Saturday, June 6, 2009

Một đạo diễn VN xin tỵ nạn chính trị
Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009-06-04
.
Sau các bài viết trên blog cá nhân thẳng thắn bày tỏ quan điểm về những điều bất cập-bất công trong xã hội và tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa-Trường Sa, nữ đạo diễn Song Chi đã gặp không ít rắc rối với chính quyền.
Từ đó, tất cả hợp đồng của chị với các hãng phim và đài truyền hình trong nước lập tức bị cắt ngang dù chị từng là đạo diễn cho hai bộ phim


Nữ đạo diễn Song Chi ngày mới đến Nauy. Photo courtesy by Song Chi đoạt giải của TFS nhan đề “Nữ bác sĩ”, Giải Vàng Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc tháng 1/2008, và phim “Phố Hoài”, Giải khuyến khích Hội điện ảnh Việt Nam 2002.
.
Có rất nhiều lý do khiến tôi quyết định rời khỏi Việt Nam. Nhưng tóm lại, môi trường Việt Nam đối với tôi không còn là nơi mà tôi có thể sống và làm việc tốt như tôi mong muốn nữa.
.
Có vấn đề về mặt chính trị .
Đạo diễn Song Chi vừa được chính phủ Nauy cấp quy chế tị nạn chính trị. Chị đã dành cho Trà Mi cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi đặt chân tới Nauy.
Đạo diễn Song Chi cho biết:
.
Đạo diễn Song Chi: Có rất nhiều lý do khiến tôi quyết định rời khỏi Việt Nam. Nhưng tóm lại, môi trường Việt Nam đối với tôi không còn là nơi mà tôi có thể sống và làm việc tốt như tôi mong muốn nữa. . .
.
Đầu tiên là tháng 4-5 năm ngoái, bộ phim dài 36 tập Chi chuẩn bị bấm máy cho Đài truyền hình TPHCM đã bị ngưng lại. Sau đó, hầu như Chi không thể làm bất cứ việc gì cả, bởi vì ở Việt Nam, khi một đạo diễn được biết rằng “có vấn đề về mặt chính trị” thì các đài truyền hình, các hãng phim họ rất ngại mời.
.
Trà Mi: Một số người thắc mắc là hiện nay có rất nhiều những tiếng nói bất đồng gặp nhiều khó khăn với chính quyền hơn chị nữa. Điển hình như các thành viên trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do chẳng hạn anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần..v..v..Thế nhưng vì sao trường hợp của chị lại đựơc chiếu cố cho đi tị nạn dễ dàng như vậy? Ý kiến của chị như thế nào?
.
Sau đó, hầu như Chi không thể làm bất cứ việc gì cả, bởi vì ở Việt Nam, khi một đạo diễn được biết rằng “có vấn đề về mặt chính trị” thì các đài truyền hình, các hãng phim họ rất ngại mời.
Đạo diễn Song Chi: Chi ra đi theo quy chế bảo trợ của một tổ chức gồm các nước Châu Âu dành cho các trường hợp văn nghệ sĩ-trí thức gặp phải những vấn đề khó khăn với chính quyền của họ.
Mỗi năm họ nhận rất nhiều hồ sơ của nhiều trường hợp khác nhau, ở các quốc gia khác nhau. Với trường hợp của Chi, Nauy là nước đã tiếp nhận Chi như là một guest writer của họ.
Nói lên những điều người dân không nói được
.
Trà Mi: Những người trong nước biết đến chị không những với tư cách là một đạo diễn mà còn là một blogger có nhiều bài viết mạnh dạn chống lại những bất công-bất cập trong xã hội. Giờ đây, khi đã ra khỏi nước rồi, chị có còn quan tâm đến những điều ấy nữa không?
Đạo diễn Song Chi: Tôi đã, đang, và vẫn luôn luôn quan tâm đến số phận của đất nước tôi, dân tộc tôi, cho dù có sống ở bất cứ nơi nào trên trái đất này.
Tôi rất mong muốn mình sẽ có thể tiếp tục đựơc làm nghề, có cơ hội để thực hiện những bộ phim góp phần nói lên những điều mà rất nhiều người dân Việt Nam thấp cổ bé họng muốn nói nhưng lại không nói đựơc.
.
Bây giờ khi đã sống trong một đất nước tự do, dân chủ như Nauy thì tôi biết rằng mình đã có thể sống một cuộc sống bình yên.
Và tất nhiên tôi rất mong muốn mình sẽ có thể tiếp tục đựơc làm nghề, có cơ hội để thực hiện những bộ phim góp phần nói lên những điều mà rất nhiều người dân Việt Nam thấp cổ bé họng muốn nói nhưng lại không nói đựơc.
.
Trà Mi: Nhưng một cách cụ thể, chị làm cách nào hoặc có những phương án nào để biến những giấc mơ của mình thành hiện thực?
Đạo diễn Song Chi: Bước đầu tiên, họ bảo trợ cho Song Chi ở đây 2 năm. Trong thời gian 2 năm đó, họ cũng sẽ bảo trợ một phần cho mình thực hiện một dự án làm phim. Và cái phim đó tất nhiên là cũng về các vấn đề của Việt Nam thôi. Bởi lẽ thực tế mối bận tâm lớn nhất của Chi luôn luôn là về Việt Nam, về đất nước mình thôi.
.
Nỗ lực cùng nhau làm những điều có ích cho Quê hương
Trà Mi: Một số trường hợp khi còn trong nước thì họ đấu tranh mạnh mẽ, nhưng khi ra được bên ngoài rồi thì trở nên im hơi lặng tiếng với những vấn đề quan tâm ở Việt Nam. Chị có suy nghĩ gì về điều này?
.
Đạo diễn Song Chi: Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Khi chúng ta đến sống trong một đất nước xa lạ, phải bận rộn, vất vả với việc hội nhập và tìm một chỗ đứng trong xã hội mới, chúng ta rất dễ buông xuôi theo cuộc sống và không còn muốn làm gì nữa.
Nhưng tôi nghĩ, mọi người phải tự vượt qua điều đó thôi. Rất may là trên thế giới ngày nay có internet. Cho nên mỗi con người dù sống ở mỗi quốc gia khác nhau, nhưng nếu đồng chí hướng, nếu có lòng thì vẫn tìm được nhau để chia sẻ và cùng nhau làm những điều có ích cho một tương lai tốt đẹp hơn của đất nước.
.
Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Khi chúng ta đến sống trong một đất nước xa lạ, phải bận rộn, vất vả với việc hội nhập và tìm một chỗ đứng trong xã hội mới, chúng ta rất dễ buông xuôi theo cuộc sống và không còn muốn làm gì nữa.
.
Trà Mi: Nhiều ý kiến cho rằng ra đi vì lý tưởng tranh đấu, nhưng khi đi đựơc rồi thì không còn lý tưởng đó, thì cũng không đem lại đựơc hiệu quả gì cho quê hương Việt Nam. Chị có chia sẻ quan điểm này không?
.
Đạo diễn Song Chi: Tôi nghĩ rằng ở trong nước hay ở bên ngoài đều có những cái khó và cái dễ.
Trong nước thì rõ ràng có không khí hơn, được ở ngay trong lòng đất nước như vậy, hàng ngày nhìn thấy những điều diễn ra ngay trước mắt, và có chung quanh đông đảo bạn bè để nuôi trong lòng ngọn lửa bức xúc hàng ngày.
.
Nhưng ngựơc lại, cái khó là nhiều khi muốn làm một điều gì đó hay muốn lên tiếng về điều gì đó thì rất là khó. Còn ra ngoài được sống trong một đất nước tự do, nhưng ngược lại, mình dễ bị đời sống hàng ngày cuốn đi. Mình lại không có cộng đồng chung quanh nữa.
Cái nào nó cũng có cái khó và cái dễ. Mỗi người cũng phải bằng mọi cách để nỗ lực nếu thực sự mình đã suy nghĩ rằng mình sống để làm gì.
Càng thương cho người Việt Nam hơn
Trà Mi: Nhiều người trong nước chắc cũng chưa hình dung được những nước bên ngoài, nói là tự do, nhưng không biết tự do đến mức độ nào. Bây giờ sau hơn một tháng định cư tại Nauy, nhìn lại Việt Nam, chị có so sánh gì không?
.
Đạo diễn Song Chi: Chi mới đến Nauy 1 tháng thôi, nhưng Chi nghĩ rằng mình càng đi xa, càng sống lâu bên ngoài thì mình sẽ càng rất thương cho người Việt Nam là tại vì rõ ràng ở các quốc gia khác, người ta thật sự rất tự do, rất dân chủ, và rất tôn trọng con người.
Nhân dân của họ muốn ý kiến như thế nào, muốn biểu tình, muốn lên tiếng, hoàn toàn người ta có thể làm được. Họ có tất cả những quyền lợi được bảo vệ từ bé cho đến khi về già.
Chi nghĩ rằng mình càng đi xa, càng sống lâu bên ngoài thì mình sẽ càng rất thương cho người Việt Nam là tại vì rõ ràng ở các quốc gia khác, người ta thật sự rất tự do, rất dân chủ, và rất tôn trọng con người ,
,
Ở Việt Nam thì mỗi người phải tự bảo vệ mình thôi, bởi vì không thể trông cậy vào ai khác.
Người Việt Nam không có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Mình không có báo chí tư nhân. Hơn 700 tờ báo trong nước vẫn thuộc một tổng biên tập chung là Trưởng Ban khoa giáo trung ương. Có sự chỉ đạo, có sự kiểm soát về nội dung cả.
.
Quyền tự do biểu tình mình lại càng không có. Ví dụ như năm ngoái, Chi cùng bạn bè biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa- Trường Sa, chứ không hề bao giờ dám biểu tình chống lại nhà nước Việt Nam, mà cũng đã không được phép rồi.
.
Còn những điều mình muốn nói, muốn lên tiếng hoàn toàn với tinh thần xây dựng đất nước, mong muốn xã hội tốt đẹp hơn, thì rất nhiều điều cũng không thể nói được. Đó là những ví dụ cho thấy rằng người ta có tôn trọng nhân quyền, tôn trọng nhân dân hay không.
.
Trà Mi: Từ một người đạo diễn thành danh trong nước trở thành một người tị nạn chính trị ở Nauy, chị có điều gì muốn chia sẻ, muốn nói với những người quan tâm?
Thật ra tôi cũng chỉ là một phụ nữ yêu công việc làm phim của mình, chỉ muốn sống với mối bận tâm về công việc và gia đình thôi, nhưng rồi cuối cùng cũng buộc phải lên tiếng, để rồi đành phải ra đi rời khỏi đất nước .

Đạo diễn Song Chi: Hiện trạng đất nước, xã hội Việt Nam ngày nay bày ra trước mắt những người dân Việt còn có lương tri quá nhiều những vấn đề, quá nhiều những nỗi bức xúc như vậy.
Thật ra tôi cũng chỉ là một phụ nữ yêu công việc làm phim của mình, chỉ muốn sống với mối bận tâm về công việc và gia đình thôi, nhưng rồi cuối cùng cũng buộc phải lên tiếng, để rồi đành phải ra đi rời khỏi đất nước như hiện nay.
.
Ra đi để tíêp tục cái điều mà mình nhận thấy là mình cần phải làm gì từ khi còn ở trong nước, chứ không phải ra đi chỉ để tìm sự yên ấm cho riêng mình thôi.
.
Nhìn sự phát triển của đất nước người ta, nhìn người dân trong một đất nước, xã hội tự do họ được sống trong điều kiện như thế nào, để rồi càng xót xa cho Việt Nam nhiều hơn. Và thật lòng là chỉ khao khát một ngày nào đó đất nước thay đổi để có thể trở về mà thôi.
.
Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn chị Song Chi đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Đạo diễn Song Chi: Cảm ơn chị Trà Mi rất nhiều.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
















Ngày: 12-05-2008Đề tài: Chính Trị Xã Hội Việt NamDCVOnline - Phỏng vấn.
DCVOnline: Đạo diễn Song Chi từ TpHCM cho biết bà vừa bị hãng film truyền hình TpHCM, gọi tắt là TFS, yêu cầu ngưng công tác đạo diễn một bộ film truyền hình dài 36 tập dự định sẽ khởi quay vào giữa năm nay.Bà nói Giám đốc hãng film đã giải thích lý do là vì những hoạt động mang tính chính trị của bà trong thời gian vừa qua. Được biết đạo diễn Song Chi đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 19/01 với Câu lạc bộ Nhà báo tự do trước nhà hát Thành phố, bà cũng có một số bài viết bày tỏ quan điểm riêng trước tình hình chính trị – xã hội của đất nước trên
trang blog cá nhân của mình.Tuy nhiên, bên TFS khi trả lời với giới truyền thông thì cho rằng đạo diễn Song Chi đã “không đáp ứng được những tiêu chí của đài”.Đạo diễn Song Chi, 41 tuổi, đã tốt nghiệp sau đại học Viện Điện ảnh và Truyền hình Ấn Độ năm 1998. Bộ film truyện truyền hình 18 tập có tên “Nữ bác sỹ” cũng của TFS do bà đạo diễn vừa đoạt huy chương vàng liên hoan film truyền hình toàn quốc hồi tháng 01/2008.DCVOnline đã trao đổi với đạo diễn Song Chi về câu chuyện này và vài nét chấm phá về điện ảnh Việt Nam hiện nay như sau… .
.
DCVOnline:
Xin chào đạo diễn Song Chi, nghe nói chị đang gặp rắc rối với xưởng film truyền hình TpHCM (TFS)?
.
Đạo diễn Song Chi: Về chuyện này thì tôi đã có bài viết trên blog của tôi rồi,
- thưa chịDCVOnline: Chị có thể trình bày lại cho bạn đọc DCVOnline rõ hơn không, và tình hình cho đến nay có gì mới hơn không?
Đạo diễn Song Chi:
-Vâng, vừa qua tôi được Ban giám đốc hãng phim truyền hình TFS là nơi tôi đang cộng tác để chuẩn bị thực hiện một bộ phim truyện truyền hình dài 36 tập trong năm nay thông báo rằng bên an ninh đã đến làm việc với Tồng Giám Đốc Đài HTV và Ban giám đốc hãng phim TFS để đề nghị không tiếp tục mời đạo diễn Song Chi cộng tác nữa vì “có vấn đề về chính trị, tư tưởng phức tạp...” gì đó. Và vì vậy nên bộ phim truyện truyền hình nói trên mà tôi đang chuẩn bị hơn nửa năm nay đã bị ngừng lại và bộ phim sẽ được giao cho một đạo diễn khác.
-DCVOnline: Đó là bộ film gì vậy, thưa chị?
Đạo diễn Song Chi:
-Phim truyện truyền hình thể loại hình sự – điều tra phá án, tên tạm đặt là “Ai?”
-DCVOnline: Khi ban giám đốc TFS yêu cầu chị ngưng thực hiện bộ film này, họ có chế độ bồi thường vì đơn phương chấm dứt hợp đồng với chị không?
-Đạo diễn Song Chi: Chính xác thì tôi chưa ký hợp đồng với hãng vì theo trình tự, phải xong giai đoạn viết kịch bản phân cảnh của đạo diễn đến lúc thành lập đoàn thì mới ký hợp đồng, sau đó là tiến hành khâu chuẩn bị của tất cả các bộ phận, rồi casting, chọn bối cảnh… Như vậy, giai đoạn chuẩn bị kịch bản văn học và đạo diễn chuẩn bị kịch bản phân cảnh thì chưa ký hợp đồng. Nhưng thật ra một khi kịch bản văn học đã được giao cho một đạo diễn nào đó để chuẩn bị phân cảnh cũng có nghĩa là đã giao cho đạo diễn đó thực hiện bộ phim rồi, và trong hãng thì đều biết rằng tôi đang chuẩn bị cho bộ phim “Ai?” này.
-.DCVOnline: Tức là chị không nhận được một sự bồi thường nào từ phía hãng phim?
-Đạo diễn Song Chi: Không, vì như tôi nói chưa chính thức ký hợp đồng,
- thưa chị DCVOnline: Nhưng theo như lời ông giám đốc TFS trả lời cho đài BBC thì do chị đã không đáp ứng được tiêu chí của hãng nên hãng đã yêu cầu chị ngưng công việc, chị có biết đến điều này chưa?
-Đạo diễn Song Chi: Vâng, tôi có nghe. Và tôi cũng không ngạc nhiên vì chắc chắn rằng khi trả lời với báo chí bên ngoài về một sự việc gì đó, ở Việt Nam sẽ không ai nói đến một lý do có dính dáng đến chính trị cả
-DCVOnline: Vậy chị đã có yêu cầu làm rõ về cách giải thích này của ông giám đốc TFS với giới truyền thông chưa?
-Đạo diễn Song Chi: Tôi nghĩ rằng về phần mình tôi đã thông tin một cách chính xác những điều gì xảy ra với mình, thế là đủ
-.DCV Online: Liệu rằng khi chị bị buộc ngưng công tác đạo diễn vì lý do dính dáng đến chính trị như thế thì có hãng film nào “dám” mời chị cộng tác nữa không?
-Đạo diễn Song Chi: Việc các hãng phim khác có “dám” mời không thì trước mắt có lẽ là không. Còn thực tế là tôi vẫn đang nhận được lời mời làm phim từ một hãng khác, nhưng tôi cũng phải nói họ cân nhắc lại vì trong thời điểm này chưa chắc tôi đã được làm phim, dù là cho hãng TFS hay hãng nào khác.
-DCVOnline: Như thế nếu được giải thích vì lý do chuyên môn thì chị vẫn còn cơ hội “sống còn” với nghề nghiệp, nghĩ như thế có đúng ko?
-Đạo diễn Song Chi: Không, tôi không nghĩ vậy. Một đạo diễn nếu bị ngưng làm phim vì lý do chuyên môn kém, tay nghề dở thì cũng chẳng ai dám mời làm phim nữa. Hơn nữa, điều đó là hoàn toàn không đúng sự thật, ít ra là trong trường hợp của tôi.
-DCVOnline: Cuộc sống của chị hiện nay ra sao, có bị quấy nhiễu không?
- Đạo diễn Song Chi: Cho đến giờ phút này thì chưa. Thật ra thì trước và trong thời gian diễn ra lễ rước đuốc Olympic ngang qua Sài Gòn, không khí ở Sài Gòn rất căng, nhiều bạn bè trong giới văn nghệ sĩ, một số blogger… mà tôi có biết đều được mời lên làm việc nhưng thời gian đó tôi lại không có mặt ở Sài Gòn.
-DCVOnline: Việc chị không có mặt ở TpHCM trong thời gian diễn ra lễ rước đuốc phải được hiểu thế nào cho đúng ạ?
-Đạo diễn Song Chi: Có thể hiểu là tôi đi nghỉ để tránh những ngày lễ ở thành phố “đông đúc và ngột ngạt”.
-DCVOnline: Chị nghĩ thế nào về các giải thưởng, huy chương trong các liên hoan film ở Việt Nam?
-Đạo diễn Song Chi: Thực sự tôi cũng không quan tâm lắm đến vấn đề này. Cá nhân tôi, khi làm phim, tôi chỉ biết cố gắng hết sức trong điều kiện chung và trong khả năng của mình để bộ phim không đến nỗi tệ, không bị đồng nghiệp và khán giả chê bai thế thôi. Còn các liên hoan, giải thưởng, tôi không để ý
-DCVOnline: Bộ film truyền hình “Nữ bác sĩ” do chị đạo diễn vừa được trao huy chương vàng trong liên hoan film truyền hình toàn quốc 2008, theo chị thì giải thưởng này có xứng đáng không, hay do không còn film nào khá hơn nên film đấy đành được huy chương vàng?Đạo diễn Song Chi: Cái đó thì chắc phải hỏi khán giả..
-DCVOnline: Chị đánh giá về nền điện ảnh Việt Nam hiện tại ra sao?
-Đạo diễn Song Chi: Không dám gọi là đánh giá, nhưng ngay cả nếu chỉ là một khán giả quan tâm đến phim Việt Nam thôi, cũng có thể thấy rằng điện ảnh Việt Nam vẫn còn rất yếu về nhiểu mặt và cần được đầu tư rất nhiều nếu như muốn có một nền điện ảnh khởi sắc trong tương lai.
-DCVOnline: Cụ thể theo chị cần đặt trọng điểm đầu tư vào những mặt nào trước?
-Đạo diễn Song Chi: Vào con người, thưa chị. Trong lĩnh vực nào cũng vậy nếu không có con người thì không làm được gì cả. Về khâu đào tạo, ở trong nước điểu kiện đào tạo ngành điện ảnh tất nhiên còn kém, nhưng cho đến nay số người làm phim ở Việt Nam được đi học bài bản ở các nước có thể nói là đếm trên đầu ngón tay. Muốn có được những tác phẩm điện ảnh xuất sắc trong tương lai, đòi hỏi rất nhiều điều kiện nhưng trước hết là phải có những đạo diễn, diễn viên, quay phim, họa sĩ, hóa trang… giỏi. Muốn vậy thì trước hết phải đầu tư vào khâu đào tạo, vào con người.Tiếp theo là những đòi hỏi về toàn bộ phần kỹ thuật của một nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, kinh phí làm phim, hệ thống rạp, môi trường làm phim cho đến một cơ chế làm phim như thế nào để có thể kích thích và thúc đẩy sự sáng tạo của người làm phim. Tất cả đều phải được quan tâm và có chiến lược, kế hoạch đầu tư đúng đắn..
-DCVOnline: Chị thấy ảnh hưởng của film ảnh nước ngoài, nhất là film Hàn Quốc vào đời sống xã hội, nhất là giới trẻ hiện nay ở Việt Nam có gì bất bình thường không, thưa chị?
-Đạo diễn Song Chi: Đúng là có một dạo phim ảnh Hàn Quốc đã tạo thành một cơn sốt trong khán giả Việt Nam. Từ việc thích xem phim Hàn, thích diễn viên Hàn, khán giả Việt Nam, nhất là giới trẻ đã ăn mặc, trang điểm theo diễn viên Hàn quốc, ứng xử theo phong cách Hàn quốc… Phim truyện truyền hình của Việt Nam cũng có một số phim đi theo style của phim truyền hình Hàn quốc. Nhưng bây giờ thì tôi nghĩ hình như cơn sốt đó cũng hạ nhiệt rồi.
-DCVOnline: Vậy những bộ film chị làm trong thời kỳ đấy có bị ít nhiều xoáy theo cơn lốc film Hàn quốc không?
-Đạo diễn Song Chi: Không. Thứ nhất là bởi vì tôi làm phim rất ít, thứ hai, xin thú thật là tôi không xem phim Hàn quốc, cho đến bây giờ tôi cũng chưa xem trọn được một bộ phim nào của Hàn quốc cả nên cũng chẳng có ảnh hưởng gì.
-DCVOnline: Theo quan sát của chị thì sau cơn sốt film Hàn quốc sẽ là cơn sốt gì?
-Đạo diễn Song Chi: Cũng không biết được. Hiện nay thì trên truyền hình Việt Nam, phim Hàn quốc và phim Trung Quốc vẫn chiếm đa số trong số lượng phim nước ngoài phát trên sóng truyền hình, còn ngoài rạp thì phim Mỹ là chính
-.DCVOnline: Ngôn ngữ giới trẻ 8x, 9x ngày nay thay đổi đến chóng mặt, nếu không cập nhật liên tục, các thế hệ trước dễ bị “củ chuối” ngay. Ngôn ngữ ấy có được đưa vào film ảnh Việt Nam hiện đại không và đến mức độ nào?Đạo diễn Song Chi: Tôi thấy là có đấy. Trong một số phim về giới trẻ do biên kịch cũng thuộc hàng 8x viết, người viết và người làm phim đã cố gắng để đưa ngôn ngữ và cách nói của giới trẻ vào phim, và như thế theo tôi rất thú vị, rất tự nhiên
-.DCVOnline: Còn trong film của chị thì sao?Đạo diễn Song Chi: Tôi lại chưa làm bộ phim nào có đề tài về giới trẻ cả. Trong bộ phim “Phố Hoài” mà tôi đã làm, do câu chuyện phim xảy ra tại Hội An nên trong phim sử dụng toàn giọng Quảng Nam với những phương ngữ rất đặc trưng của vùng đất này, còn trong phim “Nữ bác sĩ” thì lại là phim về

Một cảnh trong phim "Phố Hoài" của đạo diễn Song Chi - Nguồn: TFS
ngành y, giới bác sĩ nên chúng tôi cố gắng để đưa những thuật ngữ chuyên môn và cách nói năng của bác sĩ vào phim, và cả hai phim đều chưa bị chính dân Quảng hay dân ngành y phàn nàn
-.DCVOnline: Nếu có lời tuyên bố rằng “kinh phí dưới hai triệu USD xin đừng làm film nữa, sẽ hèn hạ và khổ sở vô cùng” thì chị nghĩ sao về lời tuyên bố này?
-Đạo diễn Song Chi: Tôi không biết lời tuyên bố đó của ai. Đúng là làm phim mà tiền ít thì rất là khổ sở, nhất là tâm lý của đạo diễn nào cũng vậy thôi, cũng muốn được làm phim với mức kinh phí rộng rãi để có thể thực hiện những điều mình muốn. Nhưng nhiều khi có tiền nhiều chưa chắc phim đã hay và cũng có khi tiền ít nhưng vẫn cho ra được những tác phẩm lớn. Điều quan trọng hơn là có tài năng: tài năng của đạo diễn và của cả một ê kíp làm phim.
-DCVOnline: Chị đã xử lý ra sao về sex trong những bộ film của chị?Đạo diễn Song Chi: Thật ra cho đến nay tôi chỉ mới làm phim truyện truyền hình còn phim nhựa chiếu rạp thì chưa có cơ hội. Mà phim truyền hình như chị biết, những cảnh sex nếu có cũng chỉ rất nhẹ nhàng thôi.
-DCVOnline: Chị quan niệm về sex trong film ảnh như thế nào?
-Đạo diễn Song Chi: Phải đẹp và chỉ nên có khi cảnh sex ấy là cần thiết trong câu chuyện phim.
-DCVOnline: Vậy một cảnh sex đẹp theo chị thì phải như thế nào?
-Đạo diễn Song Chi: Đơn giản thôi, một cảnh sex đẹp không tạo cho người xem cái cảm giác dơ, thô, sống sượng... Điều đó có được do sự phối hợp của góc máy, ánh sáng, không khí của cảnh phim, diễn xuất của diễn viên, cùng với cảm giác về sự hợp lý và cần thiết của cảnh sex ấy trong câu chuyện.
.DCVOnline: Chị đã từng du học về ngành điện ảnh ở Ấn Độ từ năm 1996, vậy chị thấy nền điện ảnh Việt Nam hiện tại đang đứng ở đâu so với nền điện ảnh Ấn Độ lúc ấy?
-Đạo diễn Song Chi: Có lẽ không nên so sánh làm gì. Điện ảnh Ấn Độ vẫn là một nền điện ảnh lớn mỗi năm sản xuất đến 800 – 900 bộ phim nhựa, về mặt công nghệ, kỹ thuật, cho đến môi trường làm phim chẳng thua kém gì điện ảnh Mỹ. Chúng ta sống ở đâu, làm nghề trong môi trường nào thì tự biết cách làm sao để thích ứng với môi trường đó thôi.
-DCVOnline: Nhân duyên gì đã đưa chị đến với ngành điện ảnh?Đạo diễn Song Chi: Tôi “dính dáng” đến cái ngành này từ khá lâu rồi. Bắt đầu thì cũng từ ý thích được làm diễn viên hồi tuổi trẻ, nên tham gia mấy lớp học diễn xuất của Hội Điện ảnh thành phố lúc bấy giờ. Sau đó là đi thi đạo diễn điện ảnh để dành một suất du học ở Nga vào năm 84. Cả ba bạn ở Sài Gòn đều đậu từ hạng nhất đến hạng ba nhưng thời điểm đó xét duyệt lý lịch còn khó khăn nên không người nào được đi học cả. Sau đó thì tôi đi làm thư ký đạo diễn (thư ký trường quay) một thời gian cho đến khi thi đậu vào đại học lý luận phê bình điện ảnh của Trường Điện ảnh Việt Nam tại TpHCM. Học được hết hai năm thì trưởng lại mở khoa đạo diễn, thế là lại xin thi vào khoa đạo diễn và tốt nghiệp vào năm 1992. Còn chuyện đi học hệ Sau Đại học ở Viện điện ảnh và truyền hình Ấn Độ (Film and Television Institute of India, Pune) là sau này, khóa 1996–1998.
-DCVOnline: Vậy nếu không được làm đạo diễn nữa, chị sẽ làm gì?Đạo diễn Song Chi: Thực sự làm phim, với tôi không đơn giản chỉ là một cái nghể để mưu sinh, mà còn là nghiệp, là niềm đam mê. Nhất là đối với phụ nữ, phải đam mê mới có thể vượt qua những khó khắn vất vả để làm nghề. Không được làm phim nữa thì cũng là nỗi khổ tâm. Nhưng thôi, làm công việc khác. Và như câu blast trên blog của mình tôi đã viết: …với tôi, làm công việc gì cũng được, miễn là lương thiện, tự lực, không “ăn cắp” bất cứ cái gì của ai và không “xả thêm rác” vào xã hội. Thế thôi.©
DCVOnline


Nỗi buồn mang tên Việt Nam!
(Người viết Đạo diễn Song Chi)

Tôi biết rằng đối với tôi và những người bạn đã tham gia cuộc biểu tình tưởng niệm 34 năm ngày Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc ngày 19.1.2008 (19.1.1974-19.1.2008) -một cuộc biểu tình ngắn ngủi trước khi bị dập tắt nhanh chóng, nỗi buồn lớn nhất, sự chua xót lớn nhất đó là vì sao chúng ta không được phép lên tiếng? Nỗi buồn đó tôi cũng đã đọc thấy trong những đôi mắt ngơ ngác của những em sinh viên học sinh trong những ngày 9.12, 16.12 vừa qua khi những cuộc biểu tình của sinh viên học sinh và một số văn nghệ sĩ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược Trường Sa, Hoàng Sa đã bị cản trở, làm khó dễ và sau đó là đủ mọi biện pháp đã được áp dụng để ngăn chặn ngay từ đầu. Vì sao? Vì sao chúng ta không được phép lên tiếng ngay cả khi lẽ phải thuộc về dân tộc ta?
.
Có những lúc tình cờ đôi mắt ngơ ngác của một em sinh viên nào đó rơi trúng vào tôi, tôi nhìn thấy nỗi buồn trong đôi mắt em như em cũng đọc thấy sự chua xót trong tôi, và càng chua xót hơn nữa là cả hai cùng có câu trả lời nhưng thể nói lên lời. Thôi em ơi hãy về nhà lo học hành, làm một đứa con ngoan của ba mẹ thậm chí không lo học hành cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian và tuổi trẻ của chính mình, tham gia vào mấy chuyện này làm gì không có lợi. Còn tôi ơi tôi cũng nên đi về nhà làm công việc của mình lo kiếm tiền lo kiếm danh, tham gia vào mấy chuyện này làm gì không có lợi.Chính cách sử sự của Nhà Nước VN trong suốt những ngày qua đã làm cho bất cứ người dân Việt Nam nào nếu còn quan tâm đến vận mệnh đất nước đều cảm thấy chua xót, cay đắng, nhục nhã. Đồng thời, những ai nếu còn rơi rớt chút ngây thơ do đã được giáo dục theo kiểu một chiều, bưng bít thông tin quá lâu, ắt hẳn cũng tỉnh ngộ ra ít nhiều.
.
À thì ra ngay cả biểu tình bộc lộ lòng yêu nước và là một phản ứng tối thiểu cần phải có của một dân tộc trước họa xâm lăng rành rành trước mắt của một nước khác mà còn “không được phép”, còn bị ngăn cấm thì hy vọng gì biểu tình để phản kháng trước bất cứ chuyện gì là nguyên nhân gây nên sự phi lý, bất công trong xã hội, hoặc đụng chạm đến quyền tự do, dân chủ, quyền con người trong xã hội, hoặc kéo lùi tiến trình phát triển của đất nước và có hại cho vận mệnh của quốc gia, của dân tộc…?
.
Trong những ngày này, trái tim của bao người Việt Nam đang rỉ máu. Nỗi đau bị cướp đất cướp biển ngay trước mắt, nỗi lo họa xâm lăng lâu dài, nhưng đau đớn hơn là thái độ hèn nhát đến không hiểu nổi của chính quyền và sự vô cảm, dửng dưng của rất nhiều người cùng là đồng bào với mình. Có một điều nghĩ cũng lạ lùng, bao nhiêu năm qua, máu xương của dân tộc này đã phải đổ xuống quá nhiều, và những vết thương trong lòng người còn nhiều hơn, một dân tộc như vậy lẽ ra phải ngộ ra, tỉnh ra với một lực phản tỉnh cực kỳ mạnh mẽ để không được phép sai lầm nữa. Vậy mà…chưa bao giờ trong lịch sử, những người lãnh đạo đất nước lại hèn nhát, bảo thủ đến cùng như lúc này-thà mất nước chứ nhất định không chịu từ bỏ con đường sai, không chịu mất quyền lực, và chưa bao giờ mỗi lần con số ít ỏi những người dân Việt dám cất lên tiếng nói lương tâm lại cảm thấy cô đơn, lẻ loi giữa cộng đồng và bất lực như lúc này!
.
Nếu nói tính cách của con người làm nên số phận thì tính cách của một dân tộc cũng tạo nên số phận của chính dân tộc đó. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, là một dân tộc cạn nghĩ, cục bộ, hay chia rẽ, lại thêm chưa hề được hưởng một nển dân chủ thực sự bao giờ nên cũng chưa hề biết sử dụng đúng nghĩa quyền công dân và quyền làm người của mình. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, trong mọi lĩnh vực đểu hiếm hoi người tài, chính trị cũng vậy, không có nổi ít nhất một nhân vật biết (hoặc dám) chọn một con đường đi khôn ngoan hơn rộng rãi hơn cho dân tộc, biết (hoặc dám) đặt vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc lên trên quyền lợi của một giai cấp một đảng phái.
.
Vậy cho nên em ơi hãy về nhà lo học hành hoặc không học hành thì cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian tuổi trẻ của em. Còn tôi thì đi làm công việc của mình lo bon chen kiếm chút tiền kiếm chút danh như phần đông những người khác đang sống quanh tôi. Bởi vì nếu em hay tôi hay bạn bè tôi còn tiếp tục bức xúc muốn lên tiếng muốn bày tỏ thái độ công dân lòng yêu nước hay bất cứ một cảm xúc nào khác, sẽ nhận được gì chúng ta đều biết trước. Nhưng sự cay đắng lớn nhất nhiều khi không phải từ những gì chúng ta phải nhận từ phía chính quyền mà từ những người chung quanh.Người ta sẽ nhìn chúng ta như những kẻ rỗi hơi thừa giờ đi làm những việc tào lao, những kẻ thiếu khôn ngoan hoặc cố tình lập dị, hoặc bất tài, thất bại, có điều gì bất mãn cá nhân nên đâm ra bất mãn xã hội, còn nếu ta không thất bại mà lại có chút thành đạt trong công việc của mình, thậm chí thuộc loại có tiền thì chắc là…muốn chơi trội để gây chú ý! Người ta sẽ khuyên chúng ta thôi hãy lo làm việc của mình đi, nếu chưa có bằng cấp thì lo đi kiếm cái bằng đi nếu chưa có tài sản thì lo đi kiếm tiền đi nếu chưa có gia đình thì lo đi lấy vợ lấy chồng đi, làm gì cũng đựơc, chuyện lớn đã có Nhà Nước lo.
.
Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc đã quen được giáo dục để suy nghĩ theo một chiều, quen sống trong bạc nhược, sợ hãi, luôn luôn tự biên tập, tự kiểm duyệt chính mình, chỉ muốn an thân, gần như vô cảm trước mọi chuyện đang xảy ra ngay trên đất nước mình, mất lòng tin vào mọi thứ và chia rẽ, nghi kỵ lẫn nhau? Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc mà trong xã hội những sự vô lý bất công bất bình thường nhất cũng trở thành bình thường còn điều tốt đẹp, sự tử tế, tính trung thực, lòng dũng cảm lại trở thành hiếm hoi? Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc mà ngay cả khi lòng tự cường, tinh thần tự tôn vừa mới được nhen nhúm đã lại bị vùi dập phũ phàng?
.
Thôi mà em ơi nghĩ đến những chuyện đó làm gì hãy về nhà lo học hành hoặc không học hành thì cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian tuổi trẻ của em. Còn tôi thì đi làm công việc của mình lo bon chen kiếm chút tiền kiếm chút danh sống đời yên ấm, rồi nếu có bức xúc lắm chuyện xã hội thì ta có thể chửi đổng trong những buổi ngồi quán café quán nhậu với bạn bè, chửi như thế vừa hả tức vừa được tiếng quan tâm đến xã hội mà lại không thiệt hại gì, ta cũng có thể tha hồ nói về dân chủ nhân quyền tự do trong những cuộc nhậu, nói thôi và đừng làm gì hết.Nhưng…liệu em và tôi có sẽ chấp nhận sống như thế không?
.Song Chi.

No comments:

Post a Comment