Wednesday, June 24, 2009

Một tài liệu mới giải mật xác nhận Richard Nixon bội ước với đồng minh Nam Việt Nam
Tú Anh,RFI
Bài đăng ngày 24/06/2009
Cập nhật lần cuối ngày 24/06/2009 15:59 TU
Ảnh tư liệu về cuộc tiếp xúc giữa hai ông
Nguyễn Văn Thiệu (T) và Richard Nixon (P) tại Midway Island
ngày 08/06/1969(Nguồn : Nixonlibrary. gov)

Một tài liệu mật gồm những cuốn băng dài hơn 150 giờ ghi âm liên quan đến cố tổng thống Mỹ Richard Nixon vừa được Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ công bố. Theo AFP, những đoạn băng này dường như xác nhận những lời uất hận của cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, tố cáo Mỹ không tôn trọng cam kết bảo vệ Sài Gòn khi thủ đô miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay lực lượng Cộng sản ngày 30 tháng 4 năm 1975.
In bài
Gửi bài
Bình luận bài
Mặc dù cam kết là sẽ bảo vệ miền Nam Việt Nam, nhưng tổng thống Nixon gây sức ép buộc đồng minh phải ký Hiệp định Paris để Mỹ có thể rút quân. Ông còn đưa ra những lời dọa cắt viện trợ và trong những cuộc trao đổi riêng với ngoại trưởng Henri Kissinger, ông Nixon còn sử dụng cả những từ ngữ thô bạo như « cắt đầu » nếu ông Thiệu không ký Hiệp định Paris.
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần tường thuật :
Nhà báo Phạm Trần tại Washington

Nixon ép Sài Gòn ký hòa đàm 1973
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090624_nixon_tapes_vn.shtml


Tổng thống Richard Nixon đã phải rời Tòa Bạch Ốc sau vụ bê bối Watergate
Các cuốn băng ghi âm từ năm 1973 được giải mật cho thấy Tổng thống Nixon đã muốn đạt được thỏa thuận tại Hòa đàm Paris với Hà Nội bằng mọi giá và gây sức ép rất lớn đối với Sài Gòn.
Một đoạn băng trong số 150 giờ thu âm và 30 nghìn trang tài liệu được Thư viện Nixon công bố hôm thứ Ba vừa qua có lời của Tổng thống Nixon nói với Cố vấn An ninh Henry A. Kissinger về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Nixon nói để bắt Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ký vào hòa đàm, ông sẵn sàng "cắt đầu y nếu cần thiết" (cut off his head if necessary).
Bài của Shaun Tandon trên AFP hôm 23/06 thì mô tả ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa rằng Quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu Sài Gòn không đồng ý với kết quả hòa đàm.
Nhưng có vẻ như ông Nixon sẵn sàng làm mạnh hơn nếu lời đe dọa cắt viện trợ không đạt mục đích.
Các đoạn băng cũng cho thấy một thứ ngôn ngữ rất 'Kissinger' mà Cố vấn An ninh của Tổng thống Hoa Kỳ dùng để nói về đồng minh.
Ông Kissinger nói với Tổng thống về Ngoại trưởng Trần Văn Lắm của Nam Việt Nam, người có mặt khi đó tại Paris để dự họp.
Dùng từ tục để gọi ông Lắm là 'an ass', ông Kissinger nói " Y cũng chẳng làm được gì cả đâu".
Cũng chỉ tháng trước, ông Nixon đã tiếp Ngoại trưởng Nam Việt Nam và hứa sẽ "làm tất cả để giúp Nam Việt Nam" và "nền độc lập" của nước này.
Ông Nixon còn nói: "Điều chính yếu là cần phải nhớ: chúng tôi biết ai là những người bạn thực thụ".
"Tôi không rõ đe dọa đó có đủ hay không, nhưng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu của y nếu cần thiết".
Tổng thống Nixon đe dọa Tổng thống Thiệu
Nhà nghiên cứu về Nixon, ông Ken Hughes từ đại học Virginia nói ông bị chấn động khi nghe đoạn ghi âm mà ông Nixon nói về ông Thiệu.
Báo New York Times 23/06/2009 trích lời ông Hughes, người nghiên cứu các băng ghi âm của nhiều tổng thống Mỹ, nói cuộc đàm thoại trên càng làm ông tin tưởng vào quan điểm rằng cả ông Nixon, ông Thiệu và ông Kissinger đều biết trước rằng cuộc ngưng bắn không thể duy trì nổi.
Đó cũng chẳng phải là "hòa bình trong danh dự" như ông Nixon mô tả, mà chẳng qua chỉ là cách để Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến mà "không mất mặt".
Vẫn các báo Mỹ trích lời Ken Hughes tin rằng các nhân vật trong cuộc biết rằng Bắc Việt Nam sẽ vi phạm thỏa thuận ngưng bắn và tiến chiếm miền Nam.
Quan điểm Nixon
Các đoạn băng cũng cho thấy một nhân vật Nixon tiếp tục tạo ra các tranh cãi.
Giới quan sát chú ý cả quan điểm của Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy về sắc tộc, về người Do Thái và tất nhiên là về vụ Watergate.
Ông Nixon, qua lời thu âm và tài liệu nay được đưa ra ánh sáng dư luận, có quan điểm rằng phá thai là cần thiết nếu quan hệ nam nữ là khác chủng tộc hay thai nhi là hậu quả của hiếp dâm.



Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) trong hình bên phải, đã chịu sức ép rất lớn từ Washington trong năm 1973
Ông nói:
"Có những khi phá thai là cần thiết. Tôi biết. Như khi có quan hệ giữa một người đen và một người da trắng. Hay là trong trường hợp hiếp dâm".
Còn về người Do Thái tại Mỹ, ông cũng chia sẻ phần nào quan điểm của một số giới bảo thủ Hoa Kỳ.
Trong cuộc điện đàm tháng 2/1973 giữa ông và nhà truyền giáo Billy Graham, người ta nay nghe được lời ông Graham than phiền về các lãnh đạo Mỹ gốc Do Thái "chống lại nỗ lực truyền đạo của Cơ đốc giáo".
Hai người đã đồng ý với nhau rằng các nhân vật Do Thái "có nguy cơ làm khuấy động thái độ bài Do Thái".
Tổng thống Nixon còn nói, "Ông cũng biết rằng đã có vấn đề với những người bạn Do Thái của chúng ta từ hàng thế kỷ nay".
Các đoạn băng được ghi bằng các microphone mật đặt trong Phòng Bầu Dục từ tháng 1 đến tháng 2/1973.
Theo New York Times, các cuốn băng rọi thêm ánh sáng vào một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Mỹ, gồm cả lễ đăng quang lần thứ nhì của Tổng thống Nixon, cuộc ngưng bắn tại Việt Nam, vụ xử bảy người đột nhập vào trụ sở đảng Dân chủ tại khu nhà Watergate.
Đoạn băng Nixon

Cựu TT Nixon từng dọa sẵn sàng 'cắt đầu' lãnh đạo VNCH
24/06/2009http://www.voanews.com/vietnamese/2009-06-24-voa14.cfm
Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Kissinger, hình ngày 25/11/1972 Một số đoạn băng ghi lại các cuộc đối thoại của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon mới được Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ công bố cho thấy mặc dù cam kết bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên vị cựu tổng thống Hoa Kỳ này lại hứa trong những cuộc nói chuyện riêng rằng ông sẵn sàng 'cắt đầu' cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nếu ông Thiệu không chịu ủng hộ hiệp định hòa bình với phe Cộng sản Miền Bắc. Những đoạn băng này dường như xác nhận cáo buộc của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa sẽ bảo vệ Sài Gòn khi Sài Gòn thất thủ vào năm 1975. Hôm thứ Ba, Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố băng ghi âm ghi lại hơn 150 giờ các cuộc đối thoại của cựu Tổng thống Nixon, người thường ghi lại các cuộc nói chuyện của mình, trong đó có thể nghe thấy vị cựu Tổng thống chỉ trích giới truyền thông và Quốc hội Hoa Kỳ đã hủy hoại những nỗ lực cứu vãn cuộc chiến tranh ở Việt Nam.Bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP cho hay vài giờ trước lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai vào tháng Một năm 1973, Nixon đã điện đàm với trợ lý hàng đầu của ông là ông Henry Kissinger và yêu cầu ông này gây áp lực buộc Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu phải ủng hộ Hiệp định hòa bình Paris, vốn chấm dứt hầu hết sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam.Ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với phía miền nam Việt Nam rằng quốc hội Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ cho chính quyền Sài Gòn nếu họ không ủng hộ các thoả thuận hòa bình.Đoạn băng ghi lại lời ông Nixon nói rằng: "Tôi không biết liệu lời đe doạ đó sẽ có đủ mạnh hay không nhưng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì, kể cả cắt đầu ông ta nếu cần thiết”.Ông Kissinger thì cho rằng sẽ dễ dàng hơn khi 'mạnh tay' với Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm, người đang có mặt tại thủ đô Pháp để tham gia thương lượng. Cũng theo lời ông Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia của ông Nixon, người đã kí hiệp định hoà bình ở Paris 3 ngày sau đó với các giới chức ngoại giao hàng đầu của cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam, thì ông Lắm là một người 'đần độn' và sẽ 'chẳng làm được điều gì'. Tuy nhiên, theo một đoạn băng khác thì ông Nixon đã gặp Ngoại trưởng Lắm sau đó trong tháng tại Toà Bạch Ốc và hứa sẽ 'làm mọi thứ có thể' để hỗ trợ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông Nixon nói rằng điều quan trọng cần phải nhớ là 'chúng tôi biết ai là những người bạn'.Ông Ken Hughes, một chuyên gia nghiên cứu về ông Nixon tại Đại học Virginia nói rằng các đoạn băng cho thấy ông Nixon là người 'ăn ở hai lòng' với Miền Nam Việt Nam. Ông Hughes cho rằng ông Nixon tin là phe cộng sản sẽ thắng tuy nhiên ông đã không thể chấm dứt cuộc chiến trước khi tái tranh cử và thậm chí sau đó ông đã muốn Nam Việt Nam khí Hiệp định Hoà Bình Paris. Cũng theo ông Hughes thì ông Nixon muốn đạt được thoả thuận này vì nó sẽ cho ông thêm thời gian 1 hoặc năm giữa thời điểm ông rút quân hoàn toàn và thời điểm thắng lợi của phe cộng sản. Và điều này sẽ khiến cho người ta cảm thấy rằng việc sụp đổ của Miền Nam chính là do lỗi của chính họ.Hãng thông tấn AP trích lời nhà sử học Luke A. Nichter nói rằng hoàn cảnh xung quanh việc ông Nixon chấp nhận thoả thuận hoà bình này có thể sẽ là điều mà các học giả ghi nhận nhiều nhất trong số những tư liệu mới được công bố này. Ông Nixon mất năm 1994 và ông Thiệu qua đời năm 2001 trong thời gian sống lưu vong ở Boston, Hoa Kỳ.


Cựu TT Nixon từng dọa sẵn sàng 'cắt đầu' lãnh đạo VNCH
24/06/2009



Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Kissinger, hình ngày 25/11/1972

Một số đoạn băng ghi lại các cuộc đối thoại của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon mới được Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ công bố cho thấy mặc dù cam kết bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên vị cựu tổng thống Hoa Kỳ này lại hứa trong những cuộc nói chuyện riêng rằng ông sẵn sàng 'cắt đầu' cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nếu ông Thiệu không chịu ủng hộ hiệp định hòa bình với phe Cộng sản Miền Bắc. Những đoạn băng này dường như xác nhận cáo buộc của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa sẽ bảo vệ Sài Gòn khi Sài Gòn thất thủ vào năm 1975. Hôm thứ Ba, Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố băng ghi âm ghi lại hơn 150 giờ các cuộc đối thoại của cựu Tổng thống Nixon, người thường ghi lại các cuộc nói chuyện của mình, trong đó có thể nghe thấy vị cựu Tổng thống chỉ trích giới truyền thông và Quốc hội Hoa Kỳ đã hủy hoại những nỗ lực cứu vãn cuộc chiến tranh ở Việt Nam.Bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP cho hay vài giờ trước lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai vào tháng Một năm 1973, Nixon đã điện đàm với trợ lý hàng đầu của ông là ông Henry Kissinger và yêu cầu ông này gây áp lực buộc Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu phải ủng hộ Hiệp định hòa bình Paris, vốn chấm dứt hầu hết sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam.Ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với phía miền nam Việt Nam rằng quốc hội Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ cho chính quyền Sài Gòn nếu họ không ủng hộ các thoả thuận hòa bình.Đoạn băng ghi lại lời ông Nixon nói rằng: "Tôi không biết liệu lời đe doạ đó sẽ có đủ mạnh hay không nhưng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì, kể cả cắt đầu ông ta nếu cần thiết”.Ông Kissinger thì cho rằng sẽ dễ dàng hơn khi 'mạnh tay' với Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm, người đang có mặt tại thủ đô Pháp để tham gia thương lượng. Cũng theo lời ông Kissinger, lúc đó là cố vấn an ninh quốc gia của ông Nixon, người đã kí hiệp định hoà bình ở Paris 3 ngày sau đó với các giới chức ngoại giao hàng đầu của cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam, thì ông Lắm là một người 'đần độn' và sẽ 'chẳng làm được điều gì'. Tuy nhiên, theo một đoạn băng khác thì ông Nixon đã gặp Ngoại trưởng Lắm sau đó trong tháng tại Toà Bạch Ốc và hứa sẽ 'làm mọi thứ có thể' để hỗ trợ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông Nixon nói rằng điều quan trọng cần phải nhớ là 'chúng tôi biết ai là những người bạn'.Ông Ken Hughes, một chuyên gia nghiên cứu về ông Nixon tại Đại học Virginia nói rằng các đoạn băng cho thấy ông Nixon là người 'ăn ở hai lòng' với Miền Nam Việt Nam. Ông Hughes cho rằng ông Nixon tin là phe cộng sản sẽ thắng tuy nhiên ông đã không thể chấm dứt cuộc chiến trước khi tái tranh cử và thậm chí sau đó ông đã muốn Nam Việt Nam khí Hiệp định Hoà Bình Paris. Cũng theo ông Hughes thì ông Nixon muốn đạt được thoả thuận này vì nó sẽ cho ông thêm thời gian 1 hoặc năm giữa thời điểm ông rút quân hoàn toàn và thời điểm thắng lợi của phe cộng sản. Và điều này sẽ khiến cho người ta cảm thấy rằng việc sụp đổ của Miền Nam chính là do lỗi của chính họ.Hãng thông tấn AP trích lời nhà sử học Luke A. Nichter nói rằng hoàn cảnh xung quanh việc ông Nixon chấp nhận thoả thuận hoà bình này có thể sẽ là điều mà các học giả ghi nhận nhiều nhất trong số những tư liệu mới được công bố này. Ông Nixon mất năm 1994 và ông Thiệu qua đời năm 2001 trong thời gian sống lưu vong ở Boston, Hoa Kỳ.

No comments:

Post a Comment