên lạc này, được con viết về bên nhà, như là viết một bức thư thăm hỏi bình thường, thăm hỏi về gia cảnh, kinh tế và sức khỏe của từng gia đình. Dựa trên tinh thần của một người Việt kiều, muốn về Việt Nam để dự trù một ''công việc làm ăn''. Từng người, con bàn thảo từng vấn đề ''phát triển và hội nhập'', cho mỗi công việc, từ nông nghiệp, ngư nghiệp cho đến công nghiệp và cả những hình thức buôn bán lẻ của người dân Việt Nam từ Nam chí Bắc. (Phần này con không nhận được sự trả lời chính xác. Nhưng qua những dữ kiện thông tin trên báo chí và truyền thông, con đã nắm vững được nhiều cho mỗi công việc mà con đã dự trù).
.
Hôm nay, con viết thư này, gởi đến Cha để trình bày và cùng hỏi ý kiến nơi Cha trên các vấn đề mà con kể sau đây, để xin Cha giúp đở và cho ý kiến: Thưa Cha, con sẽ trình bày với Cha từng dữ kiện của từng vấn đề và kết luận trên từng vấn đề để Cha nhìn thầy được mẫu số chung của việc làm này. Mong Cha cho con ý kiến thực tiển nhất cho mẫu số chung trên từng chủ đề mà con dự trù thực hiện. Đầu tiên con sẽ bắt đầu bằng những sự kiện về các vấn nạn của người dân ''khiếu kiện đất đaI'': Dân khiếu kiện đất đai (vấn đề xã hội) Theo những tin tức từ quê nhà và trên báo chí cùng truyền thông, thì số lượng dân chúng (những người thuộc vào diện khiếu kiện đất đai, có được vào khoảng 1% dân số, tính cả gia đình vào đó). nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long Nam bộ. Rồi đến miền Bắc và miền Trung (riêng miền Trung thì số lượng rất ít, so với dân khiếu kiện về vấn đề đất đai của miền Nam và miền Bắc). Vậy muốn giúp được vấn nạn này, có thể giải quyết được một cách rỏ ràng và minh bạch, thì cần phải có được ''một nhóm luật sư'' và những người luật sư này cần có được một sự chấp nhận nào đó, cho phép sinh hoạt, để có thể bênh vực cho những người dân khốn cùng này. Nhưng với một chế độ độc Đảng và Đảng trị hiện tại ở Việt-Nam, thì phải làm sao người dân trong nước có thể thành lập một nhóm ''luật sư'' cho vấn đề này, trên danh chánh ngôn thuận?...
.
Thưa Cha, gần như con có được trên 80% ý kiến, của bạn bè từ trong nước trả lời rằng ''cần phài có một công đoàn độc lập'' và nhóm người luật sự này sẽ là một bộ phận và được sự hổ trợ của chính công đoàn này. Bởi vì, hiện tại tâm trạng của những người dân khiếu kiện về đất đai, chỉ còn một niềm tin duy nhất vào các ''luật sư' ngay tại trong nước. Đối với họ, chỉ có những người ''luật sư'' này mới có thể giúp họ đặt tiếng nói với độc quyền Cộng Sản Việt-Nam!... Nông dân, Ngư dân và đời sống. Riêng về nông dân, hiện tại thì hai miền Nam, Bắc Việt-Nam có hai cách thức làm ruộng khác nhau. Ngoài miền Bắc, thì đã có chiều hướng có rất nhiều tỉnh, các người nông dân đã tự kết hợp ruộng cá nhân lại với nhau, mà làm thành các cánh đồng lớn để sử dụng cơ giới về nông nghiệp. Nhưng ngược lại trong Nam,thì vì đất đai vẫn còn rộng, nên chương trình ''tổ hợp lại, những cánh đồng nhỏ'' để nâng diện tích ruộng trồng lúa, cho dễ dàng xử dụng cơ giới, chưa thực hiện được.
.
Nhưng!... có một điểm chung cho những người làm ruộng từ Nam chí Bắc, là có dưới 20% người làm nghề nông đã có thể đóng tiền cho An Ninh Xã Hội. Vậy thì chuyện ước mơ có được một số tiền hưu bổng cho tuổi già, đây là một chuyện trong ước mơ, không thể thực hiện. Do đó, tính ra đời sống của người nông dân từ Nam chí Bắc, vẫn còn lạc hậu và chưa thoát ra khỏi cảnh lo sống từng ngày. Như thế, muốn cho cái mơ ước về vấn đề ''hưu bổng'' cho khối nhà nông tại Việt Nam, thì cũng phải cần đến một ''nhóm luật sư'', hiểu biết về vấn đề chi thu của ngành nông nghiệp. Giải thích cho những người nông dân, hiểu được sự thiếu thốn của họ đến từ đâu và tại sao họ không đủ sống; mặc dầu họ đã làm việc cả cuộc đời như thế. Về ngư nghiệp, thì có phần ổn định hơn, vì có chính quyền từng địa phương tham dự vào trong sự phát triển ngành ngư nghiệp. Nhưng đời sống của ngư dân vẫn còn rất nghèo khó. Phần đông không biết lúc về già lấy gì mà sống. Phần đông cuộc sống vẫn còn duy trì theo phong tục xưa, là lúc về già thì về ở với con cái, không có được một chánh sách hưu bổng nào cả?...
.
Hiện tại, bạo quyền Cộng Sản Việt Nam có đưa ra một chánh sách là tất cả thành phần lao động sẽ được hưởng hưu bổng (vấn đề này được biết như sau: ''người lao động phải đóng bắt buộc 15% sự thu nhập hàng tháng và phải đóng ít nhất từ 20 năm trở lên)''. Trong khi, đời sống của người nông dân và ngư dân còn phải kiếm ăn từng ngày, không đủ tiền đóng An Sinh Xã Hội. Thì lấy đâu ra 15% sự thu nhập hàng tháng này?...
.
Đây là một điều không tưởng. Vậy, để đối đầu với vấn nạn này, thì cũng cần phải có ''một nhóm luật sư', để giải thích và hướng dẫn tại sao lại có những khó khăn và thiếu thốn lại đến với ngành ngư nghiệp. Từ đó hướng dẫn và đối thoại với bạo quyền Cộng Sản Việt-nam. Tình trạng những công nhân làm việc cho những công ty ngoại quốc. Theo những tin tức gần nhất, thì mức lương hàng tháng của người công nhân Việt-Nam, làm việc trong những công ty của ngoại quốc, được lãnh từ 700 000 đồng Việt-Nam cho đến 900 000 đồng Việt Nam hiện tại. Với mức lương này thì hơn 1/2 những gia đình ở trong diện công nhân này, đã có một đời sống vừa đủ ăn. Do vậy, tình trạng dư ra để sắm sửa những vật dụng cần thiết trong gia đình rất là khó khăn, thì lấy đâu ra tiền để đóng cho quỹ An Ninh Xã Hội, cho gia đình trong những lúc gặp đau ốm. Vậy thì, khi đã không đủ tiền để đóng cho quỹ An Ninh Xã Hội, thì giấc mơ ''có tiền hưu bổng'' không thể thực hiện được, vì không bao giờ có được số tiền 15% phải đóng trên quy định số lương hàng tháng mà bạo quyền Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra. Phần đông, thanh niên và thanh nữ nơi các miền quê đã bỏ xứ, để đi lên tìm việc nơi các thành thị lớn hay đô thị đang kỹ nghệ hóa, để có tiền gởi về nuôi sống và giúp đỡ gia đình đang gặp khó khăn nơi quê nhà (tin từ các thông tin, báo chí trong nước Việt-Nam). Như vậy, con đã có thêm một dữ kiện, để xác định trở lại rằng đời sống của người Nông Dân, Ngư dân và đời sống của người dân buôn bán lẻ rất là khổ sở và khó khăn. Như thế thì vai trò của ''nhóm luật sư'' đứng ra đối đầu trước những dữ kiện hiện tại của đời sống, để bênh vực cho những người dân Việt trở nên rất quan trọng. Đời sống của những ngưởi công nhân viên chức và Công An.
.
Thưa Cha, con đã bàn những vấn đề này với những người bạn con ở tại Việt Nam. Chúng con đã mất thời giờ, để rồi tìm được một đáp số vô ích. Vì cái đáp số này, được tạo thành bằng hai chữ ''Tham Nhũng''. Chính cái ''kinh tế thay đổi theo hình thức, phát triển và hội nhập nửa chừng này'', đã đưa đến tình trạng không thể lường được là ''Ai có thể ăn được cái gì thì cứ ăn, khi cái đó ở trong tầm tay của họ''. Vậy muốn chống lại sự ''tham nhũng'', của những người khốn cùng này, thì cũng phải cần đến ''Luật''. Mà cái ''luật'' này là tiếng nói chân thật, để bênh vực và nói lên lẽ phải thay cho tiếng nói của những người dân đang bị uất nghẹn, trong một chế độ độc tài đảng trị hiện tại của Việt-Nam. Con biết chắc rằng đây là một sự ''đối đầu'' với nguy hiểm. Thưa Cha, con đã trình bày đến Cha cái nhìn của con trên những vấn đề đã nêu trên, (dù còn một vấn đề, là phương tiện giao thông để di chuyển từ làng này qua làng khác hay từ tỉnh này qua tỉnh khác. Việc này, hiện tại con chỉ nắm được chút ít thôi). Tóm lại, tất cả những vấn đề mà con muốn thực hiện được ''một chương trình'' cho con đường về làm ăn trên đất nước Việt-nam (qua tinh thần Phát triển và hội nhập) này, đều cần phải có một ''nhóm Luật Sư'' can đảm và dấn thân. Chính tiếng nói này, sẽ thay thế và bênh vực cho tất cả những người dân Việt-nam trong mọi thế hệ, đang chờ đợi trong những uất ức và chiụ đựng. (Vấn đề quan trọng, mà con nhìn thấy được là chính vấn đề ''Hưu Bổng'' , như con đã trình bày trên những phần đã ghi). Con nghĩ rằng, buổi họp chợ nơi đầu Làng, sẽ tưng bừng rực rở. Khi những người dân đang sống trong khổ sở và lo âu, nghe được những tiếng nói dám bênh vực cho họ. Dám nói lên được những u uất, mà đã nhiều thế hệ phải im lặng cưu mang. Họ đã mang trên lưng từ ngày hôm qua, cho đến hôm nay và chính những người dân Việt này, cũng đã hiểu rằng nếu không thay đổi được, thì gánh nặng này sẽ tiếp tục cho đến ngày mai. Nhưng vấn đề ''Luật Lệ'' thì con lại không thông hiểu, nằm ngoài sự hiểu biết trong tầm tay của con.
.
Rồi hơn nữa, ngay trong những ngày hôm nay, khi tiếng nói của sinh viên và học sinh đồng đứng dậy, trước vấn đề của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thì tiếng nói của những nhà làm lịch sữ và tiếng nói của những ''luật sư'' giờ đây thật là quan trọng. Những dẫn chứng hùng hồn, những biện luận sắc bén trên tất cả những dữ kiện nêu trên, sẽ hung đúc những trái tim đầy nhiệt huyết của cả dân tộc Việt-Nam. Thưa Cha, đến đây con xin Cha giúp đở cho con và các bạn con một ý kiến, một con đường cho tương lai sắp tới. Con tin rằng khi tiếng nói được phát ra từ ''lương tâm'', nơi những người ''luật sư'' can đảm này, chính nó sẽ làm sống lại các buổi họp chợ nơi đầu Làng từ Nam chí Bắc.
Cuối thư, con kính chúc Cha, Mẹ được thật nhiều sức khỏe và vạn sự như ý.
Kính thư con của Cha T
rần Minh-Tâm / Strasbourg / France_________________Vietnam Library Network http://www.vietnamlibrary.
,

No comments:

Post a Comment