Tuesday, April 27, 2010

CẢM TẠ CHA PHANXICO TRƯƠNG BỬU DIỆP

Kính Lạy Đức Chúa Giêsu Kitô.
Lạy Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp
Con lạy cha PHANXICO TRƯƠNG BỬU DIỆP .
Ngài là bậc thánh ở cạnh Đấng Cứu thế đầy quyền năng.
Nay gia đình chúng con là Nguyễn Nghiêm
xin cảm tạ ơn cha đã nhận lời cầu khẩn , đã cho vợ con là
BỒ THỊ HOÀN vượt qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.
Gia đình chúng con vô cùng đội ơn cha Phanxicô Trương Bửu Diệp
đã ban ơn theo lời chúng con cầu xin..
Gia Đình Chúng con :
Nguyễn Nghiêm và Bồ Thị Hoàn
LỜI GIỚI THIỆU
(Nguồn Truyền Thông Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp)
của Linh Mục Phan Phát Huồn,Dòng Chúa Cứu Thế VN Hải Ngoại tại Long Beach, California
Cách đây hơn chín tháng, tại hải ngoại mà nhất là tại Hoa Kỳ, người Việt Nam chúng ta ít biết đến Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, ngoại trừ một số đồng hương của chúng ta từ Việt Nam đến, đi theo diện HO hoặc ODP, có nghe nói về linh mục này, còn đa số đều đã phải đặt câu hỏi: "Phanxicô Trương Bửu Diệp, ông là ai ?" Ông là ai mà báo chí không ngớt nói đến ông, đến những sự kiện mà họ thành kính gọi là " phép lạ", mà ông đã làm để giúp đỡ người này kẻ khác đang lúc họ lâm vào những cảnh huống khó khăn của cuộc đời.

Trong mục đích thông tin và thông tin đầy đủ về những sự kiện xảy ra xung quanh ngài, một trong anh em biên tập của Nguyệt san Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ông Võ-Hửu-Hạnh đã thu thập, nghiên cứu các tài liệu và đã viết thành một tác phẩm.

Nội dung của tác phẩm đã được trình bày trong những tháng qua trên Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và đã được các độc giả khắp nơi trên thế giới, (không những tại Mỹ châu mà còn ở Âu Châu, Ú�c châu) theo dõi bàn tán sôi nổi.

Tại quê nhà đồng bào lén lút chuyền tay nhau Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp để biết được những ân lành mà Chuá đã ban qua tay Cha Diệp. Lúc viết lại những sự kiện trên, tác giả chỉ có mục đích thông tin, sự việc xảy ra thế nào, tác giả viết lại như vậy, tuy nhiên ở đây cũng thế, cũng có người cho là hoang đường, trái lại cũng có người với tất cả sự khôn ngoan và dè dặt coi đó là một việc bất bình thường, một ơn lạ. Về phần chúng tôi, chúng tôi không dám nói những việc xảy ra như thế là hoang đường hay phép lạ. Chúng tôi xin lập lại một lần nữa : điều đó thuộc phạm vi của giáo quyền .

Chúng tôi mong rằng tác phẩm khiêm tốn này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời của một linh mục đã sống cho Chuá, cho con chiên và dân tộc.
L.M. Phan Phát Huồn, CSsR


TRUYỀN THÔNG ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP




CÂY THẬP GIÁ TRÊN NGÔI MỘ ÐẦY HƯƠNG HOA CHA PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP(1897-1946)
Bài của Linh Mục HỒNG PHÚC CSsR


Càng về cuối muà chay, vào tuần khổ nạn, bước vào Ðại Lễ Phục Sinh , Phụng vụ trình diển cho chúng ta cảnh tượng một cây thập giá ẩn hiện trên một đỉnh đồi. Cây Thập Giá là biểu hiện tình thương vô bờ bến đối với nhân loại. Cây Thập Giá cũng là mức độ đo lường tình yêu của chúng ta đối với THIÊN CHÚA và đối với tha nhân.


Trên đỉnh đồi GOLGOTHA ,GIOAN là môn đệ duy nhất đã đứng dưới cây Thập Giá, bên cạnh Ðức Mẹ, để chứng kiến cuộc hiến tế của Thầy, để nhìn tận mắt Thầy bị treo trên cây Thập Giá, chết vất vưởng giửa trời và đất. Từ các thương tích, máu hồng không ngớt nhỏ giọt, giọt nầy lướt qua giọt khác theo đà thập giá, rỉ rã chảy xuống nền đất, rồi biến thành những tia đỏ sậm lan dần đến tận cùng trái đất. Tục truyền rằng, sau khi Chuá GIÊSU vừa tắt thở thì "đất động" và một trận mưa rào đổ xuống, máu đào của con THIÊN CHÚA loang lổ trên nền đất theo giòng nước lũ chảy bốn phương như một cuộc rửa tội cho thế giới tội lỗi.


GIOAN con người chứng kiến cảnh tượng đã ghi sâu vào ký ức và sau nầy, lúc về già gần 100 tuổi, viết cuốn Phúc Âm thứ tư, còn ghi nhớ cảnh tượng trên đỉnh đồi GOLGOTHA. Người nhớ lại lời Thầy đã tiên báo trong cuộc đàm đạo với NICÔÐÊMÔ giữa bóng đêm hôm ấy.(Gio.3,14-18)

THẬP GIÁ TRÊN ÐỈNH ÐỒI BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU VÔ BIÊN.

Gioan viết; Ðức Giêsu nói với Nicođêmô: "Như Moisê giương cao con rắn trong sa mạc . Con Người cũng bị giương cao như vậy, nhõ hầu kẻ nào tin thì nhờ Ngài mà được sống đời đời" (Gio.3,14-15).
Chuá ám chỉ một biến cố sảy ra sau khi ISRAEN ra khỏi Aicập và lưu lạc trong sa mạc. Họ kêu trách Chuá ,"đem con bỏ chợ". Chuá trừng phạt. Từng đoàn rắn độc bò ra giết hại nhiều người. Moisê trong một cử chỉ tiền báo, treo lên cây gổ một con rắn đồng, ai nhìn lên biểu tượng thì được sống(Số 21,6-9). Ðấng Khôn ngoan giải thích : "Ai ngước mắt nhìn lên con rắn, được cứu thoát, không phải vật được nhìn thấy mà vì Ngài là Chuá chúng tôi hết thảy "(kh.ng.16,7). Như vậy, con rắn là biểu tượng một cuộc trở lại, một cuộc phó thác cho tình yêu Thiên Chuá. Cha Charles de Foucauld nói : "Từ ngày tôi biết có THIÊN CHUÁ, tôi hiểu rằng đời tôi phải sống chỉ vì Người."


Biểu tượng đưa đến sự thật. Vì thế, Chuá Kitô phán tiếp: "Thiên Chuá đã yêu thế gian đến nổi đã ban Con một mình, để nhũng ai tin CON NGÀI thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời (Gio.3,16). Ngài đã chết để cứu rổi chúng ta, "bị treo" trên thập giá. Hình ảnh thật linh động. Khi người tử tôi bị đóng đinh, việc đầu tiên lý hình làm là trồng thân cây thập giá, rồi ở dưới đất họ đóng đinh hai tay nạn nhân vào thanh ngang, kéo đến chân cột đã dựng sẳn và "treo" người tử tội lên, hình thành cây thập giá. Một tài liệu cổ xưa nói đến cuôc "vũ khúc xoay mình trên không khí", để ám chỉ cái chết trên thập gía của nạn nhân, (xem LA PASSION DE J.C. selon le Chirurgien của PIERRE BARBRET)


Chuá đã chịu chết trên cây Thập Giá. Chuá. Chuá đã sống lại, để đền tội chúng ta và để cho chúng ta được sự sống vĩnh cửu.

CÂY THẬP GIÁ BIỂU TƯỢNGÐỨC BÁC ÁI HY SINH

Dưới cây thập giá, Tình yê�u của Thiên Chúa lôi kéo dun dủi chúng ta. Chuá phán: "Ðã đến giờ con người được tôn vinh. Ta bảo thật các ngươi, nếu hạt lúa mì rơi xuống đất, mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sẽ sinh nhiều hoa quả ( Gio 12,23-24)" . Lời ấy, dưới cây thập giá in bóng trên nền trời, Chuá cũng nói với mổi người trong chúng ta "Muốn cứu rổi mình thì
hãy bắt chước Chuá, biết vác thập giá của mình và giúp kẻ khác vác thập giá của họ, như một bà mẹ kia, mang bệnh tật trên thân xác, nhưng mặt vẫn bình tỉnh hy sinh cho chồng cho con, như một bác sĩ nọ chỉ biết hy sinh cho bệnh nhân nghèo khó, như "NHÓM TỰ NGUYỆN CHỊU ÐAU KHỔ " do Ðức Cha NOVASERE sáng lập, hàng năm đến hành hương ở Lộ Ðức, dâng lên Mẹ những bó hoa đỏ, tiêu biểu chia sẻ sự đau khổ của kẻ khác "Khi Ta phải treo lên Thập Giá, Ta sẽ lôi kéo mọi người đến với Ta."


CÂY THẬP GIÁ TRÊN MỘT NGÔI MỘ KHỔNG LỒ

1945...Thế chiến thứ hai kết liểu ở Âu Châu. Ðức quốc xả đầu hàng khi nhà độc tài HITLER và vợ tự sát trong khi khói lửa ngợp trời bao phủ thủ đô BERLIN. Quân Ðồng Minh tiến lên như vũ bảo, hàng hàng lớp lớp chia cắt miến đất thành bốn mảnh. Khi quân đội Ðồng Minh tiến vào một trại giam tù nhân cuả Ðức Quốc xả, họ khựng lại trước một cảnh ghê sợ. Trước mặt họ là một quả núi đen sì đứng sừng sửng, quả núi hình thành do tro tàn của hàng vạn tù nhân đã bị thiêu sinh, tro tàn để làm phân bón nhưng chưa kịp phân tán đi. Bên cạnh là những dãy nhà chất đầy ...tóc phụ nữ để dùng trong các công xưởng đóng tàu. Không biết bao nhiêu người chết ở đó, phần đông là người Do thái. Người ta ước lượng có sáu triệu người Do thái đã bị hy-sinh trong các trại giam.


Trước cảnh tượng ghê sợ ấy, Ðồng Minh quyết định lấy cỏ đấp lên quả núi tro tàn và dựng lên trên, một cây THÁNH GIÁ LỚN, để nói cho hậu thế biết, khi người ta không nhìn nhận THIÊN CHÚA (ở ngoài cổng vào trại giam lại có một tấm bảng ghi : "Ở đây không có Thiên Chúa ") thì người ta đối xử với đồng loại tàn tệ hơn súc vật.
-LUPUS LUPIOR ! Một nạn nhân trong trại giam AUSCHWITZ gần biên giới BALAN là một vị Anh Hùng đã đi vào lịch sử là Thánh Maximilian Kolbe. (1894-1941). Ngài là một cha dòng PHANXICÔ, một tông đồ nhiệt thành của Ðức mẹ Vô Nhiễm, với một ước nguyện "Trở nên bụi đất " để xây dựng nước Chuá nhờ Ðức Mẹ Vô Nhiễm"..thì Chúa đã thực hiện ước vọng theo đúng nét chữ.. Ngài đã chết tử đạo vì Bác Ái. xác bị hỏa thiêu...!
Ngài là tù nhân mang số 16.670. Mặc dầu bị canh chừng rất cẩn mật, một số tù nhân vẩn trốn được, nên ban "quản huấn" ra nghiêm lệnh: một người trốn, mười người khác chết thay. Tuy nhiên, đêm hôm ấy, một tù nhân trốn được và sáng hôm sau, nghi lệnh sắp được thi hành. Một sĩ quan chứng giám cuộc rút thăm. Ðến người thứ năm là trung sĩ GAJOWRDIEZEK bị gọi. Ông thất vọng bước ra và kêu lớn: "Ôi vợ con tôi, tôi không bao giờ gặp lại nưã !" Cuộc chỉ điểm kết thúc thì tù nhân mang số 16-670, râu ria sồm sàm, bước ra khỏi hàng ngũ, tiến thẳng đến trước vị giám quản. Vị sĩ quan rút súng và nói: "Con chó BALAN, ngươi muốn gì? Tù nhân nói: "Tôi già rồi và vô dụng..đời tôi không có ích gì .Tôi xin tình nguyện chết thay cho người mới la lên..để ông được về với vợ con." Ông là ai ?". "Linh Mục Công Giáo ".
Ngày 14 tháng 8 năm 1941, sau 10 ngày biệt giam với các bạn tù xấu số, bị bỏ đói, Cha bị chích một mũi thuốc độc, miệng kêu: Ave Maria, rồi tắt thở. Ngày hôm sau, đúng vào ngày Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác lên Trời. Xác Ngài bị Hỏa Thiêu để xây dựng nước Chúa nhờ Ðức Mẹ. Ngài được Ðức Phaolồ VI phong Chân Phước ngày 17-10-1971 và được tôn phong Hiển Thánh ngày 10-10-1982 do một người đồng hương là Ðức Gioan Phaolồ II. Trong cuộc tôn phong, hai vợ chồng GAJOWRDIEJEK tóc bạc phơ có mặt và khóc nức nở, vì cảm nghiệm lời Chuá đã phán: " Không gì tỏ tình thương cho bằng chịu chết vì bạn hữu". Lời ấy Chuá Kitô đã nói và đã làm. Theo gương của Chuá, Cha Maximilian Kolbe, người Balan đã làm, và một linh mục Việt Nam, Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (1897-1946), cha sở họ đạo Tắc Sậy tỉnh Minh Hải (CàMau) thuộc giáo phận Cần Thơ cũng đã làm như sẽ nói sau đây.

CÂY THẬP GIÁ TRÊNNGÔI MỘ ÐẦY" HƯƠNG HOA"

Ai đi về CàMau, hãy ghé qua họ Tắc Sậy kính viếng ngôi mộ "đầy hương hoa" của linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, trong giáo phận Cần Thơ.
Về phương diện hành chánh, xưa kia Cần Thơ gồm toàn trấn, Hà-tiên, một xứ u minh, rừng rú, ao vũng rất ít dân cư, người Miên và người Việt, ở thành từng xóm rải rác. Trước năm 1708, một người Trung Hoa tên là Mạc Cữu từ QUẢNG ÐÔNG đến, với sự thỏa thuận của Triều Nguyển, khai khẩn vùng Hà Tiên mà người Hoa gọi là Căn Cao. Ông thiết lập 7 khu định cư như Rạch Giá, Phú Quốc, Bải Xàu, Ca �Mau...và chiêu mộ dân về lập nghiệp. Ông được Chuá Nguyễn phong làm Tống Binh. Năm 1775, ông Mạc Cữu dâng cho Ðức Cha Bá-đa-Lộc một khu đất lập trường học. Một số họ đạo thành hình.
Về mặt tôn giáo, vùng CàMau thuộc điạ phận Ðàng Trong. Năm 1863, Cao Miên nhận quyền Bảo Hộ của Pháp, rất nhiều người Việt di dân sang Miên sinh sống, trong số có khỏan 40 ngàn công giáo. Năm 1850, Giáo phận Nam Vang được thiết lập, gồm cả hai tỉnh Việt Nam là Hà Tiên và An giang. (Xem Việt Nam Giáo sử của Cha Phan phát Huồn CSsR II trang 334-335 ).
Trong bối cảnh chính trị và tôn giáo ấy, chúng ta hiểu lý lịch và đời sống của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp mà ngôi mộ ngày nay đã trở nên nơi thu hút nhiều khách hành hương.
Cha Trương Bửu Diệp là ai ? Trương Bửu Diệp, tên thánh là Phanxicô Xaviê, sinh ngày 1-1-1897, tại Cồn Phước, tỉnh An giang, Việt Nam. Ngài tu học tại Chủng viện
Nam Vang và đưọc thụ phong linh mục năm 1924, được bổ nhiệm coi nhiều địa sở, nhất là họ đạo Tắc Sậy, ngày nay thuộc tỉnh Minh Hải, giáo phận Cần Thơ.
Năm 1945,toàn dân vùng dậy chống Pháp đuổi thực dân.Người Công Giáo nhiệt liệt hưởng ứng.Hồ Chí Minh,để lấy lòng Công Giáo,nhất định chọn ngày lể các Thánh Tử Ðạo Việt Nam làm ngày Quốc Lể.
Ngày 3-9-1945, một cuộc biểu tình khổng lồ qui tụ nhiều người Công Giáo cũng như Giáo Sĩ để ăn mừng ngày "Ðộc Lập" vả tin tưởng vào sự lảnh đạo của đảng Việt Minh. Giám mục Nguyển Bá Tòng thay mặt các Giám Mục Việt Nam gửi văn thư xin Ðức Giáo Hoàng ban phép lành và cầu nguyện cho nền dộc lập Việt Nam. Ngờ đâu, Việt Minh dã để lộ chân tướng, (...) ở trên chớp bu xem ra có sự cộng tác thành thực, nhưng ở hạ tầng dân chúng thì bắt đầu chính sách hà khắc, hăm doạ, bắt bớ,nhất là ở những nơi thôn quê hẻo lánh.Họ đạo Tắc Sậy ở nơi đèo heo hút gió đang rơi vào tình cảnh ấy.Cha sở là Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp rất thương mến Giáo dân đang bị những lực lượng quá khích chống Công Giáo đòi làm cỏ.Giáo dân bị vây hãm và đe doạ thiêu sống tất cả.
Vì thương mến giáo dân,Cha Phanxicô xin tự nguyện nộp mình chịu chết,để cho Giáo dân được tha.Ngài đã bị chúng mời lên trụ sở hai lần và lần thứ ba thì bị chúng chặt đầu và quăng xuống ao .Ngài đã chết tử vì đạo ngày 12 tháng 3 năm 1946 nhằm ngày mồng 9 tháng 2 năm Bính Tuất.Xác Thánh của Ngài được chôn cất tại họ đạo Tắc Sậy tỉnh Minh Hải, giáo phận Cần Thơ. Và ngày nay,ngôi mộ của Ngài là một cao điểm hành hương,không nhũng cho người Công Giáo mà cho cả đồng bào bên lương.Người ta" được nhiều phép lạ" chữa bệnh tật.Trên phần mộ, dưới bóng cây Thập Giá, người ta đem nhiều lể vật đến tạ ơn biến thành "NGÔI MỘ ÐẦY HƯƠNG HOA". Họ đạo Tắc Sậy ngày nay đã trở nên trung tâm hành hương với một ngôi thánh đường bằng gạch khang trang.
Người trong họ đạo kể rằng: Sau khi chúng chặt đầu Người quẳng xuống ao..vị tử đạo về báo mộng cho ông trùm biết nơi quăng xác và giáo dân đem về chôn cất tử tế.Họ đạo nghèo thế mà ngày nay có một ngôi Nhà Thờ bằng gạch khang trang. Ðó cũng là công ơn của Cha Sở Họ Ðạo. Số là một ngày kia,ông chủ lò gạch địa phương,ngoại giáo,cho chở đến cho Cha Sở mới rất nhiều xe gạch,nói là để xây cất Nhà Thờ.Cha Sở ngạc nhiên cho biết họ đạo nghèo làm sao thanh toán được số tiền. Ông chủ lò gạch nhìn lên di ảnh Cha Trương Bửu Diệp treo trên vách tường và nói:Ông Cha nầy đã trả tiền mua gạch rồi. Nhà Thờ bằng gạch được xây lên khang trang nhờ công ơn vị tử đạo năm 1946 đã hy sinh mạng sống VÌ ÐOÀN CHIÊN.
Ngày nay, mổi tuần có từng đoàn người hành hương đổ về họ Tắc Sậy để kính viếng "NGÔI MỘ ÐẦY HƯƠNG HOA" của vị tử đạo. Báo Lao Ðộng là cơ quan ngôn luận của Ðảng, trong số ra ngày 28-11-93, nơi trang nhất, tựa đề lớn loan tin : "Ở Nhà Thờ Tắc Sậy, Gia-Rai, tỉnh Minh Hải có Cha xứ chữa bệnh bằng nước.. Hàng ngàn người từ Bảo Lộc đi Cà Mau cầu thuốc Thánh". Chúng ta biết báo chí Cộng sản ít khi trịnh trọng gọi các linh mục là Cha xứ mà chỉ gọi là ông linh mục .Phải chăng,để tránh trách nhiệm, họ tung tin Cha Trương Bửu Diệp bị Nhật Bản giết tại Nhà Thờ Tắc Sậy, huyện Gia rai, tỉnh Minh Hải năm 1945. Sự thật là Cha bị giết Tử Ðạo ngày 12 tháng 3 năm 1946, là năm Việt Minh đang làm bá chủ, bộ đội Nhật bị Ðồng Minh tước khí giới ra đi từ lâu rồi (Việt Nam 45-72 của Jacques Suant-Arthaud )
Chúng tôi ghi lại câu chuyện vị Anh Hùng với tư cách Truyền Thông và hoàn toàn vâng theo quyền thẩm xét tối hậu của Giáo Hội.
Trong trang sử đẩm máu Giáo Hội Việt Nam còn thêm một vị anh hùng :
Linh Mục Trương Bửu Diệp
Xiềng xích gông cùm coi thật nhẹMáu đào đòn vọt kể bằng không,Sử sách tụng ca giòng Tử ÐạoViệt Nam đất nước của anh hùng,"... ( X.L.B. )Xin hộ phù Ðất Nước và Giáo Hội Việt Nam.

Thánh Lễ Di Hài Cốt Cha Trương Bửu Diệp Tới Nơi An Nghỉ Mới (4/3/2010)
Thứ Năm, Ngày 4 tháng 3-2010
Vào lúc 9g00 sáng ngày 4/3/2010 Đức Cha Stephanô Tri bửu Thiên đã chủ sự Thánh Lễ đồng tế với các cha hạt Cà-mau thuộc giáo phận Cần Thơ di hài cốt cha Phanxico Trương bửu Diệp dến nơi an nghỉ mới, tọa lạc trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy. (Minh tường trình)





Tiểu sử Linh Mục
Phanxicô TRƯƠNG BỬU DIỆP

(Tiểu sử này do cha Nguyển Ngọc Tỏ viết, ngài hiện là cha sở họ Tắc Sậy, nơi có mộ cha Phanxicô Trương Bửu Diệp)

Linh Mục Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, được Cha Giuse Sớm rưả tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp MỸ LỢI, xã Mỹ Luông, Chợ Mới, Tỉnh An-Giang

Cha ngài là MICAE TRƯƠNG VĂN ÐẶNG (1860-1935).

Mẹ ngài là LUCIA LÊ-THỊ-THANH.
Gia-đình sinh sống tại họ đạo CỒN PHƯỚC.

Năm 1904,lúc ngài lên 7 tuổi thì mẹ mất. Theo cha, gia đình dời lên BẮCTAMBANG CAMPUCHIA, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyển thị Phước, sinh năm 1890, quê quán họ Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẩu đã sinh cho ngài người em gái tên là Trương thị Thìn (1913), hiện còn sống tại họ đạo Bến dinh, xã Tân Hoà, huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp.

Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳng Tiền cho ngài vào tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới An Giang. Mãn tiểu chủng viện, ngài lên Ðại chủng viện Nam Vang ,Campuchia ( lúc đó các họ đạo khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long trực thuộc giáo phận Pnom Penh, Campuchia).

Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được thụ phong Linh mục tại Nam Vang, thời Ðức Cha Gioan Bí tích Chabalier. Lể vinh quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.

Năm 1924-1927, được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt Nam sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia.

Năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù lao giêng.

Tháng 3 năm 1930, ngài về nhậm họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ�, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như: Bà Ðốc ,Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.

Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con nhân dân di tản, Cha Bề

Trên điạ phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu và cả người Pháp cũng gọi ngài lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời: "Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết."

Ngày 12-3-1946, ngài bị bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt chung với bổn đạo tại lẫm luá của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Do sự tranh chấp giữa các giáo phái, vì bênh vực quyền lợi của giáo dân, ngài đã chết thay thế cho những người bị bắt chung. ( 2 )

Ngài mất trong khi thi hành nhiệm vụ chủ chăn. Xác ngài được vớt lên từ một cái ao của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi như Chuá Giêsu trên thập giá.

Thi hài ngài được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Ðến năm 1969, hài cốt ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy, nhiệm sở của ngài thi hành chức vụ chủ chăn trong 16 năm. Ngôi nhà mồ của ngài hiện nay, được trùng tu và khánh thành ngày 4-6-1989. Ngài là Cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.

Lời Ðức kitô đã dạy: Người mục tử tốt lành hiến mạng sống vì đoàn chiên. Linh mục Phanxicô Trương Bửu Diệp đã thực hiện lời Ðức kitô trong cuộc sống, ngài đã hiến dâng cuộc đời mình cho Thiên Chuá, ngài đã hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên. Chúng ta có thể tóm tắt cuộc đời của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp là:

TẬN HIẾN CUỘC ÐỜI CHO THIÊN CHUÁ,
HY SINH KIẾP SỐNG GIÚP CON NGƯỜI.

SỐNG HIẾN THÂN PHÓ THÁC,
CHẾT NÊU GƯƠNG SÁNG NGỜI
để
MỘT ÐỜI DÂNG HIẾN,
TRỌN KIẾP VINH QUANG.

Hàng ngàn người lương giáo, gần xa đã đến Tắc Sậy với cha Phanxicô để nguyện cầu, để khấn xin, để trút những nổi lo, gánh nặng vật chất, tinh thần để ngài chuyển lên Thiên Chúa và Thiên Chuá đã chấp nhận chúc phúc cho những khấn ước, nguyện xin. Xin cảm tạ hồng ân Thiên Chuá đã vinh quang qua Cha Phanxicô.
Nhiều người đã đến, đã ở lại, đã trở về, để còn nhớ:

Ra về còn nhớ Tắc Sậy,
Xứ đạo nhỏ bé sình lầy đường xa,
Hồng Ân Thiên Chuá ban ra,
Ðoàn con lương giáo gần xa viếng Người
Những ai đau khổ đôi phần,
Nguyện xin Cha thánh đỡ� đần ủi an,
Những ai gặp bước gian nan,
Nguyện xin Cha thánh lo toan mọi bề,
Những ai đau khổ đường về,
Cậy trông Cha thánh tràn trề hồng ân.

Linh Mục Nguyển Ngọc Tỏ.

No comments:

Post a Comment