Monday, November 23, 2009

TÉT NGUYÊN ĐÁN :
ĐẠI LỄ TẠ ƠN
của Dân Tộc Việt Nam
“ăn quả nhớ người trồng cây,
Uống nước nhớ suối tháng ngày tạ ơn”

Người Hoa kỳ xem trọng lễ “ Tạ Ơn”. Đây là một ngày Quốc Lễ quan trọng.Trong ngày này, công nhân được nghỉ lễ mà được hưởng lương. Hầu hết người Mỹ, dù khác biệt chủng tộc, không đồng tín ngưỡng. Để hân hoàn chào mừng và nhiệt thành cử hành khắp nơi….

Trước một phong tục mang nhiều ẩn ý thâm trầm ở xứ này, tôi tự vấn : “Dân tộc Việt Nam có lễ “Tạ Ơn “ không ?

Để thỏa đáp thắc mắc nêu trên, sau khi ngẫm nghĩ, tôi xin trình bày những nhận xét riêng tư về vấn đề này, theo thiển kiến hạn hẹp như sau :

I.-:Lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ :

Trước tiên, xin sơ lược về lễ Tạ ơn của Hoa kỳ.
Xét về nguồn cội, lễ tạ ơn của người Mỹ (Thanks giving festival) xuất phát từ một sự cố lịch sử thật ngẫu nhiên.

Tiến trình của sự hình thành lễ tạ ơn, xin lược thuật :

Cuối thập niên thứ nhất, thế kỷ 17, một nhóm người Pilgrims, một sắc tộc thiểu số ở Anh quốc, muốn tìm sự thoải mái về tín ngưỡng đã vượt biển sang Hòa Lan, Âu Châu, với kỳ vọng tìm được sự tự do về tôn giáo của riêng họ. Sau mấy năm ở vùng kỳ hoa tulip, đối mặt với thực tiển trong xã hội mới,họ vỡ mộng hoàn toàn,
rồi níu kéo nhau hồi quy cố thổ Anh Cát Lợi. Trong không khí ngột ngạt vì kỳ thị
tôn giáo, khó thể chịu đựng một lần nữa, họ mạo hiểm vượt trùng dương sang tân thế giới sau gần một năm chuẩn bị.

Thế là trên con thuyền Mayflower, đoàn người tỵ nạn trên 300 mạng , đủ loại già trẻ, gái trai thi gan cùng sóng gió ! Cơ may dun duổi, gần 3 tháng lênh đênh trên ngàn trùng phong ba, con thuyền định mệnh đã cặp vào ghềnh đá Plymouth, ven bờ tiểu bang Massachusetts Hoa kỳ , vào ngày 20 tháng 11 năm 1620.

Những ngày đầu tiên trên miền đất lạ, đoàn di dân phải đối diện với nhiều gian nguy khốc liệt, đến nỗi phân nửa di dân chết thảm vì đói rét và bệnh tật.

Ít lâu sau, những người sống sót tiếp tục được thổ dân da đỏ trong vùng. Những người địa phương tử tế, đã hào phóng cưu mang những người lâm nạn hết lòng.

Nào cung cấp thực phẩm, y phục, thuốc men v.v…
Nào ra công,giúp của, xây dựng nhà cữa cư trú.
Nào chỉ dẫn cách săn thú, đánh bẩy gà , chim, đánh bắt thủy sản cá tôm v.v…
Nào hướng dẫn và trợ lực việc khẩn hoang trồng trọt, thu hoạch nông sản, chăn nuôi gia súc, thuần hoá đông vật và thực vật hoang dã v.v..Nhờ vậy, đời sống đoàn dân ngự cư được nhanh chóng cải thiện.,
nhờ người cũ, chỉ một năm sau, đoàn di dân đứng vững và phát triển cấp tốc trên miền đất lạ।
Vùng đất nghiệt ngã ngày nào, nay trở thành miền đất hứa.
Đến lúc này, đoàn người mạo hiểm đã thực sự an hưởng sự tự do về tín ngưỡng và những chỉ dấu về sự phồn vinh vật chất xuất hiện rõ nét.

Nhằm tỏ lòng biết ơn, Thượng đế đã ban phúc, những người lánh nạn đã kết hợp với thổ dân, hân hoan tổ chức đại yến ăn mừng thắng lợi suốt mấy ngày đêm, vào cuối năm 1621, trên quê hương mới.

Từ đó, của cải làm ra ngày thêm phong phú, cuộc sống sung mản dần, đoàn di dân cảm nhận, giấc mơ đã thành hiện thực, nên năm nào cũng mở hội ăn mừng thành thông lệ. Lễ hội ăn mừng thường niên này được lan truyền sang các vùng kế cận rồi tràn lan ra khắp đất nước Hoa kỳ với thịt gà tây và nông sản làm thực phẩm.

Đến năm 1930, Lễ tạ ơn được tổ chức đồng loạt hầu khắp liên bang. Để rồi năm 1940, tổng thống Abraham Lincoln ban hành sắc lệnh, công nhận lễ tạ ơn là ngày quốc lễ, được trọng thể cử hành hàng năm vào ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11. Vào ngày lễ này, trên khắp xứ sở Hoa Kỳ, người người hân hoan, nhà nhà nô nức tổ chức ăn uống vui chơi trong cảnh đoàn tụ vui vẽ, với các món gà tây quay nướng ăn chung với các món cổ truyền chế biến từ nông sản như khoai tây, bắp. bí ngô, rau cải , hoa quả v.v…



II. LỄ TẠ ƠN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.

Liệu người Việt Nam đã bao giờ tổ chức lễ tạ ơn ???

Theo thiển kiến của tôi, người Việt Nam đã từng cử hành lễ tạ ơn theo bản sắc độc đáo riêng, từ lâu đời rồi.

Người Việt Nam tôn sùg đạo lý, quí trọng ơn nghĩa, không dám vô ơn, bội nghĩa những ai đã ít, nhiều giúp đỡ mình và luôn ghi nhớ ơn nghĩa lúc nào cũng canh cánh bên lòng ý nghĩ đền ơn đáp nghĩa xứng đáng,với quan niệm chí thành :
“Miếng khi đói, gói khi no.
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng’

Dù người chủ nợ (thi ân bất cầu báo) song con nợ phải ghi khắc ơn nghĩa vào lòng suốt đời, có khi còn lưu truyền hằng bao thế hệ kế thừa.
Theo đó, người Việt đã thực hiện lễ tạ ơn hết sức nhiệt thành từ xa xưa, theo tâm niệm (ăn cây nào rào cây nấy) (ăn trái nhớ kẻ trồng cây) hoặc (Nhớ ai ăn ở thiện tâm. Giúp cơm lúc đói mưa dầm cho tôi.)

Người Việt Nam tổ chức lễ tạ ơn dưới nhiều hình thức, theo nhiều tập tục,trong nhiều thời điểm quanh năm.

1.-Trên bình diện dân tộc : Tết Nguyên Đán là lễ tạ ơn cực kỳ trọng đại, hạn hữu trên thế giới. Trong lễ tết thiêng liêng, tất cà người Việt, bất kể đẳng cấp, tôn giáo, giới tính, chức nghiệp đều đồng tâm tự nguyện : (Đình công bải thị)trân trọng cử hành lễ bái tạ ơn tất cả trời PhậT, Thánh Thần, Tổ Tiên, thân nhân quá cố.
Tết Nguyên Đán , vừa mang tính chất lễ bái siêu hình, cũng vừa trang nghiêm báo ơn các ân nhân tại thế, đồng thời với những tỗ chức lễ hội nhằm vui chơi giải trí cùng với việc ẩm thực bồi dưỡng thân thể.
Lễ Tết thường kéo dài từ ba đến năm bảy ngày.
Ngay cả những khách sông hồ vì hoàn cảnh, phải lưu lạc nơi chân trời góc biển,xa xứ lạc đàn, đến những ngày minh niên âm lịch, cũng cảm súc tâm hồn mà dành thời gian chân tình tưởng niệm tiên linh dòng tổ trong xúc động ngậm ngùi.

Ngoài việc trân trọng thục thi lễ bái tạ ơn những đấng siêu linh, những bậc tiền nhân quá cố, nhân dịp têt đến, xuân về,khách hồng trần cũng tỏ lòng báo ơn đáp nghĩa những ân nhân bằng những cử chỉ chân thành và trang trọng thực tiển.

Con cháu không mong gì đápđền trong muôn một công ơn trời biển của ông bà,. Cha mẹ, thân nhân gia tộc, nên nhân dịp nguyên niên, đã cung kính chúc tết những thế hệ tiền bối hầu biểu lộ sự tôn kính và lòng hiếu thảo của đám hậu sanh. Đây là một tập tục tạ ơn thiết thực và cảm động, chỉ dân Việt mới có, đáng được miên viễn bảo tồn.

2. Trên bình diện Quốc Gia. Dưới thời phong kiến, hằng năm triều đình đều tổ chức (tế lễ đàn nam giao) cực kỳ trọng thể và trang nghiêm, chính vua đứng chủ tế sau ba ngày ăn chay nằm đất, mục đích tạ ơn Hoàng Thiên , Hậu Thổ và nguyện cầu cho quốc thái dân an.

Trong ý niệm tín thành thiêng liêng trong thời đại dân chủ, dù chính phủ nào cũng trịnh trọng tổ chức và nghiêm trang cử hành đại lễ giổ tổ Quốc Tổ Hùng Vương hàng năm vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch.(Lễ hội đền Hùng luôn khai diễn tại nhiều nơi, nhất là tại đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ theo nghi thúc cổ truyền trang nghiêm.

Cũng mang ý niệm đền đáp ơn nghĩa, nhân dân Việt Nam dù đi đâu, ở đâu, tâm thức vẫn tôn thờ, trân trọng thâm ân các đấng anh hùng, liệt nữ, Hằng năm không quên tổ chức tưởng niệm quí vị tiên liệt vừa để tạ ơn, vừa để nhắc nhở các thế hệ nối tiếp ghi nhớ công lao cao dày của các bậc trung thần, hữu công với tổ quốc.
Ngày xưa, nhân dân Việt Nam hằng năm đều trang trọng tổ chức lễ hội tưởng niệm hai bà Trưng nơi đền thờ hai Bà trên ngã ba sông Bạch Hạc. Lễ hội Tây Kinh, Thanh Hoá, tưởng niệm vua Lê Thái Tổ, lễ vía đền Kiếp Bạc tại Hãi Dương tạ ơn Đức Thánh Trần, Lễ hội Đống Đa Hà Nội nhắc nhở chién công oanh liệt nhất lịch sử chống ngoại xăm của Hoàng Đế Quang Trung, lễ tế các Nghĩa Sĩ vị quốc vong than v.v…

3.- Trên bình diện địa phương : hầu hết hương thôn, đâu đâu cũng tồn tại, đình từ, miếu mạo. Hằng năm các xã phường, nhân dân đều đóng góp công, chung của tổ chức (Lễ Kỳ Yên, Xuân Kỳ, Thu Tế) nhằm tạ ơn Thần Hoàng Thổ Võ bản xứ theo nghi thức cổ truyền, đã gia ơn phù hộ độ trì cho dân làng an cư lạc nghiệp.

Truớc khi cử hành lễ tế thần, lễ giổ tiên hiền, được thực hiện, mục đích tạ ơn những hương chức đã khai hoang lập ấp thời quá vãng , lưu truyên cơ ngơi lại ngày nay. Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ kia mà ! “Tồn cổ để canh tân” ý niệm ngàn đời.

Cũng ý niệm đền ơn đáp nghĩa, trên đất nước Việt Nam, nhiều địa phương còn duy trì những lễ hội đặc biệt, mục đích tạ ơn những ân nhân thật trung hậu biểu lộ một truyền thống uống nước nhớ nguồn miên viễn, thi thố nền văn hóa đa dạng của dân tộc, ví như tại Bắc Việt, bà con địa phương xưa nay vẫn cử hành cúng tế các vị thần Tứ bất tử thờ tại đền Bạch Mã, đền Voi Phục v.v.. ,Lễ rước nước tại Đền Mẫu trong Phỗ Hiến xưa. Tại miền Trung Việt lễ hội Hòn chén tại Huế, Lễ vía Tháp Bà tại Nha trang, nhằm tạ ơn Đức Bà Ana, Lễ hội Tế Ông Nam Hải (Cá Ông Voi) tại nhiều nơi dọc miền duyên hải. Tại miền Nam Việt, hằng năm đều tổ chức lễ hội ví Bà Đen trong tỉnh Tây Ninh, Vía Bà Chúa Xứ tại Châu Đốc v..v… và còn nhiều nữa,..Ngoài ra từ xa xưa lễ tế Văn Miếu (Hà Nội, Huế, Sài Gòn) các Văn sĩ ( các tỉnh thành) nhằm tạ ơn Đức Khổng Tử và các vị hiền triết dân tộc như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiệp tỏ rõ thái độ tôn sư trọng đạo kính trọng các bậc Hiền Đức đồng thời khích lệ lòng hiếu học đối với đàn hậu bối.

4.- Đối với cá nhân : Khác hẳn nhiều dân tộc khác, trong nhà nguời Việt Nam nào cũng điều thiết lập bàn thờ gia tiên nơi trang trọng nhất để thờ anh linh những thân nhân đã khuất. Hằng đêm gia chủ thường niệm hương trưuớc bài vị, di ảnh những người quá cố để tưởng nhớ tiên linh.

Ngày rằm mồng một hằng tháng, trên bàn thờ luôn luôn được dâng hương hoa trà quả, hằng năm dù bận rộn trăm công ngàn việc, con cháu gia đinh nào cũng tổ chúc lễ giỗ, kỷ niệm ngày mất của từng vị tiền nhân với trọn chơn tình hiếu thảo và không bao giờ quên tảo mộ.

Những thợ thuyền bất cứ nghề nghiệp nào, hằng năm cũng đều cúng giỗ tổ nghiệp, tế ân sự hết lòng thành kính với quan niệm (Không thầy đố mày làm nên.)
Cư dân trong thôn xã, nhà nhà đều cúng đất sau lễ thanh minh, tạ ơn tiên hiền hậu giác đã khai lập xóm làng, bảo an cho ấp xã, gia cư.

Nhà nông sau mỗi vụ thu hoạch ruộng vườn phần đông không quên thiết lễ( giải sâu) đền ơn thổ thần sở phận.

Tất cả lễ lạc vừa nêu biễu lộ truyền thống nhân nghĩa cuả người Việt luôn nhớ ơn, biết ơn sâu sắc và háo hức mong muốn đền ơn báo nghĩa một cách chân tình hâu hỷ.
Thiết nghĩ những lễ tạ ơn mà người Việt Nam cử hành dưới hình thức nào bất cứ nơi đâu cững đều mang ẩn ý sâu sắc chứa đựng thực tâm (đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kễ trồng cây).

III. VÀI NHẬN XÉT.
1- Trong ngày lễ tạ ơn không ít người
Mỹ tỏ ra hững hờ. Người Việt , ngược lại trong lễ tạ ơn ai ai cũng mang nặng tinh thần tự nguyện tự giác, chân thành tham gia.
2- Lễ tạ ơn Hoa kỳ hình thành nhờ một sự cố lịch sử, mỗi năm cử hành duy nhất một ngày. Người Việt Nam tổ chức cáo lễ (Báo ân trả nghĩa) từ bản sắc thành tín và hiếu để man mác ý tưởng về tâm linh, thành tín tang ẩn quan niệm siêu hình thiêng liêng.

3 -Người Hoa kỳ trong lễ tạ ơn luôn quan trọng hóa tiệc tùng vui chơi.Dù hình thức nào, người Việt chúng ta tổ chức lễ tạ ơn nặng phần nghi lễ, dù không quên hội hè đám tiệc liên hoan.
Lễ Tạ ơn hoa kỳ phát sinh đầu thế kỷ thứ 17 và vừa được q uốc gia thừa nhận trong giữa thế kỷ 20, trong khi dân tộc Việt Nam đã tổ chức các lễ tạ ơn từ trong thời huyền sử v.v…

Xin mạo muội ghi nhận vài nét sơ lược về lễ tạ ơn tại xứ tạm dung và khái quát về truyền thống các hình thức người Việt Nam cử hành lễ tạ ơn, từ trong cố quốc hay mang theo ra tha phương mà xưa đã bày nay tiếp tục thực thi.

Sông DinhMùa thu Tạ ơn 200


TRỞ VỀ

No comments:

Post a Comment