Tôi Đã Có Một Việt Nam Như Thế…/ Passeport CSVN



https://lh6.googleusercontent.com/3zn3Uu8zxgFgmN2PfjzYpnuhY3lrj7bCMjZIHjP59LXEcYDsym_HdwnzHzYImN_j2PX3N_jB6pC2B-PfiM1Y5J5WZpivZoKmKFe0KUpBni3NXj598kh3EuGKXYNJAHmgzA
Tôi đã có một Việt Nam như thế ...  


Bên bờ đại dương - Hoàng Trọng & Hồ Đình Phương - Quỳnh Dao




Ngày xưa tôi đã có một thành phố được mệnh danh là Hòn Ngọc Biển Đông. Tuy nó còn thua xa những thành phố ở những nước phát triển, nhưng nó là điều gần nhất với văn minh mà đất nước tôi có. Ngày xưa tôi đã có một thành phố mà những người ở vùng khác  luôn ngưỡng mộ và ao ước để trở thành một người dân ở đó. 

Thành phố đó tuy nhỏ nhưng luôn mở rộng cửa để đón người tứ xứ về làm ăn buôn bán. Người dân ở thành phố đó chẳng bao giờ quan tâm đến bạn từ nơi đâu tới, cha mẹ bạn là ai, bạn nói tiếng Việt với giọng bắc hay nam. Họ cũng không bao giờ phân biệt người khác qua cái hộ khẩu. Ngày xưa tôi đã có một thành phố là đầu tàu của cả nước, là sự tổng hợp của những văn hóa và tinh hoa của thế giới. Thành phố đó là nơi mọi người nhìn vào để học hỏi và noi gương. Ngày xưa, tôi đã có một thành phố như thế.


Ngày xưa tôi có những anh cảnh sát khiến tôi luôn cảm thấy an toàn và trật tự. Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn tin tưởng và luôn tìm đến khi có một vấn đề gì cần giải quyết. Họ không bao giờ đi vòng vòng kiểm tra tạm trú hay tạm vắng, hay đúng hơn là làm có cái thứ gì gọi là tạm trú tạm vắng đâu mà kiểm tra. Tôi đã có những anh cảnh sát nếu phải giữ gìn trật tự đường phố và vỉa hè, họ cũng không bao giờ đánh đuổi những người bán hàng rong. Họ chỉ nhắc khéo và mỉm cười. Và nếu họ phải kêu đi thì họ sẽ sẵn lòng phụ giúp dọn dẹp. Tôi đã có những anh cảnh sát không bao giờ đánh dân, những người sẽ luôn sẵn lòng hy sinh bảo vệ tôi. Tôi đã có những anh cảnh sát trên xa lộ mà tôi gọi là những con bồ câu trắng, đó là những anh cảnh sát xa lộ luôn sẵn lòng giúp tôi đẩy chiếc xe nếu nó bị hư dọc đường. Tôi đã có những anh cảnh sát mà tôi luôn ngưỡng mộ. Ngày xưa tôi đã có những anh cảnh sát như thế.

Ngày xưa thành phố của tôi có các bệnh viện chuyên chữa bệnh miễn phí cho người bệnh, nếu có viện phí cho dù có cao đến mức nào, thì cũng không từ chối chữa bệnh. Tôi đã có một hệ thống y tế không phân biệt giàu nghèo. Một hệ thống y tế dù phải hoạt động theo quy luật tài chính, nhưng không bao giờ để tiền làm cản trở y đức. Tôi đã có một hệ thống y tế sẵn lòng kêu một chiếc trực thăng để giải cứu bất cứ ai gặp nạn.  Tôi đã có những bác sĩ và y tá chuyên tâm làm việc và ít khi nào, nếu có, vòi tiền bệnh nhân. Ngày xưa, tôi đã có một hệ thống y tế như thế.


Ngày xưa tôi đã có những người thầy và người cô luôn dạy tôi cách làm người trước khi dạy tôi học thức. Tôi đã có những người thầy cô luôn tận tâm giảng dạy, luôn học hỏi để trao dồi kiến thức. Tôi đã có những thầy cô, tuy tư tưởng vẫn mang tính chất văn hóa Nho Giáo, những luôn cho tôi phát biểu, luôn cho tôi chỉ trích, luôn cho tôi không đồng ý. Tôi có thể công khai phản đối bài tập, tôi có thể biểu tình để đòi hỏi quyền lợi mà tôi cho rằng mình nên có. Tôi đã có những thầy cô luôn mang tầm hồn của những nhà học thức. Ngày xưa tôi đã có những người thầy và người cô như thế.


Ngày xưa tôi đã có những nhạc sĩ tài ba, những nhạc sĩ sáng tác những bài hát mà tôi nghe không bao giờ biết chán. Họ ít khi nào, hoặc chẳng bao giờ, đạo nhạc. Vì mỗi bài họ sáng tác là một tác phẩm nghệ thuật.


Ngày xưa tôi đã có những nhà sách bán đầy sách, mọi thể loại sách. Nơi đó là nơi tôi gọi là những thư viện tri thức. Nơi đó bán những cuốn sách của nhiều tác giả của nhiều quốc gia khác nhau. Nơi đó thậm chí bán những cuốn sách mà tôi không hề thích và đồng ý chút nào. Nhưng đã là nhà sách thì phải da dạng và phong phú. Ngày xưa tôi đã có những nhà sách như thế.

Ngày xưa tôi đã có một Tổng Thống khiến tôi cảm thấy hãnh diện. Ông ấy có thể nói tiếng Anh, đủ để hiểu, đủ để trả lời phỏng vấn của các phóng viên quốc tế, đủ để đàm phán với các nhà lãnh đạo quốc tế, đủ để cất lên tiếng nói cho tất cả người dân dù đa số người dân không bầu chọn ông ta. Ngày xưa tôi đã có một Tổng Thống khiến tôi tự tin để nói với các bạn bè quốc tế rằng “that is our President.” Ngày xưa, tôi đã có một Tổng Thống Như Thế.


Ngày xưa tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi tự hào về lực lượng Quân Lực. Tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi cảm thấy an toàn, cho dù đất nước vẫn còn trong thời chiến. Tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng khiến tôi cảm thấy yêu nước để sẵn lòng mặc bộ quân phục để bảo vệ đất nước. Và cho dù có chết thì tôi cũng vinh dự. Ngày xưa, tôi đã có một Chỉ Huy Trưởng như thế.

Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam khiến tôi muốn trở về. Khi tôi hoàn thành chương trình du học của mình, tôi không màn đi tìm việc làm ở nước sở tại, cũng chẳng quan tâm đến thẻ xanh hay thẻ đỏ, cũng chẳng mộng mơ hay để trở thành một công dân của nước khác, cũng không nghĩ đến việc mình nên ở hay về, vì điều duy nhất trong đầu tôi là trở về. Cho dù đất nước đó vẫn đang trong thời chiến, cho dù nơi ấy tôi phải làm việc nhiều lần hơn, cho dù nơi ấy có nhiều rủi ro hơn. Nhưng tôi chỉ muốn trở về, đơn giản, bởi vì nơi đó, đất nước Việt Nam đó, mảnh đất đó là nơi tôi gọi là nhà. Vì tôi chỉ muốn về nhà. Ngày xưa, tôi đã có một Việt Nam như thế.


Ngày xưa tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi tự hào. Tôi đã có một nước Việt Nam khiến tôi không thổ thẹn khi cầm hộ chiếu ra nước ngoài và không cảm thấy xấu hổ khi nói “I’m Vietnamese.”
Ngày xưa tôi đã có một Việt Nam như thế. 

Tôi đã từng có một Việt Nam như thế. Nhưng đó là quá khứ. Bởi vì  bây giờ nước Việt Nam như thế đã không còn. Nhưng tôi lại muốn nó trở lại. Tôi muốn có một nước Việt Nam như thế. Bạn có thể gọi tôi hoang tưởng hay gọi tôi mơ mộng... Tôi không mơ mộng hay ảo tưởng. Tôi cũng không tôn vinh bất cứ thể chế hay chế độ nào. Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?” Đơn giản, bởi vì ngày xưa tôi đã có một nước Việt Nam như thế.

Ku Búa @ Café Ku Búa
PS: Tôi là một người sinh ra khi nước Việt Nam như thế đã không còn nữa.

Tin vui cho cộng đồng người Việt !
Ngày 1 tháng Bảy vừa qua, trường Đại Học Cộng Đồng Foothill tại Bắc California chính thức có Viện trưởng mới người Mỹ gốc Việt, cô Nguyễn Thị Thúy.
Đại học Foothill là một trường lớn với hơn 13.000 sinh viên, 300 nhân viên và giảng viên. Tỷ lệ sinh viên Mỹ gốc Việt khoảng 5%. Cô Nguyễn Thị Thúy đã vượt qua cuộc tuyển chọn kéo dài một năm giữa 4 ứng viên nặng ký, để được chọn, nhất định cô phải trội hơn những người da trắng.
Năm nay 41 tuổi, Nguyễn Thị Thúy đến Mỹ từ lúc lên 3, sau một chuyến vượt biển cùng gia đình năm 1978.
Năm 14 tuổi, cô là học sinh xuất sắc của trung học Castlemont của thành phố Oakland. Tốt nghiệp thủ khoa trung học Castlemont High, Nguyễn Thị Thúy vào đại học Yale chuyên ngành triết học, tiếp đến là văn bằng Luật tại UCLA ở California. Cô đã dạy Luật tại đại học CSU East Bay trong nhiều năm.
Điều thú vị là năm 2000 khi còn là sinh viên Luật khoa, Nguyễn Thị Thúy từng là đồng tác giả quyển sách Anh ngữ “25 Vietnamese Americans in 25 Years”, “25 Chân Dung Mỹ Gốc Việt Trong 25 Năm”. Đây là một trong những quyền sách đầu tiên nói về sự thành công của người Việt ở Hoa Kỳ.
Cô cũng là người nói tiếng Việt lưu loát không thua tiếng Anh là ngôn ngữ cô học cũng như giao tiếp hàng ngày:
Đến Mỹ lúc 3 tuổi nhưng Thúy nói tiếng Việt trôi chảy, cô giải thích : "Phạm Quỳnh từng nói Tiếng Việt còn thì nước còn, tiếng Việt mất thì nước mất, cái mất đó không sao vãn hồi được”.
Bố mẹ tôi rất chú trọng việc cho chúng tôi nói tiếng Việt, cho đi học trường Việt ngữ. Tôi cũng thích nghe nhạc Việt, nhạc Việt rất sâu sắc, rất tình cảm. Tôi cứ chạy nhạc rồi viết chữ xuống, coi như tập chính tả luôn. Đó là lý do tại sao hôm nay tôi có thể nói tiếng Việt với cộng đồng Việt Nam. Biết thêm một ngôn ngữ, đặc biệt ngôn ngữ gốc của mình, sẽ tạo cho mình cơ hội tiến thân.
Lương Viện trưởng của cô trong năm nay là 192.262 USD.
Nguyễn Thị Thúy có gia đình và hai con.
Chồng cô, Thắng Nguyễn Barrett từng là Chánh án Tòa thượng thẩm gốc Việt đầu tiên vào năm 1997.
Chúc mừng Luật sư Nguyễn Thị Thúy, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được chọn vào chức vụ hiệu trưởng một trường đại học trên toàn nước Mỹ.
Sưu tầm.

Passeport Trong bảng xếp hạng mới nhất 2019

Việt Nam xếp thứ 95 gần cuối bảng xếp hạng 2019 

Inline image


"Hôm 9 tháng 1, 2019, các báo đảng thừa nhận hộ chiếu Việt Nam còn xếp sau Lào một bậc và sau Campuchia 3 bậc theo kết quả thăm dò quyền lực hộ chiếu của Chỉ số Hộ chiếu Henley (Henley Index Passport).
Điều đó có nghĩa tính phổ biến của hộ chiếu Việt Nam bị hạn chế hơn cả Lào và Campuchia. Cũng theo bảng xếp hạng của Chỉ số Hộ chiếu Henley, Nhật bản được xếp hàng đầu.
Chuyện hộ chiếu Việt Nam mang chúng ta trở lại với sự kiện Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã nêu vấn đề cách đây 11 năm khi đức cha phát biểu:”Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”.
Hãng tư vấn đầu tư và định cư Henley & Partners có trụ sở ở London công bố bảng xếp hạng Paseport  toàn cầu theo mỗi quý. Bảng xếp hạng quyền lực Passeport  của Henley & Partners dựa trên cơ sở dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), với tiêu chuẩn về số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ mà công dân mỗi nước có thể dùng Passeport  đi vào mà không cần xin visa trước.

Ba năm trở lại, hộ chiếu Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc luôn nằm trong top đầu những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới.. Ảnh: Japan Times.
Ba năm trở lại, hộ chiếu Nhật Bản, Singapore  luôn nằm trong top đầu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. Ảnh:

Trong bảng xếp hạng mới nhất 2019, Nhật Bản và Singapore tiếp tục giữ vững ngôi đầu. 

Passeport của hai nước đều cho phép người dân nhập cảnh dễ dàng tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. 

Trong khi đó,Passeport của công dân Việt Nam bị xếp hạng 95 vì chỉ được tự do đi đến 41 quốc gia, sau Campuchia (hạng 88, 53 nước) và Lào (hạng 92, 49 nước)…


Ho chieu Nhat Ban quyen luc nhat the gioi hinh anh 1
Hộ chiếu Nhật Bản giữ vững danh hiệu hộ chiếu "quyền lực" nhất hành tinh theo bảng xếp hạng mới của Henley Passport Index. Ảnh: Getty
Vuot Singapore, ho chieu UAE tro nen quyen luc nhat the gioi hinh anh 1


Một điều thú vị trong bảng xếp hạng năm nay là giữa lúc Passeport của Triều Tiên bị xếp hạng 100 vì chỉ đi được 39 quốc gia mà không cần visa, 

thì Passeport Hàn Quốc lại mạnh thứ 2 trên thế giới khi công dân của họ có thể tự do đi đến 188 nước, “quyền lực” ngang với với Đức và Phần Lan và mạnh hơn cả Đan Mạch, Ý, Luxembourg (hạng 3); Pháp, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển (hạng 4); hay Úc, Hà Lan, Bồ Đào Nha (hạng 5) và Canada, Bỉ, Anh, Mỹ…(hạng 6).


Bảng xếp hạng dựa vào dữ liệu từ Cơ quan Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), bao gồm 199 hộ chiếu và 227 điểm đến. Dữ liệu này được cập nhật liên tục, ngay sau khi chính sách thị thực ở các quốc gia có hiệu lực.
STTQuốc gia, vùng lãnh thổ có passeport quyền lực nhất (số điểm)Quốc gia, vùng lãnh thổ có passeport ít quyền lực nhất (số điểm)
1Singapore, Nhật Bản (189)Afghanistan (25)
2Hàn Quốc, Ba Lan, Đức (187)Iraq (27)
3Đan Mạch, Italy, Luxembourg (186)Syria (29)
4Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển (185)Pakistan (30)
5Áo, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ (184)Somalia (31)
6Bỉ, Canada, Hy Lạp, Ireland, Na Uy, Anh, Mỹ (183)Yemen (33)
7Malta (182)Libya, Palestinian Territory, Sudan (37)
8Cộng hòa Czech (181)Nepal (38)
9Australia, Iceland, Litva, New Zealand (180)Bangladesh, Eritrea, Iran, Lebanon, Triều Tiên (39)
10Latvia, Slovakia, Slovenia (179)
..
Passeport được cấp cho Hội đồng Tối cao, những người đứng đầu và các nhà ngoại giao cùng người thân, gia đình của họ. Ngoài ra, nó cũng được cấp cho các nhân vật cao cấp, phụ trách các nhiệm vụ đặc biệt.
Cuốn hộ chiếu được xếp hạng là hiếm nhất thế giới. Ảnh: Nine Pickle.
Passeport được xếp hạng là hiếm nhất thế giới. Ảnh: Nine Pickle.
Nhóm người sở hữu passeport này từng xuất hiện ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiệm vụ chính của họ là cứu tế, hỗ trợ y tế, giáo dục... Họ cũng là quan sát viên của Liên Hợp Quốc.

Ở châu Á,Dai Hàn là quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất.


Hàn Quốc đã nhảy vọt đáng kể để cùng với Singapore trở thành quốc gia châu Á thứ 2 có hộ chiếu mạnh nhấtDai Hàn  quốc gia châu Á thứ 2 có hộ chiếu mạnh nhất


Passport Úc giữ hạng 9 trong bảng xếp hạng các sổ thông thành quyền lực nhất thế giới 2019
Passport Úc giữ hạng 9 trong bảng xếp hạng các sổ thông thành quyền lực nhất thế giới 2019 
Bí mật về màu sắc của những cuốn hộ chiếu trên thế giới - Ảnh 1.
Xanh dương là màu biểu trưng cho "tân thế giới".
Bí mật về màu sắc của những cuốn hộ chiếu trên thế giới - Ảnh 5.
Màu sắc này hiếm gặp nhất  
Bí mật về màu sắc của những cuốn hộ chiếu trên thế giới - Ảnh 2.
Các quốc gia thành viên của liên minh châu Âu EU đều  có màu đỏ, ngoại trừ Croatia.
Bí mật về màu sắc của những cuốn hộ chiếu trên thế giới - Ảnh 3.
Một số quốc gia có nguyện vọng gia nhập EU đều quyết định đổi màu  sang sắc đỏ đặc trưng.


Vương quốc Anh, Thụy Điển, Phần Lan


Mỹ, Đức, Đan Mạch, Luxembourg


Ý, Bỉ, Hà Lan


Thụy Sĩ, Áo, New Zealand 

Iceland 

Malaysia và Malta 

Sưu tầm: Winnie 








No comments:

Post a Comment